Hôm nay,  

Cải Tổ Y Tế: Một Vài Điểm Cần Sáng Tỏ

20/04/201000:00:00(Xem: 9455)

Cải Tổ Y Tế: Một Vài Điểm Cần Sáng Tỏ
Vũ Linh

...số người chống đã tăng chứ không giảm, và lên tới 50%...

Suốt cả năm qua, cải tổ y tế đã là đề tài sôi động, tạo nên tranh cãi rất hăng trong dư luận Mỹ. Điều đó cũng dễ hiểu vì đây là chuyện trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người.
Ngay trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta, vấn đề cũng gây tranh luận mạnh mẽ. Nội trên tờ Việt Báo đã có hơn nửa tá tác giả viết về đề tài này. Ủng hộ cũng có mà chống đối cũng không thiếu. Cũng là điều tốt vì chứng tỏ tính đa dạng của Việt Báo, giúp độc giả có được cái nhìn từ mọi phiá. Khác các báo Nhân Dân và Công An chẳng hạn.
Riêng kẻ viết này cũng đã nhận được khá nhiều ý kiến của độc giả. Không kể đến các đề tài khác, chỉ riêng về cải tổ y tế không, đã có cả trăm email từ vài tháng qua. Dĩ nhiên là ý kiến ủng hộ có nhiều, nhưng chỉ trích cũng không ít.
Không bàn đến những ý kiến ủng hộ, mà hãy nói qua về những ý kiến chống đối.
Có nhiều độc giả chống đối và chỉ trích trên một tinh thần không mấy xây dựng. Có một vị chỉ trích tôi là “dân Cộng Hoà mù quáng”. Có vị khác thắc mắc không hiểu tại sao tôi là dân tỵ nạn da vàng mũi tẹt, mà lại chạy theo mấy ông Cộng Hòa da trắng kỳ thị, coi dân mình như rác. Cũng có người nhắc cho tôi là tôi “chắc chắn không làm lương trên 250.000 đô, không phải là nhà giàu sao lại đi chống lại việc nhà giàu phải đóng thuế theo luật mới”" Có người lại cho là tôi “giỏi lắm chỉ có cái bằng cử nhân ở Việt Nam, qua đây đọc tiếng Anh chưa xong mà bầy đặt bố láo”, và “không biết thì dựa cột mà nghe”. Còn nhiều chỉ trích nặng nề hơn nữa, chứng tỏ cải tổ y tế đã trở thành đề tài rất nhạy cảm, tạo nên những phản ứng rất mạnh.
Bỏ qua một bên những chỉ trích cá nhân, ta hãy bàn đến một vài ý kiến của độc giả về vấn đề cải tổ y tế, thật sự không hoàn toàn đúng, do hiểu lầm hay do thiếu dữ kiện.
***
Một độc giả Bắc Âu không thể hiểu được sao Mỹ lại chưa có bảo hiểm toàn dân trong khi cả Âu Châu đều đã có từ lâu lắm rồi. Sao dân Mỹ lại chống một chuyện cần thiết như vậy"
Trước hết phải nói cho rõ, dân Mỹ không chống bảo hiểm toàn dân, kể cả mấy ông bảo thủ Cộng Hoà. Lý do hai phần ba dân Mỹ hiện chống luật cải tổ y tế của TT Obama là vì họ thấy cải tổ quá tốn kém, tới hơn một ngàn tỷ đô la trong mười năm tới trong khi nước Mỹ còn đang trực diện với khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp tràn lan. TT Obama xài sang không đúng chỗ, không đúng lúc, và không đúng cách. Họ lo sợ chi phí y tế của Mỹ, hiện nay cao nhất thế giới, sẽ còn lên cao hơn nữa. Họ cũng lo sợ TT Obama đi nhanh quá, trong một thời gian ngắn, có thêm 30 triệu người có bảo hiểm y tế, trong khi sự đào tạo bác sĩ và xây cất nhà thương sẽ không thể theo kịp, đưa đến tình trạng xếp hàng chờ dài người, kèm theo tăng giá của các dịch vụ y khoa, thuốc men, v.v… Có độc giả còn lo sợ tình trạng bệnh nhân sẽ phải ngủ chung giường như bên xứ văn minh của ta nữa.
Chi phí y tế của Mỹ cao nhất thế giới thật, nhưng dưới khía cạnh phẩm chất thì không xứ nào có thể so sánh được với Mỹ. Những phương tiện tối tân nhất, thuốc men hiệu quả nhất, bác sĩ giỏi nhất, nhà thương đầy đủ nhất, lấy hẹn mau mắn nhất, v.v…
Hơn 85% dân Mỹ đang có bảo hiểm hiện nay thỏa mãn với tình trạng hiện hữu của họ, và đang lo sợ tình trạng sẽ suy đồi mau chóng, phẩm chất sẽ xuống, giá cả sẽ tăng, và thời gian chờ đợi sẽ tăng vọt.
Họ cũng nghĩ đến tình trạng thất nghiệp. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp cao nhất từ hơn hai chục năm nay. Với luật cải tổ y tế, rất nhiều công ty lớn sẽ lỗ nặng, do đó sẽ phải sa thải nhân viên. Có nghĩa là tình trạng thất nghiệp, ưu tư hàng đầu và cụ thể nhất của đại đa số dân Mỹ, sẽ không giảm mà gia tăng. Nạn thất nghiệp đe dọa hầu hết 300 triệu dân Mỹ, trong khi bảo hiểm y tế toàn dân sẽ giúp được 30 triệu người, trong đó hơn một nửa không thấy có nhu cầu có bảo hiểm. Đâu là ưu tiên"
Nói về con số những người không có bảo hiểm, ban đầu, người ta lấy số liệu của cuộc Census Bureau năm 2007 mà nói đến 45,7 triệu người, trong đó có những người không được bảo hiểm trọn năm. Sau này, Chính quyền mới điều chỉnh lại cho sát hơn là khoảng 30 triệu. Theo cuộc khảo sát của cơ quan The National Institute of Health Care Management Foundation, 26% trong số này có quyền được bảo hiểm công cộng nhưng lại không dùng. Theo Kaiser Family Foundation, 21% không có bảo hiểm là di dân, số di dân bất hợp pháp trong tỷ lệ này là bao nhiêu thì không ai rõ. Cũng theo Foundation này, 40% là những người trẻ. Còn Census Bureau cho biết là 20% những người không có bảo hiểm lại có lợi tức gia đình trên 75 ngàn đô la một năm.
Những số liệu trên cho thấy tình hình thực tế nó rắc rối hơn là chúng ta nghĩ và người viết phải điều chỉnh lại một nhận thức có thể là sai lạc trong một bài viết trước: không phải tất cả những người thiếu bảo hiểm sức khoẻ là thành phần mắc bệnh xì ke ma túy! Không ai lại có thể nghĩ như vậy.
Dù sao, cũng có một điểm quan trọng là ta khó có thể so sánh Mỹ với Âu Châu.
Hai hệ thống văn hoá, xã hội, kinh tế, và nhất là giá trị nhân bản khác nhau xa. Chẳng hạn dân Mỹ chấp nhận án tử hình trong khi dân Âu Châu cho đây là chuyện mọi rợ. Dân Mỹ coi khẩu súng là vật sở hữu gần như thiêng liêng, trong khi dân Âu Châu chẳng ai có súng hết. Dân Âu Châu đặt nặng trách nhiệm xã hội của Nhà Nước, trong khi nước Mỹ tuyệt đối tôn trọng tự do và sáng kiến cá nhân.
Quan trọng hơn nữa là chuyện thuế. Dân Âu Châu đóng thuế lợi tức 50% là thường, ví dụ như thuế đánh trên tài sản thừa kế ở các xứ Bắc Âu là 90%! Dân Mỹ trung bình đóng thuế lợi tức dưới 20% sau khi khấu trừ đủ mọi thứ. Hơn nữa, một nửa dân Mỹ chẳng đóng đồng xu thuế nào hết, trong khi hầu hết dân Âu Châu đều phải đóng thuế, không nhiều thì ít.
Một bên là tất cả mọi người dùng nửa tiền lương để đóng thuế bất kể tình trạng sức khỏe cá nhân, và đi nhà thương bác sĩ miễn phí; một bên là đóng rất ít thuế, rồi tự trả tiền nhà thương bác sĩ khi nào có nhu cầu. Đằng nào tốt hơn" Khác biệt này vừa dựa trên lý luận kinh tế (cách nào tiết kiệm hơn"), vừa bị chi phối bởi quan niệm về tương quan giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm của xã hội.


Dù sao thì nói chung, với cuộc cải tổ, chi phí y tế có nhiều hy vọng sẽ tăng và phẩm chất sẽ sa sút, nhưng chưa đến nỗi các bệnh nhân phải ngủ chung giường.
***
Có một độc giả chỉ trích tôi là “chống cải tổ là về phe mấy hãng bảo hiểm chuyên bóc lột dân nghèo”. Tôi không rõ tôi đã ”về phe” đó hồi nào, nhưng thấy có chuyện hơi lạ: luật mới bắt buộc cấp bảo hiểm cho hơn 30 triệu người, có phải như vậy là giúp cho các hãng bảo hiểm “chuyên bóc lột dân nghèo” có thêm 30 triệu khách hàng không" Như vậy là TT Obama có phải đang “về phe” giúp các hãng bảo hiểm có thêm khách hàng không"
***
 Một độc giả hỏi tác giả không làm lương trên 250.000 một năm thì có bị đánh thuế gì đâu, do đó cải tổ chỉ có lợi, sao lại không đồng ý" Vấn đề này đã được bàn rất nhiều lần, chỉ xin tóm lại một lần nữa. Chuyện chỉ có dân “nhà giàu” mới phải gánh chịu hậu quả tài chánh của luật y tế mới, là một huyền thoại vĩ đại do phe cấp tiến hay thiên tả dựng lên trong nhu cầu mỵ dân. Đúng là các ông nhà giàu, các đại công ty sẽ phải đóng thêm thuế lợi tức trong khi những người dưới mức lương đó không phải đóng thêm thuế đó. Nhưng chuyện thế sự chẳng giản dị như vậy.
Những người bị đóng thêm thuế sẽ không chấp nhận hy sinh cho thiên hạ một cách dễ dàng như vậy. Họ sẽ lấy những quyết định giảm thiểu hậu quả của việc tăng thuế: bằng cách tăng giá hàng hoá hay dịch vụ của họ, hay sa thải nhân viên. Chưa kể Nhà Nước cũng sẽ tìm cách kiếm tiền gián tiếp như tăng thuế thuốc lá, tăng thuế xăng, tăng lệ phí các dịch vụ công cộng, v.v… Những loại thuế vô hình hay gián tiếp không dễ thấy. Hay như cố vấn kinh tế của TT Obama, ông Volker vừa đề nghị: đánh thuế gia tăng trị giá (value-added tax – VAT) trên tất cả hàng hoá và dịch vụ như Âu Châu đã làm. Và cuối cùng thì tất cả mọi người -bất kể giàu nghèo- đều lãnh nợ, chẳng ai được tha hết. Ta không nên mộng tưởng mấy ông triệu phú sẽ trả tiền bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người.
***
Một độc giả khác cho rằng phản đối luật cải tổ y tế là ích kỷ, theo chủ nghĩa tư bản sống chết mặc bay.
Dân Mỹ là dân có tinh thần sòng phẳng (có ăn có hưởng) và độc lập (tự lực cánh sinh). Một thân một mạng, ôm cây súng, nhẩy lên ngựa vào rừng sống một mình là chuyện thường. Bây giờ bảo họ phải ráng đi cầy thêm để lo cho những người khác, trong đó có nhiều người chỉ nằm nhà uống bia, hay chờ đập bầu, thì dĩ nhiên là họ không thể chấp nhận. Ta có thể đồng ý hay không đồng ý về quan niệm sống này, có thể ích kỷ thật, nhưng nên phủ nhận là nhờ tinh thần không ỷ lại đó mà nước Mỹ đã trở thành cường quốc hàng đầu cả trăm năm nay.
Ngay cả dân Việt tỵ nạn cũng vậy, hầu hết qua đây với hai bàn tay trắng, với số vốn Anh ngữ rất ít ỏi. Chúng ta cần và đã hưởng được sự giúp đỡ của nước Mỹ trong thời gian đầu, nhưng mau chóng đi đến tình trạng nói chung khá giả nhờ tinh thần tự lực cánh sinh, không muốn ngồi chờ ông bà xì-pông-so Mỹ nuôi. Cái tinh thần tự lực cánh sinh đó có đáng trọng không" Hay cái tinh thần trông cậy vào Nhà Nước làm vú em đáng hoan nghênh hơn"
Về chuyện ích kỷ, người ta có thể tranh luận, giữa một người đang đi làm không chịu đi làm thêm để nuôi ông hàng xóm, và một người không đi làm, nằm nhà chờ ông hàng xóm nuôi, ai ích kỷ hơn ai" Vả lại, không ai có thể nói chuyện “sống chết mặc bay” được. Xứ Mỹ dù sao cũng có cái gọi là lưới an toàn (safety net) tối thiểu, và chưa có ai chết vì đói, hay vì không được săn sóc sức khỏe.
***
Một độc giả khác, khá đặc biệt, đã mô tả hoàn cảnh cá nhân. Ông cho biết ông là một kỹ sư tương đối trẻ, chưa tới 40. Cách đây ít năm, ông không đi làm cho người ta nữa, mà làm nghề độc lập. Vì vậy không còn bảo hiểm của hãng nữa, phải mua bảo hiểm riêng, tốn 1.600 đô một tháng cho hai vợ chồng và hai con nhỏ, mặc dù tất cả đều khỏe mạnh, không bệnh hoạn gì. Bây giờ, có lẽ vì làm ăn không thành công, ông không có lợi tức nữa, nên cũng không mua được bảo hiểm nữa. Ông ấy chỉ trích bảo phí quá đáng. Và cho ông thuộc số 32 triệu người không thể mua bảo hiểm, nay được TT Obama giúp. Do đó, ông hoan nghênh luật y tế mới, và khuyến cáo tôi không nên chỉ trích luật cải tổ y tế đó.
Trước hết, phải nói ngay bảo phí ông này trả đúng là quá đắt. Quý độc giả mà hành nghề bán hảo hiểm nên quảng cáo thêm cho dịch vụ của mình để tránh cái nạn trả bảo phí quá đắt như vậy và nói chung mọi người đều muốn giảm bảo phí đó. Nhưng vấn đề ở đây là cải tổ của TT Obama không chắc gì đã cắt giảm bảo phí đó. Ngược lại, nhiều người sở dĩ chống cải tổ vì nghĩ rằng cải tổ sẽ lại tăng bảo phí.
Ngoài ra, phải nói thẳng luật cải tổ y tế, cũng như bất cứ luật nào khác, không thể là 100% sai, gây thiệt hại cho tất cả mọi người. Dù sao thì các dân biểu, nghị sĩ và tổng thống đều là có tinh thần trách nhiệm và biết lo sợ lá phiếu của cử tri!
Luật mới này sẽ giúp đỡ những người ở trong hoàn cảnh khó khăn như vị độc giả này có được bảo hiểm, không thể chối cãi được. Cũng như bất cứ luật nào cũng vậy, có những người được hưởng lợi, nhưng cũng có những người bị thiệt thòi. Vấn đề là phải cân nhắc bên nào nặng bên nào nhẹ, cái giá phải trả như thế nào"
Trong luật mới này, điều hiển nhiên là số người hưởng lợi dù sao cũng là một thiểu số, trong khi những người bị ảnh hưởng bất lợi như tăng thuế, tăng chi phí y tế, mất việc làm, bớt medicare, mất quyền lựa chọn bác sĩ, phải chờ đợi lâu hơn, lại là đại đa số.
Quan điểm của người viết vì vậy có thể tóm lược như sau: Nếu TT Obama bớt cực đoan hơn, tìm giải pháp ôn hòa hơn, không những vẫn có thể giúp đỡ những ai có nhu cầu chính đáng mà số người hưởng lợi có thể nhiều hơn nữa trong khi những người bị thiệt thòi có thể sẽ giảm. Câu kết ở đây là một thống kê hơi lạ mà đáng suy ngẫm. Trước khi luật cải tổ được ban hành, số người chống là 43%. Tuần qua, số người chống đã tăng chứ không giảm, và lên tới 50%. Ta đều biết là tỷ lệ dân Mỹ theo đảng Cộng Hoà không hề lên tới con số đó và nếu có nhiều người chống đối hơn thì chỉ vì họ đã hiểu rõ hơn hậu quả của chuyện này. (18-4-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi Thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
Khi Việt Nam bắt đầu bước ra sân chơi toàn cầu, nhiều người đều vui mừng nói đến triển vọng kinh tế của sự hội nhập ấy. Tuy nhiên, có một lãnh vực lại ít được chú ý, đó là lao động
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.