Hôm nay,  

Tôi Là Người Việt Nam

03/09/200900:00:00(Xem: 9324)

Tôi Là Người Việt Nam

Đỗ xuân Tê
Mới đây khi nghe ông Nguyễn Ngọc Ngạn xưng mình là người Canada trên một băng nhạc mà ông thường làm MC, tôi biết thế nào cũng có lời bàn ra tán vào, cụ thể đã có bài viết của một tác giả trên một diễn đàn hải ngoại. Những điều tác giả viết thì cũng đều mang thiện ý chỉ e là cách xưng hô như vậy có thể tác động đến suy nghĩ của giới trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi về cội nguồn gốc rễ của người Việt mình chăng. Có một điểm oan cho ông Ngạn là với tư cách một nhà văn không phải ông chỉ viết ‘chuyện ma’ mà dòng văn học hải ngoại (có thời ông đã làm chủ tịch Hội) theo tôi nghĩ cần xếp ông vào vị trí cây bút rất đáng trân trọng. Tác phẩm ‘Nước Đục’, ‘Xóm Đạo’ cùng nhiều truyện ngắn truyện dài của ông đã được bày trong các thư viện Mỹ có đông độc giả người Việt lui tới, kể cả thư viện gần ngay nhà tôi. Mấy lúc sau này ông viết mang tính thương mại nhiều hơn và hình như bản thân ông không nhiệt tình cho lắm trong việc mưu tìm một chỗ đứng trong văn học Việt, mà niềm say mê trớ trêu thay lại chuyển sang vai trò người hướng dẫn chương trình của các trung tâm băng nhạc hay đại nhạc hội tại hải ngoại, mà nét dí dỏm và lời bình văn vẻ đã đưa ông trở thành khuôn mặt được nhiều người trong cũng như ngoài nước biết mặt biết tên.
Trở lại việc xưng hô thế nào cho ‘phải phép’, xét cho cùng khi phải xa quê hương, bỏ nơi chôn rau cắt rốn ra sống ở hải ngoại mỗi người có những động cơ khác nhau. Người đi dạng này, người kia diện nọ, người vì hoàn cảnh người vì miếng ăn, người thù chế độ mà ra đi, kẻ thích xứ lạ mà đi tới, người vì mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức, người vì lợi nhuận cơ hội làm ăn, cứ kể thì nó vô chừng. Nhưng mọi người đều tìm được mẫu số chung, dù có năm châu bốn biển rải rác tứ phương nhưng ‘cội nguồn vẫn giữ, giống nòi chẳng quên’. Chính đây mới là cốt lõi của vấn đề. Cái ‘căn cước’ (identity) của con người không phải chỉ dựa trên cái tên, cái nơi sanh, ngày sanh thể hiện qua tờ khai sinh, qua tấm hộ chiếu mà nó còn liên hệ đến huyết thống, màu da, di sản văn hóa, xứ sở cội nguồn, ngôn ngữ tổ tiên. Cho nên nếu cái căn cước có thể thay tên đổi họ, có thể mang quốc tịch này quốc tịch kia, có thể khi ở xứ này mai xứ khác, nhưng có hai cái được kể là thiêng liêng mà chính bản thân mỗi người không có quyền chọn lựa từ lúc mới sinh ra đời là cha mẹ và quê hương. Có người nói cha mẹ không đổi được vì phải có cha có mẹ mới có mình, nhưng quê hương  ta vẫn có quyền lựa chọn. Chẳng thế mà thiếu gì trường hợp khi hội nhập rồi thấy an cư lạc nghiệp nên đành ‘xin nhận nơi này làm quê hương’. Dù sao hai chữ  quê hương vẫn chỉ là ‘quê hương thứ hai’, một nơi chốn được kể là ‘tạm thay’ (substitution) như xứ sở tạm dung, chứ không thể hiểu là ‘thế cho’ (replacement) khi nói đến quê hương bản quán.


Thế thì tại sao có người dù da vàng mũi tẹt, dù ăn uống hàng ngày vẫn phải có nước mắm nước tương, vẫn thèm nghe giọng hò câu hát quê hương mà vẫn cứ xưng ‘tôi là người Mỹ’, ‘tôi là người Canada’, v.v... ở cái chốn hiện diện toàn là đồng hương đồng xứ, ở cái nơi mà chả cần phải dùng ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ, rồi lại nằm trong bối cảnh của một chương trình mang chủ đề chỉ nhằm quảng bá cho nhạc Việt, kịch Việt, diễn hát bằng lời Việt thông qua các nghệ sĩ diễn viên cũng người Việt" Tất nhiên người dẫn chương trình vẫn là trách nhiệm chính, một khi nói hớ ra điều gì khó mà cải chính phân bua. Trường hợp MC Nguyễn ngọc Ngạn, tôi không hẳn đồng ý cho rằng xưng hô như vậy có tác động đến suy nghĩ của giới trẻ về  cội nguồn dân tộc("), mà điều tôi băn khoăn là khi nào, nơi nào chúng ta cần xưng cho đúng cho phù hợp với cái ngữ cảnh (context) và nội dung (content) mà những người trong cuộc đều hiểu và thông cảm. Giả dụ nếu ông Ngạn nói, ‘tôi là người Canada’ rồi ông thêm hai chữ ‘gốc Việt’ thì chẳng ai nỡ bắt bẻ. Xa hơn nếu ta nói, ‘tôi là một công dân Mỹ’ thì tự nó không cần và không thể thêm cái đuôi. Cũng không thể trước một cộng đồng bạn tại một xứ sở ta đang sống lại đi xưng, ‘tôi là người Việt nam’, giả thử nơi ấy là xứ Úc thì không còn cách xưng hô nào hơn, ‘tôi là người Úc gốc Việt’.
Ngày nay ở những đất nước đa chủng, người ta có chiều hướng muốn nhận diện và trân trọng cội nguồn của những người di dân mới đến lập cư lập nghiệp, thậm chí trong các thống kê dân số, trong các lý lịch cá nhân, trong các cuộc họp mặt xã giao, việc cung cấp các dữ kiện mang tính chất chủng tộc, ngôn ngữ là điều không thể thiếu, và khi được tiếp cận chẳng ai thấy mất lòng khi có người hỏi ông, bà, anh, chị từ đâu tới" kể cả chính những người được hỏi đã hội nhập và trở thành công dân sở tại. Chẳng nói đâu xa ngay khi được bầu làm tổng thống Mỹ, ông Obama về lý lịch dù là sanh tại Mỹ vẫn được kể là vị ‘tổng thống Mỹ gốc Phi châu’ đầu tiên vào Nhà Trắng. Cái đuôi ‘gốc Phi châu’ vẫn là cái nhân tố cấu trúc cho căn cước của ông. Có điều ông rất tự hào về điều này và mới đây trong cuộc thăm viếng Ghana, một xứ Phi châu nằm ven bờ Đại tây dương, ông đã hãnh diện nói, ‘trong tôi có dòng máu Phi châu’.
Kết thúc bài viết nhân tiện xin kể một chuyện vui vui nhưng có thật về cụm từ “Tôi là người Việt nam” mà nhân chứng là người thân trong gia đình tôi. Chuyện xảy ra khoảng năm 1992, hai đứa cháu tôi vừa đám cưới xong rủ nhau đi tuần trăng mật tại một xứ nằm trong vùng vịnh Carribean (Trung Mỹ). Cảnh ở đây vô cùng đẹp, dân thì tương đối nghèo, nhưng đa phần chất phác, hiếu khách. Thằng cháu rể dẫn vợ vào một quán nước bên đường gần bãi biển. Thấy cặp tình nhân này là người gốc Á, ông chủ tiệm mới hỏi thêm gốc gác. Thằng cháu tôi mau miệng xưng ngay, ‘Tôi là người Việt nam’. Nét mặt người chủ quán trở nên rạng rỡ, ôm chầm lấy thằng cháu và la lên, ‘Lạy Chúa, lần đầu tiên tôi gặp một người Việt nam, một dân tộc anh hùng đã đánh thắng Mỹ!’ Khi mừng vui như vậy, ông vẫn tưởng thằng cháu tôi từ Việt nam sang, nhưng rất tiếc lại quá thật thà tỏ lộ cho ông biết vợ chồng nó từ...Mỹ tới. Rồi thực tình kể lể chuyện vượt biên vì không sống nổi với những người Cộng sản sau khi thắng Mỹ. Chẳng nói thì cũng đoán được tâm trạng ông chủ quán. Ông như trái banh xì hơi vì nhận lầm đối tượng. Hai vợ chồng vốn nhậy cảm xin phép giã từ để cho ông đỡ phần ngỡ ngàng hụt hẫng. Khi kể lại cho tôi nghe chuyện này, tôi có trách thằng cháu đã quá vô tình, sao không đóng trọn vở kịch để mang lại cho ông già niềm vui trọn vẹn khi ngàn năm một thuở mới được gặp một dân tộc ‘anh hùng’ bằng xương bằng thịt.
Đỗ Xuân Tê
(Tác giả hay viết VVNM)
(Bài do tác giả gửi tới VB.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.