Hôm nay,  

Nghị Quyết 36 - Sự Thành Công Hay Thất Bại Của Csvn?

5/13/201000:00:00(View: 12341)

Nghị Quyết 36 - Sự Thành Công Hay Thất Bại Của CSVN"

Gs Nguyễn-Lâm Kim Oanh (giữa) sau khi hoàn tất khóa Tu Nghiệp Sư Phạm cho thầy cô giáo dạy Việt ngữ trong cộng đồng người Việt tại Denver, Colorado 5/2007.


Gs Nguyễn-Lâm Kim Oanh


(LTS: Trong tình hình đang có nhiều hoang mang về nghị quyết 36 của CSVN đối với vấn đề dạy Việt ngữ, đặc biệt tại California, bài viết của GS Nguyễn Lâm Kim Oanh sau đây sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề đồng bào quan tâm. Việt Báo sẵn sàng đăng tải các thông tin thiết thân với việc xây dựng cộng đồng và giáo dục thế hệ kế thừa.)
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều những tin tức "nửa hư nửa thực" về "sự xâm nhập của cộng sản Việt Nam vào các cộng đồng người Việt hải ngoại theo Nghị Quyết 36 qua các trường và trung tâm Việt ngữ."  Một số những chính trị gia gốc Việt đã dùng vấn đề này làm đề tài tranh cử vì "chống cộng" và "giáo dục con em" là hai đề tài được nhiều người chú ý đến. Là một người sinh hoạt trong môi trường giáo dục dòng chính trên 30 năm và là một chuyên viên huấn luyện sư phạm cho các thầy cô giáo dạy Việt ngữ trong California và tại nhiều tiểu bang khác, chúng tôi thấy cần phải làm sáng tỏ vấn đề để tránh xảy ra những những chuyện tố cáo, vu khống lẫn nhau vẫn thường xảy ra trong các sinh hoạt "chống cộng" trong cộng đồng.
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ NQ 36 là gì và từ đâu ra" Đa số những vị dùng đề tài này chưa chắc đã đọc qua toàn bộ tài liệu, đã đăng trên trang nhà của Bộ Ngoại Giao VN và được thông báo từ năm 2004. NQ 36 có rất nhiều đề nghị CSVN đưa ra để tìm cách tạo cảm tình và ảnh hưởng tốt với khối người Việt hải ngoại gần 3 triệu người sinh sống tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong đó tính luôn cả những người thuộc thành phần "xuất khẩu lao động," các du học sinh và các chuyên viên CSVN gửi đi tu nghiệp. Lý do chính CSVN muốn làm việc này chỉ vì họ thấy mối lợi trước mắt - theo Ts Nguyễn Viết Kim, số tiền người Việt hải ngoại gửi về giúp gia đình mỗi năm mỗi tăng vọt -"Tổng cộng từ năm 1991 đến nay người Việt đã gửi về VN tất cả là 15.5 tỉ đô la. Con số này bằng 60% tổng số ngoại tệ đầu tư vào VN từ sau 1975 tới nay.  Đối với chính phủ Hà Nội, họ ý thức đây là một nguồn tài trợ mãnh liệt và dễ dàng nhất hiện nay và có thể mức gia tăng sẽ là nhiều triệu mỹ kim mỗi năm." (Việt Báo-ngày 30/4/2010)  Trong 9 điều NQ 36 đưa ra, có một điều nói đến việc "tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ."  Điều này là phần duy nhất trong NQ 36 mà báo chí Việt ngữ phổ biến.
Tôi thiết nghĩ là những người tị nạn cộng sản, chúng ta chắc chưa quên câu "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm!"  CSVN vẫn có những lời lẽ rất hay, những văn kiện đọc lên nghe rất hấp dẫn - tuy nhiên sự thật thì hầu như không bao giờ việc làm đi đôi với lời nói. Cho tới bây giờ, mặc dầu có dịp đi làm việc tại rất nhiều tiểu bang và quốc gia, và mỗi lần đi tôi đều có dịp đi thăm và tổ chức các khóa tu nghiệp sư phạm nho nhỏ cho các cộng đồng Việt Nam tại đó, tôi chưa hề thấy một trường, trung tâm dạy Việt ngữ nào do CSVN lập ra.  Tôi cũng chưa hề thấy một sách vở, tài liệu dạy Việt ngữ nào từ chính quyền Hà Nội gửi sang; và tôi cũng không thể nào phân biệt được một thầy cô giáo dạy Việt ngữ của CSVN "gài vào" khác với những thầy cô giáo dạy Việt ngữ "chân chính" ra sao! 


NQ 36 đã được đưa ra từ năm 2004, nếu CSVN thật sự định làm gì thì chắc chắn đã làm rồi.  Nếu đến giờ chưa thực hiện được thì phải coi như thất bại. Tuy nhiên, qua những lời lẽ của các chính trị gia và "lãnh đạo cộng đồng" cũng như báo chí Việt ngữ thì CSVN đang thành công trong NQ 36!  Đúng như thế! Một tài liệu đáng ra không có một giá trị gì hết được báo chí Việt ngữ thường xuyên nhắc nhở.  Các chính trị gia, các ứng cử viên vào các chức vụ dân cử và hội đoàn đã dùng NQ 36 để "cảnh giác" mọi người, tạo sự hoang mang rồi lên tiếng tuyên bố chính bản thân họ sẽ đứng ra "ngăn chận NQ 36" nếu mọi người bỏ phiếu cho họ! Một sự kiện làm bản thân tôi rất buồn lòng là ngay chính một cơ quan giáo dục sinh hoạt Việt ngữ trong Quận Cam đã ra một thông cáo với những lời lẽ hung hăng, đưa ra những đề nghị phản ảnh một văn hóa "chỉ điểm" - lá thư được đăng lên website của họ để khuyến khích các trường Việt ngữ  "thông báo cho nhau về những trung tâm/trường mới thành lập có những nguồn gốc/sinh hoạt không rõ ràng..Các thầy cô phải sử dụng các từ ngữ đứng đắn, rõ ràng, .....để dễ phân biệt 'ai là ai' trong tình hình phức tạp này."  Môi trường văn hóa giáo dục phải là một môi trường lành mạnh đăït trên chữ tín và hòa.  Những lời lẽ trên đánh mất hòa khí và sự tương kính, tạo sự ngờ vực và bất an.  Chẳng cần CSVN gửi người qua khi chính chúng ta tự hại nhau.
Cũng trong sự phản đối những lời lẽ có tính cách gây hoang mang, tôi đã cho Nguyễn Quốc Lân, đồng viện của tôi trong Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove biết là tôi không bằng lòng ông nêu tên tôi khi phát biểu với báo chí:
"Việt Nam đã muốn làm chương trình này từ lâu nhưng không được. Bây giờ họ muốn xâm nhập theo Nghị Quyết 36. Chương trình của họ từng được trà trộn vào học khu. Tôi và giáo sư Kim Oanh cũng từng thấy và ngăn chặn." (VietHerald - ngày 8/5/2010)
Tôi xin xác định là việc tài liệu hay nhân sự của CSCN "trà trộn" vào học khu GGUSD chưa từng xảy ra do đó tôi chưa từng phải làm việc gì để ngăn chặn sự xâm nhậâp" nào cả!  Tất cả các giáo chức đang dạy môn Việt ngữ trong học khu Garden Grove đã tốt nghiệp chương trình sư phạm đại học Hoa Kỳ, đa số là sinh viên của chúng tôi và giáo sư Quyên Di. Các tài liệu dạy Việt ngữ đang dùng là tài liệu do chính các giáo sư chuyên môn từ các đại học có phân khoa Việt ngữ ở CSU Long Beach, UCI và UCLA soạn thảo (Gs Quyên Di, Gs Trần Chấn Trí, Gs Nguyễn Minh Tâm).  Tôi đã khẳng định với Ls Lân về những điều này và ông đã đồng ý không dùng tên tôi vào việc này nữa. 
Cũng nhân đây tôi xin trình bày cho dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn rõ là để được nhận vào dạy bất cứ một bộ môn gì tại một trường công lập ở tiểu bang California, thầy/cô giáo phải có bằng cấp sư phạm của bộ môn đó do chính một cơ quan chuyên môn của tiểu bang cấp (California Commission on Teacher Credentialing-CCTC).  Đầu tiên các vị này phải hội đủ 3 điều kiện, (1) kiến thức về bộ môn (subject matter knowledge), bình thường là có cử nhân về môn này hoặc cử nhân một môn tương tự rồi thi vào môn mình muốn dạy; (2) kiến thức sư phạm (teaching pedagogy), và (3) thực tập sư phạm (student teaching/practicum).  Sau khi hoàn tất ba phần trên, họ phải nộp đơn với cơ quan nói trên (CCTC).  Cơ quan này ngoài việc coi xét lại hồ sơ, bằng cấp, còn kiểm soát hồ sơ lí lịch của người nộp đơn - nếu người này có một tì vết gì không trong sáng trong hồ sơ, họ sẽ không được cấp bằng dạy học.  Tiểu bang California có rất nhiều sự kiểm soát chặt chẽ đối với các chức vụ làm việc trực tiếp với trẻ em. Các tài liệu giáo dục của các bộ môn đã có ban "California Curriculum Commission" đưa ra tiêu chuẩn và sách vở soạn theo tiêu chuẩn tiểu bang trước khi học khu mua để đưa vào lớp phải có sự chấp thuận của hội đồng quản trị.  Nói rõ hơn, hiện tại tiểu bang đã có những luật lệ để bảo vệ trẻ em và môi trường giáo dục lành mạnh, chúng ta không cần ai hứa hẹn sẽ đưa ra những luật lệ mới.
Sống trong một xã hội tự do dân chủ, chúng ta có quyền phát biểu những ý kiến riêng tư của mình.  Tuy nhiên khi đưa ra những ý kiến, đề nghị, hứa hẹn có tính cách mị dân, không xác thực, hay gây sự ngờ vực, đố kị lẫn nhau, chúng ta vô tình "nối giáo cho giặc" nghĩa là "tiếp tay cho cộng sản để làm lũng đoạn cộng đồng."  Sự thành công hay thất bại của Nghị Quyết 36 tùy thuộc vào mỗi người chúng ta trong cộng đồng, biết dùng sự suy nghĩ và phán xét riêng của mình để có những hành động và lời nói chính trực.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.