Hôm nay,  

Nhạc Cổ-truyền Thu Hút Cả Mỹ Lẫn Việt Tại Eden Center

25/08/200900:00:00(Xem: 5676)
NHẠC CỔ-TRUYỀN THU HÚT CẢ MỸ LẪN VIỆT TẠI EDEN CENTER
Tâm Việt
Chiều Chủ-nhật vừa qua (23/8/2009), để chuẩn-bị kết thúc chương-trình triển lãm “Exit Saigon, Enter Little Saigon” (“Lìa xa Sài Gòn yêu dấu, Nhập Tiểu Sài Gòn thân thương”) tại Trung-tâm Eden (Ngã 7 Falls Church, VA), hệ-thống bảo tàng Smithsonian đã mời một số nghệ-sĩ người Việt đến trình diễn âm-nhạc cổ-truyền VN cho các khách đến thăm triển lãm được thưởng thức một khía cạnh khá đặc-biệt của văn-hoá chúng ta.
Vì chương-trình được thông-báo trước trên các phương-tiện truyền-thông trong vùng nên ngay từ 1 giờ đã có một số đồng-hương tề tựu đến địa-điểm triển lãm cùng với một số bạn người Mỹ tò mò muốn biết về văn-hoá cổ-truyền VN, nhất là khía cạnh âm-nhạc.  Vì bên cạnh triển lãm và chương-trình âm-nhạc cũng còn có hàng thủ-công-nghệ (nhất là đồ gốm Bát Tràng) và tranh ảnh VN do Galerie Brigitte trưng bầy nữa nên các khách đến chơi cũng ghé qua xem và mua quà.
Mở đầu, ông Ban Trần trong DC Working Group, tức nhóm cộng-tác với Smithsonian trong cuộc triển lãm “Exit Saigon, Enter Little Saigon,” chào mừng quan-khách và giới-thiệu cô Francey Youngberg, một phụ-tá chủ chốt của Chương-trình Người Mỹ gốc Á-châu Thái-bình dương (Smithsonian APA Program) do Tiến-sĩ Franklin Odo cầm đầu.  Cô Youngberg lên cám ơn sự hiện diện của khán-thính-giả và nhất là nói lên sự tiếp tay nhiệt-tình của cộng-đồng VN qua những vị như cô Minh Thu Lynagh, ông Ban Trần, Đài Việt Nam Hải Ngoại và đặc-biệt của Trung-tâm Eden (qua ông Alan Frank).
Phần đầu, nhạc đờn cổ-truyền
Mở đầu chương-trình, ông Nguyễn Ngọc Bích giới-thiệu cô Kim Oanh và ban nhạc thiếu-nhi của cô gồm đủ các loại nhạc-khí, từ đàn tranh đến trống, chiêng, sanh tiền, tam phách, đàn môi…
Sang phần trình diễn, hai em gái Phương Nhi và Khánh Vân trong áo dài vàng thật đẹp đã cùng cô Kim Oanh (trong một bộ gồm 2-3 lớp) đồng-tấu một bài cổ-nhạc miền Trung đi từ “Long Hổ Hội” qua “Thu Hồ.”  Tiếp đến bản cổ-nhạc miền Nam, “Thiên Bất Túc.”  Xong bài “Khổng Minh Toạ Lầu” với âm-hưởng Trung-hoa thì được toàn-ban tham-gia: Ngoài cô Kim-Oanh và hai em Nhi-Vân nói trên còn có cháu Trần Lộc chơi trống, cháu Thiên Uyên chơi sanh tiền, cháu Lê Đức Hiên chơi tam phách, và cháu Trọng Nhân chơi phách-sanh tiền cùng cô Kim Oanh đạp nhịp chân.  Bài này, vì điệu nhộn nhịp nên được khán-giả hân hoan vỗ tay theo, rất vui.
Sau phần nhạc bác-học, toàn-ban quay sang trình bầy bằng đàn bài dân-ca miền Bắc mang tên “Trống Cơm.”  Do bài này có nhiều người biết nên sau lần dợt đầu, đã có nhiều người tham-gia bằng tiếng hát: “Tình bằng có cái trống cơm, Khen ai khéo vỗ ố mấy bông mà nên bông…”
Rồi hai em Phương Nhi và Khánh Vân lại hợp-tấu hai bài dân-ca miền Trung, bài “Lý Hoài Xuân” qua “Lý Tình Tang,” cũng rất lôi cuốn.

Chuyển sang tân-nhạc để cho thấy khả-năng của đàn tranh, hai em Phương Nhi-Khánh Vân trình bầy bài “Lối về xóm nhỏ” (Hoàng Thi Thơ) và “Bà Mẹ Quê” (Phạm Duy).  Bài “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương được hai em đờn chung với cô Kim Oanh, chơi một đàn tranh lớn (của Trung-hoa).  Cuối phần này, em Khánh Vân chơi độc-tấu bài “Bèo Giạt Mây Trôi” (dân-ca miền Bắc) và em Phương Nhi độc-tấu bài “Mưa Trên Phố Huế.”
Song vì thấy khán-giả còn hăng hái hưởng ứng, cô  Kim Oanh đã cho diễn thêm một màn dân-nhạc Tây-nguyên với toàn-ban chơi cả trống lẫn chiêng (thay cho cồng) và chính cô chơi đàn môi.
Sang dân-ca
Phần 2 của chương-trình được dành cho dân-ca.  Phương Mỹ thuộc ban nhạc Hương Xưa (ban này do cô Kim Oanh thành-lập cách đây đã hơn 30 năm và đã từng tham-gia American Folk Life Festival từ những năm 1979-80) đã trở lại với khán-thính-giả trong bài “Con Gà Rừng” thật đặc-sắc với tiếng đệm ghi-ta của anh Vũ Đình Long (người cầm đầu Gia-đình Phật-tử Giác Hoàng), một tay đờn cột trụ ngày trước của Hương Xưa. 
Chuyển sang điệu ru, Phương Mỹ trình bầy bài “Gió Mùa Thu” (điệu ru miền Tân An-Chợ Lớn) để rồi lại trổ tài trong bài Vọng Cổ “Dạ Cổ Hoài Lang” (“Nghe tiếng trống canh đêm, nhớ đến chàng”), với sự đệm đờn thiện-nghệ của ông Nguyễn Văn Trường (trong nhóm Trường Tương Tư), và kết thúc với bài tân-nhạc “Còn thương rau đắng mọc sau hè.”
Phần này được nhộn hẳn lên khi ông Nguyễn Ngọc Bích lên mời tất cả mọi người đứng lên để tham-gia hát chung bài “Hù Là Khoan” (“Tìm em như thể tìm chim, Chim bay biển Bắc ta tìm biển Đông”) rồi quay sang “Cò Lả”:
Tình tính tang, tang tính tình
Cô mình rằng, cô mình ơi
Mình có nhớ, nhớ ta chăng"
Mình có nhớ, nhớ ta chăng"
Lẽ ra, phải còn một phần thứ 3 trong buổi trình diễn âm-nhạc cổ-truyền hôm Chủ-nhật vừa qua, do hai nghệ-sĩ thượng thặng của cộng-đồng chúng ta được mời trình bầy.  Nhưng G.S. Nguyễn Ngọc Bích đã phải xin lỗi là chuyện này không thành vì vào phút chót, nghệ-sĩ Nga My có chuyện gia-đình (có cháu mới sinh) nên đã không tiện tham-gia.  Ông Bích xin nhận lỗi về phía ban tổ-chức.
Nhưng cũng để kết thúc buổi trình diễn trong một nốt cao, ông Nguyễn Văn Đặng thuộc Cộng-đồng VN vùng DC-MD-VA đã được mời trình bầy một số bài bằng khẩu-cầm (harmonica) rất vui nhộn, hứng khởi.
Người ta để ý, trong số khán-thính-giả đến dự và xem buổi trình diễn có nhiều nhân-vật quen thuộc và nổi tiếng trong cộng-đồng, cách đặc-biệt là có sự hiện-diện của bà Huỳnh Sanh Thông đến từ Connecticut, phu-nhân của dịch-giả nổi tiếng từ tiếng Việt,  người dịch Truyện Kiều và là tác-giả của hai hợp-tuyển thơ VN dịch sang tiếng Anh, Giáo-sư dạy ở Yale University và là người đã được giải thưởng McArthur Foundation ($360,000).  Bên cạnh những vị quen thuộc trong cộng-đồng, người ta cũng để ý có một số khán-thính-giả người Mỹ và ngoại-quốc như ông tướng Hugo và phu-nhân, bà Đạm Thuỷ, ông Peter Su, phụ-tá trong cuộc vận-động tranh cử của ứng-cử-viên Thống-đốc Tiểu-bang Virginia, ông Bob McDonnell, và cô Francey Youngberg, đại diện ông Franklin Odo, và cả gia-đình đi từ New York xuống chơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.