Hôm nay,  

Ngày Tàn Của Đế Quốc Mỹ?

08/07/200800:00:00(Xem: 16216)
...Nếu nói Mỹ là nước đang tuột dốc thì nước nào là nước đang lên...

Tuần qua, nước Mỹ tưng bừng đón mừng ngày lễ Độc Lập thứ 232. Dĩ nhiên đây cũng là dịp nhiều người đặt vấn đề về vị thế của nước Mỹ hiện nay.

Nước Cờ Hoa hiện giờ vẫn là cường quốc tuy hùng mạnh nhưng đang gặp nhiều khó khăn lớn.

Về chính trị, chính quyền của tổng thống Bush đã chứng tỏ quá cứng rắn trong chính sách chống khủng bố, bảo vệ an ninh cho Mỹ bằng bất cứ giá nào. Lập trường và hành động cứng rắn đó đã đưa đến bất mãn không ít trên thế giới vì đó chỉ thể hiện tính hung hãn của ông cao bồi Texas. Từ chuyện đánh Iraq bất kể sự phản đối của các đồng minh như Pháp và Đức, hay những chỉ trích của các cường quốc khác như Nga và Trung Quốc, đến chuyện bắt nhốt hàng ngàn nghi can khủng bố thuộc đủ mọi quốc tịch mà chẳng đưa ra tòa, làm bối rối các đồng minh như Anh và Úc, là những nước có nhiều công dân Hồi giáo bị nhốt tại Guantanamo. Liên hệ giữa Mỹ và các đồng minh trở thành khó khăn, trong khi uy tín của Mỹ tụt dù mau chóng trên khắp thế giới, nhất là trong các nước đang mở mang tại Phi Châu, Trung Đông và Nam Mỹ. Các tay độc tài nhí kiểu Chavez của Venezuela, Ahmadinejad của Iran, và Kim của Bắc Hàn cũng vênh mặt thách thức mà Bush đành bó tay đứng nhìn.

Về quân sự, đạo quân hiện đại nhất thế giới vật lộn với các nhóm khủng bố Al Qaeda và “thánh chiến quân” tại Afghanistan và Iraq từ năm bẩy năm nay mà vẫn bất phân thắng bại.

Trong nước, ảnh hưởng thống trị của khối đa số da trắng cũng lung lay với một chính khách lai da đen đang tranh cử tổng thống. Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc chỉ cho thấy khoảng cách giữa hai khối bảo thủ và cấp tiến ngày càng lớn rộng và rõ nét, bất chấp lời hứa hẹn của các chính trị gia.

Về kinh tế, nước Mỹ đang đi vào suy thoái, với các khủng hoảng lớn về tín dụng nhà cửa, sự lệ thuộc của Mỹ vào dầu xăng nhập cảng mà giá cả đang tăng đến độ chóng mặt luôn. Báo New York Times, cũng vạch rõ cách biệt ngày một lớn giữa nhà giàu và người nghèo. Nước Mỹ đang mắc nợ như chúa chổm, với các nước Trung Đông và Á Châu nắm giữ hàng ngàn tỷ Mỹ kim công khố phiếu (là giấy nợ) của Nhà Nước Mỹ. Các công ty đại gia thống trị kinh tế Mỹ mỗi ngày mỗi rơi vào tay các tài phiệt Ả Rập, chậm rãi nhưng chắc chắn.

Về văn hoá, nước Mỹ đang qua trang. Ảnh hưởng của các giá trị ky tô giáo đang suy giảm khi các nhóm tôn giáo (tin lành và công giáo) càng ngày càng trở nên quá khích và do đó bị bác bỏ, khi hôn nhân đồng tính bắt đầu được chấp nhận ngày càng nhiều, trong khi hình ảnh các minh tinh “ngực lớn óc nhỏ” loại Britney Spears hay Paris Hilton tràn ngập các mặt báo lớn để trở thành mẫu người lý tưởng của giới trẻ.

Tất cả những chỉ dấu trên cho thấy một hình ảnh không lấy gì làm lạc quan, khiến nhiều người bi quan - nhất là trong giới cấp tiến- đã kết luận đế quốc Mỹ đang đi vào ngày tàn, không khác gì các đế quốc La Mã hay Anh Quốc thời xưa.

Có chắc vậy không"

Sự thật có lẽ cũng có thể hiểu như cách người ta nhìn ly nước: nửa đầy hay nửa vơi"

Những khó khăn của Mỹ nêu trên là những dữ kiện có thực mà không ai có thể chối cãi được. Nhưng đó là phần “vơi” của ly nước. Nếu muốn công bằng và khách quan, có lẽ ta cũng cần nhìn vào phần “đầy” của ly nước.

Trên phương diện quốc tế, thế giới ngày nay đang phải đối phó với một nguy cơ mới: các nhóm khủng bố Hồi giáo quá khích và cuộc chiến không biên giới, không lằn ranh chiến địa, không quân phục, không luật lệ, không phân biệt lính hay dân, vô tội hay có tội, đàn ông, đàn bà hay trẻ con. Trong cuộc chiến gay gắt và khó khăn này, nước Mỹ vẫn đang là lực lượng lãnh đạo và vẫn đạt được những thắng lợi to lớn mà phe cấp tiến đang cố nhắm mắt chối bỏ theo kiểu đà điểu vùi đầu dưới cát đề phủ nhận những sự thật không hợp nhãn.

Theo tất cả các nhà quan sát quốc tế, sự hợp tác giữa Mỹ và các nước đồng minh chưa bao giờ chặt chẽ và hữu hiệu như bây giờ. Các cơ quan tình báo Mỹ làm việc mật thiết với đồng nghiệp Anh, Pháp, Đức và các nước Trung Đông, kể cả Pakistan, là ổ chứa các nhóm quá khích. Có thể nói 90% cơ cấu lãnh đạo Al Qaeda đã bị phá vỡ với sự kiện các cấp lãnh đạo trung ương bị bắt hay bị giết, phần còn lại thì lo chạy trốn ngày này qua ngày khác, và các hệ thống kinh tài bị phá vỡ hầu như hoàn toàn.

Tại Mỹ, từ ngày có biến cố 9-11 cách đây gần bảy năm, dân Mỹ đã không là nạn nhân của một trận tập kích nào của Al Qaeda nữa. Trên thế giới, nguyên năm vừa qua đã không có một vụ khủng bố giết người lớn lao nào, ngoại trừ mấy cuộc đột kích có tầm vóc nhỏ tại Iraq. Những vụ đặt bom lớn như đã thấy tại Bali, London, Madrid, trong những năm trước đã không còn. Các tổ chức phiến loạn Hồi giáo tại Phi Luật Tân, Indonesia, Mã Lai, và Thái cũng đã bị cột tay cột chân rất nhiều và bớt ồn ào hơn.

Tại Afghanistan và Iraq, Mỹ và đồng minh đang đạt kết quả khả quan hơn về quân sự và chính trị khiến cho ngay cả ông Obama, ứng viên tổng thống chống cuộc chiến Iraq mạnh mẽ cũng phải “xét lại” lập trường.

Người ta có thể không đồng ý với sự mạnh tay của ông cao bồi Bush, nhưng khó có thể chối bỏ được những thành quả đạt được trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

Quân đội Mỹ vẫn là đạo quân hùng mạnh nhất thế giới, vượt xa tất cả các nước khác. Ngân sách quốc phòng Mỹ lớn gần bằng ngân sách quốc phòng của cả thế giới cộng lại. Tàu chiến và máy bay Mỹ vẫn tuần tiễu trên khắp thế giới.

Một thành quả quan trọng khác của Mỹ mà các báo cấp tiến hoặc là phớt lờ hoặc là miễn cưỡng nói sơ cho có, là chiến dịch chống bệnh AIDS tại Phi Châu. TT Bush đã bơm vào lục địa này cả tỷ bạc để giúp các nước tung ra các chiến dịch phòng bệnh và chữa bệnh qua việc trợ cấp thuốc. Trong cuộc viếng thăm Phi Châu năm ngoái, TT Bush đã được tưng bừng đón rước nhờ thành quả cụ thể của chiến dịch chống AIDS. Ca sĩ Bono, người được báo Time tuyên dương như “Nhân Vật của Năm 2007 (Person of the Year), một ca sĩ có lập trường cấp tiến cực đoan chuyên lặn lội  khắp châu Phi để kêu gọi thế giới nhà giàu giúp đỡ thế giới người nghèo mù chữ và bệnh tật, cũng đã viết báo chính thức ghi công và ca ngợi những cố gắng của Bush.

Trên thế giới, người ta đã chứng kiến một biến chuyển thật lạ lùng dưới con mắt của giới cấp tiến. Các cường quốc Âu Châu trong hai năm qua đã có những cuộc bầu cử lãnh đạo quan trọng. Và kết quả là các lãnh tụ mới lại là những người rõ ràng là thân… Mỹ hơn. Thủ tướng Berlusconi của Ý, thủ tướng Merkel của Đức, và tổng thống Sarkozy của Pháp, tất cả đều là những lãnh tụ bảo thủ công khai thân thiện và ủng hộ Mỹ và TT Bush. Các cuộc bầu cử gần đây tại Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Hòa Lan, Bỉ và Thụy Sỹ cũng đã đưa đến chiến thắng cho các đảng thiên hữu, công khai thân Mỹ. Nếu kể cả các lãnh tụ của các nước Đông Âu cũ như Ba Lan, Tiệp, Hung Gia Lợi, Romania, Albany, thì kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến chưa bao giờ Mỹ lại có nhiều đồng minh tại Âu Châu như bây giờ. Như vậy có thể nói là Âu Châu đang tách xa khỏi Mỹ được chăng" Ảnh hưởng của Mỹ tại Âu Châu có đang sa sút hay không"

Tại Trung Đông, người dân tại đây vẫn chống Mỹ mạnh mẽ. Nhưng đây là hiện tượng đã có từ hơn nửa thế kỷ nay, từ ngày Mỹ giúp thành lập quốc gia Do Thái. Bây giờ cho dù Mỹ làm bất cứ gì thì cũng không bao giờ tìm được hậu thuẫn của khối dân Ả Rập, trừ phi Mỹ trở mặt không yểm trợ Do Thái nữa, một chuyện không thể xẩy ra. Trong khi đó, các chính quyền Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordania, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và các Vương Quốc vùng Vịnh vẫn là những đồng minh quan trọng của Mỹ để đổi lấy cả trăm tỷ tiền viện trợ kinh tế, kỹ thuật mỗi năm.

Với mấy nước độc tài nhí thì ta đã thấy Bắc Hàn phải noi gương Lybia công khai phá hủy lò nguyên tử lớn nhất. Còn Venezuela, dù lớn tiếng mạt sát Bush, mà vẫn phải chấp nhận Mỹ là nước nhập cảng dầu Venezuela lớn nhất trên thế giới. Mấy ông tài phiệt dầu xăng Mỹ cũng như dân Mỹ đi mua xăng Citgo (công ty dầu xăng của Venezuela) vẫn nhún vai nghe những hò hét của Chavez một cách… thú vị, chẳng chút ưu tư gì. Ông Ahmadinejad, dù gào thét mấy thì vẫn phải tiếp tục điều đình “nói chuyện” với các đồng minh Âu Châu của Mỹ để hy vọng anh cao bồi điên sẽ không trải bom trên đất Iran.

Việc ông Obama đang có nhiều triển vọng thành tổng thống Mỹ là một bằng chứng hùng hồn nhất về sức mạnh của dân chủ tại Mỹ. Ghét hay ưa Obama không thành vấn đề. Chỉ tại một vùng đất hứa, với cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người như nước Mỹ, thì một Obama mới có cơ hội leo lên tột đỉnh mà không cần đảo chánh đẫm máu. Sự thành công của Obama là một tuyên ngôn không thể nào rõ hơn về đặc điểm “cơ hội đồng đều” cho tất cả mọi người. Sau này cũng chẳng có gì lạ nếu một “con rồng cháu tiên” tỵ nạn trở thành tổng thống Mỹ.

Thế giới chưa bao giờ thấy được hiện tượng này. Pháp là nước nổi tiếng cởi mở nhất và cũng là cái nôi của thể chế dân chủ, có hơn 10% dân gốc Phi Châu, nhưng chỉ có đúng một dân biểu gốc Bắc Phi, và không có một dân biểu hay một bộ trưởng da đen nào.

Kinh tế Mỹ đang lủng củng lớn thật.

Cuộc khủng hoảng nhà cửa đã được ổn định phần nào tuy còn lâu lắm giá nhà mới phục hồi được. Nhưng nghĩ cho cùng, khủng hoảng này có vẻ như là một cơn sốt vỡ da của… nhà giàu chứ không có vẻ gì là phản ánh một sự tuột dù kinh tế. Khủng hoảng địa ốc của Mỹ là hậu quả của hiện tượng mua nhà bừa bãi của quá nhiều người, tức là ai cũng có tiền để vung ra mua nhà. Như vậy nếu không phải là bệnh của nhà giàu thì là gì" Cái “bệnh” này, có lẽ chỉ ở Mỹ mới có thôi. Mấy nước nghèo Phi Châu hay Á châu chắc chẳng bao giờ gặp tai họa này.

Giá xăng tại Mỹ cũng đang bay vù vù lên không trung. Nhưng, có lẽ đó là tại giá xăng trước đây quá rẻ, và bây giờ là lúc phải tự điều chỉnh. Giá xăng trên thế giới hiện nay trung bình từ 8 đến 10 đô một ga-lông, so với 4 hay 5 đô tại Mỹ. Dù sao thì giá xăng tăng cũng không phải triệu chứng của một bệnh ung thư đang giết chết cường quốc Mỹ. Đến đường cùng, nếu Mỹ quyết định cho khai thác các mỏ dầu của mình, thì trong khoảng khắc, giá dầu sẽ giảm, đầu tiên là vì nạn đầu cơ sẽ biến mất, sau đó là vì các nước đang sản xuất dầu sẽ phải giảm giá để cạnh tranh với dầu Mỹ.

Sức mạnh của kinh tế Mỹ cũng được thể hiện qua các công ty Mỹ. Nhìn vào danh sách năm trăm công ty lớn nhất thế giới, ta sẽ thấy các tổ hợp Mỹ chiếm hai phần ba, trong đó có công ty bán lẻ lớn nhất (Wal-Mart), công ty sản xuất xe hơi lớn nhất (General Motors), công ty dầu xăng lớn nhất (Exxon), ngân hàng lớn nhất (Citi), công ty điện thoại viễn thông lớn nhất (Verizon), hãng bảo hiểm lớn nhất (AIG), công ty điện toán lớn nhất (Hewlett-Packard), hãng thuốc lớn nhất (Procter & Gamble), công ty nhu liệu điện toán lớn nhất (Microsoft), công ty sản xuất phi cơ lớn nhất (Boeing), ...

Đó là chưa nói đến đồng đô la, dù đang mất giá vẫn là chỉ tệ của cả thế giới.

Trên phương diện giáo dục kỹ thuật, trong 40 trường đại học lớn có uy tín nhất thế giới thì 30 trường là của Mỹ. Nước Mỹ cũng là nơi làm việc của hơn 70% các khoa học gia đã lãnh giải Nobel hiện còn sống. Hơn 60% tiến sĩ (PhD) về các ngành khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay là công dân Mỹ.

Về văn hóa, không ai chối cãi được sự thống trị của Mỹ trên thế giới: sách báo, phim ảnh, truyền hình, điện toán, âm nhạc, quần áo, giầy dép, thức ăn uống, thể thao, văn chương, internet, tất cả đều bị chi phối bởi các sản phẩm Mỹ.

Nếu nói Mỹ là nước đang tuột dốc thì nước nào là nước đang lên, có triển vọng thay thế Mỹ" Cho đến nay, chưa ai nhìn thấy nước nào hết. Các cường quốc Tây Âu đều là những nước “già nua” còn đang tuột dốc, mà chưa thấy hy vọng ngước đầu lên lại.

Nói về đời sống hàng ngày thì nước Mỹ vẫn là nước có nhiều người chết vì… no nhất, và ít người chết vì đói nhất. Vật giá Mỹ so với các nước tiên tiến Âu Châu vẫn rẻ nhất. Một tô phở ở Mỹ đáng giá 5-6 đô, trong khi một chén phở nhỏ bên Âu Châu tốn khoảng 10-12 đô. Những độc giả nào có dịp qua Âu Châu du lịch đều đã ngã ngửa vì thấy cái gì cũng quá đắt.

Tại Mỹ, ốm đau là đều được chữa trị mau chóng, bất kể giàu nghèo. Bên Âu Châu, người dân đóng thuế gấp hai gấp ba lần bên Mỹ, để được bảo hiểm sức khoẻ toàn diện miễn phí. Nhưng có bệnh nặng, muốn mổ thì phải có giấy phép của công chức, và chờ tới phiên mình, chờ vài tháng là chuyện thường, có khi đã được tử thần đón trước.

Bên Pháp, đi làm được nghỉ hè sáu tuần một năm, so với hai tuần trung bình bên Mỹ. Nhưng bên Pháp, thiên hạ đóng thuế trên dưới nửa số lương, trong khi bên Mỹ, phần lớn dân tỵ nạn chúng ta chẳng đóng thuế gì hết, hay đóng chừng hai mươi phần trăm là nhiều.

Cũng tại Pháp, đình công gián đoạn đời sống thiên hạ là chuyện mỗi ngày, xe lửa nằm ụ, máy bay không bay, rác không đổ, thầy giáo nằm nhà, chợ búa đóng cửa... là chuyện thường nhật. Tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp là 10%-12% trong khi tại Mỹ là 4%-5%.

Ngoài Tây Âu ra thì chẳng có gì đáng nói.

Nga đang biến thể, trở thành một nước độc tài do một tay Putin thao túng, trực tiếp hay gián tiếp, cùng với các băng đảng tài phiệt mới mọc. Trung Quốc thì vẫn chỉ là con rồng… giấy. Kinh tế có bốc khói tại vài vùng duyên hải, nhưng ngày một tụt hậu tại các nơi khác, từ Sơn Đông đến Tân Cương. Xứ sở có sự lãnh đạo của một tập đoàn độc tài mà trò khua chiêng gõ trống cho Thế Vận Hội vẫn không khoả lấp được những vi phạm nhân quyền lộ liễu và tội trắng trợn xâm lăng Tây Tạng. Nhật Bản đang đi theo các cường quốc già nua Tây Âu. Ấn Độ vẫn vật lộn với mức sanh đẻ quá lớn đưa đến cảnh nghèo đói triền miên. Úc Châu vẫn là một nước xa lạ nằm tuốt đâu đâu không ai biết. Các rồng cọp Á Châu dù sao cũng vẫn chỉ là tiểu quốc. Khối Hồi giáo vẫn chỉ là một ô hợp các nước chậm tiến với khoảng cách vĩ đại giữa khối dân nghèo rớt và cấp lãnh đạo độc tài giàu sụ vứt tiền qua cửa sổ để xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại.

Ai chê ai chửi mặc ai, nước Mỹ vẫn là khối nam châm thu hút cả thế giới. Bất kể những khó khăn ngày càng lớn về thủ tục xin nhập cư vào Mỹ, các tòa đại sứ Mỹ vẫn là nơi thiên hạ khắp thế giới xếp hàng cả ngày để xin chiếu khán. Và Mỹ vẫn là sự lựa chọn đầu tiên của dân Việt, kể cả con cháu đảng viên đang theo phò Bắc Kinh! Tư bản đỏ từ trong nước có rút chạy thì dồn tiền qua Cali hay Houston, chứ có ai lên Thượng Hải hay vào Tứ Xuyên không"

Nói như trên không phải là để trả ơn bằng cách nịnh bợ cái quê hương thứ hai này, mà chỉ là để phản ảnh những sự kiện thực tế.

Có thể rồi cuối cùng “đế quốc” Mỹ cũng sẽ có ngày sụp đổ đúng theo định mệnh lịch sử. Nhưng ngày đó nếu có xẩy ra cũng sẽ không xẩy ra trong thế hệ của chúng ta. Ít ra cũng còn vài ba thế hệ nữa. Thành thử, chuyện đó hãy để cho cháu chắt chúng ta chuẩn bị nghĩ tới. (080706)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.