Hôm nay,  

Độc Tài Không Đè Bẹp Được “sức Mạnh Nhân Dân”

18/12/200800:00:00(Xem: 6720)

Độc tài không đè bẹp được “sức mạnh nhân dân”

VŨ HOÀI-NAM
Dẫn nhập.
Trong các cuộc tranh đấu của các dân tộc bị áp bức dưới chế độ độc tài thường xẩy ra ở các đô thị thì mỗi khi nhân dân biết kết đoàn dù khó khăn cách mấy, lâu dài đến đâu thì cuối cùng thắng lợi cũng về tay nhân dân. Tùy theo hoàn cảnh địa phương, không cứ gì lực lượng nòng cót đấu tranh đều phải là thanh niên, sinh viên như ở Hy-Lạp hiện nay. Gần đây nhất, ở Thái Lan, nòng cốt hàng ngũ tranh đấu phần đông là phụ nữ.
Bangkok (Thái Lan).
Cuộc đụng độ tại tòa nhà Quốc hội, ngày 12/11/2008 Cành Sát đã dùng bạo lực đàn áp người biểu tình là Liên Minh Nhân Dân Vì Dân Chủ (People Alliance for Democracy) như đã dùng súng phóng lựu của Trung quốc bắn lựu đạn cay vào đám đông biểu tình làm 3 người chết và 400 người bị thương. Không những vậy, lực lượng biểu tình còn bị một số người dùng súng Phóng Lựu M.79 bắn bị thương cả thảy là 45 người và chết 1 người.
Tuy bị đàn áp rất mãnh liệt, người chết và người bị thương la liệt nhưng không vì đó mà lực lượng biểu tình chống đối chính phủ nhụt chí, rút lui. Hễ có người bị thương, lại có nhiều người ở xa thủ đô Bangkok, bỏ cả nhà cửa, công ăn việc làm xung phong tăng cường nhân số cứ mỗi ngày một đông.
Cuộc đấu tranh dai dẵng của lực lượng Liên Minh Nhân Dân Vì Dân Chủ kéo dài đến mấy tháng liền. Vì đấu ranh có chính nghĩa nên lực lượng Liên Minh Nhân Dân được dân chúng thủ đô đồng tình và các nhà trí thức cũng như giáo sư, sinh viên ở các trường Đại học nổi tiếng đồng cảm và lên tiếng ủng hộ. Tuy thủ tướng chính phủ Somchai Wongsawat, em rể của cựu thủ tướng Thaksin Chinnawatra có nhiều tiền bỏ ra mua chuộc các đại biểu Quốc hội âm mưu sửa Hiến pháp bằng cách tu chính nhưng bị bẽ gẩy, không làm sao thực hiện được mưu đồ.
Trong lúc tranh đấu, lực lượng Liên Minh Nhân Dân bước đầu chiếm Phủ Thủ tướng, sau bao vây Quốc hội làm cho các đại biểu Quốc hội không vào họp được ở toà nhà Quốc hội; về sau nầy lực lượng Liên Minh Nhân Dân chiếm luôn cả hai sân bay chính làm gián đoạn mọi giao thông hàng không. Tuy việc chiếm giữ sân bay làm thiệt hại không ít cho ngân quỹ quốc gia. Nhưng kể về mặt chính trị thì Dân Chủ đã thắng độc tài. Khi Tòa Án Hiến Pháp tuyên bố 3 chính đảng liên hiệp cầm quyền phải giải tán vì gian lận trong việc bầu cử nên nội các Somchai phải từ chức.
Cứ nhìn lại trong việc chính phủ Thái vừa qua đã dùng lực lượng Cảnh Sát đàn áp biểu tình bằng súng đạn nhưng rồi cuối cùng cũng phải thất bại trước sự kết đoàn của nhân dân.
Athen (Hy-Lạp).
Chính phủ hữu phái do thủ tướng Costas Karamanlis cũng không kém độc tài; không những vậy, chính phủ còn dùng chế độ cảnh sát trị để cai trị dân. Cho nên Cảnh sát mới khinh thường sinh mạng dân chúng. Chẳng thế mà việc không đáng gì mà Cảnh Sát đã dùng súng bắn chết một cậu bé mới 15 tuổi tên Alexandros Grigoropoulos trong tuần vừa qua.
Hy lạp là một xứ sở không có nhiều tài nguyên. Nguồn lợi độc nhất mang lại cho quốc gia là du lịch. Vì ảnh hưởng của Kinh tế đi xuống của thế giới nên dân chúng Hy-Lạp bị ảnh hưởng chung. Tuy nhiên, phần nào cũng ảnh hưởng bởi sự lãnh đạo của thủ tướng chính phủ. Dân chúng, nhiều người than phiền là kiếm không đủ ăn. Sẵn công phẫn với nền cai trị độc tài cho nên sau cái chết của một thiếu niên 15 tuổi; dân chúng ở Athens tức giận đã nỗi loạn đập phá các công sở, tiệm buôn, ngân hàng. Trong tuần qua, không ngày nào là không có đụng độ giữa Cảnh Sát và người bểu tình. Các cuộc biểu tình của dân chúng lây lan sang các thành phồ khác của Hy Lạp.
Phía Cảnh Sát chối bỏ việc bắn chết Grigoropuolos và nói đó là tai nạn.Tuy nhiên, luật sư của gia dình Grigoropoulos nói là Cảnh Sát cố ý bắn. Lực lượng bểu tình chiếm các trường học, ra yêu sách đòi chính phủ không được cắt giảm chi phí xã hội và thả tất cả những người biểu tình bị bắt. Dân chúng còn trưng ra khẩu hiệu ”Chấm dứt Cảnh Sát khủng bố”, “Dân chúng hỏi thăm sức khoẻ  của thủ tướng và yêu cầu ông Karamanlis từ chức”.


Kể từ ngày cậu bé Grigoropoulos bị Cảnh Sát bắn chết cho đến hôm nay là 12 ngày, không ngày nào mà thủ đô Athen không có biểu tình phản đối chính phủ. Cuộc chống đối chính phủ ở Hy Lạp lây lan sang đến Ý, Tây Ban Nha và Đan Mạch. Những người chống đối đập phá của kiếng các tiệm buôn; lấy chai gạch ném Cảnh Sát, đập phá ngân hàng, đốt xe hơi của Tòa Tổng Lãnh Sự Hy Lạp ở Bordeaux (Pháp). Ở Thổ Nhỉ Kỳ, tả phái biểu tình ở Istanbul xuống đường với khẩu hiệu “Chúng tôi chào mừng những người phản đối chính phủ Hy-Lạp”.
Các nhà bình luận chính trị cho rằng chính phủ Karamanlic của Hy Lạp sẽ khó kéo dài tuổi thọ.
Việt Nam.
Tại Saigon cũng như Hà-Nội  và những tỉnh thành lớn đâu đâu cũng có dân oan khiếu kiện vì bị CSVN bóc lột, chính quyền hà hiếp dân chúng cướp đất, cướp nhà với danh từ khéo che đậy là quy hoạch phát triển thành thị …. Dân chúng không được bồi thường tương xứng vì cán bố ăn chận tiền bồi hoàn. Có nơi, dân chúng đi kiện 5, 7 năm rồi mà không giải quyết được.
Tự do, Dân chủ và Nhân quyền bị bóp nghẹt. Những người đối kháng thì bị bắt giam với các tội không bao giờ có. Vậy mà chính quyền cũng cứ “ghép” cho bằng được. Nhà báo nào tố tham nhũng đều bị kết tội hoặc cho nghỉ việc. Nói chung, cái gì cũng do Đảng CS năm giữ, quyết định. Đến ngay việc bầu cử Quốc hội hay Chính quyền địa phương cũng không có tự do. Nếu không phải là Đảng viên CS thì không được ứng cử hay được đề cử. Họa hoằn lắm trong Quốc hội có vài người không phải là đảng viên nhưng đều là “nghị gật”.
Báo chí đếu do chính phủ chủ động, tuyệt nhiên không có báo tư nhân nên chính phủ độc quyền báo chí. Đệ tứ quyền nếu có  thì phải đợi không còn chính phủ CS nữa thì họa may mới có.
Tôn giáo cũng đều do chính phủ giật dây. Tự do tôn giáo chỉ là bề ngoài. Ông Trưởng Ban Tôn giáo độc quyền chỉ định hay cắt cử các chức vụ thuộc giáo quyền, nhất là Phật giáo.
Tham nhũng thì nơi nào cũng có. Mỗi khi người dân muốn xin một giấy tờ gì thì cũng phải kẹp tiền ‘trà nước”. Nếu không có tiền thì đừng hòng có giấy đúng hẹn. Nói chung, bất kỳ ngành gì như Thể Thao – Thể Dục, Văn Hóa – Giáo Dục, Bệnh Viện, Xã Hội … đều có tham nhũng. Hình như tham nhũng đã ăn sâu vào xương tủy của cán bộ như là ma túy. Tham nhũng có hệ thống như vụ PMU 18 ở Hà-Nội và Xa lộ Đông-Tây ở Sàigon tiền tham nhũng lên tới nhiều triệu Mỹ kim.
Cách đối phó của Chính quyền CSVN.
Bắt giam tất cả những ai chống đối Nhà Nước bất luận về vấn đề gì"
Để giảm mức chống đối của Nhật ODA ttrong vụ hối lộ xa lộ Đông-Tây và của dân chúng Sàigon, đặc biệt trong vụ 129 ha đất ở  Quận Nhì dành để tái định cư dân Thủ Thiêm và ăn chận tiền bồi hoàn của dân ở quận Bình Thạnh mà Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đua đã biển thủ và tẩu tán. Trung Ương Đảng đã cử người ở Hà-Nội vào để thay thế Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy.
Đặc biệt, phía Quân Đội, TW đã thuyên chuyển những tay chân đắc lực của mình về trấn Hà-Nội và Saigon.
Chỉ thị cho Công An theo dõi sát tình hình diễn biến Chính Trị. Đặc biệt liên quan đến “Diễn biến Hòa Bình”.
Kết-Luận.
Dù cho CSVN có đề phòng hay cẩn thận đến đâu chăng nữa nếu nhân dân Việt Nam cả nước từ Nam ra Bắc biết kết đoàn và nhất  tâm vùng dậy chống CS thì giỏi lắm CS chỉ thanh toán hay giải quyết trước sự chống đối của con số nghìn người. Nếu số người nhất tâm kết đoàn làm thành sức mạnh với con số lên tới hai, ba chục ngàn người hay hai, ba trăm ngàn người thì dù cho CS có sử dụng quân đội thẳng tay đàn áp. Quân đội cũng phải đành bó tay trước sức mạnh vô bờ của nhân dân.
Việc nầy không còn lâu nữa vì những bất bình của nhân dân Việt Nam càng ngày càng chồng chất, gây sức ép ngày càng mạnh thì đương nhiên phải có sự quật khởi. Và ngày đó đã gần kề!  Chúng ta, đồng bào trong nước và người Việt xa quê nhất định thắng lợi.
VŨ HOÀI-NAM

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
Khi Việt Nam bắt đầu bước ra sân chơi toàn cầu, nhiều người đều vui mừng nói đến triển vọng kinh tế của sự hội nhập ấy. Tuy nhiên, có một lãnh vực lại ít được chú ý, đó là lao động
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.