Hôm nay,  

Hoàng Sa Trường Sa Oi!

27/10/200800:00:00(Xem: 10747)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Trần Đỗ Cung

 

(Tài liệu tham khảo : “Tướng Đi Đêm” của Trần Nhu; “Tôi thách ông Vũ Dũng“ của Bùi Tín.)

 

1. Đôi giòng lịch sử.

 

Ai cũng biết là Hoàng Sa, Trường Sa là đất nước Việt Nam mà từ bao đời tổ tiên chúng ta đã giầy công gây dựng. Thời Pháp thuộc, năm 1927 tầu De Lanessan đã khảo sát Paracels. Năm 1930 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chính thức cử một phái đoàn đi trên tầu La Malicieuse ra cắm cờ trên quần đảo Spratley. Rồi năm 1933 họ lại cho ba tầu Alerte, Astrobale và De Lanessan ra tận nơi cắm cờ trên các đảo rải rác chung quanh Spratley.

 

Trong thời cận đại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần xác nhận chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trường Sa được sát nhập vào tỉnh Bà Rịa và Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Từ 1956 hải quân Việt Nam Cộng Hòa thường xuyên thám sát hai nhóm quần đảo này. Một trung đội Địa Phương Quân của tỉnh Quảng Nam gồm 40 người chỉ huy bởi một sỹ quan cấp úy đã trú đóng tại đảo Hoàng Sa.

 

2.         Câu chuyện khôi hài.

 

Ngày mùng bẩy tháng 9 năm 1958 Hồ Chí Minh họp Bộ Chính Trị bàn về vấn đề

 

Trường Sa và Hoàng Sa. Hồ nói, « Các đồng chí Trung Quốc đã giúp chúng ta từ đầu đến cuối. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Họ cho ta quần áo, súng đạn và cả mì gói giầy dép kim chỉ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối " Vả lại mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim». Nợ thì trả, sao lại đem đất đai mồ mả tổ tiên ra thế chấp" Vả lại cả cái bộ chính trị ưu việt lại được Nga Xô Viết cố vấn mà không biết các vụ thăm dò dầu khí của Việt Nam Cộng Hòa sao " Hay là Bác Hồ vĩ đại chỉ biết đến cứt chim là hết nước hả " Chỉ khổ cho nước ta bị bọn ngu rước voi về giầy mồ từ lúc tụi chúng dùng cố vấn Ba Tầu chỉ đạo cái vụ cải cách ruộng đất khốn nạn, phưỡn bụng trên ghế bành, gác hai chân bẩn lên bàn, nhổ khạc đờm rãi tùm lum và chỉ đạo cán ngố Việt Minh hò hét. 

 

Sau khi tình hình bên Liên Xô bất ổn lúc Gorbachev đưa ra Glasnot và Perestroika thì Lê Đức Thọ hoảng hốt tìm cách nối lại giao thiệp với Trung Cộng để lấy thế nương tựa trám vào thế lực Nga Xô. Thọ nghĩ đến dùng Võ Nguyên Giáp mà lúc ấy đã nghỉ hưu sau khi đã bị sắp xếp công việc kiểm soát sinh đẻ làm nẩy sinh trong dân gian câu vè, «Khi xưa ông Tướng cầm quân, bây giờ ông Tướng cầm quần chị em!»

 

Thọ đề nghị Giáp đi với phái đoàn thể dục thể thao Việt Nam đi Bắc Kinh tham dự Thế Vận Á Châu. Giáp thoái thác vì đã nghỉ hưu, không còn liên hệ gì với quân đội, không biết gì về ngoại giao mà không rành tiếng Tầu. Thọ vờ vẫn đưa tin tức học hành tốt của con Giáp tuy có những báo cáo của các toà Đại Sứ về một đứa con gái buôn dollars, một đứa khác có quan hệ với người nước ngoài có thể là CIA và cậu con trai Võ Điện Biên ở Đông Đức tuy học giỏi nhưng chưa có điều gì sai trái mà y được biết. Giáp lo lắng cho các con nhưng còn vớt vát đề nghị để Đỗ Mười đi thì Thọ trả lời rằng « Mười đã lú lẫn điên  khùng rồi. Hồi trước ta để anh lẩm cẩm dở mù Phạm Văn Đồng qua Tầu đã chưa bán hết nước là còn may»!

 

Thọ đề nghị Giáp «đi đêm» và dùng Hoàng Văn Hoan làm thông ngôn, đem ba chức vị của mình, đã đội ba cái mũ to tổ bố, Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, Đại Tướng Tổng Quân Ủy và Phó Thủ Tướng Thứ Nhất, ra bảo kê cho sự giao dịch để ảnh hưởng đối tượng. Giáp là người không phải là vô danh và có đủ tầm vóc nói chuyện với Bắc Kinh để nối lại quan hệ giữa hai anh em cùng trong phe Mác Xít Lê Nin Nít mặc dầu có xích mích ở Cam Bốt và chiến dịch biên giới. Giáp thấy khó nghĩ quá nhưng vì sự đe dọa cho tính mệnh an toàn của các con mình như trường hợp con gái Lê Duẩn Lê Vũ Anh bị chết thảm thương khi đã có ba con với viện sĩ hàn lâm Nga Sô Maslov nên ngậm đắng nuốt cay mà nhận lời.

 

Về đến nhà thì bị bà vơ lên lớp. Bà này tên là Bích Hà là con gái lớn nhà học giả cách mạng Đặng Thái Mai nên kiến thức khá cao. Bà ta nói, «sao ông lại nhận lời. Nên nhớ là trước kia chúng nó đã làm nhục ông nhiều lần rồi. Mà những kẻ nhu nhược nắm vận mệnh quốc gia đã làm mất quá nhiều đất tổ. Nên xem lịch sử Tầu ngày xưa có ghi. Mạo Đôn cướp ngôi lên làm vua. .Mao Đôn tỏ ra nhu nhược với Đông Hồ, biếu ngựa quý rồi nàng Ái Phi cho Đông Hồ khi được đòi hỏi mặc dầu quần thần can ngăn. Nhưng về sau khi Đông Hồ đòi miếng đất hoang giáp giới hai nước thì bá quan tưởng bở liền cũng tâu xin cho. Nhưng Mao Đôn nổi xùng đòi đem xử trảm tất cả vì đất đai dù hoang dã cũng là của tiền nhân để lại sao lại cho được" Sử ta cũng ghi rõ năm 1470 vua Lê Thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang và tuyên bố đanh thép Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại. Đến năm 1473 vua còn cương quyết hơn nữa : Nếu dám đem một thước sông một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho quân giặc thì phải tru di ». Giáp kêu nhức đầu quá, cả đêm không ngủ được phải nốc mấy viên thuốc an thần, xin vợ để yên. Bà vợ nằm xóng xoài làm mình làm mẩy thở dài xườn xượt.

 

Đại Tướng lên đường người cao thước mốt lại phát triển chiều ngang, mặc đủ nhung phục rườm rà, ngực trang sức đủ các huy chương cao quý, giây biểu chương lòng thòng, mũ cát kết vành thêu lá vàng chói lọi. Nhưng ông Tướng không được đi phi cơ mà lại phải leo lên xe lửa ì ạch qua một chặng đường giài đến Bắc Kinh. Đến nơi thì chỉ có Hoàng Văn Hoan ra đón không có đội kèn bú-dích nhà binh với toán lính danh dự giàn chào. Thật là tủi nhục thay cho Đại Tướng như phu nhân Bích Hà đã tiên liệu !

 

Có người đã khôi hài nói là mất đất mất biển là hiển nhiên vì Lê Khả Phiêu là hậu duệ của Lê Chiêu Thống nên đã cúi đầu thần phục thiên triếu. Hơn nữa Đỗ Mười là con Hồ Chí Minh mà Hồ Cẩm Đào là em Hồ Chí Minh thì cha chết còn chú và chú thay cha nên phải nghe theo lời chú dậy bảo (đây là lời bàn đặt bầy của những vị ăn không ngồi rồi hoàn toàn vô căn cứ).

 

Giang Trạch Dân thúc dục Lê Khả Phiêu phải thương lượng nhanh, phải ký hiệp ước trên bộ năm 1999 và hiệp ước trên biển năm 2000. Ai đời thương thuyết mà bị gò bó bởi thời điểm! Cho nên khi Giang Trạch Dân bay thẳng đến Đà Nẵng nằm phơi bụng phệ trên bãi bể Tiên Sa trước khi bay đi Sài Gòn họp với các chú Ba Chợ Lớn rồi mới trở ra Hà Nội nói chuyện với các đàn em Việt Cộng thì cũng là phải phép đàn anh vậy ! 

 

 Về mất đất biên giới thì bọn Tầu xua quân đến đâu là đẩy mốc đến đấy. Thác Bản Giốc theo bản đồ Tầu vẽ thì chạy qua đất Trung Hoa. Mặc dầu theo Bùi Tín thì khi thân phụ làm quan tại Hòa Bình anh ta đã nhiều lần cùng các em đem cơm nắm đến ki-ốt ngồi ngắm cảnh nhìn bọn Mán Sơn Đầu và nhận các bọt nước văng từ thác. Không lẽ gió thổi cột 0 km về phía Nam và ải Nam Quan đồ sộ lại cũng bị thổi văng đi mấy trăm mét " Bùi Tín cá cược môt ăn mười với Lê Dũng là Việt Nam mất đậm đất đai cho bọn bá quyền Trung Quốc. Nhưng không thấy được trả lời.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy nhiên đầu năm nay việc kiểm soát đại dịch tương đối có chiều hướng tốt, Vaccine đã được nhiều người dân ủng hộ, chính quyền địa phương các cấp đã ban hành lệnh cho phép tụ tập không quá đông người trở lại tùy theo mỗi hoàn cảnh. Do đó Ban Chấp Hành, với sự khuyến khích của ông Hội Trưởng Phan Ứng Thời, Hội AH CHS PCT ĐN đã tổ chức một buổi họp mặt nhỏ để tưởng nhớ về Chí Sĩ Phan Châu Trinh vào trưa ngày Thứ Bảy 27/3/2021 tại một nhà hàng ở vùng Little Saigon, Nam California.
Những “hoạt động tuyên truyền cách mạng” của Người đã gây ra cớ sự và hậu họa khôn lường cho mấy thế hệ kế tiếp. Mãi đến thập niên 1990 – sau khi Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chuyển qua từ trần – nhà nước Thái mới hết lo ngại về những “quả bom nổ chậm” do Hồ Chí Minh gài lại, và bắt đầu nới tay với đám Việt Kiều. Từ đó, họ mới ngóc đầu lên được.
Chương trình cải tổ cơ sở hạ tầng, một "New Deal" thế kỷ 21 của tổng thống Joe Biden cũng vậy. Nó sẽ mang lại ích lợi to lớn cho quốc gia và người dân Mỹ một khi được thực hiện. Liệu có lý do gì để chống đối việc người dân cùng con cháu họ sẽ được uống nước sạch, có thêm trường học, chạy trên xa lộ an toàn, có hệ thống giao thông công cộng tiện nghi và sử dụng mạng internet nhanh và rẻ hơn?
Ngày nay, Hoa Kỳ giống như Nhà Chu, vẫn là siêu cường Số Một về quân sự và kinh tế nhưng Hoa Lục đang nổi lên như một cường quốc- giống như Nhà Tần có khả năng cạnh tranh địa vị thống trị thế giới của Hoa Kỳ. Các nhà làm chiến lược, bộ trưởng quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân, giám đốc CIA khi điều trần trước Quốc Hội đều công khai bày tỏ lo ngại “Hoa Lục là đối thủ của Hoa Kỳ trong 100 năm tới”.
Liên Hiệp Âu châu, cả Anh quốc, Huê kỳ và Canada đều đồng loạt lên tiếng cực lực lên án Xi và đảng cộng sản Trung Quốc là tội phạm chống nhơn loại. Các nước văn minh trên đây đã quyết định trừng phạt Trung quốc vì tội diệt chủng nhằm vào dân tộc thiểu số Duy-ngô-nhĩ ở Tân-cương, miền Tây-Bắc nước Tàu.
Trước hiện trạng kỳ thị, không chỉ bạo hành bằng lời nói, mà còn tấn công hung bạo và bắn giết khiến nhiều người đã thiệt mạng hoặc bị thương tích nặng, các chuyên gia và các nhà hoạt động đã đưa ra một số biện pháp để chống trả vấn nạn này và giúp các thành viên trong cộng đồng tự bảo vệ
Lực lượng “ăn cháo đá bát” rất đông và lan nhanh như bệnh dịch, nhưng chưa bao giờ được công khai cho dân biết để dân bàn, dân kiểm tra. Ngược lại, dân lại là nạn nhân của đám ong nuôi trong tay áo từ bao năm nay. Chúng nằm trong ngành Tuyên giáo, trước đây gọi là Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương. Sau lưng đảng còn có đội ngũ chuyên nghề nói thuê và viết mướn gồm Báo cáo viên và Dư luận viên được trả lương bằng tiền thuế của dân.
Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
Tôi là anh trưởng trong gia đình, với 9 đứa em cả trai lẫn gái, nên trách nhiệm thật khó khăn, từ nhân cách cho đến cuộc sống. Nhưng may mắn tôi gặp được những người anh ngoài xã hội để noi gương và học hỏi. Một trong số những nhân vật hiếm hoi đó, chính là anh Nguyễn Văn Tánh, người mà tôi đã có cơ hội được tiếp tay hỗ trợ và đồng hành cùng anh trong suốt 20 cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York từ 20 năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.