Hôm nay,  

Di Sản Của Tổng Thống Bush

02/12/200800:00:00(Xem: 9488)

Di Sản Của Tổng Thống Bush

Vũ Linh
...TT Bush là một người phức tạp, chủ trì một thời kỳ có nhiều biến cố lớn...
Giữa Tháng Giêng này thì TT Bush sẽ mãn nhiệm kỳ sau tám năm cầm quyền. Ông sẽ về quê Texas vui thú phạt cỏ chặt cây, là thú vui bất tận của ông. Về quê, ông cũng sẽ mang theo một chuỗi dài những chuyện đáng ghi nhớ và những chuyện thật muốn quên.
Cho đến giờ, đã có và sẽ còn có rất nhiều người suy tư, bình luận và đánh giá gia tài của TT Bush. Nhưng hình như chính ông lại là người ít lưu tâm nhất trong vấn đề này.
Người ta kể lại khi có người hỏi Chủ Tịch Mao Trạch Đông ông nghĩ sao về gia tài của ông để lại cho hậu thế, thì họ Mao phá lên cười và nói “khi người ta bàn về gia tài của tôi thì tôi đã chết khô từ lâu rồi, còn biết gì nữa đâu mà thắc mắc"”
Ông Bush chưa đến nỗi “duy vật” như vậy, nhưng cũng không có vẻ ưu tư lắm lắm về gia tài của mình. Không biết có thật như vậy không" Hay là ông cố muốn quên đi cái gia tài không mấy đẹp đó"
Trong tất cả các tổng thống cận đại Mỹ, ông Jimmy Carter là người có thể nói là bết bát nhất. Bị cho về vườn sau một nhiệm kỳ, với sự hậu thuẫn của trên dưới 20% dân Mỹ. Nhưng rồi dần dà, cho đến ngày nay, ông Carter đã lấy lại được phần nào tư thế, trở thành một “trưởng thượng” có uy tín trong đảng Dân Chủ.
TT Bush chưa đến nỗi như TT Carter. Được bầu hai nhiệm kỳ và ra đi với sự hậu thuẫn của trên dưới 30% dân Mỹ. Nhưng ông cũng là người ra đi trong sự chê trách, nguyền rủa hay chửi bới của khá nhiều người.
Thật sự TT Bush có quá tệ như vậy hay không" Chỉ có lịch sử vài chục năm nữa mới có sự bình tâm và công bằng trong nhận định nên có thể là chính xác hơn. Bây giờ là lúc những xúc cảm cá nhân, phe nhóm, đảng phái vẫn còn chi phối mọi suy tư và phán đoán, ghét hay thương cũng vậy.
Kẻ viết này cũng muốn nhân dịp ông mãn nhiệm kỳ bàn góp về di sản của ông, dĩ nhiên là dưới cái nhìn rất chủ quan của cá nhân mình thôi.
Trước hết phải nói ngay đến lập trường của giới truyền thông.
TT tân cử Barack Obama chưa làm tổng thống một ngày nào. Từ trước đến giờ cũng chưa làm bất cứ một chuyện gì đáng kể ngoại trừ đọc diễn văn và hứa hẹn trời biển cho tất cả mọi người. Vậy mà các báo lớn của Mỹ xúm lại tâng bốc đến độ giống như bị bùa ngải ếm. Tuần báo Time nhận định ông Obama giỏi hơn cả TT Roosevelt, có thể ví được với Chúa Giê-Xu. Newsweek thì cho rằng Obama cũng giỏi hơn cả TT Lincoln. Quý vị độc giả nào thắc mắc không biết những nhận định trên được dựa vào bằng chứng nào thì xin cứ tự tiện hỏi thẳng các chủ bút và ký giả các báo đó.
Trong khi đó thì trên báo Time, ký giả Joe Klein viết bài mạt sát TT Bush như TT tệ hại nhất lịch sử Mỹ. Ông nhìn nhận Bush chỉ làm được hai việc đúng. Chấp nhận ân xá mấy anh Mễ ở lậu, và bênh vực chuyện cho phép một công ty của xứ Ả Rập Dubai quản lý một vài thương cảng của Mỹ. Hết.
Ký giả Joe Klein cũng chửi rủa Bush trong những ngày cuối trào đã chứng tỏ một sự lười biếng trí tuệ (intellectual laziness) vì đã không làm gì cả. Điển hình là đã không ra quyết định thay thế toàn bộ tất cả các xe của Nhà Nước Mỹ bằng xe chạy bằng điện sản xuất tại Detroit để tiết kiệm xăng, và đã không chịu bắt đầu áp dụng chương trình của Obama đưa ra nhằm bảo vệ các công thự khỏi bị ô nhiễm.
Kẻ viết bài này xin xác nhận những điều trên là sự thật một trăm phần trăm. Trên báo Time điện tử (Time on-line), ngày 26 tháng 11 vừa qua. Loại bài này chỉ xác nhận tính phe đảng lố bịch của các báo lớn Mỹ.
 Chuyện ân xá dân ở lậu được Joe Klein ca ngợi vì đó là lập trường chung của các ông bà cấp tiến. Joe Klein quên không nói là tuyệt đại đa số dân Mỹ chống lại chuyện này, và tất cả các dự luật đề nghị ân xá đều không qua được Quốc hội, cho dù Quốc hội được kiểm soát bởi phe Dân Chủ cấp tiến. Một quyết định bị cả nước chống lại được Joe Klein khen là đúng. Đúng chỗ nào"
Chuyện cho phép một công ty Dubai quản lý thương cảng Mỹ là chuyện chi tiết nhỏ trong hàng ngàn quyết định quan trọng của một tổng thống. Có gì đáng nói"
Chuyện thay thế toàn bộ các xe của Nhà Nước là chuyện nói cho vui, không có cách nào thực hiện được. Nhà Nước Mỹ có hàng triệu chiếc xe phân phối cho hàng trăm bộ, nha, sở, nhân viên lớn nhỏ, đáng giá chắc hàng tỷ bạc. Làm sao thay thế một sớm một chiều bằng một quyết định của tổng thống" Tiền đâu" Quyền hành đâu"
Chưa nói đến việc các hãng xe Mỹ có khả năng cung cấp ngần đó xe điện thay thế hay không. Cũng chưa nói đến chuyện phẩm chất của xe sản xuất tại Detroit!...
Chỉ trích Bush không chịu thi hành chính sách của Obama thì… xin lỗi quý độc giả, kẻ viết bài này không hiểu được. Tại sao một tổng thống Cộng Hòa, với lập trường trái ngược với quan niệm Dân Chủ, lại phải thi hành một chính sách của một tổng thống Dân Chủ"
Hình như ông Bush vẫn còn là tổng thống hợp hiến đến ngày 20 tháng Giêng 2009 thì phải. Hiến pháp có điều lệ nào, và lịch sử đã có tiền lệ nào, bắt một tổng thống sắp mãn nhiệm kỳ phải bắt đầu thi hành chính sách của tổng thống tân cử" Không làm thì bị tố là… làm biếng!
Thật sự bài báo của Joe Klein thiếu nghiêm chỉnh và trung thực.
Chúng ta hãy nhận định vấn đề dưới một khía cạnh khác. Hy vọng nghiêm chỉnh hơn và công bằng hơn.
Hãy quên đi những chuyện lắt nhắt như Dubai. Những chuyện lớn người ta chỉ trích TT Bush gồm có chiến tranh Iraq, uy tín của Mỹ trên thế giới, bão Katrina, khủng hoảng kinh tế liên tục, và vấn đề tôn giáo. Ta hãy thử kiểm điểm lại.
CHIẾN TRANH IRAQ
Năm năm sau khi cuộc chiến được phát động thì mọi người ai cũng có thể chê bai ông Bush đủ chuyện. Nếu không phải là quyết định sai thì cũng là chiến lược sai. Ai cũng là thông thái, nhìn thấy rõ vấn đề. Không khác nào thầy bói đoán… quá khứ!
Trung thực và công bằng hơn, người ta phải nhìn nhận trong bối cảnh hậu 9/11 và trước việc cả thế giới lúc đó tin là Saddam Hussein có cả ngàn kho vũ khí giết người tập thể, khó ai có thể chấp nhận ngồi yên chờ một 9/11 thứ hai. Nếu quyết định đánh Iraq là một sai lầm, thì đó là sai lầm tập thể của cả nước đã ủng hộ chuyện đánh Iraq, trong đó có giới truyền thông cấp tiến, và hầu hết các chính khách của đảng Dân Chủ, kể cả cựu TT Clinton, các dân biểu, nghị sĩ như bà Hillary, ông Kerry, ông Biden…
 Các chính khách Dân Chủ và ký giả cấp tiến không nên trốn tránh trách nhiệm đổ thừa lên đầu một mình TT Bush khi tình hình trở nên bất lợi.
UY TÍN CỦA MỸ TRÊN THẾ GIỚI
Nhận định về phản ứng của thế giới, một bình luận gia đã viết “Tinh thần bài Mỹ không bắt đầu bằng Bush, và cũng sẽ không chấm dứt với Obama”.
Thật vậy, tinh thần bài Mỹ của thế giới, theo các sử gia, đã có từ cả trăm năm nay. Trồi sụt theo tình trạng của thế giới. TT De Gaulle của Pháp, mặc dù đi tàu bay Mỹ từ Luân Đôn về làm tổng thống sau Đệ Nhị Thế Chiến, là người đã từng đuổi Bộ Tư Lệnh Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương NATO ra khỏi Pháp. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh của các thập niên 50, 60, và 70, khối đệ tam của các nước Á Phi luôn luôn bỏ phiếu chống Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.
Và nếu có người nào mau quên thì xin nhắc lại là khối Hồi Giáo không bắt đầu hận thù Mỹ khi TT Bush nắm quyền. Khối Hồi giáo và Ả Rập đã tích cực chống Mỹ từ ngày Do Thái được khai sinh ra năm 1949. Các cuộc  tấn công tự sát, cướp máy bay, cướp tầu, khủng bố giết người Mỹ của các nhóm khủng bố Hồi Giáo và À Rập đã có từ mấy chục năm trước khi Bush lên làm tổng thống. Gần nhất là cuộc đặt bom hai cao ốc World Trade Center tại New York năm 1993, dưới thời TT Clinton.
Cũng có những lúc nước Mỹ được cảm tình của thế giới nhiều hơn thật. Như dưới thời các tổng thống Carter và Clinton. Nhưng đó cũng là những lúc nước Mỹ cuốn gói chạy dài trên thế giới. TT Carter bỏ rơi các đồng minh Iran, Afghanistan, Phi Luật Tân, Nicaragua, và bỏ luôn kinh đào Panama. TT Clinton tháo chạy khỏi Somalia sau khi 18 quân nhân Mỹ bị chết, ngồi yên nhìn Rwanda giết cả triệu người, ngó lơ cuộc nội chiến tại Nam Tư bất chấp mọi kêu gọi của Âu Châu.
Nói cách khác, thế giới sẽ hoan hô Mỹ nếu Mỹ đụng đâu chạy đó, hay theo chủ trương tự cô lập (isolationist), không can dự vào chuyện thế giới. Và chống Bush chỉ vì Bush, giống như Johnson, Nixon trước đây, đã xía vào chuyện thiên hạ.
Vấn đề là tháo chạy và tự cô lập có đáp ứng nhu cầu và quyền lợi an ninh, quốc phòng và kinh tế của Mỹ hay không.
BÃO KATRINA
Như đã có dịp bàn, bão Katrina xẩy ra tại New Orleans của tiểu bang Louisiana. Cả thành phố lẫn tiểu bang đều do đảng Dân Chủ cầm quyền. Từ thị trưởng đến thống đốc, và toàn bộ các dân biểu, nghị sĩ, công chức, đều là Dân Chủ. Vấn đề phòng bão và cứu bão cũng là những vấn đề địa phương do các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm.
Vai trò của chính quyền liên bang là giúp đỡ chính quyền địa phương, và tiếng nói quyết định vẫn là của chính quyền địa phương.
Khi công việc cứu trợ nạn nhân trở nên luộm thuộm, bết bát, gây khốn khó cho cả ngàn người trên đủ mọi phương diện, thì chính quyền địa phương và đảng Dân Chủ trốn tránh trách nhiệm, xúm lại đổ thừa lên đầu TT Bush và bộ máy cứu trợ FEMA dưới sự quản lý của Cộng Hòa, dĩ nhiên với sự phụ họa của truyền thông “phe ta”.
Dân địa phương có cái nhìn thực tế hơn.


Năm 2006, một năm sau khi bão xẩy ra, bà Thống đốc Dân Chủ bị cho về vườn, và một ông Cộng Hòa được bầu lên thay thế. Thị trưởng New Orleans cũng bị khốn khó mà giữ được job vì là người da đen được sự hậu thuẫn của dân da đen là đại đa số cử tri trong thành phố.
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÁNH
Cuộc khủng hoảng này, như đã bàn nhiều lần, xuất phát từ cuộc khủng hoảng gia cư. Mà khủng hoảng gia cư được thai nghén từ thời TT Carter, sanh ra trong thời TT Clinton, và lớn lên dưới thời TT Bush. Cả ba ông tổng thống đều có ít nhiều trách nhiệm.
Như đã bàn nhiều lần, chính sách mị dân của các chính quyền Dân Chủ đưa đến tình trạng cho vay cũng như vay mượn bừa bãi, bất cần hậu quả. Ngân hàng cũng như người tiêu thụ đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy vay mượn không có ngày mai. Các TT Carter và Clinton vui vẻ nhìn cảnh phồn thịnh, ai cũng có nhà, có nhiều người còn có hai ba nhà cho thuê, hay đầu cơ, mua để đó mai mốt bán lấy lời. Chẳng ai thắc mắc đó có phải là phồn thịnh giả tạo nhất thời hay không.
TT Bush thì tuy có lên tiếng kêu gọi thiên hạ cẩn thận, đòi hỏi nên kiểm soát để hạ hỏa tình trạng quá nóng bỏng này, nhưng cũng chẳng làm gì hơn được.
Phần vì khó ngăn cản thiên hạ đang say sóng “làm giàu”. Phần vì không có đủ hậu thuẫn trong quốc hội để làm luật mới xiết chặt tín dụng mua nhà.
Thế rồi chuyện phải đến đã đến. Bong bóng gia cư xì hơi, giống như bong bóng thông tin điện toán dưới thời TT Clinton. Đưa đến khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng thị trường, suy trầm, suy thoái, vân vân,…
Mặt khác, cả thế giới cũng đều có dính dáng ít nhiều đến cuộc khủng hoảng, kể cả mấy Chú Ba ở Bắc Kinh khi họ nhẩy vào mua gần một ngàn tỷ đô công khố phiếu Mỹ và các khối nợ mua nhà của ngân hàng Mỹ phát hành.
Đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu trong đó TT Bush không kiểm soát được gì nhiều. Kinh tế và tài chánh toàn cầu là do hàng ngàn tay tài phiệt trên thế giới quyết định, phần lớn liên hệ đến chu kỳ kinh tế. TT Mỹ không quyết định giá dầu xăng được, mà cũng chẳng kiểm soát thị trường chứng khoán Tokyo, hay London, hay New York gì hết. Thậm chí ông cũng chẳng có quyền hạn gì nhiều đối với ông chủ tịch Hệ Thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ. Nói cho dễ hiểu, lãi suất ngắn hạn là do Ngân hàng Trung ương quyết định, lãi suất dài hạn là do thị trường trái phiếu, thuế suất hay chi thu ngân sách là do Quốc hội, chủ yếu là Hạ viện, phê chuẩn. Tổng thống chỉ có thể đề nghị và ra sức thuyết phục, được hay không là do những quyền hạn khác.
Ta cũng không nên quên nước Mỹ không theo chế độ kinh tế chỉ huy, mà theo chế độ thị trường tự do di động theo mức cung cầu.
 VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TT Bush bị phe cấp tiến tố rất nặng là đã bị các khối tôn giáo quá khích chi phối. Ông đã đánh Hồi Giáo quá khích bằng Thiên Chúa Giáo quá khích.
Thật ra, so sánh Hồi giáo quá khích với các khối Tin Lành quá khích là vô lý. Cho dù quá khích đến đâu cũng không ai thấy các mục sư Tin Lành kêu gọi các con chiên ôm bom đi giết người vô tội để được lên Thiên Đàng như các ông mullahs Hồi giáo đã và đang làm.
Cái “tội” của TT Bush là đã cố gắng phục hồi lại một số giá trị tôn giáo và văn hóa cho nước Mỹ sau thời đại buông thả quá trớn của TT Clinton. Ít nhất thì TT Bush cũng đã phục hồi được uy tín và sự nghiêm trang của Tòa Bạch Ốc sau những ô uế mà cô Monica và ông Clinton reo rắc. Ông có vận động các tôn giáo tham gia giải quyết nhiều vấn đề của xã hội và điều này không là cái tội, nếu không, Barack Obama đã chẳng kêu gọi như vậy!
Và TT Bush cũng đã làm chậm lại phần nào chiều hướng phóng khoáng quá trớn, điển hình bằng những cảnh dân đồng tính thành hôn, hôn hít nhau da diết trên tivi thấy mà… ớn lạnh. Không phải chỉ có kẻ viết bài này mới có những tư tưởng “chậm tiến” như vậy, mà đa số dân Cali, là tiểu bang phóng khoáng nhất nhì của Mỹ, cũng đã bỏ phiếu chống lại hôn nhân đồng tính. Nhân đây xin nói thêm là khi dự luật số Tám được đa số tại California đồng ý thì những người đấu tranh cho quyền lợi và hôn nhân đồng tính lại biểu tình phản đối kết quả, tấn công một nhà thờ của đạo Mormon và tung khẩu hiểu chống lại "sự độc đoán của đa số"!
xxx
Trên đây là những vấn đề lớn mà phe cấp tiến chỉ trích là những tội của TT Bush. Và dĩ nhiên là phe cấp tiến, điển hình là ký giả Joe Klein, đã chẳng nhìn thấy gì có thể gọi là công trạng của Bush, ngoài những chuyện vặt vãnh.
Kẻ viết bài này xin đơn cử một vài thí dụ, có thể nói là thành tích của TT Bush.
AN NINH QUỐC NỘI.
Ngay sau vụ  9/11, nếu có người nào dám lên tiếng nói rằng trong suốt hơn bẩy năm còn lại của TT Bush, sẽ không có một vụ khủng bố tấn công nào tại Mỹ nữa, thì chắc chắn người đó sẽ bị tố ngay là nịnh Bush quá đáng.
Sự thật là quả đúng như vậy. Đã không có một vụ tấn công nào, và không có một người Mỹ nào chết vì khủng bố trên đất Mỹ từ đó đến nay.
Không phải là vì bọn khủng bố đã gác súng. Bằng chứng là trong suốt thời gian bẩy năm qua, khủng bố Hồi Giáo quá khích vẫn đánh khắp nơi: Anh, Tây Ban Nha, Ả Rập Saud, Ai Cập, Pakistan, Phi, Thái, Indonesia, và mới đây, Ấn Độ. Trừ Mỹ. Và chắc cũng không phải vì bọn khủng bố thương tình ông Bush.
Từ ngày 11 tháng 9 2001 đến nay, thế giới đã bị 11 ngàn vụ khủng bố, không một vụ nào xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. chỉ cần tưởng tượng báo chí và dư luận quần chúng sẽ sỉ vả TT Bush như thế nào nếu chẳng may đã có một vụ đánh bom chết người xẩy ra ở Mỹ. Không có chuyện gì là nhờ chế độ "độc tài đảng trị" của Bush, nhiều người cực đoan chửi ông Bush có thể đã biện bạch như thế!
Nếu có biến thì ta có quyền chửi Bush, vậy tại sao ta không đủ công bằng để ghi nhận công của Bush khi không có gì xẩy ra" Hay là đã bị mù quáng vì tinh thần phe nhóm hết rồi"
SUY THOÁI KINH TẾ
Năm cuối cùng của triều đại Clinton -2000- cũng là năm bong bóng thông tin điện toán bị xì hơi. Thị trường chứng khoán rớt mạnh gấp mấy lần hiện nay. NASDAQ rớt từ gần 5.000 điểm xuống dưới 2.000 điểm. Trước tình trạng ấy, các chuyên gia kinh tế tài chánh đều tiên đoán tổng thống tân cử Bush sẽ lãnh búa tạ suy thoái trầm trọng chưa từng thấy từ vụ khủng hoảng năm 1929. Nghe giông giống như những chuyện ta đang nghe hiện nay.
Nhưng rồi TT Bush vừa nhậm chức đã tung ngay chương trình cắt giảm thuế quy mô cho tất cả mọi người, già trẻ, lớn bé, giàu nghèo. Chứ không chỉ cắt thuế cho “95%” dân Mỹ như Obama đã hứa. Cắt giảm thuế toàn bộ để kích động kinh tế, chống suy thoái.
Kết quả là suy thoái kinh tế biến mất mau chóng, chả ai thấy gì cả, ngoại trừ các chuyên gia kinh tế. Kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ, chẳng ai mất việc, chẳng ai chết đói.
Và cũng chẳng ai ghi nhớ công lao của TT Bush.
“NO CHILD LEFT BEHIND”
Vừa nhậm chức thì việc đầu tiên TT Bush làm là hợp tác với nghị sĩ cấp tiến nhất Thượng viện, Ted Kennedy, để cải tổ toàn diện hệ thống trường công Mỹ, dưới bộ luật No Child Left Behind - dịch nôm na là “không có trẻ em nào bị bỏ rơi”.
Đây là một bộ luật có hậu thuẫn mạnh của cả hai chính đảng, có ảnh hưởng mạnh và lâu dài, nhằm gia tăng phẩm chất của các trường công lập Mỹ. Chính là vì đạo luật này mà ông Bush bị cánh hữu của đảng Cộng Hoà tấn công. Lập trường ôn hoà và lưỡng đảng của ông không là một thói xấu!
Công bằng mà nói, luật này chưa được áp dụng đúng mức vì thiếu ngân sách. Vụ 9/11 và cuộc chiến Afghanistan, Iraq, các biện pháp an ninh quốc nội, đã thu hút quá nhiều tiền bạc công qũy. Nhưng dù sao thì bộ luật cũng đã thiết lập được nền tảng cho những cải tổ sâu rộng nhất trong ngành giáo dục tại Mỹ.
ĐỐI NGOẠI
Truyền thông cấp tiến chỉ loan tin Mỹ bị chống đối tứ phiá trên khắp thế giới. Thực tế, không nhất thiết như vậy.
Bên Tây Âu, tinh thần bài Mỹ rõ ràng ai cũng thấy. Nhưng bù lại, TT Bush đã trở thành tổng thống Mỹ được hoan nghênh nhất từ trước đến giờ tại Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Hung, Georgia…. Một vị TT một nước Đông Âu đã nói rằng họ là những người đã nếm mùi độc tài cộng sản cả mấy chục năm, nên hoàn toàn hoan nghênh thông điệp tự do dân chủ của TT Bush.
TT Bush đi đến mấy nơi này đã được đón rước như thần tượng. Nhiều đường phố, công viên đã được đặt tên Bush.
Quan trọng hơn nữa, TT Bush đã chi cho Phi Châu cả tỷ bạc để phát động chương trình chống bệnh AIDS tại đây, với những thành quả lớn lao chưa từng thấy. Nhưng dĩ nhiên, quý độc giả sẽ không thấy tin này loan trên báo New York Times, hay các tờ báo thiân tả, hoặc các website của Hà Nội mà rất nhiều người, kể cả nhà báo Việt Nam ở hải ngoại tham khảo... và viết báo. Hoặc nếu có loan tin thì cũng chỉ là mẫu tin ngắn vài ba giòng, ở cuối trang ba hay bốn chục gì đó thôi.
Ca sĩ Bono, cấp tiến thượng hạng, tích cực tranh đấu cho Phi Châu, đã phải lên tiếng bênh vực, ca ngợi TT Bush về cố gắng có một không hai của ông, và than phiền về sự thiếu thông tin trung thực của truyền thông Mỹ, đánh giá sai lầm mức nghiêm trọng của bệnh Aids tại Phi Châu và công trạng của TT Bush.
xxx
Khuôn khổ bài báo không cho phép đi xa hơn và xâu hơn trong vấn đề luận công và tội của TT Bush. Chắc chắn phải cần đến cả trăm cuốn sách.
Dù sao thì những câu chuyện trên cũng nói lên phần nào một vài chuyện chúng ta có thể ngẫm nghĩ đôi chút, mà không quá lệ thuộc vào thông tin một chiều của truyền thông cấp tiến.
TT Bush là một người phức tạp, chủ trì một thời kỳ có nhiều biến cố lớn. Nhận xét về ông không dễ dàng theo kiểu “trời mưa thì là tại Bush, trời nắng là tại… khí hậu” (081201).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.