Hôm nay,  

Chuyến Đi Sứ Tàu Gian Nan Của TT Nguyễn Tấn Dũng

10/21/200800:00:00(View: 15085)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Trần Bình Nam

 

Trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc có chiều căng thẳng trong những tháng gần đây, giới quan sát quốc tế đặt câu hỏi  chuyến công du Bắc Kinh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 20 đến ngày 25/20/2008 này sẽ có mầu sắc như thế nào. Một chuyến đi để bày tỏ sự thần phục phương Bắc thêm nữa hay một chuyến đi để xác định vị trí, chủ quyền và quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam.

 

Trong lịch sử Việt Nam, không có chuyến đi sứ nào sang Trung quốc mà không được xem là đi “chầu” nước lớn. Chầu để xin được phong vương. Chầu để đạt một thỏa thuận nào đó thường là thỏa thuận lép vế về phía Việt Nam. Và trớ trêu là có khi còn đi chầu để giảng hòa mặc dù vừa đánh cho quân Tàu tan tác.

 

Trong lịch sử quan hệ Việt – Trung, Trung quốc ít khi tiếp sứ Việt Nam trong thời kỳ căng thẳng. Sau trận đánh biên giới tháng 2/1979, Trung quốc không tiếp sứ Việt Nam cho đến năm 1990 sau khi Liên bang Xô viết sắp sụp đổ mới tiếp đại diện Việt Nam do nhu cầu làm hòa của hai nước (nhưng chỉ tiếp một cách xuống cấp tại Thành Đô, một thành phố phía tây nam của Trung quốc cách xa thủ đô Bắc Kinh 1450km).

 

Từ đó cho đến nay (hay ít nhất cho đến giữa năm 2006, trước đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam) hai bên tiếp sứ liên miên, và năm 1999 do sáng kiến của  Giang Trạch Dân, Chủ tịch nước và Bí thư đảng cộng sản Trung quốc, trong một chuyến thăm viếng của Tổng bí thư Lê Khả phiêu đã công thức hóa quan hệ giữa hai nước bằng 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai.” Và gần đây Hồ Cẩm Đào thêm bốn tiêu chuẩn “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt và Đối tác tốt.”

 

Hiện nay quan hệ chính thức giữa Trung quốc và Việt Nam vẫn là quan hệ “16 chữ vàng” nhưng quan hệ thật sự đã có chiều căng thẳng do tham vọng lấn chiến đất đai Việt Nam của Trung quốc: đất liền nơi biên giới, vùng biển trong vịnh Bắc Việt, và hiện nay là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và gần đây là sự can thiệp của Trung quốc khi hãng dầu ExxonMobil của Hoa Kỳ định ký giao kèo với Việt Nam khai thác dầu khí ngoài khơi biển Đông. (*)

 

Trong bối cảnh đó chuyến công du Trung quốc của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một “chuyến đi sứ” gian nan đòi hỏi nhiều bản lãnh nơi ông Dũng.

 

Chuyến đi Bắc Kinh cuối tháng 5/2008 vừa rồi của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh có thể xem là chuyến đi lót đường làm dịu cho chuyến công du Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó.

 

Qua thông cáo chung Việt – Trung hai vị Tổng bí thư tái xác nhận quan hệ “16 chữ vàng”, và cam kết với nhau bằng những lời lẽ tốt đẹp nhất có thể có trong một văn bản ngoại giao.

 

Nhưng chuyến công du Hoa Kỳ vào tháng 6/2008 của ông Dũng đánh dấu một cách công khai và cụ thể quan hệ chặt chẽ về an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thông cáo chung giữa hai nước khẳng định rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một  quan hệ chính trị liên quan đến chiến lược, an ninh, quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

 

Sự khẳng định đó diễn ra trong khung cảnh có những biến cố và biến chuyển chính trị trên biển Đông làm cho quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng như:

 

- Tháng 12/2007 Trung quốc công bố ý định thành lập thành phố Tam Sa cấp huyện sát nhập vào tỉnh Hải Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

- Ngày 1/6/08 tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh Á châu ở Singapore bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ không quên cam kết của mình đối với an ninh và ổn định tại Á châu.

 

- Trung quốc âm thầm (trong những tháng đầu năm 2008) áp lực công ty ExxonMobil chấm dứt các dự tính dò tìm và khai thác dầu khí với Việt Nam.

 

- Phản ứng mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng việc làm ăn của ExxonMobil với Việt Nam là chính đáng và theo đúng luật lệ  quốc tế.

 

- Việt Nam chính thức yêu cầu công ty ExxonMobil tiếp tục các dự tính giao kèo với Việt Nam bất chấp lời cảnh cáo của Trung quốc.

 

Cho nên lời lẽ trong bản thông cáo chung Việt Mỹ không phải là những lời lẽ ngoại giao bình thường như thường thấy trong các thông cáo chung. Nó có ý nghĩa chiến lược rằng Việt Nam đang điều chỉnh chính sách ngoại giao và quốc phòng để tự vệ trước sự xâm lấn của Trung quốc với sự hứa hẹn nhập cuộc nào đó của Hoa Kỳ.

 

Sau chuyến đi Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các giới chức cao cấp của Việt Nam bắt đầu tỏ thái độ mạnh dạn hơn. Ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam (tháng 8/2008) tuyên bố rằng các khu biển Việt Nam đang ký kết khai thác dầu khí với hãng dầu ExxonMobil của Hoa Kỳ hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, và ông Vũ Dũng nói một cách khẳng định “quyền của chúng ta thì chúng ta làm”. Và mới đây trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Lý Kiến Trúc, một nhà báo tại hải ngoại, ông đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng nói về cuộc thương thuyết đất đai biên giới đã dùng những lời lẽ khá nặng nề đối với Trung quốc.

 

Các động thái của thứ trưởng Vũ Dũng và ông đại sứ Lê Công Phụng không phải là những hành động do sáng kiến cá nhân, mà là một cách bày tỏ lập trường ngoại giao của Việt Nam.

 

Qua đám mây mù đó, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Tàu. Và đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên mặt đối mặt giữa cấp lãnh đạo cao cấp của hai nước sau một thời gian âm ỉ tranh chấp và lời qua tiếng lại giữa hai nước.

 

Theo chương trình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Bắc Kinh dự hội nghị Âu-Á gọi là hội nghị ASEM (**), và nhân thể đáp lời mời của thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm viếng chính thức Trung quốc. Hai vị sẽ hội đàm với nhau trong hai ngày 24 & 25/10/2008 và theo thông báo của tòa đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh cũng như của văn phòng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ông Dũng sẽ chính thức ký bản văn về biên giới đất liền đã được cắm mốc giữa hai nước và “… còn cốt để thắt chặt mối quan hệ chiến lược giữa hai nước và sẽ cùng trao đổi bàn bạc một số vấn đề quan trọng hai nước đang cùng quan tâm.”

 

Các vấn đề quan trọng hai bên đều quan tâm là vấn đề gì nếu không phải là vấn đề chủ quyền các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà điểm nổi cộm là quần đảo Trường Sa và vụ lời qua tiếng lại về việc khai thác dầu khí trong vùng biển đó"

 

Trung quốc sẽ đem miếng mồi mậu dịch (***) nếu không muốn nói phối hợp với áp lực quân sự để thuyết phục Việt Nam nhượng bộ về vấn đề Trường Sa và vấn đề khai thác dầu khí trên biển Đông cũng như các vấn đề chiến lược khác.

 

Trong bối cảnh đó chuyến đi Tàu lần này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một tầm quan trọng và một ý nghĩa đặc biệt. Sắc thái và kết quả của  các cuộc trao đổi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Bắc Kinh sẽ đánh dấu một bước ngoặc trong quan hệ hai nước, một thứ quan hệ không còn che đậy bằng những ngôn từ hoa mỹ ngoại giao như trước được nữa.

 

Trần Bình Nam

 

Oct. 20, 2008

 

[email protected]

 

www.tranbinhnam.com

 

(*) Quan hệ này được Blogger Công Lý & Sự Thật trong nước miêu tả là quan hệ 16 chữ “Láng giềng khốn nạn, Cướp đất toàn diện, Lấn biển lâu dài, Thôn tính tương lai.”

 

(**) ASEM (Asia-Europe Meeting) là hội nghị Âu Á được thành lập năm 1996, hai năm họp một lần để trao đổi về các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế, giáo dục và văn hóa giữa các nước thành viên.

 

(***) Mậu dịch song phương giữa Việt Nam và Trung quốc: $32 triệu năm 1991 lên 7.2 tỉ năm 2004 và 15 tỉ năm 2007. Dự trù lên dến 20 -25 tỉ năm 2010.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.