Hôm nay,  

Mùa Xuân Đầu Tiên

06/02/201000:00:00(Xem: 4786)

Mùa Xuân Đầu Tiên

Hải Âu
Đức Cơ, ngày… tháng… năm 19…
Hà thân quý,
Sau mấy ngày ăn Tết sớm với gia đình, Chiến trở lại đơn vị vào trưa 30 tháng chạp. Chưa kịp nghỉ ngơi thì xế chiều lại được lệnh ba lô lên đường gấp vào Đức Cơ. Hà thấy không, lính chiến là thế đấy, đánh nhiều hơn nghỉ.
Cũng may mấy ngày ở tuyến án ngữ này vẫn bình yên vô sự. Có lẽ địch đã rêm mình ê càng sau khi bị chiến đoàn Mãnh Sư mình dập cho một trận te tua tan tác vào ba ngày đưa Ông Táo về trời.
À… Vì mãi đọc lệnh hành quân, suýt nữa Chiến quên mất chuyện này nếu không nhờ chú lính "bếp" nhắc, "Còn túm này nữa… Thẩm quyền" - "À há… Cám ơn em… Xách theo giùm qua đi". "Túm này" là cái giỏ lác có hai đòn bánh tét, một hũ dưa chua củ kiệu của má Chiến và bịch bánh mứt Hà làm với cái thiệp xuân mà Hà tặng cho. Lại thêm mấy chục cái thiệp xuân của các bạn cùng lớp tự làm lấy nhờ Hà chuyển đến các anh chiến sĩ trong đơn vị Chiến. Những tấm thiệp ấy tuy đơn sơ tuy "học trò" nhưng chứa chan tấm lòng hậu phương nồng ấm. Cám ơn Hà và các bạn nhiều lắm.
Hà này,
Một tuần phép của Chiến qua cái vèo, lẹ quá. Nhưng vậy cũng đủ rồi, cũng diễm phúc hơn những người lính chiến khác rồi. Trong lúc mình ăn Tết với gia đình với người thân thì những người lính chiến ấy phải trực diện với kẻ thù, với bất trắc hiểm nguy trên chiến trường để cho hậu phương này được yên bình.
Ngày Chiến đột ngột về phép, cả nhà ngạc nhiên lắm. Ba Chiến vui trong ánh mắt nhưng nụ cười thì không trọn vẹn vì ba biết rằng Chiến lại cũng sẽ phải ra đi; rồi môi ba mấp máy "Con về… nhà vui lắm… ấm cúng hẵn lên". Má ôm chầm lấy Chiến reo mừng trong nước mắt "Trời… Chiến… Con về đó hả" Phép được mấy ngày" Ở chơi qua Tết không"". Chiến nghẹn lời "Một tuần thôi má à!". Thằng em kế thiệt tình… xúi "Dù thêm mấy ngày sau Tết đi anh Hai" - "Đâu được mạy". Con Út Nhè, nay đã lớn bộn, tía lia cái miệng "Chị Hà nhắc anh hoài… Qua bển thăm chỉ chút" - "Ờ… Tau sẽ qua".
Khỏi nói Hà cũng biết, mấy ngày này nhà Chiến vui lắm rộn ràng lắm. Ngày Chiến về, tuy ba má chẳng dư dủ gì mấy nhưng cũng sắm sửa "cầu dừa đủ xài", cũng có bánh chưng xanh nhưng không có cây nêu tràng pháo.
Lâu lắm rồi, cũng bốn năm rồi, từ ngày ra đơn vị đến nay, đây là lần đầu Chiến được về phép Tết, được thắp nhang vọng nhớ gia tiên, được chúc Tết mừng tuổi ba má và hai đứa em dại. Chắp tay trước bàn thờ gia tiên, Chiến thành tâm cầu nguyện cho đất nước mình sớm chấm dứt chiến tranh để người người được sống yên lành trong thanh bình. Lại nữa, mấy ngày phép ngắn ngủi ấy được trò chuyện với Hà, Chiến vui lắm, cảm thấy mình được an ủi được chia sẻ thật nhiều. Cám ơn Hà nhiều lắm.
Nhớ chiều hôm đó, trên bãi cỏ xanh mát sau nhà Hà, ngồi cắn hột dưa nhâm nhi bánh mứt trò chuyện với nhau đó, Hà và Chiến đã kể cho nhau nghe thật nhiều về chuyện vui buồn thời đi học, chuyện buồn vui đời lính. Những mẫu chuyện không đầu không đuôi ấy sao mà vui quá, gợi lại bao kỷ niệm láng giềng của nhau, thật là thích thú, dễ gì quên, Hà há! Và, với ngón đờn vụng về, Chiến khua điệu rumba đệm bài Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh qua cái giọng ồ ề của mình.
Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi
xa vắng miền quê bao năm rồi
về gặp em ngây thơ duyên dáng
hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng

"Hay quá… Hay quá… Chiến!" - "Nhạc hay chớ Chiến hát không hay đâu!" - "Không… Chiến hát cũng hay nữa mà! Gì thì gì, với Hà… Chiến vẫn hát hay nhứt… Thiệt đó… Bis… Bis… đi Chiến!". Chiến lại hát, và thiệt hồn nhiên, Hà vói tay vỗ nhịp lên thùng đờn hát theo



Em nhé mình thương nhau muôn đời
anh giữ gìn biên cương xa vời
Đừng buồn khi xa nhau em nhé
thăm em đôi ngày rồi anh đi.
Chẳng hiểu sao, cái đoạn cuối này mình hát đi hát lại vài lần. Mà Hà biết không, cũng chẳng hiểu sao hôm đó tiếng hát tiếng đờn chẳng ăn nhập gì với nhau hết. Nhớ lại, Chiến thấy mình… quê quá.
Hôm sau mình đi coi Hội Chợ Tết ở chi khu - cái hội chợ trong tiếng đại bác ầm ầm từ xa vọng về -- tuy không vui không nhộn nhịp gì mấy nhưng cũng đủ nhắc mình nhớ lại những cái Tết truyền thống thanh bình của mười mấy năm về trước. Trong nắng Xuân tươi mát, cùng Hà đi vòng vòng khu chợ Tết, Chiến nghe lòng mình lâng lâng giữa các sạp bánh mứt trái cây, giữa các hàng hoa tươi mà người ta đã chuẩn bị chăm sóc từ mấy tháng trước. Chỉ thiếu pháo điển pháo tống cho thêm phần rộn rã vui nhộn trong ba ngày Tết. Lệnh nghiêm cấm đốt pháo được ban hành từ sau cái Tết Mậu Thân chết chóc do giặc Cộng hiếu chiến gây ra trên toàn cõi miền Nam đó, đã làm mất đi ý nghiã "tống cựu nghênh tân" xưa nay của dân tộc mình.
Trước ngày trở lại đơn vị, Chiến đến chào má Hà. Chiến sung sướng đến cảm động khi má Hà xem mình như người thân trong nhà. Bà cụ hiền lành phúc hậu quá. Ba Hà thì bị giặc bắt trên đường về tỉnh lỵ họp Hội Đồng Tỉnh, vẫn chưa biết tin tức gì thêm. Bên tách trà thơm nóng và dĩa bánh mứt khéo làm, má Hà hỏi "Chừng nào cháu lấy vợ"". Chiến thiệt tình thưa "Dạ… Cháu là lính tác chiến, biết sấp ngửa lúc nào, nên chưa dám nghĩ đến chuyện vợ con". Bà cụ chép miệng "Thiệt khổ cho tuổi trẻ các cháu… Chiến tranh hoài… ". Còn ba Hà thì không biết bây giờ ra sao, biết đâu… Chiến không khỏi xúc động khi má Hà đưa tay ôm lấy ngực mình, đôi mắt nhòe đi.
Khi chào má Hà ra về, bà ấn vào tay Chiến cái poncholine còn trong bao nylon mới tinh, "Cháu đem theo đắp cho ấm, trong rừng trong núi lạnh lắm". Chiến cám ơn bà và từ chối hoài không được. Bà kiễng chân hôn lên trán Chiến, giọng xa xôi "Tội nghiệp… Thằng Hoàng con cô nếu còn sống thì cũng bằng tuổi cháu. Nó bỏ cô chú ra đi lúc một tuổi vì cô thiếu sữa cho nó bú hồi tản cư, trước ngày Quốc Gia tiếp thu".
Nhớ Hà hỏi, lính chiến đón Xuân ăn Tết ra sao. Như thế này… Hà, ngộ lắm... Rút kinh nghiệm Tết Mậu Thân, vào những ngày cuối năm, lính thường đón… đánh "cái bọn cắn trộm" hơn là đón Xuân. Còn ăn Tết thì tụi này ăn… ngay bên chiến hào. Năm nay, cùng với những món quà Tết do hậu phương gởi ra tiền tuyến hằng năm, còn có chút ít bánh mứt dưa chua Chiến mang theo nữa, anh em trong đại đội mình chia sớt nhau mỗi người một chút; một chút thôi nhưng cũng đủ cho họ nhớ nhà lắm, ấm lòng lắm; và cũng biết được tấm lòng nồng hậu của hậu phương vẫn luôn hướng về mình, đó là một an ủi lớn lao dành cho lính chiến.
Hà biết không, chú lính "bếp" của mình coi vậy mà có tài, văn nghệ một cây. Nó hát không hay nhưng lại hay hát, đại đội vui thêm là cũng nhờ nó. "Nhớ nhà không… Hát bài gì đi mạy"" - "Bài Mùa Xuân Đầu Tiên của Tuấn Khanh… nghen… Thẩm quyền" - "Ờ… Hát đi!". Ngay bên chiến hào, nó nhẹ tay vỗ nhịp lên báng súng, cất tiếng hát
Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy
anh trở về bên em
Bao lần ngồi thâu đêm
nghe mùa xuân vừa đến
…*
Xin yêu thương đến vơi hận thù
để tiếng hát hôm nay
người chiến sĩ mơ say
bên đàn trẻ bé thơ ngây.
Bốn câu cuối này là ước mơ chân thành của người lính và cũng là ước mơ muôn đời của hằng triệu người dân Việt hiền lành mình, phải không Hà"
Thôi nha… Thân quý chúc Hà mọi sự an lành.
Mến thư,
Chiến "láng giềng"
Hải âu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mấy tháng trước, thủ tướng Dũng xuống một tỉnh sông Hồng. Sau một cuộc nói chuyện, lên xe, ông bỗng giật mình, chiếc đồng hồ đặc biệt Thụy sỹ
Dù được thông-báo và tổ-chức trong một thời-gian kỷ-lục, buổi ra mắt sách Nhìn Lại Sử Việt của Tiến-sĩ Sử-học Lê Mạnh Hùng hôm Chủ-nhật vừa qua
Tuần qua, dầu thô đã mấp mé 100 Mỹ kim một thùng trong khi tiền Mỹ lại sụt tới mức thấp nhất so với đồng Euro kể từ khi đồng tiền này xuất hiện đầu năm 1999
Một nhà thờ tại Phan Thiết đã bị nhà nứơc đưa bộ đội tới đập tan, chỉ chừa lại tháp chuông và hang Đức Mẹ, theo một lá thư khiếu kiện mang ấn ký của Giám mục
Thế giới đang lên cơn sốt về vấn đề Iran làm bom nguyên tử. Trong không khí chống khủng bố, Iran lại là nước công khai tuyên bố chính sách thù nghịch
Nói đến luật thì Việt Nam hiện giờ không thiếu bởi: mỗi một kỳ họp Quốc hội lại có hàng loạt luật, dự án luật ra đời. Nhưng các luật đó có đi vào cuộc sống không
Kính thưa các quí anh chị em ủng hộ dân chủ nhân quyền, chỉ còn chưa đầy một tháng nữa thì cả thế giới sẽ trang trọng kỷ niệm 59 năm
Tướng Giáp nay đã hơn 96 tuổi. Ông tướng này, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, vừa mở một trận chiến cuối cùng trong đời ông.
Hiện nay, tại VN, người ta nhận thấy trên phương diện tôn giáo, có nhiều nơi thờ tự được xây dựng, nhiều lễ hội tôn giáo và tín ngưỡng (nhân gian) được tổ chức
Một trong những phát minh quan trọng và có lẽ lâu đời nhất của giai cấp thống trị đó là hình thức bóc lột bằng cách bắt giai cấp bị trị
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.