Hôm nay,  

Thống Kê Và Thống Khổ

01/08/200900:00:00(Xem: 6787)

Thống kê và Thống khổ
Nguyễn Xuân Nghĩa

Hiểu ra vài thống kê kinh tế...

Hôm Thứ Sáu 31 vừa qua, bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo là trong quý hai, Tổng sản lượng Nội địa GDP của Mỹ đã giảm 1% quy ra toàn năm - khoảng 0,25% theo số tuyệt đối. Trong hai quý trước đó, sản lượng kinh tế Mỹ giảm 6,4% rồi 5,4%. Ai cũng có thể hiều rằng mức độ sa sút của sản xuất đã giảm dần, một tin dù sao cũng là lạc quan. Khi thống kê được công bố, người ta vẫn có thể tung lên mặt báo đề tựa hấp dẫn, như "Kinh tế Hoa Kỳ vẫn giảm sút", nhưng các thị trường tài chánh lại đón nhận cách khác. Tăng giá!
Nhân chuyện ấy, ta cần nhìn sâu hơn vào cách tính toán thống kê để hiểu ra sự thể được phản ảnh qua các thống kê đó. Bài này cố trình bày vài chi tiết chuyên môn ấy để độc giả thấy được vì sao ly nước đã nửa đầy, hầu không bị các chính trị gia dẫn vào những suy luận sai lầm...
Đấy cũng là một cách... phát huy dân chủ!
***
Xin bắt đầu bằng GDP...
Người ta hay dùng khái niệm Tổng sản lượng nội địa GDP để đo lường khả năng sản xuất của một nền kinh tế trong lãnh thổ (nội địa) và trong một thời khoảng nào đó, thí dụ như một tháng hay một năm. Cộng sản trong nước thì dùng chữ Tổng sản phẩm nội địa. Một "tam cá nguyệt" ba tháng thì ta cũng gọi là "một quý" ("quarter", viết tắt là Q) cho ngắn hơn. nên Q2-2009 là Quý Hai của năm 2009. Chữ "quý" này ta dùng từ lâu, với ý nghĩa là một mùa trong bốn mùa của một năm: "tứ quý bình an" là lời chúc phổ biến!
Nội dung GDP đó là gì"
Xin tạm nghĩ tới một cơ sở kinh doanh: trong một thời khoảng, cơ sở này chi ra nhiều khoản phí tổn đủ loại để sản xuất ra một số sản phẩm hay dịch vụ bán cho thị trường. Tổng số sản xuất ra - theo giá thị trường - mà trừ đi tổng số phí tổn (như nguyên nhiên vật liệu, lương bổng, tiền thuê, tiền lời đi vay, v.v....) thì ta có trị giá gia tăng (phụ trội) là sản lượng của cơ sở vào giai đoạn ấy. Trong ý đó chữ "sản lượng" chính xác hơn chữ "sản phẩm" vì bao gồm cả sản phẩm lẫn dịch vụ.
Bây giờ, nếu tính gộp tổng số trị giá gia tăng của cả nền kinh tế thì ta có Tổng sản lượng GDP.
Điều ấy nghĩa là cộng cả trị giá gia tăng của - thí dụ - tiệm bán gà vịt cho nhà hàng với trị giá gia tăng của nhà hàng ấy khi họ mua gà vịt về làm món ăn phục vụ khách hàng; hoặc trị giá gia tăng của hãng nhôm thép bán hàng cho hãng xe, cộng với trị giá gia tăng của hãng xe... Hãy nghĩ tới một chuỗi sinh hoạt mà mỗi chặng lại tạo thêm một số sản lượng cho cả nền kinh tế. Sau đấy ta mới kể thêm sản lượng hàng hoá dịch vụ được xuất cảng ra ngoài - vì sản xuất trong nội địa - nhưng phải trừ khi các khoản nhập cảng vì là sản lượng của nơi khác.
Nhìn như vậy thì ta đỡ nhức đầu hơn. Vì công thức định nghĩa GDP của các kinh tế gia là cộng chung tổng số tiêu thụ của khu vực tư, với tổng số đầu tư gộp và tổng số chi tiêu của khu vực công, với tổng số xuất cảng, trừ nhập cảng. Quá trừu tượng mà vẫn rắc rối.
Đó là khái niệm GDP, đã trở thành phổ biến khắp nơi, và nếu có viết tắt là GDP thì cũng được chấp nhận hay tha thứ!
***
Bây giờ, trở lại thống kê của bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Trong hai quý liền, GDP của Mỹ giảm 6,5% rồi 4,5%, đến quý hai thì giảm 1,0%: sự sa sút đang giảm dần và nếu sản lượng của ba tháng Bốn-Năm-Sáu chỉ giảm có 1,0% thì ta biết là tình hình đã đỡ đen tối. Thực ra, tình hình còn khả quan hơn nhiều nếu ta biết thêm về kỹ thuật thống kê.


Thứ nhất, lượng tồn kho đã giảm mạnh, chuyện đó mình sẽ trở lại. Thứ hai, lượng bán lẻ cũng đã ổn định chứ hết sụt. Thứ ba, thất nghiệp vẫn còn cao - rất tệ - nếu ta căn cứ trên số người ghi danh thất nghiệp để xin trợ cấp, nhưng đà gia tăng đã giảm dần kể từ tháng Ba. Thứ tư, thị trường chứng khoán đã nhúc nhích và tăng đều (chỉ số tiêu biểu vì bao gồm 500 doanh nghiệp lớn nhỏ là S&P 500 đã tăng 45%) kể từ tháng Ba. Thị trường này là chỉ số tiên báo, báo trước, tình hình kinh tế của những tháng tới. Ngoài ra, số nhà và xe hơi bán ra cũng khả quan hơn, là loại tín hiệu thứ năm.
Nay xin nói về thống kê tồn kho.
Theo định nghĩa, tồn kho là hàng... ế. Sản xuất ra mà chưa bán được. Chuyện quan trọng là bán và bán càng sớm càng hay.
Khi Tổng sản lượng GDP ghi nhận trị giá gia tăng của cả nền kinh tế, người ta tính chung cả các mặt hàng sản xuất rồi mà còn nằm trên quầy hay ngoài bãi đậu xe vì chưa có người mua. Các doanh nghiệp không khờ: họ sản xuất là để bán và nếu thấy hàng chưa chạy thì sẽ bớt sản xuất hoặc chưa tuyển dụng thêm người. Việc doanh nghiệp bớt sản xuất được thể hiện trên thống kê GDP là "sản lượng giảm". Nhưng thà giảm còn hơn ế. Mức sút giảm của lượng tồn kho vì vậy mới là chỉ dấu tiên báo đáng chú ý, báo trước từ vài tuần đến vài tháng.
Cuối năm 2008 - thời điểm chính thức của nạn suy trầm - sản lượng kinh tế Mỹ chỉ có tăng 1,7%. Thật ra, tình hình còn bết bát hơn vì thống kê đó kể cả lượng hàng tồn kho. Nếu khấu trừ... "của nợ" nằm trơ trên quầy thì sản lượng kinh tế thực tế đã giảm 5,5%. Bây giờ, 18 tháng sau, ta nên nhìn ngược: lượng hàng ế đang giảm dần, làm GDP vẫn giảm 1% trong quý hai. Nhưng, điều ấy có nghĩa là doanh nghiệp sẽ lại nghĩ đến sản xuất thêm và mai này tuyển dụng người cho việc đó.
Sau chuyện tồn kho đến thời điểm mua bán.
Sau nhiều năm tăng giá đến điên người, giá nhà sụt mạnh khi trái bóng đầu cơ địa ốc bị bể. Đó là yếu tố châm ngòi cho một chuỗi dài suy trầm thành suy thoái và khủng hoảng. Bây giờ, giá nhà đã hạ, nhiều người thấy là ngôi nhà trong mơ đã sụt đến tầm tay của họ. Nhưng người ta vẫn có thể thận trọng chờ đợi - lỡ giá nhà còn xuống nữa thì sao"
Trong hơn một năm điêu đứng như vậy với sự sa sút cùa giá cả mọi loại, người người đều có phản ứng chờ đợi. Yếu tố cần chú ý vì vậy là giá cả, hay chỉ số giá tiêu thụ CPI. Sai biệt của hai chỉ số này là tỷ lệ lạm phát. Vào quý bốn của năm 2008, chỉ số CPI này (quy tra toàn năm) giảm 5,5%, một kỷ lục chưa từng thấy. Khi đó, ai ai cũng có thể kết luận là hàng họ sẽ còn xuống giá, nếu vậy thì tội gì mua ngay mà bị hớ! Thiên hạ nán chờ là hàng ế sẽ tăng mà sản lượng GDP lại chưa kể được động lực bi quan của sự gia tăng đó. Cho tới khi thấy thất nghiệp tăng thì thiên hạ mới giật mình.
Kết luận là khi thấy tồn kho tăng làm GDP tăng thì ta đừng vội mừng, và tồn kho giảm làm GDP giảm thì ta đừng vội lo vì ta đang thấy ra sự vận hành ngược của quy luật đó.
Tồn kho - sản phẩm, dịch vụ, nhà cửa, xe cộ - đang giảm và sự ế ẩm đang thoái lui. Sản lượng thật sẽ tăng và việc tuyển dụng người cũng vậy. Tình hình đang khả quan hơn là người ta thấy qua các thống kê trừu tượng. Xin đừng để thống kê gây thêm khốn khổ cho mình và đừng nghe các chính trị gia dọa nạt, rồi lại đòi lấy tiền của mình đi kích cầu kinh tế vào túi thành phần cử tri của họ.
Dù sao, và nhìn về dài, tình hình kinh tế Hoa Kỳ chưa hoàn toàn sung mãn sáng sủa vì mình còn phải đợi xem bao giờ sẽ trả giá cho chuyện kích cầu và tăng chi vừa qua, và trả bao nhiêu, trong bao lâu. Kết luận thì thống kê chưa chắc đã gây thống khổ bằng các chính khách đầy từ tâm đã moi tiền của chúng ta để mua phiếu cho họ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng tôi thực không muốn cứ lặp đi lặp lại những điều đã viết rất nhiều lần trong mấy năm qua, và cũng đã được nhiều nhà bình luận nói đến trên nhiều báo chí
Đất nước đang chuyển mình đến một khúc quanh quan trọng của lịch sử. Những biến động vừa qua là những tín hiệu của những cơn sóng ngầm
Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lên tiếng về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đầu năm 1976, tôi tham gia cộng tác với Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp thuộc Bộ Tư Pháp trong Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam
Quốc nạn Hoàng sa - Trường Sa đang diễn ra.  Trong nước, ngoài nước cùng thức tỉnh.  Vì sao ra nông nỗi này "  Làm thế nào để thoát nạn, giành lại đất, biển
Điều được phô trương sau 5 ngày họp  Đòan đã phản ảnh “ là ''hơi thở" của đoàn viên thanh thiếu niên cả nước”, thật ra rất hời hợt và vô trách nhiệm.
Suốt 75 năm qua, CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để trương ngọn cờ máu trên lãnh thổ Hồng Lạc. Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền riêng
Chúng ta đang ở vào mấy ngày cuối của năm 2007. Qua năm 2008, kinh tế thế giới sẽ ra sao và sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào"
Chỉ còn một vài ngày nữa hết năm cũ bước sang năm mới 2008, chúng ta thử kiểm điểm lại thành quả CDD/Washington
Trong sự kiện Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đã dấy lên một cơn thịnh nộ của người dân Việt Nam. Riêng Việt Cộng thì muốn che đậy hành vi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.