Hôm nay,  

Xuân Trên Vạn Nẻo Đường Quê Hương

21/01/200900:00:00(Xem: 5294)
XUÂN TRÊN VẠN NẻO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG
Qua Các Thời Đại Trong Việt Sử
MƯỜNG GIANG
(Bài lưu trữ trong website huongvebinhthuan.org và thuvientoancau.com)
Theo các nguồn sử liệu hiện còn, thi Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang (tiền thân VN ngày nay) vào năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch) nhưng nền độc lập của nước ta đã bị gián đoạn hơn 10 thế kỷ vì sự đô hộ của người Tàu. Suốt thời kỳ ô nhục tăm tối này, giặc đã dùng đủ ngàn muôn thủ đoạn xảo quyệt bạo tàn để mong đồng hóa dân ta nhưng chúng đã hoài công thất bại. Tuy nhiên dù không bị mất gốc, dân ta vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề về văn hoá, tín ngưởng của Trung Hoa qua thời gian dài chung sống.
Năm 939 sau Tây Lịch, Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang , thu hồi lại được nền tự chủ độc lập cho dân tộc Việt. Kể từ đó, tổ tiên ta qua bao đời đã cố công gạn lọc lại những ảnh hưởng của ngoại bang, tiêu hủy các tệ đoan hủ tục chỉ giữ lại điều hay của người, sau đó đem pha trộn với tinh túy của ta, làm thành nếp sống đặc trưng đặc thù của dân tộc Đại Việt theo truyền thống Đông Phương lấy tam giáo làm gốc.
Tết Nguyên Đán là một trong những ngày hội lớn của dân tộc Việt, được lưu truyền tới ngày nay, coi như một biểu tượng phong phú toàn vẹn có ý nghĩa nhất trong năm, nên qua bao đời đã thu hút mọi tầng lớp xã hội, ai cũng háo hức đón nhận sau một năm làm lụng vất vã. Vì vậy mới có câu ' Tết đến sau lưng, ông vãi thì mừng con cháu lại lo '.
1- TẾT NGUYÊN ĐÁN :
Ngay từ thời Hồng Bàng dù còn sống lạc hậu nhưng tổ tiên ta đã biết ăn Tết hằng năm. Thật vậy, từ các công trình khai quật được tại Đông Sơn qua biểu tượng trống đồng có vẽ hình ngày hội tết với bông lau. Theo các nhà nghiên cứu thì bông lau chỉ trổ đặc biệt vào mùa thu chứ không phải mùa xuân. Vì vậy ngày đầu năm lúc đó chắc là mùa thu. Ngoài ra các sự tích về bánh chưng, bánh dầy, trầu cau, dưa hấu đỏ .. được ghi trong Việt Sử Đại Toàn cho biết đã có từ thời Hùng Vương thứ 6.
Riêng phong tục tết nguyên đán còn tồn tại tới ngày nay, đã du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Tết bắt đầu vào giờ Tý (khoảng 11 giờ khuya năm cũ và 1 giờ sáng năm mới) ngày Mồng Một Tháng Giêng. Thời khắc này gọi là Giao Thừa, còn đêm Ba Mươi Tháng Chạp là đêm Trừ Tịch. Danh từ Nguyên Đán xuất hiện sớm nhất trong sách ' Nhã Lạc Ca ' đời Lương thuộc Nam Bắc Triều bên Tàu, mang ý nghĩa là Thứ Nhất hay Bắt Đầu. Theo đó ' Đán ' là sáng sớm, còn ghép chung hai chữ ' Nguyên Đán ' để chỉ thời gian bắt đầu một năm mới.
Về thời điểm bắt đầu từ ngày tháng năm nào trong năm thì đã có sự thay đổi rất nhiều qua các thời đại của nước Tàu. Căn cứ vào Sử Ký của Tu Mã Thiên thì Nhà Hạ (2205-1766 Tr TL) vì thích màu đen nên chọn tháng Dần là tháng Giêng để ăn tết. Đời Thương (1766-1122 Tr TL) thích màu trắng nên đổi lại tết vào tháng Chạp. Nhà Châu (1122-252 TrTL) ưa màu đó nên chọn tháng Tý là tháng 11 làm Nguyên Đán. Đời Đông Châu Liệt Quốc, các nước ăn tết theo quan niệm của Khổng Tử chọn tháng Giêng như nhà Hạ nhưng khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa lại lựa tháng Hợi tức tháng 10 ăn tết. Mãi tới đời Vũ Đế nhà Tây Hán mới theo Khổng Tử chọn tháng Giêng làm ngày đầu năm cho tới ngày nay. Sau cách mạng Tân Hợi (1911) Trung Hoa Dân Quốc lấy ngày 1 tháng giêng Dương Lịch làm Nguyên Đán còn mùng một tháng Giêng Âm Lịch gọi là Tết Xuân (xuân tiết) . Năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục, ban hành luật niên kỷ công nguyên, cũng công nhận những điều trên.
Tết Nguyên Đán của Tàu và Ta đều giống nhau ở các nghi thức ' Tống Cựu và Nghênh Tân '.Tống Cựu gồm có lễ tiển Táo Quân về trời đêm 23 tháng Chạp, lễ cúng tước tổ tiên ông bà quá cố ngày 30 tháng Chạp. Sau đó là lễ phong tĩnh (đóng giếng nước), tảo địa (quét dọn nhà cửa trước giao thừa), mừng tuổi phạm môn.. Trong nghi thức Nghênh Tân, quan trọng nhất là Cúng Giao Thừa, mở rộng cửa nhà để để bái thiên địa, cúng gia đường, rước Táo quân và lì xì chúc mừng năm mới.
Bên cạnh những phong tục tập quán vay mượn của ngoại nhân kể trên, Đại Việt cũng có nhiều mỹ tục đặc thù nổi tiếng của dân tộc được lưu truyền tới ngày nay như tục cướp đầu pháo của đồng bào thiểu số ở miền thượng du Bắc Phần và một vài bộ lạc trên cao nguyên miền Trung, tục dãy mã thân nhân vào cuối tháng chạp và cúng mộ phần đầu xuân, tục cướp cầu ở Yên Xá (Bắc Ninh), thi thơ ngày Tết, tổ chức các phiên chợ Tết đặc biệt tại mạn ngược và vùng xuôi cũng như hầu hết các thành thị lớn nhỏ khắp nước. Tại Thanh Hóa có tục ném cầu và phóng sinh, hát quan ho và trống quânỳ khắp đất Bắc, bài chòi ở Bình Định-Phú Yên, đánh đu khắp miền Nam.. Tóm lại những tập tục, trò chơi của người Việt trong những ngày Tết đều mang tính chất bình dân, phổ quát với nội dung lành mạnh, đem đến niềm vui an lạc cho tất cả mọi người, sau một năm lo toan phiền lụy, làm lụng vất vã. Do đó các nhà phong tục học trên thế giới khi được chứng kiến hay nghiên cứu phong tục tập quán của ta đều kết luận ' Tết cũa người VN phong phú, thực tế và vui vẽ, hơn hẳn tết Trung Hoa hay Âu Mỹ '.
2-XUÂN TRÊN VẠN NẼO ĐƯỜNG QUE HƯƠNG :
+ Tết Cổ Truyền VN Từ Thượng Cổ Tới Trước 1945 :
- Thời Thượng Cổ : Ngay từ buổi bình minh dựng nước vào thời Hồng Bàng, tuy người Việt còn sống lạc hậu nhưng tổ tiên ta cũng đã biết ăn Tết, Thật vậy, sau khi trải qua một mùa đông rét mướt lạnh lẽo, xuân bổng sừng sững trở về cùng nhân thế với cảnh hoa đồng cỏ nội sặc sở với ánh nắng nồng ấm lung linh. Theo đó tinh thần con người dù đang ở vào thời thượng cổ còn hồn nhiên chất phác. Tuy vậy họ vẫn rung động sinh tình trước sự kích thích của vũ trụ bao la đã mang đến sinh lực dồi dào cho con người trong năm mới.
Trai gái trước sự mời gọi của thiên nhiên nồng ấm, nên cũng tự tìm đến bên nhau khắp các nẽo đường đất nước, phát sinh ra những trò chơi mộc mạc như đánh vòng, tung cầu, hát hò đối đáp.. từ đó dẫn tới câu chuyện Trầu Cau, đầu mối hôn nhân giữa trai gái. Riêng sự tích bánh chưng, bánh dầy, quả dưa hấu đỏ đời Hùng Vương Thứ 6, đã nói lên tính cách đặc biệt của truyền thống và nếp sống VN, tính dân chủ không theo Nho Giáo của Tàu, cha truyền con nối, trừu tượng chuộng nghi lễ quá đáng.. Người Việt trái lại chỉ căn cứ vào tài năng và đạo đức, nên vua đã chọn vị hoàng tử thứ 18 để truyền ngôi.
- Tết Cổ Truyền Dưới Thời Lý-Trần : Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang vào năm 939 sau TL, Ngô Vương Quyển đã cởi ách nô lệ cho dân tộc Việt hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc. Từ thời Lý Trần, nước ta theo và chịu ảnh hưởng cũa Tam Giáo làm phát sinh nhiều phong tục tập quán thuần khiết. Thời gian này ngoại trừ những năm chinh chiến chống giặc ngoại xâm Tống-Nguyên và nội loạn, suốt những năm tháng còn lại dân chúng an cư lạc nghiệp đất nước thanh bình hơn hẳn bất cứ thời nào trong giòng Việt sử.
Tết bắt đầu từ ba mươi tháng chạp mọi người được phép đốt pháo. Thời đó pháo là những ống lệnh chứa thuốc nổ có ngòi, khác với pháo ngày nay ngòi nổ làm bằng giấy bọc thuốc. Pháo được mọi người đốt khắp nơi từ ngoài cổng làng, cổng nhà hay đình chùa. Cả nước làm thịt vịt gà, heo dê cả trâu bò để cúng tế Trời Phật và ông bà cha mẹ quá cố liên tiếp trong ba ngày đầu năm.
Tới mùng 5 tết, vua cho mở tiệc khai hạ để cùng với văn vỏ bá quan yến ẩm vui vẽ. Còn dân chúng đều đi lễ chùa và du ngoạn vảng cảnh, Trong lúc đó khắp nơi đều lập các sân khấu lộ thiên để các phường chèo tới trình diễn giúp vui. Những nơi công cộng còn có các trò chơi lý thú như đánh vật, đá gà, chơi cầu..
Trong mục đích khuyến nông, tập tục vua đánh vào trâu đất trong ngày lập xuân, bắt đầu từ thời Lý Trần được truyền tới thời Bảo Đại Nhà Nguyễn. Theo An Nam Tạp Chí của Lê Tắc đời nhà Trần có viết mỗi năm vào ngày mùng ba tết, các vua nhà Trần ngự ra gác Đại Hùng để xem các hoàng tử thi đá cầu, còn các quan thì chơi đánh cầu bằng tay và đôi khi thi cởi ngựa. Tóm lại đá cầu là một trong những môn chơi trong ba ngày tết, rất được thịnh hành vào thời đó chẳng những được phổ biến trong giai cấp quý tộc nơi cung đình mà còn xuống tới giới bình dân ở kinh đô, tỉnh thành và chốn làng quê.. hầu như ai cũng ưa thích.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, một bộ sử cổ và giá trị nhất của nước ta còn lưu lại, cho biết nam nữ Đại Việt thời đó đã bắt đầu đánh đu và năm 1365 là niên lịch mà ranh giới VN đã xuống tận Hóa Châu (Thừa Thiên) và trai gái ở đây là những người rất sành sõi về môn chơi này. Sách Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập xuất bản vào thế kỷ XV đã có in một bài thơ viết bằng chữ Hán ghi lại cảnh trai gái đánh đu đời Trần :
' Bốn cột lang nha ngắm để trồng
Ả thì đánh cái, ả còn ngong
Tế thiên hậu thổ khom khom lật
Van vái hoàng thiên ngữa ngữa lòng
Tám bức hồng quần bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duổi song song
Chơi xuân hết tết xuân dường ấy
Nhổ cột đem về để lổ không '
- Tết VN Dưới Thời Vua Lê Chúa Trịnh : Từ thế kỷ XVI nhà Hậu Lê đã suy tàn cuối cùng bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi khiến cho Đại Việt sau đó lâm vào cảnh chiến tranh tương tàn kéo dài suốt mấy trăm năm giữa các họ Mạc, Trịnh và Nguyễn. Thời Lê Trung Hưng, họ Mạc chỉ còn giữ được phần đất nhỏ tại Cao Bằng nhưng đất nước bị chia thành hai miền lấy con sông Gianh trong tỉnh Quảng Bình làm ranh giới : phía Bắc hay Đàng Ngoài thuộc quyền Vua Lê-Chúa Trịnh, phía Nam hay Đàng Trong của Họ Nguyễn. Nói chung lễ Têt VN dưới thời này cũng có nhiều điểm khác biệt với nhà Lý-Trần là hai triều đại cường thịnh của Phật Giáo VN.
* Tết Trong Cung Vua Và Phủ Chúa : Những ngày sắp tết, quang cảnh trong cung vua Lê và phủ chúa Trịnh rộn rịp hẳn lên vì phải lo tổ chức Lễ Tiến Xuân Ngưu (tiển trâu đất vào tiết xuân) vốn là một tập tục đã có từ lâu đời với mục đích khuyến nông. Trong khi đó các nghi thức liên quan tới tết đã được sắp đặt từ ngày đầu tháng Chạp. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, thì từ 25 tháng Chạp, triều đình đã làm lễ Phong Kín Các Ấn Tín đem cất vào kho và chỉ được sử dụng lại sau tết nguyên đán. Tất cả quan quân được nghĩ 10 ngày để vui chơi đón xuân mới.
Sáng mùng một tết, bá quan văn võ vào chào mừng và chúc tết vua tại điện Kinh Thiên tại Thăng Long (Hà Nội) . Dẫn đầu bách quan là thái tử con chúa Trịnh gọi là quan tiết chế. Lễ xong các quan mới qua chúc tết phủ chúa Trịnh. Cũng trong ba ngày đầu năm mới, còn có lễ tế Giao (có từ thời Hậu Lý) cúng tế trời đất cầu cho gió thuận mưa hòa, để trăm họ vui vẽ làm ăn cầy cấy. Thời gian này, đàn Nam Giao được thiết lập tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội) Trong lúc cúng, vua Lê là chánh tế còn cha con chúa Trịnh làm bồiu tế ngoại trừ những năm vua bị bệnh.
* Tết Nơi Dân Gian : Theo tài liệu ghi trong tập ký sự ' Recueil De Plusieurs Relations et Traitée Singulier et Curieux ' của một nhà du hành người Hòa Lan tên Tavernier đã ghi lại những ngày tết tại Đàng Ngoài như sau : " Trước tết ba ngày, dân chúng tai kinh đô Thăng Long cũng như các thành thị khắp nước xa gần lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn bàn thờ tổ tiên ông bà có bày nhiều bai vị viết tên người quá cố. Tại kinh đô có hơn 40.000 quân lính và quan lại nên quang cảnh tết rất vui vẽ.
Trong cung vua Lê cũng bày nhiều bài vị các tiên đế để cúng tế. Trong lúc hành lễ thì các súng lớn nhỏ được lệnh khai hỏa thay pháo mừng xuân. Cúng xong vua đốt tiền giấy luôn cả bàn thờ. Riêng nhà cửa dân gian đều dùng vôi trắng vẽ những hình bát quái trên cửa với mục đích ếm qũy trừ tà không cho chúng vào nhà phá phách trong ba ngày tết. Tục xem chân gà đoán vận mệnh cũng như kiên cử khi xuất hành đầu năm bắt đầu từ đó tới nay vẫn còn thịnh hành nhất là ở miền quê.. ' '
Trong sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì tập tục đánh đu thời nhà Trần ở Bắc Hà đã theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa từ đầu thế kỷ XVI và tới vùng Thủy Chân Lạp với những di dân Dại Việt trong cuoc Nam tiến. Tại đây người Việt chơi 4 loại đu gồm đu tiên, đu thang, đu giòng xoay và đu rút. Thời kỳ này, môn hát trống quân từ trong cung đình được phổ quát rộng rãi khắp nơi nhất là trong ba ngày tết. Chẳng những thế môn hát trống quân, trống cơm .. đã được các văn nhân tài tử mọi thời tôn vinh và đưa vào tác phẩm của mình như Ôn Như Hầu, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Ngọc, Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan.. Tất cả gần như đồng ý về nguồn gốc của môn chơi tao nhã trên, đã bắt nguồn trong giòng lịch sử dân tộc, nói lên sự phấn đấu hào hùng và tinh thần thượng võ của người Việt bao đời :
' Tống quân Nam Phố, Thượng như chi hạ ' lời nàng hát để tiển đưa chàng lên đường vào Nam chinh chiến, lòng thiếp đau đớn đến độ nào chàng có biết không " '.
- Tết Nguyên Đán Và Cuộc Du Xuân Dưới Triều Nguyễn : Trước Tết một tháng, trong cung có tổ chức lễ Ban Sóc (Phân phát lịch mới cho các quan) và Lễ Phát Thức (do các quan đại thần lau chùi các ấn vua, kim sách, ngân sách). Ngày 30 tháng Chạp bộ Lễ cử người mang phẩm vật tới cúng tại lăng miếu, còn các hoàng thân tôn tước thì tới làm lễ tại đình chùa ở kinh đô Huế. Bắt đầu từ đó cây nêu được dựng lên tại các cổng công thự và chùa đình.
Đại triều được thiết lập tại diện Thái Hòa rất nghiêm chỉnh với cờ quạt, nghi tượng, lính nhạc và voi ngựa dàn hầu từ cầu Kim Thủy tới tận sân chầu. Đầu tiên vua từ trong nội cung ngự ra điện Cần Chánh, đội mũ Cửu Long, mặc áo hoàng bào cầm hốt. Sau đó được xe giá rước sang điện Thái Hòa giữa tiếng chiêng trống và chín tiếng súng đại bác bắn chào mừng. Vua được văn vỏ bá quan và các hoàng tử tới lạy mừng và chúc tết, được vua ban yến và tiền lì xì thưởng xuân.
Ngày mùng một tết vua thiết đại yến đãi văn vỏ bá quan từ hàng tứ phẩm trở lên và các hoàng tử, hoàng thân quốc thích.. tại điện Cần Giớ và hai dinh Tả Hữu Vụ. Ngày mùng hai tết, vua cùng hoàng hậu và các quan tới cúng tế tại điện Phụng Thiên, sau đó ban yến cho các quan từ ngủ phẩm trở xuống tại dinh Thừa Thiên Phủ Doản. Tết Nguyên Đán kéo dài 7 ngày, các hoàng tử công chúa được thưởng mỗi người 20 lạng bạc, còn hàng văn vỏ bá quan tùy theo phẩm trật được thưởng từ 1- 12 lạng bạc.
Tục du xuân của các đấng quân vương đã có từ đời Lê nhưng bị gián đoạn vào thời các vua đầu nhà Nguyễn tới Đồng Khánh mới tổ chức lại. Trong dịp du xuân ngoài vua hoàng hậu hoàng gia cung tần mỹ nữ và các quan đại thần.. trên các thuyền rồng rực rỡ dọc theo sông Hương thơ mộng, từ cửa Thượng Tứ tới các lăng tẳm tại núi Ngự Bình. Lễ du xuân được tổ chức trong ba ngày tết bằng du thuyền trên sông Hương và trên bộ bằng kiệu khắp kinh thành Huế để vua thăm dân cho biết sự tình.
3 - TẾT VN HIỆN TẠI :
+ Tại Các Thành Thị :
- Tết Hà Nội : bây giờ và Thăng Long ngày xưa là thủ đô của VN qua nhiều triều đại, là đất ngàn năm văn hiến có 36 phố phường với dân số đông nhất miền Bắc nên những ngày tết nguyên đán tại đây rất độc đáo vui nhộn. Khu vực buôn bán tập trung ở phía bắc hồ Gươm và phố Tàu.
Người Hà Nội lo tết từ tháng 11 âm lịch, chuẩn bị các loại gạo nếp và đậu để goí bánh, nấu chè, làm các loại đồ khô nhất là măng, miến, nấm . Nhiều nhà còn nuôi gà vịt để làm cổ cúng trong dịp tết. Đến tháng Chạp mới bắt đầu làm các món đặc biệt như dưa hành, trứng muối, cải bắp thảo .. là những món ăn rất được ưa thích vì chất bùi béo của quả trứng được muối sau 20 ngày, biến thành màu nâu đen sẩm có hương vị thơm ngon lạ lùng. Sau đó làm mứt hạt sen, lạt gừng, phật thủ, quất, dừa, bí.. Lại thêm các loại bánh, chè lam, bánh vê và xuân cầu là những đặc sản của đất Bắc.
Hà Thành có 36 phố phường mỗi nơi bán một món hàng, chẳng hạn như phố hàng Đào bán tơ lụa vải vóc quần áo rất nhộn nhịp vì là nơi mà hầu hết mọi người đều phải ghé để mua sắm nhất là vào dịp tết. Hàng Ngang bán đủ các loại trà, Hàng Bồ bán các loại tranh tết cũng là nơi các cụ đồ Nho viết thuê các câu dối, tranh liễn .. bằng chữ Hán mà nhà thơ Vũ Đình Liên đã diễn tả trong bài ' Ông Đồ ' nổi tiếng thời tiền chiến. Đây cũng là nơi bán pháo tết nhưng từ năm 1994 VC theo Tàu đỏ cấm đốt pháo vào dịp tết.

Những ngày cuối tháng Chạp , phố hàng Mã cũng tấp nập vì nhà nào cũng phải lo cho tổ tiên ông bà và thân nhân đã quá cố . Bàn thờ được quét dọn sạch sẽ, mọi người mua vàng tiền giấy cùng các loại hàng mã về để đốt cúng thần linh và quyến thuộc dưới cõi âm. Riêng chợ Đồng Xuân bán các loại hương trầm cũng là chợ Hoa nổi tiếng của Hà Thành. Đặc biệt vào dịp tết, chợ Hoa mở rộng tới tận các phố hàng Khoai hàng Lược bày bán đủ các loại hoa được trồng tại các vườn hoa Nhật Tân, Nghi Tầm, Ngọc Hà, Yên Phụ.. Chợ Hoa khai trương từ ngày hăm nhăm tết và tàn vào chiều ba mươi cuối năm. Người Hà Nội thích hoa Đào, Cúc, Quất và Thủy Tiên dù ở đây cũng có đủ các loại hoa như ở miền Nam.
Ngày 23 tháng Chạp hầu như nhà nào cũng lo tiển Táo Quân về trời. Ngoài vàng mã người Hà Nội còn cúng cho ông bà Táo một con cá chép to bằng ba bàn tay để cưởi về trời. Cá này được phóng sinh sau khi cúng xong. Từ đây không khí tết đã thật sự tới với mọi nhà, ai cũng lo gói bánh chưng, giò làm mứt.. trong lúc lo dọn dẹp bàn thờ trang hoàng nhà cửa và tính toan nợ nần để năm mới không bị xúi quẩy phiền hà bởi bọn nặc nô chuyên đòi nợ mướn. Rồi thì còn lo sắm sửa quà cáp để biếu xén trong họ ngoài làng theo truyền thống của dân tộc Việt.
Nhưng thiêng liêng và ý nghĩa nhất vẫn là ngày 30 tháng Chạp . Mọi nhà dù thuộc giai cấp hay theo bất cứ một tôn giáo nào cũng đều có mâm cơm cúng tất niên rất đặc biệt Hà Nội gồm 4 bát sáu dĩa và nếu giàu có thì đủ 8 bát 8 dĩa như tập tục cổ truyền. Đây cũng là thời gian đoàn tụ gia đình quây quần bên mâm cơm cúng ông bà vừa dọn xuống , trong làn hương trầm còn tỏa thơm ngát từ các bàn thờ, mang đến cho mọi người không khí đầm ấm trang trọng và hòa thuận của gia đình.
- Tết Huế : Là cố đô của VN có từ thời Chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687), vua Quang Trung (1788) và Nhà Nguyễn (1802-1945) . Cũng giống như cả nước, người Huế chuẩn bị tết từ tháng 11 âm lịch trong đó có việc chạp mã để các cụ chuẩn bị về ăn tết chung với con cháu. Dịp này nhà cửa vườn tược được sửa sang tươm tất sạch sẽ. Hoa được trồng trong vườn hay sân trước nhà. Chợ Đông Ba có bày bán đủ các loại hoa tết như mai, đào, cúc, quất, thược dược, thủy tiên, vạn thọ.. Bắt đầu từ ngày 23 không khí tết đã có mặt tại Huế qua các cây nêu được dựng tại đình chùa và mọi nhà, sau khi làm lễ cúng tiển Táo quân về trời với hoa quả và đồ mã. Bao đời người Huế hầu hết đều nhân hậu hiền lành, nam giỏi văn chương thi phú ca nhạc còn nữ giới thì trọn vẹn công dung ngôn hạnh nên cái ăn ngày tết cũng rất đặc biệt. Đây cũng là dịp để cho các bà mẹ Huế truyền nghề bếp núc lại cho con gái trước khi xuất giá tòng phu để khỏi bị mang tiếng mai sau. Ngoài bánh tét bánh chưng, các loại mứt.. còn có bánh phu thê làm bằng bột sắn nhân đậu xanh ngào đường dừa hay nhân tôm. Lại có bánh hỏi, bánh sen, bánh nậm..
- Mâm cổ tết người Huế cúng chiều 30 có sự khác biệt với người Hà Nội nếu nhìn từ bên ngoài có vẽ đạm bạc nhưng sự thật lại rất cầu kỳ vì người Huế thích ăn rau quả hơn thịt cá. Bởi vậy chỉ riêng món gỏi, Huế đã có 10 thứ như đu đủ xanh, giá sống, vừng, lạc, thịt ba chỉ, tôm, mỡ rán trộn với dấm đường tỏi ớt, ngò và rau ngố. Đặc biệt trong mâm cơm cúng không bao giờ thiếu dưa món được làm một tuàn trước tết. Lại thêm hành củ dầm dấm, xà lách trộn gân bò, tré, chạo tôm, nem bò lụi, giò thủ, giò bì, giò lụa..
- Tóm lại thức ăn Huế ngày tết gồm món chay, loại bình dân và ngự thiện. Món chay được dùng trong đình chùa và các gia đình theo Phật giáo qua các tên gọi giống như món mặn với vịt tiềm, vi cá, nem nướng, hạnh nhân xào.. thật sự dùng toàn rau quả tươi, khô hay đã lên men. Riêng các món ăn dành cho giới bình dân và ngự thiện, hiện đã không còn ranh giới vì chế độ quân chủ đã cáo chung từ năm 1945. Nên ai có tiền đều có quyền hưởng giò, tré, gỏi, nem công chả phượng .. Về rượu uống được phổ biến trong ba ngày tết ưa chuộng nhất vẫn là rượu nếp và rượu thuốc đã chôn dưới đất nhiều ngày làm tăng thêm nồng độ và hương vị. Người Huế thuộc giới trung và cao niên cũng thích uống trà trong ba ngày tết nhưng có phần cầu kỳ hơn dân Hà Nội. Chẳng những họ thưởng thức các loại trà Tàu đắt tiền như Tam Hỹ, Ô Long.. mà còn uống các loại trà ướp đặc biệt với các loại hoa thơm như lài, sen, sói, mộc..
- Phụ nữ Huế đi chợ Đông Ba trong mấy ngày tết, ngoài việc mua sắm còn đi gội đầu trong các cửa hiệu bằng nước hương lài, hoa bười, chanh.. phong tục này chỉ có ở Huế mà thôi.
- - Tết Tại Sài Gòn-Chợ Lớn: Tuy không phải là đất ngàn năm văn hiến của VN như Hà Nội, Huế nhưng từ thế kỷ XIX nhờ hoàn cảnh thuận lợi về địa lý nên Sài Gòn-Gia Định đã nhanh chóng trở thành thương cảng lớn nhất của nước ta. Việc buôn bán ngay từ buổi đầu đã tập trung tại các chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Chợ Lớn Mới .. tính đến nay đã thành lập hơn 300 năm.
- Tại Sài Gòn, Chợ Lớn quang cảnh phố phường đã nhộn nhịp từ sau lễ giáng sinh và kéo dài tới tết nguyên đán. Khác với người Tàu tảo mộ vào tiết thanh minh, người Việt ở Trung và Nam Phần có tục dãy mã thân nhân vào cuối tháng Chạp. Tuy Sài Gòn là chốn ngựa xe giang hồ tứ chiếng nhưng dân chúng đã chung sống với nhau qua thời gian dài nên đã hòa hợp và tạo nên một phong cách đặc biệt. Tóm lại người Sài Gòn ăn tết không xa hoa như Hà Nội, cầu kỳ như Huế, trái lại rất bình dân nhưng tiêu phí thì hơn các nơi khác vì dân Sài Gòn thích ăn nhậu theo kiểu tây phương với nhiều món nhậu kể cả các loại khô cá, tôm, thịt..
- Người Sài Gòn cũng ưa thích Hoa trong ba ngày tết nhất là Mai và Vạn Thọ, được bày bán khắp nơi chứ không tập trung tại một vài địa điểm nhất định như Hà Nội, Huế. Hoa được đưa về Sài Gòn từ Đà Lạt, Hóc Môn, Bà Điểm.. Họ còn có tục bói dưa hấu ngày tết , dưa được đưa từ Trảng Bàng, Cao Lảnh, Trà Vinh về tập trung tại chợ Bến Thành và Cầu Ông Lãnh . Ngày tết ai cũng mua dưa hấu để cúng và đãi khách.
- Ngày 23 tháng Chạp tiển Táo Quân về trời, lễ vật cũng khác với Hà Nội, Huế với đỉa xôi, miếng thịt heo luộc, hoa quả, đôi hia và áo giấy. Trước tháng 5-1975, nhiều nhà còn kèm theo một phong pháo đốt tiển Táo. Tết Sài Gòn cũng có mứt bánh nhưng các thứ này cũng khác biệt với Hà Nội, Huế qua các thổ sản miền Nam như mứt sầu riêng, dâu, chùm ruột, gừng, dừa.. Còn bánh tết thì nhiều nơi trộn thêm tôm khô, lạc xưởng và nếp gạo để nấu bánh. Mâm cúng tất niên luôn có bánh tét, thịt kho, dưa giá, củ kiệu, cù cái muối và nem bì.
- Đặc biệt tết Sài Gòn là nhà nào cũng có mâm ngủ quã trên bàn thờ cũng như phòng khách gồm đu đủ, sung, quít, sầu riêng và mảng cầu.. với ngụ ý mong muốn năm mới đủ ăn, sung túc hơn năm cũ. Giờ giao thừa, người Sài Gòn có tục đi lễ chùa và hái lộc đầu năm. Riêng người Hoa có lệ rước ông Quan Công và bà Thiên Hậu du hành kháp thành phố trong ba ngày tết với sự tham dự của các bang hội, đoàn lân rồng sư tử và ban nhạc Quảng-Tiều.
- Tại Chợ Lớn vào những ngày đầu năm là dịp để người Việt tìm tới thưởng thức các món đặc sản như trăn rắn (xem như rồng), rùa với hy vọng thêm sức mạnh sống lâu. Các đền chùa tại Sài Gòn, Chợ Lớn đều được sửa sang sơn phết lòe loẹt, mọi người tới cúng bái ngày đêm suốt mùa tết.
- - Tết Đồng Tháp Mười : Đây là vùng đất trủng thấp ở phía tây Nam Phần, bao gồm hai tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh) và Kiến Tường (Mộc Hóa) trước tháng 5-1975. Miền này kênh rạch chằng chịt, hoang địa mông mênh, dân chúng trước kia và ngay cả bây giờ đi lại bằng xuồng, thuyền nhất là vào mùa nước nổi. Nhà cửa dân cư thưa thớt chỉ cất trên gò đất cao để tránh lụt lội.Vì vậy mực độ dân chúng rất thấp (năm 1960 có 15 người/1 km2, năm 1978 , 50 người/1 km2), dân chúng nghèo nàn vì thiếu thốn đủ mọi phương diện nên ba ngày tết chỉ diễn ra quanh quẩn ở thôn xóm quạnh hiu và trong gia đình.
- Người địa phương đa số là dân giang hồ tứ xứ hoặc chiến nạn vì sinh kế nên phải bỏ quê hương xứ sở đến vùng đất bùn lầy hoang địa , muỗi, đỉa, rắn rết, chướng khí.. để an thân lập nghiệp. Do đó tết ở vùng này rất đơn sơ giản dị. Đặc biệt hơn là dân ở miền nào thì ăn tết theo miền đó như người Bắc ăn tết có bánh chưng chè lam, bánh ít, bánh bột lọc, bánh trôi, bánh lá, bánh tro.. Dân miền Trung nhất là Huế thì gói bánh chuối, kẹo mần quân, kẹo kéo, chè lam pha mè đen, mè xửng Huế, bánh rán phồng da lươn, bánh đa.. còn dân miệt vườn và các tỉnh đồng bằng sông Tiền sông Hậu thì ăn tết với bánh tét, bánh giò, nem lá ổi, kẹo trái cây, bánh ướt, xôi ướp nước cốt dừa, bánh chuối..
- Nhưng trong ba ngày tết, nhà nào dù Bắc-Trung-Nam cũng đều làm thêm các thức ăn đặc sản bản địa trong mâm cơm cúng hay đãi khách với món ' ngủ xà thất vị ' tức là thịt năm con rắn chế biến thành bảy món. Lại thêm ' thập cẩm trang viên ' là các loại rau trồng quanh vườn như sắn, rau súng, ngó sen, rau móc trộn với cơm, nước cốt dừa ăn với bánh tráng nướng. Ngoài ra còn có cá đồng, cá sông chiên nhưng tuyệt nhất vẫn là món ' ngủ long tụ lầu ' chế biến từ thịt rắn và chuột đồng bầm nát rồi vò viên đem nướng trên lửa than đỏ, lai rai với đế Gò Đen chờ đón giao thừa giữa cảnh trời nước mênh mông thật tuyệt diệu .
- - Tết Nơi Miền Biên Địa Hà Tiên : Hà Tiên là vùng đât xa xôi và cổ nhất của Nam Phần, cỏi biên địa giáp Cao Mên trên vịnh Thái Lan, giang sơn của giòng họ Mạc từ thế kỷ XVIII trước khi trở thành một tỉnh của nước ta. Tuy dân địa phương hầu hết được pha trộn 4 giòng máu Việt, Hoa, Miên, Chàm nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc Việt được thể hiện rõ ràng qua cổ tục tết nguyên đán. Cũng như các nơi khác trong nước, tết Hà Tiên cũng có lễ tiển đưa Táo Quân về trời, đón giao thừa, cúng tân niên và tục tảo mộ. Riêng lễ tiển đưa Táo Quân về trời tại đây có sự khác biệt với các nơi khác dù thời gian vẫn là ngày 23 tháng Chạp. Trước hết là địa điểm thờ Táo trên khắp lảnh thổ VN đều ở nhà bếp nhưng tại Hà Tiên , Táo Quân lại được thờ rất trang trọng ở ngay phía sau bức bình phong ngăn nhà trước và nhà giữa ngó ra bếp.
- Bàn thờ Táo Quân được treo trên cao, có đủ lư hương bình hoa và hai câu đối viết bằng chữ Hán trên giấy hồng đơn pha kim nhũ óng ánh ' công bình hữu đức năng sư hóa, chính trực vô tư khả đạt thiên '.Trong nghi thức cúng kiến Táo Quân, người Hà Tiên cũng có phần khác biệt các nơi khác vì ngoài hương hoa đèn quả còn cúng thêm món ' mì sợi nấu đường ' nêm thêm nuớc gừng giả nhỏ.
- Ngoài ra ở Hà Tiên còn có tục bán trẻ nít cho Táo Quân và trả lễ khi đứa bé lên 3, 7 cho tới lúc lên 10 mới xin chuộc con về. Tục này chỉ có trong các gia đình người Việt gốc Hoa và dành cho con trai . Đây cũng là quan niệm trong nam khinh nữ của người Tàu.
- 4 -Têt VN ở Hải Ngoại :
-  Khắp thế giới, chỉ có người Việt thà cam chịu sống nghèo cực trên mảnh đất quê hương ngoại trừ gặp phải cảnh éo le cùng khốn không thể nào chịu đựng nổi, mới đành gạt lệ cắn môi bỏ xứ mà đi. Đó là trường hợp của Việt Kiều sống trên đất Cao Mên trước năm 1945 do nạn chém giết vì cấm đạo Thiên Chúa cũng như bị thưc dân Pháp dụ dổ sang đất Miên làm phu tại các đồn điền trồng cao su. Ngoài ra khắp thế giới có trên mấy triệu người Việt đã bỏ nước ra đi từ khi cộng sản quốc tế Hà Nội cưởng chiếm được VNCH trưa ngày 30-4-1975.
- + Tết Việt Trên Đất Miên : Người Việt đầu tiên đã có mặt ở đây từ thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên tới cuối tháng 4-1975 khoảng 200.000 người, hầu hết tập trung tại Nam Vang, Batambang, Kompongcham, Kampot, Sengrieng, Biển Hồ và trong các đồn điền cao su của Pháp. Ở đây hằng năm người Việt ăn hai cái tết dương và âm lịch dù theo bất cứ một tôn giáo nào nhưng vui vẽ đầm ấm nhất cũng vẫn là tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc.
- Dịp này các trường học có đông đảo học sinh Việt đều được nghĩ học từ ngày 23 tháng Chạp đứa ông Táo về trời. Trước tháng 4-1975, chánh phủ Miên đã dành hai ngôi chợ Lớn và chợ Boong tai thủ đô Nam Vang cho Việt và Hoa Kiều buôn bán vào dịp tết. Các phiên chợ này mở cửa suốt ngày đêm từ 28 tháng Chạp tới chiều 30 cuối năm, bán đủ bánh mứt, bánh chưng bánh dầy dưa hấu và các mặt hàng dành cho tết. Ngoài ra còn có các loại hoa quen thuộc như vạn thọ, trường sanh, huệ, mồng gà, cúc..
- Riêng mai, loại hoa quốc hồn quốc tuý của người Việt không có bán tại hai ngôi chợ trên, nên đồng bao Việt vào những ngày sắp tết rũ nhau về Kampong Spen cách Nam Vang khoảng 40 km để chặt mai mọc trên núi rất nhiều. Tại Miên vào dịp tết, người Việt thường chung tiền làm heo, nấu bánh tét. Tất cả đều chuẩn bị để cúng giao thừa.
- Ai xa quê hương mới thấy thấm thía về nổi buồn trong đêm trừ tịch vì noi này chỉ có người Việt mới ăn tết Việt . Họ cũng đốt pháo vào giờ khắc giao niên để làm lễ ' tống cựu nghênh tân ' và tiếng pháo mừng xuân của người Việt ly xứ thường được nối tiếp từ khu này tới làng nọ, nơi có người Việt cư ngụ trên đất chùa Tháp, thường kéo dài nhiều giờ có khi tới sáng vẫn còn đì đẹt tiếng pháo mừng xuân.
- - Tết Việt Trên Đất Pháp : Thường đến sau lễ Giáng Sinh và tết Dương lịch. Do sinh kế và cuộc sống lẽ loi nên tết Việt tại Pháp thật buồn dù đồng bào hằng năm cứ vào dịp tết luôn tổ chức ngày tết cổ truyền của dân tộc mình.
- Để mua sắm tết, vào những ngày cuối tháng Chạp người Việt rũ nhau xuống phố Tàu quanh quẩn theo các đại lộ Ivry, Choisy hoặc khu Belle Villa để mua sắm tết. Ở đây quang cảnh gần giống như Chợ Lớn tại VN qua các đoàn lân của người Tàu và sự trang hoàng lòe loẹt cố hữu của người Hoa trong các cửa tiệm chạp phô, làm cho người Việt ly hương phần nào bớt nhớ nhà. Nơi này bán đủ các mặt hàng tết kể cả bánh chưng bánh dầy, giò chả mứt cốm , dưa hành củ kiệu..
- Tóm lại thứ gì cũng có bán từ loại lịch VN treo tường cho tới các loại hoa thủy tiên (Tàu) , Đào (VN), các loại cúc, mai địa phương.. Riêng trà ngon cũng đủ loại của Trung Hoa, Nhật, Ấn Độ, Tích Lan.. Tuy vậy hầu hết đồng bào vẫn quen dùng các loại trà danh tiếng của miền Nam VN như trà Blao, Ban Mê Thuột..
- - Tết VN Trên Đất Mỹ : Không giống như những nước khác trên thế giới, đồng bào tị nạn cộng sản VN sống tề tựu đông đúc tại các tiểu bang California, Texas, New York, Florida, Hoa Thịnh Đốn, Washington State, Hawaii..
- Từ khi có phong trào vượt biển, đoàn tụ, HO.. đa số người Việt rũ nhau về làm ăn sinh sống tại miền đất ấm California. Cũng từ đó hằng năm, người Việt tị nạn tại San Jose và Tiểu Sài Gòn đều thi nhau tổ chức các cuộc diễn hành cũng như Hội Chợ Tết Vn thật đông đảo vui nhộn.
- Có sống tha phương mới thắm thía về kiếp đời ăn nhờ ở đậu nơi đất người. Có làm thân lữ thứ cô độc mới thấy não nùng trong đêm trừ tịch cuối năm, thời khắc mà hầu hết mọi gia đình đang quây quần đoàn tụ vui vẽ bên mâm cơm cúng trước bàn thờ tổ tiên nghi ngút khói hương. Ngày xưa thời tuổi học sống nghèo cực trong ngõ hẹp nhưng mỗi lần nhìn hoa vông vang đỏ rực và đàn chim sếu từ biển về bay rợp tên bầu trời Phan Thiết , là lúc nôn nóng đợi chờ mẹ chị dẫn đi sắm tết.
- Rồi những ngày dài đời chính chiến, những năm sống tị nạn cộng sản nơi đất người nhưng năm nào cũng như năm nào cũng mơ mộng là năm cuối cùng trong cuộc đời ly xứ , sẽ được trở lại quê nhà sống nốt cái tuổi đời bên mẹ già và thân thuộc quê hương. Nhưng bao năm qua, xuân nào cũng là xuân đất khách, tết nào cũng tết ly hương, hẹn hứa thành hứa hẹn .. rốt cục mẹ già đã chết rã mục từ năm nào mà ta cứ vẫn đứng nhìn quê hương trong gang tất nhưng vói tới thì xa tít muôn trùng :
- Xuân về trên đất khách
- Ta ngồi đón mông lung
- Hắt hiu đêm trừ tịch
- Một mình uống rượu xuông
- Soi gương chợt thấy lạ
- Sau một đêm đợi chờ..
- Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
- Trước Thềm Tết Kỷ Sửu 2009.
- MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.