Hôm nay,  

Phương Tiện & Mục Đích, Viết Cho Em Dâu: Cảm Nghĩ Về Thầy Nhất Hạnh

20/01/200900:00:00(Xem: 10315)

Phương Tiện & Mục Đích, Viết cho em dâu: Cảm nghĩ về Thầy Nhất Hạnh

Lê khánh Thọ - France
Huệ Anh mến,
Chị cám ơn em đã gởi bài của Đan Tâm viết về thiền sư Nhất Hạnh, http://www.bacaytruc.com/index.php"option=com_content&task=view&id=2084&Itemid=37
Chị có đôi lời góp ý:
1- Đan Tâm viết: “Về quan điểm chính trị, thiền sư có khuynh hướng thiên cộng. Ngay từ năm 1967, khi rời nước để đi dự Đại Hội Phật Giáo, ông tham gia các cuộc biểu tình phản chiến ở Hoa Kỳ”.
Theo chị, xét trên cương vị nhà tu thì hành động kêu gọi ngưng chiến thể hiện tâm từ bi, đó chỉ là phương tiện đi đến mục đích tránh thảm họa chết chóc. Giáo sư Bác sĩ y Khoa Nguyễn xuân Hiền thuộc cục quân y, phục vụ tại Quân Y viện 108, viết trong một lá thư gởi cho Thiền Sư nhân các đại Trai đàn chẩn tế năm 2007: “...Thiền Sư đã làm sáng tỏ một chân lý mà trước đây nhiều người chưa thấy hoặc đã thấy nhưng chưa tiện nói ra, đó là: “Cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua thực chất là một cuộc huynh đệ tương tàn, đối đầu giữa hai “tiền đồn” dùng vũ khí và học thuyết của hai khối nước ngoài để chọi nhau” Xem bài: Nồi da xáo thịt huynh đệ tương tàn: http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_4/10_Huynhdetuongtan.htm
2- Đan Tâm viết: “Ngày 13/11/08 công an Lâm Đồng kết tội Làng Mai đã vi phạm pháp luật Tấn phong giáo phẩm không thông qua GHPGVN”.
Chúng ta ai cũng biết dối trá, chụp mũ gian xảo là món nghề ruột của Cọng sản. Làng Mai đã xác nhận: “ Về bổ nhiệm trụ trì và tấn phong giáo phẩm, trong ba chuyến về Việt nam, thiền sư Nhất Hạnh không có văn bản bổ nhiệm trụ trì nào hết, không văn bản tấn phong giáo phẩm nào hết” (www.phusa.info11/11/08 Lê Nguyên 1329/TGCP – PG Tờ Khai Tử quyền Tự do tôn giáo: http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_5/42_1329.htm)
3- Đan Tâm viết: “Các “Giới Luật” của nhà Phật, sư Thích Nhất Hạnh đều không tôn trọng: thầy quá giàu có, nhiều tiền bạc, chủ nhân ông của Làng Mai và ba tu viện bên Hoa Kỳ”.
“Giới Luật” của nhà Phật không phải chỉ giới hạn chừng đó. Thầy Nhất Hạnh tu “Bồ Tát Hạnh”. Thầy giàu có do công sức lao động trí óc. Thầy là giảng sư đại học, viết sách... Thầy không xử dụng tiền bạc hưởng thụ cá nhân, Thầy thực hành Bồ Tát Hạnh vào việc điều hành những tu viện và giúp đỡ những kẻ khốn cùng. Tiền bạc của Thầy chỉ là phương tiện đi đến mục đích thực hiện tâm từ bi và giúp thiền sinh tu học. Thầy làm ra nhiều tiền bạc như vậy, nhưng ai về Làng Mai sẽ thấy ở đó không có tượng Phật sơn son thiếp vàng, không có salon, trường kỷ sang trọng, thiền đường, Phật đường, tăng xá,... là những chuồng bò, chuồng ngựa, chuồng cừu, chuồng heo của nông trại cũ sửa lại. Còn Thầy thì ngủ trên 1 cái gường làm bằng 4 cục gạch kê lên 1 tấm ván, và chiếc niệm mỏng. Chị đề nghị em đọc bài: Một vị thầy sống hạnh nghèo nàn: http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_4/SCD2_Motvithay...htm
4- Đan Tâm viết: “Thầy họp hành, giao hảo với Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nhà nước Việt nam”.
"Không dám vào hang cọp làm sao bắt được cọp". Theo chị, đó chỉ là phương tiện đi đến mục đích gieo trồng Chánh Pháp vào quê hương.
5- Đan Tâm viết: “Nhìn hình thầy đi dưới lọng vàng của bọn Phật giáo Quốc Doanh, ai dám nghĩ thầy là bậc chân tu"”
Chị vẫn nghĩ Thầy là bậc chân tu. Bên cạnh hình Thầy đi dưới lọng vàng thì có bao nhiêu tấm hình Thầy đội nón lá!" Lọng vàng có thể của bọn Phật gíáo Quốc Doanh làm trò, mà cũng có thể của những Phật tử muốn bày tỏ lòng tôn kính Thầy. Tiền bạc Thầy không đụng tới thì lọng vàng, nón lá, hay tàu lá chuối cũng giống nhau thôi, đó chỉ là phương tiện với mục đích che nắng che mưa. Sao Đan Tâm không nhắc tới hành động Thầy từ chối không vào thăm lăng Hồ chí Minh!"
6- Đan Tâm viết: “Tuy nhiên cái tệ hại nhất là Thầy ngạo nghễ, định phát triển ở VN “Dòng Tiếp Hiện của Sư Ông” cho phép tăng ni lập gia đình. Như vậy là đã phạm vào hai chữ “Ái Dục” mà Phật pháp tuyệt đối ngăn cấm”.
Cuộc đời là một trường học vĩ đại mà trong đó phần lớn con người chỉ học được các bài học cần thiết qua yếu tố đau khổ ( Dấu chân trên cát – Nguyên Phong dịch).
Đầu năm 2008 chồng chị bị ung thư gan giai đoạn cuối, anh từ Mỹ về Sài gòn chữa trị thuốc Nam, chị cũng từ Pháp về với anh 3 tháng. Kỷ niệm êm đẹp nhất của tụi chị là mỗi ngày chị nằm ôm tấm thân còm cõi bịnh hoạn của anh trong vòng tay, cả hai im lặng tập trung tư tưởng vào những bài thuyết pháp phát ra từ CD. Lòng không gợn “Ái Dục”, khi đó chị là một đồng đội, là tri kỷ, là người bạn đồng hành đi bên anh trong giờ phút thân xác anh rã rời, tinh thần anh bấn loạn. Đầu tháng 10/08 ở Pháp chị nhận tin anh qua đời, chị của anh cho biết anh ra đi trong giấc ngủ an bình, trước vài giờ anh gọi chị anh và bình tĩnh báo tin anh sẽ đi trong đêm đó, anh còn vui vẻ pha trò nói lời giã biệt.
Trước khi tin lời Đan Tâm, chị đề nghị em đọc nguyên văn 14 giới của dòng tu Tiếp Hiện, chú ý : Dòng tu này có đủ 4 chúng, gồm 2 chúng tại gia (nam, nữ) và 2 chúng xuất gia (nam, nữ).
Do đó giới thứ 14 có 2 phần khác nhau:
-giới 14 cho chúng tại gia
-giới 14 cho chúng xuất gia.
14 Giới Tiếp Hiện
Đây là Giới thứ nhất:
Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để đừng bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động.
Đây là Giới Thứ Hai:
Ý thức được những khổ đau do kiến chấp và vọng tưởng gây ra, con xin nguyện thực tập để phá bỏ thái độ hẹp hòi và cố chấp, để có thể cởi mở và đón nhận tuệ giác và kinh nghiệm của người khác. Con biết rằng những kiến thức hiện giờ con đang có không phải là những chân lý bất di bất dịch, và tuệ giác chân thực chỉ có thể đạt được do sự thực tập quán chiếu và lắng nghe, bằng sự buông bỏ tất cả mọi ý niệm mà không phải bằng sự chứa chấp kiến thức khái niệm. Con nguyện suốt đời là một người đi tìm học và thường trực sử dụng chánh niệm để quán chiếu sự sống trong con và xung quanh con trong từng giây phút.
Đây là Giới thứ ba:
Ý thức được những khổ đau do sự cưỡng bức kẻ khác vâng theo ý kiến của mình, con nguyện không ép buộc người khác, kể cả trẻ em, theo quan điểm của con, bằng bất cứ cách nào: uy quyền, sự mua chuộc, sự dọa nạt, sự tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ. Con nguyện tôn trọng sự khác biệt của kẻ khác và sự tự do nhận thức của họ. Tuy nhiên con biết con phải dùng những phương tiện đối thoại từ bi và ái ngữ để giúp người khác cởi bỏ cuồng tín và cố chấp.
Đây là Giới Thứ Tư:
Ý thức rằng tiếp xúc và quán chiếu về bản chất của khổ đau có thể giúp con phát khởi tâm từ bi và thấy được con đường thoát khổ, con nguyện không trốn tránh thực tại khổ đau, nhắm mắt trước khổ đau và đánh mất ý thức về khổ đau của chúng sanh. Con nguyện tìm tới với những kẻ khổ đau để hiểu biết được tình trạng của họ và để giúp đỡ họ. Bằng những phương tiện tiếp xúc, tường thuật, hình ảnh, âm thanh, con nguyện thường xuyên tự đánh thức mình và đánh thức những người xung quanh về sự có mặt của những khổ đau hiện thực khắp nơi trên thế giới. Con biết rằng sự thật thứ tư là đạo đế chỉ hiển lộ khi nào con quán chiếu và thấy được tự tánh của sự thật thứ nhất là khổ đế, và con sẽ luôn luôn nhớ rằng mục đích của sự tu tập là chuyển hóa khổ đau trở thành an lạc.
Đây là Giới Thứ Năm:
Ý thức rằng hạnh phúc chân thực không thể đạt tới được bằng tiền tài và danh vọng mà chỉ thật sự có mặt khi nào các yếu tố an ổn, vững chãi, thảnh thơi và từ bi có mặt, con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải trong khi nhiều người đang đói khổ thiếu thốn, không đặt danh vọng, quyền hành và sự hưởng thụ dục lạc làm mục tiêu của đời mình. Con nguyện tập sống giản dị và học chia xẻ thì giờ, khả năng và tài vật của mình với những kẻ thiếu thốn.
Đây là Giới Thứ Sáu:
Ý thức được rằng sân hận và oán thù có tác dụng cắt đứt truyền thông giữa người với người và tạo ra đau khổ cho cả hai phía, con nguyện học hỏi phương pháp chăm sóc và đối xử với năng lượng sân hận và oán thù khi chúng phát khởi trên ý thức con và phương pháp quán chiếu để nhận diện và chuyển hóa hạt giống của sân hận và oán thù trong chiều sâu tâm thức con. Con nguyện tập luyện để mỗi khi cơn giận hoặc sự bực tức phát khởi, con sẽ không nói gì và làm gì cả mà chỉ thực tập hơi thở chánh niệm hoặc đi thiền hành ngoài trời để chăm sóc tâm niệm sân hận và oán thù của con bằng năng lượng chánh niệm và để nhìn sâu vào bản chất của các tâm niệm sân hận và oán thù ấy. Con cũng nguyện sẽ học hỏi nhìn sâu vào tự tánh của người mà con nghĩ đã gây nên tâm niệm sân hận và oán thù của con và để có thể nhìn được người ấy bằng con mắt từ bi.
Đây là Giới Thứ Bảy:
Ý thức được rằng sự sống chỉ có thể thực sự có mặt trong giây phút hiện tại, và ta chỉ có thể sống an lạc ngay trong giây phút ấy, con nguyện tập luyện để có thể sống sâu sắc từng giây phút trong cuộc sống hàng ngày của con. Con nguyện không để cho những hối tiếc về quá khứ, những lo lắng về tương lai và những tham dục, giận hờn và ganh tỵ đối với những gì đang xảy ra trong hiện tại lôi kéo con và làm cho con đánh mất sự sống mầu nhiệm. Con nguyện thực tập giáo lý hiện pháp lạc trú, sử dụng hơi thở và nụ cười chánh niệm để tiếp xúc với những gì mầu nhiệm, tươi mát và lành mạnh trong con và chung quanh con, để liên tục gieo trồng và tưới tẩm những hạt giống an lành, hiểu biết và thương yêu trong con, làm động lực chuyển hóa chiều sâu tâm thức và đi tới trên đường thành tựu đạo nghiệp.
Đây là Giới Thứ Tám:
Ý thức được rằng những khó khăn trong việc truyền thông giữa người với người luôn luôn đưa tới ngăn cách và khổ đau, con nguyện thực tập lắng nghe bằng tâm từ bi và nói năng bằng lời ái ngữ. Con nguyện học hạnh lắng nghe chăm chú mà không phán xét và chỉ trích và không nói ra bất cứ một lời nào có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể và có thể làm tan vỡ đoàn thể. Con nguyện tu tập để tái lập sự truyền thông giữa con và mọi người khác, và đề giúp giải quyết mọi vụ bất hòa, dù lớn dù nhỏ.
Đây là Giới Thứ Chín:
Ý thức được rằng lời nói có thể tạo ra khổ đau hay hạnh phúc, con xin nguyện luyện tập để chỉ nói những lời nói chân thật có tác dụng hòa giải, gây niềm tin tưởng và hy vọng. Con nguyện không nói dối để mưu cầu tài lợi và sự kính phục, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù, không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những gì con không biết rõ. Con nguyện can đảm nói ra sự thật về những tình trạng bất công, dù hành động này có thể đem lại sự đe dọa cho sự an thân của mình.
Đây là Giới Thứ Mười:
Ý thức rằng mục đích và bản chất của một đoàn thể tu học là sự thực hiện tuệ giác và từ bi, con nguyện không bao giờ lợi dụng đạo Bụt và các đoàn thể giáo hội vào mục tiêu quyền bính, không biến các giáo đoàn thành những tổ chức hoạt động chính trị. Tuy nhiên, con nhận thức rằng các đoàn thể tu học phải có ý thức và thái độ rõ rệt về những tình trạng áp bức và bất công xã hội và có thể sử dụng ảnh hưởng mình để chuyển đổi các tình trạng ấy mà không cần và không nên dấn thân vào những cuộc tranh chấp phe phái.


Đây là Giới Thứ Mười Một:
Ý thức rằng thiên nhiên và xã hội con người đã bị tàn phá trầm trọng vì bạo động và bất công, con nguyện thực tập chánh mạng, quyết tâm không sinh sống bằng những nghề nghiệp có thể gây tàn hại cho con người và thiên nhiên, không đầu tư vào những doanh nghiệp chuyên làm lợi cho một nhóm người trong khi tước đoạt môi trường và cơ hội sinh sống của những nhóm người khác. Con nguyện chọn một nghề có thể giúp con thực hiện được lý tưởng từ bi và cứu khổ của đạo Bụt.
Đây là Giới Thứ Mười Hai:
Ý thức được những khổ đau do chiến tranh và các cuộc xung đột tạo ra, con nguyện thực tập sống đời sống hàng ngày của con theo tinh thần bất hại, hiểu biết và thương yêu. Con nguyện góp phần vào công việc giáo dục hòa bình và thực tập hòa giải trong phạm vi gia đình, cọng đồng, quốc gia và quốc tế. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự chém giết, và thường xuyên quán chiếu với tăng thân con để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ sinh mạng, ngăn chận chiến tranh và xây dựng hòa bình.
Đây là Giới Thứ Mười Ba:
Ý thức được sự khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.
Đây là Giới Thứ Mười Bốn:
(Dành cho Tiếp Hiện Tại Gia)
Ý thức được rằng sự tìm tới và phối hợp giữa hai cơ thể do sự thúc đẩy của dục tình không những đã không thể giải tỏa được nỗi cô đơn của con người mà còn tạo thêm nhiều khổ đau, chua cay và xa cách, con nguyện không ăn nằm vói những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng hành động tà dâm sẽ gây ra khổ đau cho kẻ khác và cho chính con trong hiện tại và trong tương lai. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những điều mà mình và kẻ khác đã cam kết. Con nguyện sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện bảo trọng thân thể con, xem thân thể mình là đền thờ của tâm linh, là chiếc thuyền vượt biển, và thường xuyên học hỏi bảo tồn tinh, khí và thần để có đủ năng lực hành đạo. Con ý thức được trọn vẹn trách nhiệm của con về sự cho ra đời những sinh mạng mới và thường xuyên quán chiếu về môi trường sinh hoạt trong tương lai của những sinh mạng này.
Đây là Giới Thứ Mười Bốn:
(Dành cho Tiếp Hiện xuất gia)
Ý thức được rằng lý tưởng xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết cô đơn và khổ đau không thể nào được giải tỏa bằng dục tình mà chỉ có thể được chuyển hóa bằng sự thực tập hiểu biết và thương yêu đích thực. Con biết hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác và không cho con thực hiện được lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình. Con nguyện không ép uổng thân thể con, không đối xử với thân thể con một cách bạo động và khinh xuất, không xem thân thể chỉ như là một dụng cụ. Con nguyện bảo trọng thân thể con, xem thân thể mình là đền thờ của tâm linh, là chiếc thuyền vượt biển, và thường xuyên học hỏi bảo tồn tinh, khí và thần để có đủ năng lực hành đạo.
Tiếc thay cho Đan Tâm, Thầy không cho phép tăng ni lập gia đình giống như dòng tu ở Nhật Bản!
Tiếp Hiện là một dòng tu mới mà Thầy Làng Mai sáng lập tại Việt Nam vào tháng 2 năm 1966. Mười bốn giới tiếp hiện là cột sống của dòng tu này thể hiện một đạo Bụt dấn thân (engaged Buddhism), một đạo Bụt nhập thế (đi vào cuộc đời).  Dòng tu này mở cửa cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Cho đến nay (2006) số các vị thọ giới gia nhập vào chúng chủ trì trên thế giới đã lên trên con số 1000 người gồm hơn 30 quốc tịch khác nhau. Những vị chưa chính thức thọ giới, nhưng có tham gia những sinh hoạt của dòng tu này như tụng giới, pháp đàm, thiền hành, thiền tọa, làm mới, v.v… đều được xem là thành phần của chúng đồng sự. Tiếp có nghĩa là tiếp xúc, tiếp nhận, và Hiện có nghĩa là thực hiện. Tên của dòng tu bằng tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L'ordre de l'interêtre. Những giải thích về 14 giới và giáo chế của dòng tu được trình bày trong sách Interbeing do nhà Parallax xuất bản. Hầu hết các vị giáo thọ xuất gia và tại gia được truyền đăng tại Làng Mai đều là những thành viên lâu ngày của dòng tu Tiếp Hiện. Muốn được chính thức thọ giới Tiếp Hiện để trở nên một thành viên của chúng chủ trì, cần được sinh hoạt trong chúng đồng sự cho đến khi chứng tỏ là có khả năng tiếp nhận và hành trì giới luật Tiếp Hiện. Sau khi được tăng thân địa phương chấp nhận, giới tử phải tập sự ít nhất một năm trước khi được chính thức thọ giới. Xem thêm mười bốn giới tiếp hiện. (Theo tự điển Làng Mai).
7- Đan Tâm viết: “Sự chế hóa từ một ngày lễ tặng hoa cẩm chướng trắng đỏ của Nhật thành lối tặng hoa hồng trắng đỏ trong ngày Vu Lan ở miền Nam trước đây, cái lối tu này thầy cũng bắt chước theo đạo Phật Nhật Bản, sư lấy vợ. Chỉ có điều thầy làm điều này hơi muộn, mấy chục năm sau khi có những điều bàn tán về mối quan hệ giữa thầy và người nữ đồng đạo với thầy trong căn nhà chung ở Paris. Người ta không tin rằng thầy chậm nghĩ đến thế. Có lẻ chỉ vì thầy muốn ở trong tâm trạng “...bất như đạo, đạo bất như đạo bất đắc”.
Chị mất mẹ từ năm 13 tuổi, thời đó mỗi năm đến ngày Vu Lan chị mang hoa hồng trắng và cảm thấy nhớ Mẹ chị da diết, nổi nhớ mãnh liệt đưa chị trở về vùng trời kỷ niệm êm đẹp với Mẹ và tình thương Mẹ bỗng chất ngất.
Theo chị, sự chế hóa bất cứ một điều gì để nâng cao đời sống tốt đẹp là một điều đáng hoan nghênh. Trong cuộc sống mọi việc đều có sự tiếp nối quan hệ với nhau. Ai dám vỗ ngực khoe chữ Việt của ta, có phải của Giáo sĩ Pháp Alexandre de Rhôdes chế hóa vào thế kỷ 17" Truyện Kiều có phải Nguyễn Du chế hóa từ cốt truyện Trung Hoa"
Sự chế hóa đóa hoa trắng đỏ cho ngày lễ Vu Lan của Thầy Nhất Hạnh là phương tiện dẫn đến mục đích gắn bó tình mẫu tử, là dịp đứa con nghĩ về Mẹ.
Về chuyện thiên hạ bàn tán Thầy quan hệ với người nữ đồng đạo, bộ em tin sao!" Một vị Thầy đạo cao đức trọng, chế ra một dòng tu đẹp, lành và được cả thế giới ngưỡng mộ như thế mà cũng có người tin được những lời vu dạ, phỉ báng như thế sao, chị đề nghị em xem bài: Cây trên sườn núi : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_4/SCD6_Caytrensuonnui.htm
Thông thường, những tờ báo bán chạy là những tờ phao tin giật gân làm gân giật. Trong những mẫu chuyện tán dóc cũng vậy, phần đông người ta thích thú lắng nghe những mẫu chuyện buồn, chuyện xấu của người khác hơn là chuyện vui.
Chẳng hạn: Ca sĩ Tâm Đan bị vợ của nhạc sĩ John Nguyễn đánh ghen sáng nay - Có sao không" -Không sao cả, may mà hàng xóm nhảy vô can đúng lúc.
Vậy là người ta thất vọng vì ca sĩ Tâm Đan không bị rạch mặt, y phục nàng không bị xé rách te tua. Đa số khoái nghe chuyện xui xẻo, đau khổ của thiên hạ mà không cần kiểm chứng câu chuyện có thật hay chỉ là tin vịt.
Ở nước Pháp, người vợ muốn ly dị chồng về tội ngoại tình phải có hình ảnh, thu băng, trường hợp bắt quả tang cũng phải gọi giới thẩm quyền tới xác nhận tại chỗ. Nếu không sẽ bị người chồng kiện ngược lại về tội vu khống, nhục mạ.
Nếu Đan Tâm là công dân của nước tự do và dám xâm mình lộ danh tánh cũng như địa chỉ, không chừng một số Phật tử nóng máu có thể đâm đơn kiện Đan Tâm về tội nhục mạ Thầy của họ vô căn cứ.
8- Đan Tâm viết: “Nhưng khi đối chiếu tình trạng thầy về Việt nam, có lọng vàng ra đón sân bay với ngày ra đi thì “cum cúp như mèo cụt đuôi”, bỏ của chạy lấy người, thì quả tình rằng là không biết kết luận ra sao cho đúng về thầy. Chắc chỉ có thể nói rằng: thầy đã dạy nhiều người rồi, thì chuyện bị VC đuổi âu cũng là bài học cuối đời cho... Sư Ông”.
Chị để ý từ nhiều năm nay, các siêu thị thực phẩm ở Pháp xuất hiện gian hàng Bio (loại thực phẩm bảo đảm tốt cho sức khỏe nhờ trồng thiên nhiên không có chất độc hóa học). Càng ngày thức ăn Bio càng thu hút đông đảo người tiêu thụ mặc dù giá cả mắc hơn thực phẩm kỹ nghệ (là loại thực phẩm độc hại trồng bởi phân bón hóa học, xịt thuốc trừ sâu bọ và thuốc giữ lâu hư). Chị liên tưởng Phật Pháp của Thầy Nhất Hạnh là Phật Pháp Bio, là thức ăn tinh thần mang lại hạnh phúc, khác với Phật Pháp Quốc Doanh là Phật Pháp kỹ nghệ làm tinh thần con người ngộ độc sầu não.
Ngày ra đi con mèo đã để lại cho quê hương cái đuôi chính là để lại Phật Pháp Bio. Cho dù bị chèn ép, hạt giống Phật Pháp Bio vẫn tiếp tục đâm hoa kết trái trong tâm những người khao khát món ăn tinh thần bổ dưỡng. Phật giáo dạy người trị bịnh trong tâm. Tâm là gốc của muôn ngàn sự vật, nếu gốc chân chính thì muôn việc đều bình an. May mắn Phật Pháp Bio đang có mặt và đang bành trướng tại Việt nam.
Vụ 400 đệ tử xuất gia bị đuổi ra khỏi tu viện Bát Nhã chỉ là chuyện nhỏ, tâm họ thật sự muốn tu thì tu ở đâu cũng là tu, miễn sao không tu theo Tà Giáo Quốc Doanh!
Chị mừng Thầy Nhất Hạnh đã đạt mục đích.
Cọng Sản có lẽ đang hối tiếc đã không xô đuổi Thầy sớm hơn!
Ba năm qua Thầy đã đủ thời gian gieo Phật Pháp Bio vào lòng dân tộc.
Chị tin rằng trong những kiếp tương lai, Thầy sẽ tiếp tục Hạnh Bồ Tát như kiếp hiện tại để cứu khổ chúng sanh.
Nhưng em ơi, có người bạn cho chị biết tin cuối cùng về việc CS trục xuất 400 tăng, ni chùa Bát Nhã là có thực, nhưng cuối cùng cũng không đuổi được ai, vì nhờ vào giới hạnh của các vị tu sĩ trẻ đó mà cảm hóa được vô minh và bạo lực cho nên các vị vẫn sinh hoạt, tu học, hoằng pháp bình thường tại Bảo Lộc.(...)
Huệ Anh mến,
Hồi tháng 5/07 mẹ con chị qua Đan Mạch thăm vợ chồng em và cháu. Khi bàn về Thầy Nhất Hạnh, chúng ta đã bất đồng quan điểm và chị lấy làm tiếc không có khả năng nói chuyện mạch lạc, đã bỏ qua cơ hội diễn đạt ý tưỏng. Nhân dịp em gởi bài của Đan Tâm viết về Thầy, một động lực vô hình thúc đẩy chị gõ mail phơi bày cảm nghĩ.
Chị hiểu, chồng em từ người trí thức phải đạp xích lô kiếm sống, những người lính chiến đấu bảo vệ quê hương, những người tù cải tạo, những người bỏ nước ra đi đã mang thành kiến xấu về Thầy đều có lý lẽ riêng của họ. Ba của chị tù cải tạo 13 năm, anh Hai cũng tù cải tạo 7 năm. Thời gian đầu tiên qua Pháp chị đã cay đắng làm bồi bàn, làm công nhân bốc bánh mì bị chef sỉ nhục trong 8 năm trời cũng vì tị nạn Cọng sản. Chúng ta cùng là nạn nhân CS, cùng tiếp tục con đường chống Cọng nhưng riêng chị, chị không bao giờ nghĩ Thầy Nhất Hạnh thân Cọng, nếu chị ở địa vị nhà sư có lẽ chị cũng sẽ hành động giống như Thầy.
Thân mến,
Chị Lê khánh Thọ
France, 01/09

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.