Hôm nay,  

Thứ Năm, Ngày 10 Tháng 12 Tại Washington D.c.:giải Thưởng Nhân-quyền Của Mạng Lưới Nhân Quyền

02/12/200900:00:00(Xem: 5555)

Thứ Năm, Ngày 10 Tháng 12 tại Washington D.C.:Giải Thưởng Nhân-Quyền Của Mạng Lưới Nhân Quyền

Tâm Việt
Lần đầu tiên, Giải Thưởng Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, có trụ-sở ở Garden Grove, California, sẽ được tổ-chức tại Washington, thủ-đô Hoa-kỳ, gần Quốc-hội vào ngày Quốc-tế Nhân-quyền năm nay, mồng 10 tháng 12, 2009.  Đây là một biến-cố rất mới đối với giải thưởng này, một giải thưởng tương-đương với giải  Hellman-Hammett của tổ-chức Human Rights Watch đã được bắt đầu trao hàng năm từ năm 2002.
Đôi hàng về MLNQ và Giải Thưởng Nhân Quyền
Được biết, Mạng Lưới Nhân Quyền VN là một tổ-chức đã có mặt từ nhiều năm nay (thành-lập tháng 11/1997) nhằm theo dõi tình-trạng nhân-quyền ở trong nước và lên tiếng mỗi khi có những vi-phạm trầm trọng về mặt này như các vụ đàn áp các tiếng nói độc-lập, đàn áp tôn-giáo, bắt bớ những thành-phần đối-lập, ăn hiếp dân oan, v.v.  Cũng để đề cao những việc làm can đảm của những gương tranh đấu cho nhân-quyền ở quốc-nội, MLNQ đã tạo ra Giải Thưởng Nhân Quyền hàng năm và từ năm 2002 giải thưởng đó đã được trao cho những vị sau đây:
2002:  Đại Lão Hoà Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ và Linh Mục NGUYỄN VĂN LÝ.
2003:  ÔÔ. NGUYỄN VŨ BÌNH, LÊ CHÍ QUANG, NGUYỄN KHẮC TOÀN và BS. PHẠM HỒNG SƠN.
2004:  Ông PHẠM QUẾ DƯƠNG và BS. NGUYỄN ĐAN QUẾ.
2005:  Cụ LÊ QUANG LIÊM (Hoà Hảo), Linh Mục PHAN VĂN LỢI, Thượng Toạ THÍCH TUỆ SỸ.
2006:  Hai ông ĐỖ NAM HẢI và NGUYỄN CHÍNH KẾT.
2007:  GS. HOÀNG MINH CHÍNH và hai luật-sư NGUYỄN VĂN ĐÀI và LÊ THỊ CÔNG NHÂN.
2008:  Thượng ToạTHÍCH THIỆN MINH, nhà báo mạng Điếu Cày NGUYỄN VĂN HẢI và báo TỰ DO NGÔN LUẬN.
Năm nay, Mạng Lưới đã quyết-định trao Giải Nhân Quyền 2009 cho nhà văn TRẦN KHẢI THANH THUỶ và Mục Sư NGUYỄN CÔNG CHÍNH.
Lần đầu trao giải ở Washington, DC
Như vậy, đối với những ai theo dõi cuộc đấu tranh cho dân-chủ và nhân-quyền ở trong nước thì những tên tuổi trên đây đều là những bộ mặt kiên cường vận-động và tranh đấu cho một nước VN tự do, dân-chủ và đa nguyên trong nhiều năm qua—vì chỉ như thế thì Việt-nam mới có khả-năng bắt kịp với thế-giới và ngẩng mặt với đời.  Những sự hy-sinh của họ đáng làm gương cho chúng ta và con cháu chúng ta.  Vì thế nên Giải Nhân Quyền là một sự công-nhận rất đích đáng cho những hy-sinh, gian khổ của họ trong một xã-hội đầy dẫy bất công, trên đe dưới búa độc-tài CS.


Cũng vì chia xẻ những lý-tưởng của Mạng Lưới Nhân Quyền VN nên một số tổ-chức lớn trong cộng-đồng người Việt vùng Thủ Đô đã sẵn sàng đứng ra tiếp tay Mạng Lưới trong việc tổ-chức trao Giải Nhân Quyền năm nay ở Washington, tại một địa-điểm gần Quốc-hội Hoa-kỳ để chúng ta có thể mời một số dân-biểu nghị-sĩ đến với chúng ta trong dịp đặc-biệt này, nói lên sự đồng-tình ủng-hộ cuộc tranh đấu của chúng ta.
Hưởng-ứng lời mời tham-gia vụ trao Giải Thưởng Nhân Quyền năm nay, một số dân-biểu nghị-sĩ Mỹ đã nhận lời đến nói chuyện về các vấn-đề như tự do tôn-giáo (đặc-biệt vụ Bát Nhã, v.v.), tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp (kể cả thành-lập công-đoàn), và nhất là tự do trên Mạng (Internet freedom)…  Ngoài ra, đại diện của Hội Ân-xá Quốc-tế, ông T. Kumar, và hội Theo dõi Nhân-quyền (HRW), Tiến-sĩ Sophie Richardson, cũng đã nhận lời sẽ làm diễn-giả ở buổi lễ với bà Sophie trình bầy về trường-hợp các đồng-bào Thượng ở Tây-nguyên.
Trong các tổ-chức đồng-bảo-trợ cho buổi lễ phát giải kỳ này, chúng ta thấy có Cộng-đồng VN vùng Hoa-thịnh-đốn (VA-DC-MD), Uỷ-ban Cứu Người vượt biển (Boat People S.O.S.), Hội Gia-đình Tù-nhân Chính-trị VN, Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ cho Cao Trào Nhân Bản, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế VN, Hội Cử Tri Người Mỹ gốc Việt, Trung-tâm Nhân-quyền VN (Paris, Pháp), Hội Voice of Vietnamese Americans (VVA), Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo VN.  Riêng Nghị-hội đã nhận phối-hợp công-tác này ở Hoa-thịnh-đốn.
Bên cạnh buổi lễ trao giải chính-thức sẽ diễn ra từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày thứ Năm, 10/12, ở Washington Court Hotel, còn có một số vị đến từ các tiểu-bang xa như Cali, Texas, Massachusetts, New Jersey, Pennsylvania, New York v.v. cũng sẽ hợp sức với cộng-đồng địa-phương để lên Quốc-hội gặp gỡ các dân-biểu nghị-sĩ vận-động cho nhân-quyền VN.  Quý vị nào muốn tham-gia các phái-đoàn vận-động này xin liên-lạc với bà Jackie Bông Wright, số ĐT (703) 989-1149.
Có xe buýt chở đi dự xuất phát từ Eden
Ngoài ra, cũng để cung-cấp phương-tiện cho những ai không muốn lái xe vào tỉnh, ban tổ-chức cũng sẽ có xe buýt (miễn phí) xuất phát từ Trung-tâm Eden vào lúc 12g30 cùng ngày (thứ Năm, 10 tháng 12) để đưa Quý Vị đi đến nơi về đến chốn (khỏi sợ lạc).  Quý Vị nào tính đi xe buýt xin vui lòng gọi cho ông Lý Văn Phước hay bà Jackie Bông hay để ban tổ-chức chúng tôi có thể kiểm-soát được số người tham-dự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.