Hôm nay,  

Trung Quốc Là Cộng Sản Hay Bá Quyền?

08/10/200900:00:00(Xem: 10897)

Trung Quốc là Cộng sản hay Bá quyền"

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA

...đảng Cộng sản Trung Quốc là yếu tố gây loạn chứ không là sức mạnh ổn định...
 
Kết thúc loạt bài đặc biệt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc và vì là vấn đề trực tiếp liên hệ đến Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế đaà RFA kỳ này nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về thực trạng của Trung Quốc ngày nay. Đó là một quốc gia vẫn còn theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, mà họ gọi là "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc", hay là một quốc gia đang có tham vọng bành trướng, để thành một cường quốc bá quyền trong khu vực, nghĩa là đe dọa luôn quyền lợi của một nước láng giềng là Việt Nam" Cuộc trao đổi này sẽ do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.
Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Trong hai chương trình liên tục về Trung Quốc, chúng ta đã điểm qua 60 năm thăng trầm của xứ này, rồi nêu rõ một số nhược điểm sinh tử trong hệ thống kinh tế chính trị của họ. Thưa ông, chúng ta đều biết rằng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang xảy ra nhiều tranh chấp nghiêm trọng lồng giữa một nghịch lý là chính quyền của cả hai quốc gia đều cùng chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa, cho nên cũng là đồng chí trong lý tưởng cộng sản. Vì vậy, chương trình chuyên đề kỳ này yêu cầu ông giải đáp cho một câu hỏi rắc rối về bản chất của Trung Quốc hiện nay. Trên khía cạnh kinh tế, đó là một quốc gia vẫn theo đuổi chủ nghĩa cộng sản hay đang trở lại truyền thống bá quyền mà nước Việt Nam đã biết rất rõ trong lịch sử xứ này"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa ông, đây là một câu hỏi phức tạp nên tôi chỉ có thể gợi ý giải đáp được chút nào thì hay chút đó mà thôi. Có lẽ đài Á châu Tự do cũng có thể nêu câu hỏi cho mọi người cùng góp ý, nhất là những người đang sinh sống tại Việt Nam và trực tiếp đối diện với cả hai loại vấn đề do chủ nghĩa cộng sản và do sức ép muôn mặt của Trung Quốc gây ra.
- Trước hết, nếu nhìn trong lịch sử lâu dài chừng 20 thế kỷ thì Trung Quốc thực sự là cường quốc kinh tế của thế giới trong khoảng 18 thế kỷ. Sau đó, xứ này bị lụn bại liên tục trong hai thế kỷ 19 và 20, với ảnh hưởng bị thu hẹp và bị các xứ khác sâu xé hay tấn công, rồi còn tự hủy hoại vì những chứng tật riêng của họ ở bên trong. Bước qua thế kỷ 21, Trung Quốc mới tái xuất hiện với sức mạnh mới về kinh tế, chủ yếu là do sự huy động của đảng Cộng sản Trung Hoa khi khơi dậy tinh thần dân tộc trong dân chúng, và cũng do sự hợp tác của thế giới từ ba chục năm trở lại đây.
- Nhưng hoàn cảnh ngày nay của thế giới và của riêng Trung Quốc cũng đã khác và sức mạnh đó lại có nhược điểm sinh tử trong. Nhược điểm trước mắt chính là chủ nghĩa cộng sản và sự chọn lựa chính trị của lãnh đạo khi họ duy trì quyền lực độc tôn của đảng với rất nhiều lãng phí về kinh tế. Nhược điểm sâu xa hơn thì nằm trong địa dư hình thể và văn hoá của họ nên xứ này luôn luôn bị nguy cơ phân hóa, mà càng dễ bị khi phải mở cửa ra ngoài để tìm nguyên nhiên vật liệu và thị trường xuất khẩu. Cho nên, nếu có phải trả lời ngắn gọn thì tôi thiển nghĩ rằng Trung Quốc áp dụng phương pháp cộng sản để tập trung quyền lực thực hiện ước muốn bá quyền có sẵn. Nhưng chủ trương bá quyền đó càng gây bất ổn với bên ngoài và chủ nghĩa cộng sản càng làm xứ này dễ bị loạn ở bên trong.
Việt Long: Nếu chúng tôi hiểu không lầm, ông tóm lược rằng phương pháp cộng sản được Trung Quốc vận dụng để giải quyết ý muốn bá quyền ngay trong bản chất" Nếu đúng như vậy thì ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng phần, trước tiên là về bản chất bá quyền, có được không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta có thể nhìn trên toàn cảnh và lấy thời điểm bản lề là đầu thế kỷ 19, vào cuối đời Gia Khánh của nhà Mãn Thanh là khi Trung Quốc bắt đầu lụn bại và bên kia Thái bình dương có một xứ công nghiệp mới vừa nổi lên là Hoa Kỳ. Khi đó, tức là vào đời Minh Mạng của Việt Nam, Trung Quốc vẫn có nền kinh tế lớn nhất địa cầu, có sản lượng bằng một phần ba sản lượng kinh tế thế giới, và gấp hơn 10 lần phần đóng góp vẫn còn nhỏ nhoi của Hoa Kỳ. Đây là tôi dùng một thống kê về lịch sử kinh tế của tổ chức OECD công bố năm 2003. Sự suy bại của Trung Quốc kéo dài suốt thế kỷ 19 và 20. Bây giờ, trước khi Đặng Tiểu Bình đề xướng cải cách năm 1979 thì sản lượng kinh tế Trung Quốc chưa bằng 2% của thế giới và ngày nay, 30 năm sau, thì bằng quãng 11% so với hơn 20% của Mỹ, nếu ta tính bằng tỷ giá mãi lực của đồng bạc, gọi tắt là PPP, của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, để phản ảnh giá trị thực tế của đồng tiền ở từng nước.
- Bây giờ, hãy nhớ đến nét văn hóa Trung Quốc. Họ tự coi mình như có sứ mệnh hơn hẳn các nền văn hoá hay sắc tộc khác, vì là trung tâm của thế giới mà bốn phương phải thần phục. Sự chủ quan duy ý chí ấy khiến họ không cải cách và hụt mất cuộc cách mạng công nghiệp từ Âu Châu và của cả Nhật Bản, rồi lụn bại dần bên trong nên bị liệt cường sâu xé và trở thành con bệnh của Đông Á. Nỗi nhục ấy kéo dài hơn một thế kỷ và được đảng Cộng sản tận tình khai thác. Nhưng sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng, cái nếp duy ý chí ấy vẫn còn nên ông ta mới có giải pháp cách mạng hoang tưởng và thảm khốc cho Trung Quốc.
Việt Long: Và từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách năm 1979 trở về sau, thì Trung Quốc mới bắt đầu khá ra"


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Kinh tế Trung Quốc bắt đầu khá ra khi mở cửa tiếp xúc và giao thương với thế giới bên ngoài và đây là yếu tố gọi là "xứng danh" của đảng Cộng sản Trung Hoa khi họ rửa được nỗi nhục cho dân tộc và đưa xứ sở trở lại vị trí cường quốc. Lãnh đạo Trung Quốc khai thác tiếp nếp văn hoá cố hữu, nhưng với tinh thần thực dụng hơn hẳn các ông vua chủ quan đời xưa. Đầu thế kỷ 21 này, khi một lãnh tụ trong Bộ Chính trị của họ là ông Lý Thụy Hoàn lần đầu tiên đến đặt vòng hoa tại nơi gọi là lăng của Hiên Viên Hoàng Đế, vị vua được truyền thuyết coi như khai sinh ra Hán tộc, thì đảng Cộng sản Trung Quốc muốn nối lại với truyền thống cũ, nhưng theo phương pháp mới, để giành lại vị trí cứ được coi như là trung tâm của thế giới.
- Như vậy thì từ bản chất Trung Quốc theo đuổi giấc mơ đại bá của truyền thống và coi thiên hạ chung quanh như là chư hầu. Nhưng trong phương pháp thì họ nhắm vào quyền lợi thiết thực hơn là dư danh như các Hoàng đế ngày xưa. Và yếu tố quyết định trong mối quan hệ của họ với thế giới là quyền lợi lý tài hơn là ý thức hệ cộng sản hay không. Có lẽ ta nên hiểu khái niệm "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa" theo hướng đó. Họ dùng phương pháp và tổ chức cộng sản bên trong để bảo vệ quyền lực của đảng, nhưng đối ngoại thì họ triệt để tranh đoạt quyền lợi bằng thủ đoạn và thỏa mãn tâm lý người dân bằng cách đề cao ý thức dân tộc. Người dân có bị giới hạn tự do mà lại thấy hả hê rằng ngày nay ta là công dân cường quốc thì cũng dễ trị hơn.
Việt Long: Ông nói như thế thì khi lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tin vào tình đồng chí xã hội chủ nghĩa, hoặc là hai nước cộng sản anh em thì không bóc lột ức hiếp nhau, có thể là họ đã lầm"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nếu quả thật là đã có người nghĩ như vậy ở Hà Nội thì họ lầm lẫn nặng. Lãnh đạo Trung Quốc dùng phương pháp Cộng sản để hiện đại hóa chủ nghĩa bá quyền Đại Hán chứ tình huynh đệ xã hội chủ nghĩa chỉ là bề mặt. Vì vậy mà họ triệt để lấn lướt Việt Nam trong khi vẫn nói giọng đồng chí cộng sản! Lãnh đạo nào mà dại thì người dân xứ đó ráng chịu.
Việt Long: Chúng ta bước qua phần hai là về những nhược điểm sinh tử của Trung Quốc. Theo như ông trình bày thì xứ này có loại nhược điểm nằm trong địa dư hình thể và văn hoá và loại nhược điểm nằm trong tổ chức chính trị theo phương pháp cộng sản. Có phải như vậy không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy. Địa dư hình thể Trung Quốc phân chia xứ này thành ba khu vực với nhiều dị biệt về văn hoá và về tiềm năng phát triển nên đạt mức tăng trưởng không đều và rất dễ bị phân hoá như đã từng bị. Thứ hai, cũng vì địa dư hình thể ấy, Trung Quốc luôn luôn sợ bị tấn công như đã bị nhiều lần trong lịch sử, đến nỗi phải xây Vạn lý Trường thành để phòng vệ. Vì vậy, triều đại nào vừa mới lập ra cũng cố chiếm đóng các phiên trấn để biến thành vùng trái độn. Mao Trạch Đông không ra khỏi quy luật đó khi chiếm Tân Cương và tấn công Tây Tạng ngay từ n m 1949. Thứ ba, khi là cường quốc đại lục chưa có truyền thống hải dương, con đường bành trướng duy nhất của họ là qua miền Bắc của Việt Nam, là điều họ đã làm nhiều lần trong lịch sử, lần cuối là 30 năm về trước. Thứ tư, kết hợp truyền thống cũ với đòi hỏi mới, Trung Quốc muốn biến Việt Nam và cả Đông hải thành vùng trái độn, là điều họ đã thực hiện từ gần 20 năm nay, dù là dưới lá cờ xã hội chủ nghĩa.
- Nhược điểm chính ở đây là khác hẳn mấy ngàn năm qua, Trung Quốc thời công nghiệp hoá ngày nay cần giao lưu với bên ngoài để có nguyên nhiện vật liệu và thị trường xuất khẩu nên cũng bị chấn động của thị trường quốc tế dội vào. Cũng nhu cầu ấy có thể khiến cho các tỉnh ở miền Đông tiến theo thế giới và bỏ rơi các tỉnh ở trong, nơi mà sự nghèo khốn và bất công rất dễ đưa tới phản ứng dân tộc cực đoan. Vì thế Trung Quốc sẽ gây bất ổn cho khu vực Đông Á trong khi lại có mầm phân hoá từ bên trong.
Việt Long: Thế còn nhược điểm do phương pháp cộng sản gây ra là những gì"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nhược điểm ấy là sự lãng phí tài nguyên và công sức của người dân nên Trung Quốc chỉ có tăng trưởng mà không có phát triển, là điều chúng ta đã phân tích kỳ trước. Thứ hai, chế độ chính trị độc tôn của đảng Cộng sản không giải quyết được các bài toán truyền thống của địa dư hình thể là sự dị biệt giữa ba khu vực từ Đông về Tây và cả mâu thuẫn âm ỷ giữa hai vùng Nam Bắc của khu vực miền Đông, cụ thể là giữa Quảng Châu với Bắc Kinh - Thượng Hải. Thể chế liên bang trong một nền dân chủ may ra có thể khắc phục bài toán ấy nhưng đảng Cộng sản sẽ mất quyền. Thứ ba, trong hiện trạng, mâu thuẫn giữa trung ương và các đảng bộ địa phương sẽ chỉ tăng chứ không giảm và động loạn xã hội càng dễ xảy ra, nên về thực chất thì đảng Cộng sản Trung Quốc là yếu tố gây loạn chứ không là sức mạnh ổn định như người ta có thể nghĩ.
Việt Long: Như mọi khi, câu hỏi cuối thưa ông là trong hoàn cảnh ấy Việt Nam nên làm gì"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là lãnh đạo Việt Nam cần bình tĩnh và lạnh lùng đánh giá lại sự mạnh yếu của Trung Quốc chứ không nên quá khiếp sợ tới độ kiểm soát và cấm đoán người dân trong phản ứng của họ trước đà bành trướng đã quá rõ rệt của Trung Quốc. Thứ nữa, nhiều chứng tật của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhất là chế độ độc đảng và thế lực lý tài quá lớn của các đảng viên, cũng đang hoành hành tại Việt Nam, làm xứ này khó phát triển và dễ bị loạn vì tham nhũng và bất công xã hội. Cho nên, nếu sớm từ bỏ chủ trương độc đảng và thực sự giải phóng tiềm lực của người dân - ở mọi mặt, kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá - Việt Nam sẽ tìm ra sức mạnh của mình trước đà bành trướng của một nước láng giềng thật ra đang đói ăn và khát dầu, mà bên trong lại có nhiều mầm mống phân hoá bất ổn. Khi thấy Bắc Kinh gần như ra lệnh thiết quân luật tại thủ đô để biểu dương sức mạnh trong ngày quốc khánh vừa qua của họ thì thế giới đã hiểu ra sự tương đối và rất phù du của sức mạnh đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.