Hôm nay,  

Kỷ Niệm Năm Thứ 20 Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ: ‘...gorbatchev Quả Thật Là Một Vĩ Nhơn...’

10/09/200900:00:00(Xem: 6152)

Kỷ Niệm Năm Thứ 20 Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ: ‘...Gorbatchev Quả Thật Là Một Vĩ Nhơn...’

Bức tường Berlin.


Phan Văn Song


Lời mở đầu:
Tuần tới tại Paris, 13/9/2009, các anh Lm Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo sẽ ra mắt Cộng đồng Paris tập DVD Tội Ác Hô Chí Minh. Tội ác Hồ Chí Minh, tội ác của một con người " Tội ác một chủ thuyết " Con người cộng sản bắt buộc phải ác " Vì Cộng sản nên phải  ác " Phải làm ác, vì là Cộng sản "... Hay tại hắn gian hắn ác là do bẩm sanh. 
Không trả lời được,. ...!«...Gặp thời thế thế thời phải thế " vế 2 của câu trả lời của Tướng  Nhà Quang Trung Ngô thời Nhậm đối với vế 2 của câu nói của Tướng Nhà Nguyễn Đặng Trần Thường «... Trong trần ai ai dễ biết ai»  là một kiệt tác văn học, có thể áp dụng được với  trường hợp với tay ác quỷ  họ Hồ  được không "
Không bắt buộc. Để chứng minh và để đón tiếp và để cám ơn quý anh Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo, tôi xin viết về Mikhai Borbatchev. Quý vị ai cũng biết Gorbatchev là vị Tổng Thư Ký, nói theo từ Cộng sản là Tổng bí Thơ cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Bang Sô Viết. Gorbatchev là người Cộng sản. Nhưng vào năm 1989, khi khối Đông Âu gặp khủng hoảng, Gorbatchev từ chối không cho xe tăng và Hồng quân vào tiếp cứu các nước chư hầu. Trước Gorbatchev Nikita Kroutchev, người đã có công hạ bệ Staline, cứu Liên Sô khỏi thần tượng độc ác của một con ác quỷ, nhưng khi Xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn vẫn không ngần ngại đổ máu,  cho xe tăng cán dẹp những chiến sĩ dân chủ ở Budapest ...
Cũng là người Cộng sản đó, cũng có uy quyền đó; nhưng khi « Gặp thời thế thế thời phải thế »  Gorbatchev vì bản chát  là con người hiếu hòa, vì bản chất là con người yêu quốc gia hơn yêu xã hội chủ nghĩa nên lựa chọn giải pháp ôn hòa, giải phóng cho hàng triệu dân thoát khỏi ách cộng sản.
Chừng nào có một người Việt nam thật sư yêu nước !
Vài chục năm trước, xe Tăng Liên Sô đã dầy xéo, dẹp trong biển máu dân chúng  biểu tình Dân chủ ở Budapest (Hungary) và Praha (Tiệp Khắc). Nhưng tại sao, vào mùa Hè 1989, Kremlin nhứt định không can thiệp ". Ấy là do  quyết định của Mikhail Gorbatchev.
Moskva, mùa Xuân năm 1989, ngày 21/01, Mikhail Gorbatchev đang chủ tọa buổi họp của Bộ chánh trị Đảng Cộng sản Liên Sô. Chương trình Nghị sự: tình hình ở Đông Âu, từ Warszawa đến Budapest, thế giới cộng sản xã hội chủ nghĩa đang trên đường tan rã. Ông chủ nhà phải quyết định gì đây, ông có cần phải đập bàn, vỗ bàn không " Có cần phải biểu, ra lệnh các nước chư hầu đệ tử phải dẹp loạn không " ... Không. Và chẳng những không môt lời la mắng, Michail Gorbatchev còn tuyên bố, xanh dờn : «  Nhơn dân của các bạn Đông Âu thường dò hỏi xem thái độ của Liên Sô. Nếu họ biết được, họ chỉ cần ráng kéo thêm một chút nữa, là sợi giây liên hệ giữa chúng ta sẽ đứt ». Nghĩa là nếu họ tiếp tục (xuống đường đòi Dân chủ ) Liên Sô sẽ ... không làm gì hết. Và Lịch sử đã trả lời: một năm sau, Âu Châu đã vứt bỏ được Chế độ Cộng sản, và điện Kremlin không làm gì hết.
Thật là một chuyện hi hữu, chưa từng thấy trong suốt lịch sử Đảng Cộng sản thế giới. Chưa bao giờ một đế quốc, một đế quốc độc tài như đế quốc độc tài Cộng sản có thể tan rã  trong một thời gian rất ngắn, mất tất cả tài sản sự nghiệp mà không hao một giọt máu, không tốn một viên đạn như vậy !Tại sao " Bộ Chánh trị Liên Sô năm ấy, cách đây vừa đúng 20 năm, có thể vứt bỏ tất cả một vùng Đông Âu rộng lớn, một vùng đã làm  trái độn để khỏi trực tiếp chạm trán với NATO, địch thủ từ 4 chục năm nay, mà không cầm cự hay  bắn một viên đạn nào "
Ngày nay, nhờ những tài liệu được giải mật của Foundation Gorbatchev và của National Security Archive, người ta có thể biết được những bề trái của những dữ kiện lịch sử năm ấy.
Khác với Hồ Chí Minh, một  người mưu sĩ độc ác; Mikhail Gorbatchev là người hiếu hòa:
Lý do thứ nhứt là do bản chất ôn hòa của con người Gorbatchev. Trong suốt 6 năm cầm quyền chưa một lần sử dụng quân đội để xâm phạm chủ quyền các nước Đông Âu. Ngay từ năm đầu 1985, khi Gorbatchev vừa nhận quyến, ông đã tuyên bố thẳng thừng một cách lộ liễu với các vị lãnh tụ của toàn khối Đông Âu: « Quý vị chớ trông cậy vào xe tăng của chúng tôi để giữ quyền lực và chế độ của quý vị ». Vài  tháng sau, một cách gián tiếp hơn khi ông viết trong một bản báo cáo của Bộ Chánh trị  về tình hình nội bộ Đông Âu, vào tháng 7 năm 1986 :  « Những phương pháp đã sử dụng để dẹp Mùa Xuân Praha năm 1968 và cuộc nổi dậy ở Budapest năm 1956 là những sai lầm rất tai hại ».
Vị Tổng Bí thư  thứ 7, và cũng là vị cuối cùng, của Đảng Cộng sản Liên Sô, đã tức khắc từ bỏ không theo con đường của chủ thuyết Brejnev, chủ thuyết « chủ quyền hạn chế – la souveraineté limitée ». Cũng vì nhơn danh chủ quyền hạn chế ấy, mà các xe tăng của Nga đã, trong vòng cả chục năm trước, đè bẹp mọi suy nghĩ « tự chủ », trên các thủ đô của các quốc gia chư hầu để lập lại «xã hội và trật tự xã hội chủ nghĩa», mang hận thù đến các dân tộc bạn, và sự nguyền rủa của thế giới văn minh. Và vị Tổng Bí Thư, thủ lãnh Điện Kremlin sẳn sàng biến lời nói mình thành hành động.
Hè năm 1989, khối Đông Âu đang bắt đầu rạn nứt: Hungary bắt đầu hé mở bức màn sắt, dân chúng Balan bầu một vị Thủ tướng không cộng sản, hai lãnh chúa cộng sản  độc tài của Roumany và Đông Đúc, Ceaucescu và Honecker đang gặp khó khăn vì bọn « phản cách mạng »  có thể hạ bệ họ. Tất cả đều năn nỉ  ông chủ nhà của Khối Cộng sản nên cho xe tăng và Hống quân đi dẹp « bọn phiến loạn chống xã hội chủ nghĩa». Và Mikhail Gorbatchev từ chối, trả lời dứt khoát: Niet ! Vì đối với  vị Giải Nobel Hòa bình tương lai nầy, một chuyện có thể  gây một sự đổ máu là một việc ông không thể chấp nhận được. Lý do là Gorbatchev là một con người hiếu hòa. Tất cả những cộng sự viên của ông đều biết tánh ông, ông không thích những việc hung dữ. Nhưng đó cũng không phải là lý do duy nhứt.


Khác với Hồ Chí Minh, chỉ biết vâng lời tuân lời các chủ nhơn ngoại lai cộng sản chủ nghĩa. Mikhai Gorbatchev là một nhà quản lý chánh trị, kinh tế và quân sự:
Một tài liệu giải mật cho ta biết được là  một bài viết rất dài của ông vế lập trường của ông về một nền chánh trị ôn hòa đối với Tây Âu. «.... Những quan hệ ngoại giao, chánh trị càng ngày càng căng thẳng, những suy nghĩ chống Liên sô càng ngày càng mạnh, có thể một ngày nào đó biến thành chiến tranh ..; cho xe tăng và Hồng quân can thiệp chỉ sẽ làm tổn hại đến tinh thần Perestroika, làm sụp đổ lòng tín cẩn của Thế giới đối với Liên sô, và cũng chẳng giúp gì cho sự trường tồn của các chế độ xã hội chủ nghĩa bạn, và cũng chẳng cản trở được những cuộc biểu tình do phong trào quần chúng nổi dậy hay cả đến những cuộc nổ súng, nếu phải có ....». Đó là lý do  thứ hai, không những Gorbatchev không thèm dùng võ lực, mà ông còn để các lãnh tụ chư hầu, đệ tử của Liên sô tự do quyết định. Kể cả khi Tây Đức quyết định mở Bức Tường Bá Linh: «  Dân chúng các anh muốn đi  về đâu và đi thế nào : đó là việc của các anh, tôi sẽ không cản trở. Tôi cũng không cản trở, kể cả khi mấy anh đến năn nỉ tôi ». Gorbatchev không muốn cứu Đông Âu, mặc dù Đông Âu là con đẻ của Hồng quân, cũng tại lý do quân sự: vị Tổng Bí Thơ cuối cùng nầy thấy rằng  Đông Âu không còn là cái hàng rào chiến lược cản bước  NATO nữa, vì ngày nay các tên lữa liên lục địa tầm xa của Mỹ,  sẽ vượt dễ dàng hàng rào cản Đông Âu để đánh thẳng vào Moskva. Vả lại thương thuyết với Tổng Thống Ronald Reagan để hạn chế võ lực nguyên tử sẽ có lợi và ít tốn tiền hơn nhiều.
Còn lý do kinh tế nữa. Đông Âu là một gánh nặng cho Liên sô. Ngày 10/3/1988, ông nói trước Bộ Chánh trị «... Giúp đở các nước bạn tốn kém 41 tỷ tiền roubles hằng năm ... tình trạng kinh tế hiện tại của chúng ta khó có thể chịu đựng lâu dài mãi được ». « ... Từ hai năm nay, với giá dầu thô bị giảm, chúng ta mất khoảng 40 tỷ roubles, vì cấm bán vodka cho dân (bài trừ tình trạng say sưa), chúng ta đã thất thu  38 tỷ, cộng với nhà máy nguyên tử Tchermobyl nổ thiệt hại khoảng 8 tỷ...  Kết luận chúng ta thất thu, nợ nần gần 130 tỷ roubles... Chúng ta, tốt hơn, nên ưu tiên  lo lắng cho nhơn dân của Liên Bang Sô Viết của  chúng ta ». 
Nhận xét về Balan, vào một buổi họp với Bộ Chánh trị đầu năm 1989: «Balan đang tách rời chúng ta...nhưng làm sao đây" Balan nợ Tây Âu 56 tỷ dollards Mỹ. Với tình trạng kinh tế tài chánh của chúng ta hiện nay, chúng có thể cứu Balan được không " Chắc chắn là không rồi. Vậy thì ..». Gorbatchev không thể làm gì hơn được.  Ông  « nhường » Đông Âu cho Tây Âu. Và ông mở cửa bằng cách khuyến khích các nước Đông Âu hãy dễ dãi cho phếp dân chúng mình có quyền tự do di chuyển đi lại. Vị Thủ tướng Tây Đức lúc bấy giờ Helmut Kohl hiểu rõ tình hình, lợi dụng thời cơ, bằng những lời hứa giúp đở tiền bạc, thương thuyết với Hungary và Đông Đức hãy mở Bức Màn sắt. Moskva án binh bất động. Tòa Đại sứ Liên Sô ở Berlin báo động. Gorbatchev trả lời:  « Việc ấy là quan hệ giữa Tây Đức và Đông Đức, không ăn thua gì với chúng ta cả ».
Gorbatchev còn thấy xa hơn nữa .  Tây Âu  xích gần và có thể chiếm Đông Âu" Gorbatchev không ngại, mà còn mong muốn nữa. Theo ông, sự sống còn của một chế độ xã hội chủ nghĩa châu Âu, phải được hội nhập vàon «căn nhà chung của Âu châu». Một  quan niệm còn rất mơ hồ !  Nhưng trong đầu của Gorbatchev đã có một khái niệm về một tổng hợp, kinh tế, chánh trị, và cả quân sự thành lập một Liên Hiệp gốm có Liên Sô, Liên Âu và Đông Âu, một tổng hợp toàn diện cả lục địa Âu Châu.
Gorbatchev muốn đem cả tinh thần Brussel vào cái sơ đồ đó: tương lai của khối xã hội chủ nghĩa Âu Châu là khối thị trường chung Âu Châu (tuy chánh thức ra đời năm 1992, nhưng đã do chính Gorbatchev đã không ngừng nói đến  từ năm 1987 rồi). Ông không ngớt « khuyên nhũ » các nước chư hầu mình ráng « đi chơi và gần gủi » với cái thị trường chung Âu Châu ấy. Tại sao vây " Ông hy vọng qua các đàn em, Liên sô sẽ hưởng những phát triển kỹ thuật và như vậy có thể « hội nhập vào gia đình của một Âu Châu văn minh và tiên tiến » (Nhựt ký của Anatoly Chernyaev – đệ nhứt Bí Thơ Đảng Cộng sản Liên sô).
Khác với Hồ Chí Minh yêu Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế  đại đồng, Mikhai Gorbatchev là  con người yêu nước thật sự:
Lý do cuối cùng: Gorbatchev thật sự là người rất yêu nước . Ông không muốn giúp các nước chư hầu, dù các nước chư hầu là những nước xã hội chủ nghĩa, dù là các nước chư hầu ấy là con đẻ của Hồng quân Liên Sô, đả tốn cả vạn xương máu để chiếm. Gorbatchev muốn rãnh tay, ưu tiên lo lắng cho Liên Sô và nhơn dân Liên Bang Sô Viết. Năm 1989, suốt thời gian những lủng củng khủng hoảng ở Balan, ở Hungary, ở Đông Đức, ...những tài liệu làm việc ở Kremlin chỉ nói chuyện ở Liên Bang Sô Viết , và ở chỉ ở Liên Sô  mà thôi. Rất ít lo lắng đến Berlin, Budapest hay Warszawa : ... những vụ như Boris Eltsine được bầu vào Quốc Hội, khủng hoảng ở Georgie, biểu tình ở Ukraina .. Ngày 9 tháng 11, ngày Bức Tường Bá Linh sập đổ, Bộ Chánh Trị chỉ đang lo là các nước Cộng hòa Ukraina và Nga đang đòi ra khỏi Liên Sô.
Đối với Liên Sô, lúc bấy giờ chuyện bức tường Bá Linh sụp đổ là một chuyện nhỏ.
Nhưng đó là việc trọng đại cho Âu Châu và thế giới. Một chấn động lịch sử. Ấy là nhờ có vai trò của  Mikhail Gorbatchev.
Và Anatoly Chernyaev, Đệ Nhứt Bí Thơ Đảng Cộng sản Liên Sô  kết luận trong cuốn Nhật ký của Ông «Gorbatchev thật có công trình to như vậy; ông quả là một Vĩ nhơn, vì Ông đã nắm rõ hướng đi của Lịch sử ».
Hai năm sau, Mikhai Gorbatchev rời chức vụ dưới sự hoan hô của Âu Châu và  nhơn loại.
Viết chào « DVD Tội Ác Hồ Chí Minh »
Hồi Nhơn Sơn 5/9/2009
Phan Văn Song
(«...Gorbatchev quả thật là một vĩ nhơn...» là lời nhận xét của Anatoly Chernyaev.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.