Hôm nay,  

Nữ Nghệ Sĩ Sáu Ngọc Sương Từ Phố Biển Tới Dặm Trường

22/02/201000:00:00(Xem: 11162)

Nữ Nghệ Sĩ Sáu Ngọc Sương Từ Phố Biển Tới Dặm Trường

Mường Giang
Là người Phan Thiết, chắc ai cũng giống ai về sự đa sầu đa cảm mà trời thường đặc ban cho người miền biển vốn có sẵn trong trăng thanh gió mát, sóng nuớc gợi tình. Bởi vậy cứ mỗi lần vô tình nghe từ đâu đó vọng lại các loại đàn tranh, kìm, độc huyền.. hoà điệu vơi những bài bản nam hay bắc, là hồn như muốn trổi dậy cái thời xa lắc miên mang chốn Phan Thành. Nhớ hoài dòng sông Cà Ty nước ròng, nước lớn, lấp lánh đèn nhà ai toả sáng đôi bờ, dòng sông của tuổi thơ một thời mộng mị.
Sao mà không mềm lòng được với những hò, xự, xang, xê, cống.. với vọng cổ, xuân tình, tây thi, tứ đại oán.. để rồi khựng nhớ tới lớp nghệ sĩ tiền phong tài tử Phan Thiết thời vui chơi xã láng của Ba Bữu, Song Én, Mười Quờn, Năn.. nhưng nghề nhất là ông Phan Sinh thiện nghệ gần như tất cả nhạc cụ cổ truyền và có những ngón tay nhảy múa trên phím đàn rất là tình tứ và mời gọi. còn giọng ca thì ai hơn được Năm Bờ, Tám Mới hay Tao Ngộ"
Ngay từ các thập niên 20-30, thị xã Phan Thiết đã có tới ba rạp hát là rạp Bà Đầm, chủ nhân là bà Oggéri người Ý, sau tân trang thành rạp Modern. Tại ngã bảy có rạp Ciné Star của một thầu khoán Pháp tên George Motte, sau đổi tên là Ánh Sáng. Một rạp khác ở đường Trần Hưng Đạo tên là Odéon, sau đổi là rạp Hồng Lợi, chuyên hát cải lương, chủ nhân là Phan bá Thiện tức Thất Ngàn. Rạp Lilas ở đường Nguyễn Du mở cuối thập niên 50. Lúc đó phong trào cải lương, hát bội đang khởi sắc ở Trung, Nam kỳ. Phan Thiết là chốn thị tứ nên cũng đã có nhiều gánh hát bội của các bầu Tiền, Sầm, Kiểm, Hoạch.. nhiều đào kép nổi danh như kép Bành, kép Xưa, cô đào Năm Nam tài sắc vẹn toàn, làm ai cũng ái mộ, thương nhớ.
Giữa thập niên 30 ra đời hai cuốn phim "Cánh Đồng Ma và Trận Phong Ba" tại Hà Nội của đạo diển Đàm quang Thiện, làm Sài Gòn xôn xao. Năm 1937-1938, Nguyễn tất Oanh từ Pháp về hợp tác với hãng Asia thực hiện cuốn phim trắng đen 36 ly "Trọn với Tình'. Hai nam nữ diễn viên chính của phim là DUY CHÁNH và QUỲNH KHANH đều là người Phan Thiết. Ngoài ra theo lời nghệ sĩ Vỉnh Lợi, thì tại PhanThiết cũng có quay một cuốn phim "Cánh Đồng Ma" do Duy Chánh và Quỳnh Khanh đóng. Phim thực hiện xong nhưng không biết vì lý do gì, không được trình chiếu tại rạp Modern như chươg trình đã định.
Tài tử Duy Chánh tên thật là Trần Duy Chánh sinh tại Đức Nghĩa Phan Thiết, em ruột họa sĩ Duy Liêm, hiện ở tại Hạ Uy Di Hoa Kỳ. Theo Thu Nhi, lúc ông theo học ngành Cán sự Y tế tại Sài Gòn, vì một sự tình cờ nên được hãng phim tuyển chọn. Nữ tài tử là cô Bê tức Quỳnh Khanh, vợ Phạm ngọc Thình. Chuyện phim có nội dung gần giống truyện Trống Mái của Khái Hưng, phong cảnh thì quay ngay tại Phan Thiết cũng như nhiều thành phố khác ở Trung Việt. Trong sự hợp tác còn có họa sĩ Duy Liêm phụ trách quay phim, tranh ảnh. Đầu thập niên 50, Quỳnh Khanh còn đóng chung với Lê Quỳnh, Mai Hiếu.. tại Phan Thiết phim 'Vụ Án Tình".
MAI HIẾU cũng là một nghệ sĩ tài hoa của Phan Thiết, nổi tiếng một thời trong các lãnh vực điện ảnh, kịch nghệ và nghệ thuât tranh dán giấy. Để hoàn thành những bức tranh loại này, ngoài khả năng chuyên môn của một nghệ nhân am tường thấu đáo nhiếp ảnh và hội họa, người nghệ sĩ còn phải có một trái tim biết rung động theo sự sáng tạo, có thế bức tranh chấp nối từ các mãnh vụn rời rạc mới hoà được trong cái khung ảnh mà ngưòi nghệ sĩ muốn sáng tạo.
Trước khi vào nghề, Mai Hiếu đã từng là một tài tử điện ảnh khá nổi tiếng của Phan Thiết. Chính cái chất kịch đã làm nên một Mai Hiếu nghệ nhân tranh dán giấy sau này, gắn liền tên tuổi với tháp nước, dòng Cà Ty.. bây giờ, mai sau và miên viễn qua các tuyệt tác Diểm Xưa, Tiếng Thời Gian, Tinh Thần, Qua Cầu Gió Bay, Ngư Ông và Biển Cả, Một Chút Mặt Trời Trong Ly Nước Lạnh, Ngõ Cụt, Vượt Qua.. tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đủ cầu chứng cho một tài hoa thanh thiện.
 DŨNG CHINH, sống mãi với Những Đồi Hoa Sim. Tên thật là Nguyễn văn Chính, sinh tại Bình Hưng Phan Thiết, con ông Nguyễn xuân Hước, Trưởng Ty Bưu Điện Bình Thuận. Bản tính hiền lành ngay từ lúc còn đi học, Dũng Chinh đã hoạt động văn nghệ trong gia đình Phật tử Phan Thiết và tài năng đã nẩy nở từ đó.
Đầu tiên Dũng Chinh ở trong binh chủng hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Bộ ba Dũng Chinh, Anh Thi và Huy Hoàng (cũng Phan Thiết), đi khắp sông hồ nơi có bóng người lính thủy để trình diển. Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩờ nên biết xữ dụng đủ mọi nhạc cụ kế cả trống, sáng tác nhiều ca khúc để đời như Tách Trà Xưa, Tha La Xóm Đạo (phổ thơ Vũ Anh Khanh) nhưng có lẽ Chinh thích nhất là bài "Những Đồi Hoa Sim", phổ thơ Hữu Loan.
Giữa thập niên 60, Dũng Chinh thuyên chuyển về làm Đại Độầi Trưởng một đại đội tác chiến thuộc Trung đoàn 45/SĐ23BB và bị tử thương trong cuộc phục kích tại An Phước, Ninh Thuận. Sau đó Dũng Chinh được chôn tại nghiã trang quân đội Nha Trang trên đèo Rù Rì. Một đĩa nhạc "màợu tím hoa sim" được những người thân đặt nơi phần mộ, để chiều chiều, sáng sáng hay giữa lúc khuya buồn, nhớ nhà, nhớ Phan Thiết, Dũng Chinh lại hát:
'bình hương xưa ngày cưới
nay thành bình hoa tàn lạnh vây quanh.. ' '
Theo lời Nghệ Sĩ VĨNH LỘC tên thật là Nguyễn Văn Bé sinh năm 1926 tại Đức Nghỉa Phan Thiết. Vì ưa thích tự do và ca hát nên dù 17 tuổi đã đậu văn bằng Primaire, ông vẫn không thích vướng vào nghiệp quan trường. Thời Pháp thuộc , tai Phan Thiết đã nở rộ điện ảnh với hai cuốn phim trắng đen do vợ Phạm Ngọc Thình là cô Bê đóng chung với các tài tử Duy Chánh, Mai Hiếu và Lê Quỳnh. Phan Thiết là nơi có hai cô đào cải lương nổi tiếng thời tiền chiến là Sáu Ngọc Sương, đào chánh của Ban Việt Kịch Năm Châu, Sài Gòn và Năm Nam, vợ Trương Gia Kỳ Sanh, trong gánh Tiến Hóa. Sau đó cả hai về Phan Thiết hợp tác với kịch tác gia Trần Thiện Hải, lập gánh và trình diễn các vở kịch như Tâm Hồn Thôn Nữ, Bức Màn Yên Bái, Khúc Ly Ca, Thành Cát Tư Hãn.. Vĩng Lợi là một nghệ sĩ trong đoàn kịch của Bình Thuận Chính KIM CƯƠNG, con gái của Nguyễn Mộc Cương và Bảy Nam, cũng sinh tại Phan Thiết năm 1937.
Ta biết Bình Thuận là vùng biển mặn, quy tụ nhiều địa phương suốt dọc miền duyên hải và gần Sài Gòn, nên hầu hết người PhanThiết, kể cả giai cấp thượng lưu, ai cũng thích nghệ thuật. Riêng giới lao động, dân biển, bất kể là ngày thường, ngày tết, nếu rạp hát không có đoàn hát Bội hay Cải Lương trình diễn, cũng tụ tập ở ngõ hẻm, góc chợ, trụ đèn để nghe các nghệ nhân gõ sanh, kéo nhị hát bài chòi, cải lương, hô thai chơi lô tô hay hát những đoạn tuồng cổ sử. Do trên, đầu thập kỷ 20 Phan Thiết đã có ba rạp hát lớn là Rạp Bà Đầm (Modern), Star (Ánh Sáng của Phạm Ngọc Thình) và rạp Odeon (Hồng Lợi của Thất Ngàn). Riêng rạp Lilas mới xây sau thời VNCH.
Tại Phan Thiết trước đây cũng có nhiều Bầu gánh hát nổi tiếng như bầu Tiền, Sầm, Kiểm và các kép Xưa, Bành và nổi nhất là Nam con bầu Hoạch .Những năm kháng chiến chống Pháp, những người Phan Thiết chiến đấu trong mặt trận Việt Minh, cũng lập ra một đoàn văn nghệ, quy tụ hầu hết các tài danh trong tỉnh như Khánh Cao, Đinh Lân, Duy Liêm, Hồng Anh, Minh Quốc, Huy Sô..


Đây cũng là xóm biển, làm nhớ hoài dòng sông Cà Ty, những ngày tháng tuổi thơ rong chơi không biết mệt. Mới đây qua San Jose chơi, trong mấy lần tiệc tùng, ngồi nhìn Nhạc Sĩ PHẠM THÂN cũng là thi sĩ Khai Trinh, say mê với cây đàn Giuta điện, ngân rung các điệu Xuân Tình, Tây Thi, Tứ Đại Oán, Vọng Cổ.. hòa nhịp trong tiếng hát gợi cảm của các cung điệu Nam Ai, Cửu Khúc, Phụng Hoàng.. làm ai cũng tỉnh rượu, để theo dõi những ngón tay của người nghệ sĩ nhảy múa trên phím đàn muôn bậc như tiếng tình tự của quê hương.
Buổi trước 1975, Bình Thuận-Phan Thiết là xứ ăn chơi tới nổi cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm, nên ai cũng thích cầm ca. Phan Thiết những năm 50,60,70 rộn lên phong trào ca nhạc, nhộn nhất là ở Đức Nghĩa có Ba Bứa, Song Én cùng chơi Đờn Kìm, Mười Qườn sử dụng Violon, Nam choi Ghita, Phan Sinh là người biết chơi tất cả các âm cụ.
Riêng các giọng ca thuở đó có Năm Bờ, Tám Mối, Tao Ngộ.. một thời lẫy lừng trong Đoàn Nhạn Trắng, Phan Thành. Sau năm 1975, Năm Hường mở quán Nghệ sĩ trên đường Từ văn Tư ( đường công hương nối Quốc lộ 1 ờ Cầu Sở Muối với đường Lương Ngọc Quyến), qui tụ các tài tử cây nhà lá vườn về ca hát như trước đây ông Phan Sinh, Mười Qườn đã làm.
 Thời VNCH, Phan Thiết có nhiều ca nhạc sĩ nổi danh như Trần Thiện Hải, Nguyễn Hữu Thiết-Ngọc Cẩm, Hồng Phúc, Nhật Trường, Dũng Chinh, Mỹ Thể, Anh Khoa, Phương Đại và nhất là vợ chồng Nhạc Sĩ mù LA TÚ MỸ-NGỌC THU, chồng chơi phong cầm (Accordion và sáng tác nhạc), còn vợ kéo vỉ cầm. La Tú Mỹ trước khi bị mù, vốn là một sinh viên Khoa Học, chỉ vì bất cẩn trong phòng thí nghiệm, nên chịu cảnh u trầm một kiếp. Ông đồng thời với Đoàn Thanh, người đã sáng tác ca khúc 'Trăng Sáng Mường Giang' nổi tiếng. Thời tỉnh trưởng Lưu Bá Châm, La Tú Mỹ là Trưởng Ban Nhạc của Ty Thông Bình Thuận.
Nhắc tới Phan Thiết, Bình Thuận.. không ai không biết các ca nhạc sĩ một thời làm vẽ vang cho tỉnh nhà như Nhật Trường, Anh Khoa, Dũng Chinh, Phương Đại.. trong lúc đã bỏ quên hai nam nữ nghệ sĩ sân khấu lừng danh của Phan Thiết là Minh Cảnh và Sáu Ngọc Sương.
Cô Sáu đã vĩnh viễn trả lại nhân gian những vui buồn cay đắng, sau 40 năm cống hiến đời mình cho nghệ thuật. Cô ra đi vào ngày 21/7/2000 tại khu dưỡng lảo nghệ sĩ Sài Gòn, trong sự tiếc thương của khán giả và giới sân khấu cải lương. Đi tìm dấu chân chim của bậc tiền bối một thời làm rạng danh tỉnh nhà, từ phố biển tới vạn nẻo đường đất nước, cứ coi như tấm lòng để thay nén nhang thơm tưởng niệm, một tài hoa đã lưu lại không biết bao nhiêu dấu ấn nghệ thuật trên sân khấu và cuộc đời đầy gian nan khổ cực của hầu hết các nghệ sĩ theo đuổi nghiệp cầm ca.
Là một đào hát cải lương nổi tiếng tại Sài Gòn vào thập niên 40-50, sinh quán tại Đức Nghĩa, Phan Thiết. Cô Sáu từng là đào chánh tại các đoàn cải lương nổi tiếng thời đó như Phước Chung, Tiếng Chuông, Sống Mới.. đi lưu diển khắp Việt Nam, qua tận Nam Vang, Vạn Tượng và Ba Lê. Tại Phan Thiết, gánh hát bội của bầu Hoạch, thân phụ đào Năm Nam, đã chuyển hát cải lương với tên Tiến Hoá mà Trúc Viên là soạn giả chính của đoàn cũng là chồng của đào Năm Nam. Riêng Sáu ngọc Sương trở thành đào chính của ban Việt kịch Năm Châu ở Sài Gòn. Sau này hai cô Sáu ngọc Sương và Năm Nam về Phan Thiết, hợp tác với Trần Thiện Hải, thân phụ Nhật Trường, trình diễn các vở nhạc kịch tại Phan Thiết như Tâm hồn thôn nữ, Bức màn Yên Bái, Khúc ly ca.
Từ lúc mới lên mười, cô Sáu đã sống cuộc đời cơ cực của phận nghèo, để vừa nuôi mình và phụ giúp gia đình, bằng nghề bán hàng rong hằng đêm, tại các gánh hát đang lưu diễn quanh Phan Thiết. Chính ánh đèn màu và lời ca tiếng nhạc từ sân khấu đó, đã nung nấu trong tâm hôn thơ ngây của cô bé ' mộng trở thành đào hát '.
Rồi ngày tháng trôi qua, dù bị gia đình cấm tuyệt nhưng cô bé vẫn say mê với lý tưởng của mình, lén lút đi học ca, học đờn, đêm đêm leo tường vào rạp xem hát trộm.. nhờ vậy đã quen dần và nhớ trọn những điệu bộ cũng như lời ca tiếng hát của nam nữ diễn viên trên sấn khấu. Vốn thông minh lại quyết tâm, nên năm 16 tuổi, cô Sáu đã biềt chơi đàn cò, đàn tranh và ca vọng cổ đúng nhịp. Thần tượng của cô lúc đó là nữ nghệ sĩ Phùng Há đang hát cho gánh Trần Đắc, cùng với Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Kim Thoa.. Do đó cô Sáu đã trốn nhà vào Sài Gòn năm 17 tuổi, để tìm cô Bảy Phùng nhưng khi tới nơi thì gánh Trần Đắc đã ra Hà Nội lưu diễn. Thế là Sáu Ngọc Sương cũng lặn lội ra Bắc để tìm nhưng tới nơi thì đoàn Trần Đắc đã ytrở lại Sài Gòn.
Cuối cùng cô cũng được nhận vào gánh đóng vai tỳ nữ. Thế là nguyện vọng đã đạt. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì đoàn Trần Đắc rã gánh, nên cô xin về đoàn Huỳnh Kỳ của Lê Công Phước (Bạch công tử hay Phước George) và sống chung với bầu này một thời gian ngắn sinh được một gái tên Ly Ly hiện định cư tại Pháp.
Năm 1935 cô Sáu gia nhập đoàn Tiếng Chuông của Bảy Nhiêu và Tám Danh nhưng chỉ một thời gian ngắn thì đoàn rã. Thế là cánh chim lại lang thang khắp bầu trời vô định vì không dám trở về nhà. Tại Hà Nội, Cô Sáu gặp lại bầu Sáu Danh và được nhận vào đoàn Đại Phứơc Cương lúc đó đang qui tụ nhiều tài danh sân khấu như Ba Du, Ba Vân, Tám Vân, Năm Phỉ, Bảy Vĩnh Long, Bảy Nam, Mười Truyền. Chính trên sân khấu này, lần đầu tiên Sáu Ngọc Sương được bầu Tư Cương cho đóng chung với cô đào đang nổi tiếng lúc đó là Năm Phỉ và Bảy Vĩnh Long. Từ đó cô được nâng lên các vai quan trọng hơn qua các vở tuồng ' Đoá Hoa Rừng, Áo Người Quân Tử.. ' ' được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt và thướng mến ái mộ.
Năm 1940 cô Sáu về đoàn Phụng Hảo, đóng chung cô Bảy Phùng Há. Năm 1941 lại đầu quân cho Việt Kịch Năm Châu, được khán giả biết đến qua nhiều vai diễn dù chính hay phụ, đều làm cho mọi người say mê thích thú. Tháng 3/1946 cô Sáu theo đoàn Con Tằm của Năm Châu, Phùng Há. Sau đó qua đoàn Sống Mới của Năm Nở đóng vai đào chánh, bên cạnh cô Bảy Phùng Há và cô Ba Thanh Loan. Từ sau năm 1956, cô Sáu nghĩ hát khi kết hôn với ông chủ tiệm uốn tóc tại Phú Nhuận, sau đó ra Vũng Tàu mở tiệm uốn tóc Ngọc Sương .. tới ngày 30/4/1975 thì trở lại Sài Gòn tiếp tục hát thêm một vài năm thì giải nghệ.
Tuổi nhỏ vì mê hát nên bỏ nhà bỏ Phan Thiết mà đi biền biệt. Tuổi già một lần nữa lại bỏ Vũng Tàu về Sài Gòn sống cô đơn trong nhà dưởng lão, cho tới lúc qua đời trong sự đùm bọc của bạn bè đồng nghiệp. Đời nghệ sĩ và đời lính đâu có gì khác biệt, chĩ biết nghĩ tới người khác và lý tưởng theo đuổi, cuối cùng hầu hết đều thui thủi ra đi. Vĩnh biệt và tri ân Sáu Ngọc Sương qua 40 năm trên sân khấu với biết bao nhiêu đắng cay, vui buồn và khổ nhọc của kiếp tằm. Cuối cùng cô cũng đã trả xong ơn nghĩa cho nhân gian đã nâng đở và yêu mến cô.
Đời là thế đó, nhắc tới người nào trong cõi đời này cũng đều buồn.
Viết từ Xóm Cồn Hạ uy Di
Tháng 2-2010
MUONG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.