Hôm nay,  

Du Lịch Alaska

29/09/200900:00:00(Xem: 7161)

Du Lịch  Alaska
Tam Giang Hoàng Đình Báu

Cảnh xe lưả qua đèo White Pass Scenic Railway in Skagway

 


Tàu Star Pricess

 


Khóa Đệ Nhất Bảo-Bình (Khoá 11/HQ Nha Trang) chuần bị cho cuộc du-lịch nầy từ tháng 4-2009, đến ngày 12 tháng 9 các bạn BB cùng thân-hữu lục tục kéo về thành phố Seattle chờ ngày 13/9 lên tàu Star Princess đi Alaska.Một chuyến hải hành cận duyên từ Seattle lên phía Bắc ghé lần lượt các thành phố biển Ketchikan, Juneau, Skagway thuộc Alaska rồi từ Skagway con tàu đưa chúng tôi  trở về thủ phủ Victoria, thuộc Vancouver của Canada và cuối cùng trở về lại Seattle. Tất cả đi và về 7 ngày đêm, với bao cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời hòa cùng với bao tâm tình, bao tiếng cười rộn rã tạo thành một một cuộc du-lịch không bao giờ quên.
 Đi máy bay đến Seattle, có thầy cô Đỗ Kiểm từ Louisiana, anh chị Thiệu từ San Jose, anh chị Toàn từ DC, anh chị Cự từ New-York, anh chị Đăng từ Minnesota, anh chị Qúy từ Utah, anh chị PT Hải và anh chị Cẩm từ Texas, anh chị Anh từ Arizona, anh chị Luân, anh chị Thủ và tôi từ Orange County. Chỉ có anh chị Kim Khánh, anh chị Hứa Hồng Minh và anh Bân từ San Jose lên bằng xe lửa. Riêng anh chị Quýnh thì từ Vancouver lên Seattle bằng xe nhà. Đến phi trường Seattle, tất cả chúng tôi được bạn Quýnh và bạn Hùng đón về khách sạn Ramada Inn. Tại đây chúng tôi gặp anh chị NT Xuân (k.9) cùng 2 nguời nhà và anh chị NTCử cũng (k 9), anh chị NT Danh và anh chị NT Trí (k 10).Chiều đó hai bạn Quýnh và Hùng cùng  người nhà đưa chúng tôi đi thăm thắng cảnh vùng Seattle như chợ hoa bên bờ sông, tượng đài Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân. Tại chợ hoa, các chị dã bị cuốn hút bởi những bó hoa tươi đẹp và thơm tho, nhưng giá lại quá rẽ. Mỗi bó từ $3 đến $5, trong lúc các nơi khác giá từ $ 20 trở lên nên chị nào cũng mua hoa.
Trên đường lái xe đưa bạn bè đi thăm thành phố Seattle, bạn Hùng đã gặp đâu nói đó, từ Microsoft đến Boeing, từ Starbuck đến những cây cột điện cao thẳng. Hôm đó thời tiết quá đẹp không sớm nắng chiều mưa như mọi ngày, nên bạn Hùng lại thao thao bất-tuyệt về Bill Gate, về kỷ thuật cao, hiện đại mà gia đình bạn đã ít nhiều thừa hưởng kể từ ngày định cư tại thành phố nầy. Riêng tôi, ở Cali lâu ngày, nay được thấy đồi núi xanh, sông nước kế cận, khí hậu ôn hòa nên vô cùng thích thú. Thành thật mà nói Seattle có sức lôi cuốn đặc biệt đối với mọi người trên khắp thế giới.
Tối đến, bạn Quýnh và bạn Hùng mời tất cả đến nhà hàng ăn tối. Tại đây tôi đã gặp lại anh NT Cầu (k10} đi cùng cô con gái tên Quyên, anh Cầu cũng là bạn học của tôi từ xưa ở Quốc Học Huế, cả hai bố con cũng đi chuyến cruise nầy.Tôi cũng gặp lại anh chị NT Trị (k10) không đi cruise nhưng đến gặp bạn bè. Anh Trị là người bảo tôi xuống HQ 404 của anh để di tản, nhưng tôi không đi vì vợ con tôi không vào được Hải Quân Công Xưởng  Sài Gòn. Buổi ăn tối rất ngon và thắm tình chiến hửu. Đến 11 giờ đêm chúng tôi trở về khách sạn Ramada thì anh chị  Kim Khánh, anh chị Hứa Hồng Minh và anh Bân mới đến vì chuyến xe lửa Amtrak từ San Jose đến Seattle gặp trở ngại kỷ-thuật nên đến trể. Nhờ chị Thiệu đem thức ăn từ nhà hàng về nên mọi người đều được ăn uống no đủ để ngày hôm sau xuống tàu đi Alaska.
 Ngày 13-9, theo lịch trình “check in” từ 12:00 PM-3:00 PM.
Chúng tôi lần lượt xuống bến tàu do anh Hùng và anh Quýnh dưa xuống. Chỉ một giờ sau mọi thủ tục xong xuôi và mỗi người được phát một thẻ mới hay gọi là ”Bùa hộ mạng” Thẻ nầy dùng để  ra vô tàu khi tàu cặp bến hay mua sắm các thứ trên tàu, chỉ trừ kéo máy (casino) là dùng tiền mặt.Có thẻ rồi chúng tôi chỉ việc lên tàu đi kiếm số phòng đã ghi trên “Boarding Pass”. Hành lý kéo theo hoặc gửi cho nhân viên đưa lên phòng.Khi đã lấy hành lý và tìm được phòng ngủ, việc kế tiếp là đi ăn. Lúc nầy chúng tôi lại gặp thêm anh chị Quân và anh chị Thiều (k12) cùng thân nhân đi theo. Như vậy trong chuyến đi cruise Alaska này, gia đình Hải Quân và thân nhân có trên 50 người gồm các khóa 9,10,11,12, và đặc biệt có thầy cô Đỗ Kiểm, khoá 3 Brest (Pháp) nguyên hiệu-trưởng trường sinh- viên sỉ quan khóa 11/Hải Quân Nha-Trang.Tôi và bạn Bân ở chung một phòng vì tôi đi một mình mà bạn Bân đang “available’’ nên hai người có một giường lớn ‘Queen bed’. Bạn Kim Khánh ở kế bên vào thăm thấy một giường, ngạc nhiên hỏi:
-     Bộ hai cụ ngủ chung một giường hả"
Tôi trả lời:
-Thì hai đứa tôi lúc nào cũng là ‘partner’ mà.
Cụ K Khánh cười:
-Tôi biết từ khuya rồi. Nhưng hai cụ tối mà ôm nhau ngủ như vậy không được đâu, người ta cười chết!
Tôi liền hỏi:
-Vậy làm sao giờ"
-Cụ gọi bồi phòng bảo nó tách cái giường lớn thành hai cái giường nhỏ rồi cho nó chút tiền tip là xong.
Tôi chưa kịp phản ứng thì cụ K Khánh ra cửa gọi ngay bồi phòng bào nó làm hai giường ngay rồi cụ nhét trong tay nó $10 tiền tip. Nó nhận tiền ra vẻ vui lắm. Tôi và K Khánh đi ra một giờ sau trở lại thấy đã có hai chiếc giường nhỏ nằm song song ở giữa có cái bàn nhỏ trên có cây đèn ngủ. Cụ Bân về phòng thấy ngạc nhiên:
-Sao lạ vậy" Làm giường mới lúc nào mà tôi không biết"
Tôi kể chuyện cụ K Khánh lại chơi và cụ giúp mình đấy. Cụ Bân gật đầu:
-Cụ K Khánh có lý, không thì bạn bè cười mình đấy.
Nhân lúc vui, tôi hỏi cụ Bân:
-Sao người đẹp của cụ đâu rồi không đem đi du-lịch cho vui"
Cụ Bân rầu rĩ trả lời:
-Thôi hãy quên đi chuyện đó.Người ta nhìn lầm, vì tưởng tôi có hai tay lái xe được còn ‘account’ thì mình chẳng có gì nên người ta rút lui thôi.
Tôi an ủi cụ:
-Lần sau cụ nhớ tìm người đẹp lớn tuổi hơn một chút, chớ người đẹp trước tôi thấy giống ca sĩ ‘mới lên’ quá!
Cả hai chúng tôi cười cho quên hết sự đời. Tôi và cụ Bân ngủ chung phòng nhưng khác giường. Có một điều khác nữa là Cụ Bân khi ngủ phải tắt đèn còn tôi ngủ mở đèn cũng được.
Tàu Star Princess khởi hành lúc 4:00PM.
 Chiếc Star Princess đóng tại Ý và hạ thủy năm 2002. Tàu cao 17 tầng (deck), dài 951 feet, bề ngang chỗ rộng nhất là 118 feet, trọng tải 109.000 tấn, vận tốc tối đa 24 knot. Thủy thủ đoàn 1150 người, hành khách tối đa 2600 người với 700 phòng có ‘balcony’,
4 hồ tắm, phòng tập thể dục và nhiều phòng dành cho phụ nử và trẻ em. Ngoài các phòng ăn buffet còn có nơi đề ăn ‘pizza, burger’ và kem nữa. Các nơi nầy phục vụ khách du lịch suốt 24 giờ và khách có thể ‘order’ trái cây và thức uống về ngay tận phòng ngủ. Tóm lại người khách được phục vụ như một ông hoàng.Trên tàu còn có các phòng ăn lịch sự mang tênÝ như Amalfi, Portofino và Capri, nên phong cách phục vụ và thức ăn cũng đều là Ý cả.  Phòng Capri là phòng mà bạn Thiệu đã yêu cầu tàu dành cho chúng tôi một góc từ bàn số 74 đến bàn số 80, và  ăn chiều lúc 5:30 PM. Giải trí có chiếu phim ở ngoài trời. Ở trong có nhiều rạp chiếu phim và trình diển văn nghệ, show mỗi đêm. Còn có phòng nhảy đầm hay hội luận ở tầng cao nhất gọi là ”Skywalker Night club”. Nơi đây cũng đã diễn ra buổi họp mặt Bảo Bình để bàn đủ thứ chuyện từ 2 giờ đến 5 giờ chiều ngày 18-9-2009  sẽ tường thuật sau.
  Ngày 14-9, Star Princess chạy vòng lên phía Bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi Canada và phải vượt 641 hải-lý để đến thành phố Ketchikan. Thời tiết lạnh, gió mạnh và biển hơi động, con tàu lắc nhẹ. Sáng dậy sớm tôi đi vài vòng quanh tàu từ deck 7 ‘Promenade’ cho đến deck 14,15. Ở deck 7 tôi gặp anh chị Danh và anh Cầu đang đi bộ. Ở deck 14 tôi gặp chị Thủ rồi chị Luân, chị Thiệu, chị Toàn đang chạy bộ và tập Tài Chi. Trong phòng ‘Lotus Spa’, anh chị Quýnh và một số các anh chị khác đang chạy máy.Tóm lại các chị lo cho sức khỏe nhiều hơn các anh. Leo lên deck 15, tôi ra phía trước thì gặp gió mạnh hất tung cái nón xuống biển, tôi bèn đi xuống phòng ăn. Đến phòng ăn buffet, nghe nói vài chị bỏ ăn, nhưng đến chiều biển êm trở lại và buổi ăn tối ở phòng Capri có mặt đầy đủ không thiếu một ai. Trong bầu không khí sang trọng và lịch sự, bạn Thiệu, đại diện khóa Bảo Bình chào mừng thầy cô Đỗ Kiểm và tất cả các anh chị hiện diện. Kế đến bạn Thiệu giới thiệu anh Luân trong ban tổ chức cùng với bạn Toàn người không phải trong ban tổ chức, nhưng đã hoạt động tích cực để giải-quyết mọi vấn đề còn tồn đọng để có chuyến đi ngày hôm nay. Riêng anh Hùng (không đi trong chuyến nầy) và anh Quýnh  được bạn Thiệu nhắc đến qua những ngày làm việc tích cực đưa đón khách xa gần về khách-sạn Ramada. Trong lúc đó những người phục vụ đem đến từng bàn, từng người bản ‘menu’ để mọi người chọn lựa và ‘order’thức ăn. Một lát sau, thức ăn được mang ra.Trong lúc ăn, anh chị Quý đứng dậy và đi đến bàn của thầy Kiểm. Mọi người ngạc nhiên, các máy hình lại hoạt động. Chị Qúy chậm rãi nói:
-Hôm nay vợ chồng tôi đến đây cám ơn thầy Kiểm, bốn mươi năm trước thầy đã có những lời nói làm ba tôi tin tưởng mà gả tôi cho anh Qúy.
Thầy Kiểm xúc-động, đứng dậy nói:
-Cám ơn anh chị Qúy, chị nhắc lại chuyện nầy làm tôi nhớ lại có một thờì tôi làm việc ở Phú Quốc.  Đúng, tôi đã làm ông mai cho anh chị.
 Tiếng vỗ tay vang lên, mọi người được dịp cười.
Câu chuyện như sau, năm 1969, bạn Quý làm hạm trưởng tàu HQ 607, được biệt phái ra Phú Quốc, lúc đó thầy Kiểm là Tư-Lệnh Vùng 4 Duyên-Hải. Khi di tuần tiểu vùng biển từ Cà-Mâu đến Rạch-Giá, bạn Qúy thường neo tàu ở đảo Tamasu, nay gọi là hòn Sơn Rái, rồi lên đảo nhậu với chúa đảo, tức ông xã Hòa mà cũng là chủ hãng nước mắm ở đây. Một thời gian sau, Quý đem lòng thương yêu cô con gái ông chúa đảo. Ông xã Hòa rất phục tài uống rượu của  Quý, nhưng vấn đề gả con gái cho Hải Quân thì ông nghi ngờ nên còn lưỡng lự. Ông xã Hoà bèn điện-thoại cho ông tư-lệnh HQ Vùng 4 về lý-lịch tên Quý này. Ông Tư lệnh trả lời ngay cho chúa đảo là: “Quý nó hiền lắm, chưa vợ con gì cả, dáng dấp có vẻ nông dân, nhưng rất nhiệt tình khi giao công việc”. Thế là năm 1971, một đám cưới lớn, giữa một chàng hải-quân với con gái chúa đảo, được cử  hành trọng-thể với một phân đội tàu PCF do Vùng 4 Duyên-Hải biệt-phái rước dâu từ Tamasu về Rạch Giá.
Thấy không khí vui nhộn, bạn Quýnh đứng lên hát bài ’Tình Nước’ một cách say sưa. Lời bài hát như xoáy sâu vào lòng mọi người làm bạn Quýnh thấy mình như đang ở đâu đó trên quê hương. Tiếp theo ‘cây hài’ khóa 11, bạn Hứa Hồng Minh đứng lên kể một câu chuyện, vừa thanh vừa tục với nhiều câu  hỏi và câu trả lời sau đó làm mọi người vừa ăn vừa vỗ tay do tài điều khiển của bạn Cẩm hô ‘vỗ tay’, ‘vỗ tay’.
 Ngày 15-9, tàu cặp bến Ketchikan lúc 6:30 AM. Đảo nầy rộng khoảng 35 dậm vuông, dân số khoảng 14 ngàn người. Đây chính là hải-cảng đầu tiên khi tàu đến Alaska. Ketchikan được biết là thủ phủ của cá hồi (salmon) vì từ năm 1912 kỷ nghệ đóng hộp đã sản xuất được 15 triệu hộp cá hồi mỗi năm. Do đó các du-khách khi đến Ketchikan thường hay mua cá hồi về ăn, nhất là loại cá hồi mặn, đã hong khói (smoked salmon). Ngoài ra cuối thế kỷ 19, Ketchikan còn khai thác vàng và đồng và sau đó đã trở thành một trung-tâm tiếp-liệu về khai-thác quặng mỏ cho toàn vùng.
 Đến bữa ăn tối, chúng tôi lại kéo nhau xuống phòng Capri. Lần nầy bàn tôi ngồi có anh chị Cử và anh chị Thủ. Qua mấy ngày ăn chung trong số 50 người tôi thấy có 3 tay này, ngồi ở đâu có tiếng cười ở đó. Tay thứ nhất là anh Cử, tay thứ hai là chị Thủ, tay thứ ba là bạn Hứa Hồng Minh. Như vậy lần nầy bàn ăn của tôi sẽ vỡ tung!.Anh Cử có biệt tài kể chuyện tiếu-lâm, thường tục nhiều hơn thanh. Hôm đó anh rủ tôi ngồi chung bàn vì anh có lận theo mấy lọn nem chua mua từ Bolsa. Nhưng bàn ngồi 6 người mà nem thì có ít thôi nên anh Cử định khi chỉ còn vài người mới đem nem ra nhậu, chắc chắn trong đó phải có bạn P T Hải.Xin nói thêm anh Cử và anh Hải là cặp bài trùng trong chuyến du lịch nầy vì khuya nào tôi cũng thấy hai anh ngồi bên quán rượu. Không ngờ chị Thủ nói tối nay co ‘show’ hay lắm phải lên sớm để dành chỗ, mọi người đồng ý ăn nhanh để lên nên anh Cử mất hứng bèn hát bài “Con Kiến cắn con Cu” như sau:
Trong tù, con kiến nó cắn con cu
Con cu nó thù con kiến
Kiến cắn cu, cu thù kiến
Kiến Cu cùng ở tù.
Nhờ hai chai rượu chát làm hứng khởi nên anh Cử cứ thế mà hát điệp khúc làm mọi người chung quanh không biết bàn nầy có chuyện gì mà vui thế. Bửa ăn tối hôm đó thật vui quá. Cũng hên, anh Xuân ngồi bàn bên cạnh có đưa cho tôi một chai xì dầu hiệu Magi và mấy trái ớt chín nên tối đó tôi cảm thấy như mình đang ăn cơm ở nhà.
  Ngày 16-9  khời hành lúc 4:30PM đi Juneau, thủ đô của tiểu bang Alaska.Tàu phải đi qua nhiều chỗ hẹp, nhiều eo biển, nhiều đảo nhỏ mới đến được một nơi có tên là Tracy Arms (cánh tay của nàng Tracy) lúc đó là 6 giờ sáng ngày 16-9.
Tôi lên deck 14 nhìn lên hai bên là núi cao với những rừng thông xanh thẳm. Eo biển có chỗ hẹp vừa đủ cho con tàu đi qua. Núi có chỗ dốc đứng với những thác nước từ cao chảy xuống  như những dải lụa trắng xóa từ trên trời buông thỏng xuống. Hai bên tàu có những tảng băng với nhiều hình thù lớn nhỏ khác nhau đang từ từ trôi ngược con tàu. Mọi người có mặt trên tàu lúc đó đều háo hức bấm máy lia lịa. Tôi chạy xuống deck 5 và ra sau lái để tận mắt nhìn các tảng băng kỳ dị mà đời tôi chưa bao giơ được thấy. Thình lình có một cô Mỹ trắng đến xin phép chụp hình tôi. Tôi nghĩ chắc cô ta cũng là du khách như tôi nên vui vẻ đồng ý. Chiều về có bạn bảo tôi có hình khi tàu qua  eo biển Tracy Arms. Tôi ngạc nhiên đến xem thì đúng là hình mà cô du khách chụp khi sáng sớm. Thật ra cô đó không phải là du khách như tôi tưởng mà là nhân viên chụp hình trên tàu để bán cho du khách. Tôi thầm cám ơn nhờ cô ta mà tôi có một tấm hình để đời.
Tàu tiếp tục chạy và đến Juneau lúc 2 gìờ chiều cùng ngày. Tour di Juneau đã được bạn Toàn mua và đưa cho mọi người lúc vừa mới lên tàu. Bạn Thiệu hẹn mọi người  có mặt ở deck 5 và deck 6 lúc 2 giờ 30 để cùng đi ra tàu rồi lên xe bus. Nhưng vì xuống trể nên tôi phải chạy cho kịp các bạn thì gặp bạn Bân đang đứng trước đầu xe bus, bảo tôi lên ngay vì cả xe chỉ còn đợi một mình tôi. Lên xe, liếc nhìn tôi thấy 10 người phe ta như thầy cô Kiểm, anh chị Thủ, anh chị Toàn, Bân và tôi. Vì ngồi rãi rác nên mọi người chỉ biết im lặng nghe mấy ông Mỹ cười rộ khi cô tài xế kiêm hướng dẫn viên du lịch nói đùa một câu gì đó.Như vậy người ta cười thì kệ người ta, mình ngồi im kệ mình, không ke.  Xe bus dừng, nhóm mười người đi theo mọi người đến gần hồ Mendenhall phía trên có thác nước trắng xóa.Tại đây bạn Cẩm đi xe bus trước có chụp được hình con gấu đen đang lội dưới suối. Đúng bạn Cẩm có biệt danh ‘cá heo’ nên làm cái gì cũng lẹ hơn người ta. Chúng tôi lại theo đoàn người leo lên trung tâm Mendenhall Glacier để xem video về đời sống của loại cá hồi. Cá hồi có nhiều loại sinh ra lớn lên từ suối nước ngọt lớn lên đều ra biển, một thời gian từ 3 đến 5 năm đoàn cá hồi lại lội ngược dòng về nơi đã sinh ra để đẻ trứng rồi chết ở đó.  Đoàn cá hồi con lại tiếp tục chu-trình như mẹ nó.Người ta nói cá hồi sinh ở đâu thì về ở đó mà chết. Tại sao cá hồi lại biết được nơi mình sinh ra mà về" Đó là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Người ta nói cá hồi đánh hơi được mùi cỏ cây, mùi đất cát cũng như mùi nước nơi mà nó đã sống nhiều năm trước khi ra biển rộng.Viết đến đây  tôi xin trích một đọan trong bài thơ “ Cá hồi vượt sóng”mà tôi vừa đọc được cùa Nguyên Nhung:


Dầu một đời cá vẫy vùng bốn bễ
Vẫn nao nao một chốn để quay về
Giữa biển xa u uất một dòng sông
Sóng vỗ sóng bạc đầu vì thương nhớ
Trong lau lách chim kêu trời báo tử
Đá ngậm ngùi bật khóc giữa hoang vu.
Cũng thật ngậm ngùi khi đoàn cá hồi Bảo Bình rủ nhau đi tàu để nhớ lại sông biển ngày xa xưa và để nối lại vòng tay với bạn bè các khóa khác nhất là thầy cô Kiểm gần 50 năm mới gặp lại.
Xem xong đời sống của cá hồi mọi người theo xe bus trở về lại thành phố Juneau. Nhóm của tôi còn lại anh chị Hải, anh chị Thủ, tôi và Bân.Tôi và Bân đi dạo phố một vòng rồi theo ‘shuttle’ mà về tàu. Anh chị Thủ đi về sau còn anh chị Hải thì đi lạc đến 8 giờ tối mới về tàu lý do không theo ‘Shuttle’ mà đi bộ. Đi một lúc không tìm được lối ra, chị Hải hỏi anh Hải:
-Anh Hải ơi! Sao không thấy lối ra bến tàu đâu cả"
 Anh Hải nghiêm nghị trả lời:
-Em đừng lo, có anh đây.
Một lúc sau đi hoài vẫn chưa thấy tàu. Chị Hải mới than:
-Anh Hải ơi! Em mệt quá rồi!
Anh Hải lại ra lệnh:
-Follow me!
Chị Hải tiếp tục theo  chân anh Hải. Một lúc sau gặp một toán người Tàu cũng đi lac. Cuối cùng tất cả quay trở về bến xe bus rồi lên ‘shuttle’ về tàu. Bạn Thủ nói anh chị Hải mệt và sợ đến nổi tối đó không ăn gì cả. Anh Hải chỉ uống hai ly cà phê để lấy lại tinh thần. Nhưng vì uống cà phê nhiều quá nên đêm đó anh không thể nào chớp mắt. Câu chuyện nầy có thật, nhớ lại không khỏi bật cười. Anh chị Hải quả thật là một cặp vợ chồng lý tưởng.Người ta nói anh Hải đẻ bọc điều là phải.
 Ngày 17-9. Tàu khởi hành đi Skagway lúc 10:00PM. Con tàu đi xuống một đoạn rồi vòng lên theo hải lộ Stephens, hải lộ Lynn, rồi cuối cùng đến Skagway lúc 6:00AM. Skagway là thành phố đông dân cư nhất của Alaska (20,000 dân). Thành phố cò nhà bưu điện, nhà thờ và một tờ báo. Từ năm 1900, Skagway là thành phố có đường xe lửa và hải cảng trong 80 năm. Đến năm 1982 đường xe lửa bị đóng và đến năm 1988 chỉ mở lại vào mùa hè mà thôi. Du lịch là nguồn lợi chính của thành phố nầy. Hằng năm Skagway đón tiếp hơn một triệu du khách đến thăm viếng.
Buổi sáng chúng tôi rời tàu lúc 8 giờ để thăm viếng thắng cảnh ”Yukon Scenic Railway”. Toàn thể 30 người lần lượt lên toa xe số 258 mà các bạn gọi ”toa xe Bảo Bình”. Đây là đoàn xe lửa của một trăm năm trước đưa người đi khai thác vàng. Đếm lại còn thiếu 4 người nữa. Vợ chồng PT Hải lò tò lên sau bị chọc quê và bị hiệu trưởng Đỗ Kiểm phạt 8 củ, bớt xuống còn 4 củ, sau bớt còn 2 củ treo mà thôi.Vợ chồng Duy Anh đến sau cùng cũng bị phạt 2 củ treo. Bà xã Duy Anh nói lớn: “Ông Anh nhà tôi treo củ đã nhiều năm rồi!”.Có tiếng bạn Đỗ Cẩm: ” Đề nghi phạt treo bạn Anh  vĩnh viễn”.Cả toa tàu cười như ong vỡ tổ. Đoàn tàu bắt đầu chạy, các anh chị vừa xem phong cảnh hai bên vừa chuyện trò không dứt. Bạn Hứa H Minh kể chuyện tiếu lâm về tù cải tạo, về thăm nuôi chồng trong tù, chị Toàn kể về người ‘ Hà Lội’ mà chị đã có lần về thăm quê hương.Thầy cô Đỗ Kiểm cũng vui cười thỏa thích như mọi người .Cô Kiểm kể về kéo máy trên tàu lần nào cũng thua, nên đã đóng góp tiền điện cho tàu hơi nhiều. Chị Thủ là một tay ‘marketing’ thứ thiệt nên ăn nói lưu loát, lại còn biết ngâm thơ, nhưng chưa có dịp trổ tài.Chị Cẩm và chị Hải bên Texas thì nhỏ nhẹ, âm thầm nhưng bí mật. Bất kỳ buổi gặp mặt hay họp khóa lần nào hai chị cũng đều có quà cho người nầy hay người nọ.Nhìn chị Cẩm đã biết ngay chị là mẹ của mấy đứa con của cụ Cá Heo Trần Đỗ Cẩm.Vì áo quần  chị  mặc không có hình mỏ neo thì hình cá heo. Chị cũng là người sưu-tầm  mũ nón đủ loại đủ kiểu từ nón hải quân cho đến nón của mấy bà đầm bên Tây, thời-trang thì từ Ấn-độ cho đến xứ Nam Dương xa tắp vv….vv….. Chuyến xe lửa chở gia-đinh Bảo-Bình đi và về khoảng 3 tiếng. Rất tiếc chỉ ngồi trên toa xe ngắm cảnh mà thôi, nên ‘tour’ nầy không hay lắm. Xuống xe thì trời đổ mưa, gió lạnh nên ai nấy cũng cố đi nhanh về tàu chứ không không đi dạo phố để shopping như hai lần trước.Các hàng hóa ở đây phần lớn là vàng, bạc, đá quý và một số áo quần, giày dép, nón mũ và áo lạnh bằng da thú. Giá cả khá rẻ nhưng nhìn kỷ đều “made in China”.
Về đến tàu, găp anh Cử, tôi hỏi:
-Đi hết Alaska rồi đó.Anh cảm thấy thế nào"
-Đẹp thì không nơi nào bằng, nhưng buồn quá.Xứ gì mà lạnh và mưa gió suốt ngày như thế chắc ở lâu tôi đào ngủ mất!
-Anh còn trong quân ngủ nữa đâu mà đào ngủ"
-Không đào ngủ thì trốn về Bolsa cũng thế thôi.Nói rồi anh cười ha hả.
Gặp chị P T Hải, anh Cử đề nghị.
-Chị Hải ơi! Buồn quá. Chiều nay tôi bắt cóc thằng Hải nghe!
-Được, nhưng uống vừa vừa thôi nghe anh.
 Chiều 17-9 tàu khởi hành đi Victoria lúc 5:00 giờ chiều. Ngày 18-9 tàu hải-hành bằng cách đi xuống Lynn Canal rồi theo hải trình vòng phía ngoài để thâu ngắn hải-lộ từ Skagway về tới Victoria chỉ còn 740 hải lý mà thôi. Chiều hôm đó bạn Thiệu thông báo cho tất cả BB biết sẽ có một cuộc họp bỏ túi tại ”Sky walker” trên tầng cao nhất của Star Princess, từ 2 giờ đến 5 giờ chiều. Tất cả đều ăn mặc ‘formal’ để có thợ lên chụp hình làm kỷ-niệm, cũng như để tham dự bữa ăn tối theo thủ-tục của tàu. Đúng 2 giờ chiều, thầy cô Kiểm và tất cả đã có mặt với áo quần đẹp, nhất là các chị người nào cũng như tài tử cinê. Lại có nhân viên phục-vụ sẳn sàng cà phê, bánh ngọt tiếp đãi các anh chị như thượng khách. Mở đầu bạn Thiệu lên nói qua chương trình cuộc họp mặt gồm có các phần như sau:  điểm danh ai còn ai mất, phần chuẩn bị ngày kỷ-niệm 50 năm BB, phần phát biểu của NT Đỗ Kiểm, phần phát biểu của các bạn cũng như văn nghệ cây nhà lá vườn. Sau cùng là chụp hình lưu niệm.
Bắt đầu bạn Thiệu nói về bạn Mai Quang Nẫm đang bệnh nặng ở Denver, bạn Hoa Em ở San Diego, bạn Hưng và buổi gặp mặt bạn Hưng tại nhà Thiệu ngày 4-10 sắp tới.Tôi nói về các bạn Thành, bạn Nguyên ở Pháp và bạn Sắc ở Đức.Riêng bạn Nguyễn Tường thì chưa tìm ra. Bạn Thiệu trước đây có biết bạn Tường bán vé số ở Sài Gòn có vợ là một dược sĩ mà bà dược sỉ nầy có họ hàng với niên trưởng Bùi Hửu Thư. Thầy Kiểm cũng có liên lạc với niên trưởng Thư và hỏi về NguyễnTường thì được NT Thư trả lời lâu lắm cũng không được tin tức gì về Nguyễn Tường cả nên  không biết nay Tường ở đâu. Bạn Kim Khánh nói về chị Lộc và bạn Quỳnh Voi. Bạn Hứa H Minh nói về Nguyễn Tấn Đơn trước và sau khi mất.Còn một người nữa, Ngô Tấn Quanh nghe nói đang ở Úc, nhưng chưa có ai gặp cả.
 Bạn Thiệu tiếp tục nói về ngày kỷ-niệm 50 năm BB năm 2011 mà ngày giờ, địa điểm, ban tổ chức sẽ do đa số quyết định sau. Riêng làm một cuốn Niên Giám nữa như cuốn Niên Giám 2001 thì không cần thiết vì có làm chưa chắc đã hay bằng. Vấn đề còn lại là hỏi ý-kiến tất cả BB xem có nên làm một “Tuyển Tập Bảo Bình”trong đó mọi anh chị đều tham gia góp bài vở hay làm một”Sách Lưu Niệm”trong  đó ngoài bài vở còn dành cho mỗi người một trang hình ảnh. Tiếp theo là thầy Đỗ Kiểm lên phát-biểu. Thấy khen ban tổ-chức cuộc du lịch Alaska, thầy cám ơn tất cả anh chị em BB đã ân cần tiếp đón thầy cô một cách chân tình. Thầy cũng hảnh diện đã tham gia huấn-luyện khóa đệ nhất Bảo-Bình mà sau nầy trong quân đội cũng như ngoài đời đã có những nhân vật tên tuổi. Thầy tâm sự đêm qua đang kéo máy thì bị cô đuổi về để làm thơ. Nhờ đó thầy đã làm một bài thơ tựa đề “Đoàn cá hồi Bảo Bình”:
Nhóm Bảo Bình già vốn chịu chơi
Tình xưa nghiệp cũ nhớ chưa nguôi
Theo chồng viếng lại vùng sông nước
Rũ bạn thăm về chốn biển khơi
Bảy tối ca bài đời một kiếp
Tám ngày hát bản thế hai thời
Bạn hiền vợ qúy, lòng thanh thản
Sưỡi ấm bên nhau rộn tiếng cười.
Bài thơ rất có ý-nghĩa thích hợp với chuyến du lịch Alaska. Bên cạnh thầy là cô vẫn còn dáng dấp một nử-sinh trường đầm năm nào.Thầy nay đã gần 8 bó nhưng vẫn tráng kiện, da thịt hồng hào, tay chân vẫn còn cứng cáp nhờ luyện khí công mỗi ngày.
 Tiếp theo là NT Huỳnh Hửu Cầu tuy không phải là BB nhưng anh đã tham-dự và xin lên để tiết lộ một câu chuyện chưa bao giờ được ai nói. Anh kể lúc vào tù cộng sản sau năm 1975 anh có đem theo một quyển Thánh Kinh, không phải anh theo đạo công giáo mà vì anh muốn đem theo để trau dồi tiếng Anh lúc rảnh rỗi. Nhưng việc đem Thánh Kinh vào trại đối với cộng sản là một điều cấm kỵ. Nếu bắt được người tù sẽ bị phạt nặng mà còn bị quy kết nhiều tôi khác nữa. Thế mà quyển Thánh Kinh vẫn còn như một phép lạ. Người giúp anh Cầu giữ cuốn Thánh Kinh nầy không ai khác là bạn Hứa Hông Minh lúc đó ở chung phòng giam với anh Cầu. Ở trại tù,theo thông lệ cứ mỗi lần chuyển trại tất cả đồ đạc của người tù được mang ra sân để cán bộ đến kiểm soát xem có cái gì cất giấu ngoài quy định của trại hay không. Cứ mỗi lần lục soát như vậy, anh Cầu lại đưa quyển Thánh kinh cho anh Minh cất, anh Minh giấu quyển Thánh kinh trong bụng khi cán bộ đến lục soát thì anh chỉ biết cầu xin Chúa bịt mắt tụi nó lại nhờ vậy mà tụi nó đã không thấy và cuốn  kinh được an toàn. Anh Minh cũng lên xác định đều anh Cầu kể là xác thực. Anh Minh còn kể thêm có lần anh Cầu đã nhường phần ăn cho anh vì phần ăn của anh bị ăn cắp. Sau nầy ra trại anh Cầu đã theo đạo. Câu chuyện đã làm mọi người suy nghĩ nhiều.
 Kế đến anh Bân, người mà sau nầy thường là  ‘partner’ của tôi một khi khóa có tổ chúc đi chơi chung. Anh Bân là một sỉ quan Hải-Quân nhưng gốc là thiếu-sinh-quân Vũng-Tàu.Năm 1969 anh làm việc ở V1DH Đà-Nẳng, trên đường đi ngang chợ Cồn, xe jeep của anh bị VC thẩy vào một trái lựu đạn, lựu đạn nổ, người tài xế chết, anh bị mất một bàn tay phải. Năm 1972 vợ anh sanh khó và cả mẹ lẫn con đều chết. Từ đó đến nay anh sống với người con trai đầu.Hiện anh có 1 trai và 2 gái cùng 1 cháu nội và 3 cháu ngoại. Hôm nay anh Bân lên trình bày một việc mà anh còn nhớ mãi khi lái tàu đi vượt biên năm 1983 tại Nha-Trang. Để chuẩn bị chuyến đi, anh đã tự làm một la bàn tuy không chính xác nhưng tạm dùng được. Chiếc ghe anh lái khoảng 60 người. Khi ra hải phận được ba ngày thì chiếc ghe vô nước vì quá tải, may lúc đó có một chiếc ghe khác trôi lềnh bềnh gần đó, trên ghe không có người nhưng còn đủ dầu, nước ngọt, có lẽ ghe nầy đã bị bỏ lại sau khi được tàu lớn cứu vớt, anh ra lệnh chia hai số người qua chiếc ghe đó. Cuối cùng cả hai ghe đều đến đảo an toàn. Câu chuyện anh kể hôm nay sẽ góp phần vào hồ sơ thuyền nhân VN trốn chạy bạo quyền cộng sản.
Sau cùng là phần văn nghệ cây nhà lá vườn do các ca sỉ  ‘đang lên’ của BB trình bày. Bài hò nầy do chị Cẩm sáng tác và được chị Thủ, chị Qúy cùng tất cả các anh chị ngồi dưới phu theo vỗ tay. Bài hò tên “Dô ta là hò dô ta”:
Thương em Phấn mấy núi anh Báu cũng qua-Dô ta
Mấy sông anh Báu cũng lặn-Dô ta
Mấy đèo anh Báu cũng leo-Dô ta là hò dô ta
Dốc Biển cao thì mặc Dốc Biển cao-Dô ta
Anh Báu còn sức thì cũng cứ leo-Dô ta
Anh Báu không lo làm sứt cái mỏ neo-Dô ta
Đã có em Phấn giúp anh hàn lại-Dô ta
Xong tiếp tục leo lại với trèo-Dô ta là hò dô ta
Biết nói gì hơn, vợ chồng tôi xin chân thành cám ơn chị Cẩm, chị Thủ, chị Qúy và tất cả gia đình Bảo Bình.
 Ngày 19-9, tàu đến ngoài khơi thành phố biển Victoria, B.C. Canada lúc 5:00PM. Tôi lên deck 15 ngắm nhìn thành phố. Trời trong xanh, gió Bắc thổi nhẹ, biển cấp một. Từ xa với mắt thường tôi thấy một cầu tàu dài như đang chờ đợi. Trong lúc đó một chiếc  ‘cruise ship’ màu trắng giống như chiếc Star Princess cũng đang từ từ tiến vào cảng Victoria và cặp phía bên hửu của tàu. Tôi nghĩ chiếc Star Princess sẽ cặp phía bên tả của tàu cách dể dàng. Một chiếc tàu nhỏ màu trắng từ bờ tiến ra tàu Star Princess và có lẻ người hoa tiêu bước lên tàu để đưa tàu vào bến. Nhưng đợi mãi, tàu vẫn chạy tới, rồi chạy lui cho đến hơn 6 giờ thì nghe tàu thông báo hủy bỏ cặp cầu Victoria vì thởi tiết xấu. Tôi thất vọng và không tin lời giải thích đó và có lẻ nhiều người trên boong tàu lúc đó cũng thất vọng như tôi. Có lẽ có nhiều lý do khác mà mình không biết.Tôi ngẩn ngơ nhìn lại quang cảnh chung để tìm lại những cảm giác xưa khi tàu về bến, đó là nỗi vui khó tả của người thủy thủ khi chờ chiếc cầu thang hạ xuống cầu tàu.Bây giờ cũng vậy nên tôi đành thẩn thờ nhìn trời mây mà quên đi bữa ăn tối tại phòng Capri làm bạn Thiệu, K Khánh đi tìm khắp nơi mà không thấy. Tôi cũng rất tiếc không tham dự buổi ăn tối nầy mà cũng xem như bửa ăn từ giã. Đến 8 giờ tối tôi lại gặp chị Thiệu ở phòng trình diễn văn-ghệ,mới biết buổi ăn tối các anh chị vui lắm.Anh Cự biệt danh nước mắm, anh Quýnh biệt danh cá sơn, anh Minh biệt danh xì dầu đều lên hát.Tất cả đều như trẻ lại, quên hết tuổi già và quên hết quá khứ.
Về phòng nằm một lúc, tôi lại lên phòng ăn Buffet, lúc đó đã 11 giờ đêm, tôi thấy chỉ còn anh chị Đăng đang ngồi. Tôi lấy một ly cà phê đến ngồi bên anh chị để góp chuyện. Phòng đã vắng khách ăn uống, chì còn mấy cô, mấy cậu phục vụ lui tới. Tôi thấy chị Đăng lấy mấy cái khăn tay để trên bàn xếp mấy con thú như chim, cá, hoa. Bàn tay chị thoăn thoắt một lát là ra ngay một con thú. Tôi phục tài chị. Một lúc sau mấy cô cậu phục vụ đến đứng quanh bàn nhờ chị Đăng dạy cho cách xếp. Để xếp cho đẹp, họ mang giấy đến cho chị và vui vẻ học.Khuya rồi tôi về lại phòng ngủ để thu xếp hành lý chuẩn bị sáng mai rời tàu, không biết anh chi Đăng còn ngồi lại đó bao lâu nữa. Ngày 20-9, tàu cặp cầu Seattle, USA lúc 7:00AM. Tôi cùng anh chị Cẫm, anh chị Quýnh rời tàu lúc 9 giờ sáng và được anh Quýnh đưa về Vancouver. Đến 12 giờ trưa, chúng tôi về nhà anh chị Quýnh và một tiếng sau đó được chị Quýnh cho ăn  cơm và rau dền luộc chấm nước tôm đánh, tráng miệng với trái mận tím. Tất cả rau trái đều do anh chị Quýnh trồng trong vườn. Chiều lại đi thăm thác Multnomah.Tối hôm đó chúng tôi lại gặp các bạn Hải Quân và gia đình ở vùng Oregon tại nhà hàng Thái Bình do anh Nguyễn Trọng Thu, hội trưởng hội Hải Quân vùng Oregon mời. Hôm sau bạn Quýnh đưa anh chị Cẩm ra phi trường Oregon và lại tiếp tục đưa tôi đi thăm đập Bonneville là nơi nuôi cá hồi và nhiều loại cá khác. Ngày hôm sau 22-9 bạn Quýnh lại đưa tôi ra phi trường Oregon lúc 2:30 chiều và tôi về đến Cali lúc 7 giờ tối cùng ngày.Chuyến du lịch Alaska và cuộc thăm viếng vùng Bắc Mỹ lần đầu tiên nầy đã tạo cho tôi nhiều cảm xúc, nhiều ý nghĩ khác nhau vể con người và thiên nhiên. Tôi đã nói với các bạn ở vùng này rằng, các bạn thật may mắn và hạnh phúc hơn chúng tôi vì các bạn có được tuổi già ở một nơi mà thiên nhiên ưu-đãi tuyệt-vời như vậy.Cám ơn tất cả đã cho nhau những ngày vui như hồi còn trẻ.
Tam Giang Hoàng Đình Báu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.