Hôm nay,  

Việt Nam Ngày Nay

02/04/200800:00:00(Xem: 13421)

Tôi rời Việt Nam sang Mỹ cách đây hơn mười năm. Ngày đó tôi không hề nghe bố mẹ tôi kể về cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ. Khi học trung học tôi được kết nạp vào đoàn, học biết chào cờ và “lịch sử” Việt Nam qua những nhân vật nữ “anh hùng” như chị Sứ của nhà văn Anh Đức, hoặc nhân vật Võ Thị Sáu…Khi có dịp sang Mỹ học, tôi đã cố gắng vượt khó và hoàn tất bằng cao học. Chuyến về Việt Nam vừa qua của tôi không mang tính cách của một Việt Kiều, tôi đã trở về với tính cách một người con sống xa gia đình về thăm nhà. Sau đây là những suy nghĩ và băn khoăn của một đứa con hướng về quê nhà nhân dịp năm mới.

Phi trường Tân Sơn Nhất & Sài Gòn

Phi trường quốc tế tân Sơn Nhất có vừa được xây cất nên rất thoáng mát và sạch sẽ, tạo cảm giác rất thoải mái cho những hành khách sau những chuyến bay khá dài. Tuy nhiên, khi bước qua khâu kiểm hàng hóa thì gia đình chúng tôi bị nhân viên hài quan ở đây kỳ kèo thêm vài chục đô vì cô ta cho rằng gia đình chúng tôi đem về quá nhiều đồ. Mặc dù tôi cố giải thích những đồ này là quà tặng không đáng giá cho người thân của tôi, nhưng cô hải quan này không đồng ý, thế là tôi quyết định đưa cho cô ta 40 đô để đi được an thân.

Bước ra khỏi phi trường, xe cộ đông đúc, cộng thêm cái nóng và ẩm ướt của mùa đông Sài Gòn làm tôi cảm giác rất khó chịu và khiến tôi bị khan tiếng trong suốt ba tuần lễ về thăm nhà.

Đứng trước khu hẻm có bảng hiệu” “Khu phố Văn Hóa” tôi nhìn thấy một thanh niên chạy xe Honda ôm đứng úp mặt vào tường…tiểu, mẹ tôi giục tôi: “Đi bộ vào nhà đi, vì khu hẻm nhà mình lúc này người ta bày bán hàng đông đúc lắm, xe taxi không chạy vào dễ dàng giờ này đâu!” Tôi kinh ngạc: “Ủa khu này là nhà mình hả mẹ, sao bây giờ đổi tên là khu phố văn hóa"” Mẹ tôi giải thích rằng: “Bây giờ khu hẻm nào nhà nước cũng ghi như vậy để khuyến khích người dân sống có văn hóa hơn đấy con ạ!” Sài Gòn hôm nay rất đông người từ khắp nơi kéo về sinh sống. Xe cộ đông đúc hơn, giao thông đường phố không được sắp xếp phù hợp nên bà con mình chạy loạn cả lên. Người mới về thăm nhà sau mười năm như tôi không còn dám lái xe hay băng qua đường một mình như trước đây nữa. Nói tóm lại, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đều có sự thay đổi, nhưng nếp sống văn hóa của người dân vẫn chưa thực sự được nâng cao.

Ngày đầu tiên về thăm nhà tưởng chừng trôi qua rất suông sẻ và tốt đẹp. Từ nhà tôi ra khu chợ Bến Thành khoản 10 phút lái xe Honda, nhưng tôi đã tốn gần một tiếng đi bằng taxi vì tôi không có nón bảo hiểm và sự can đảm để lái xe Honda như lúc xưa. Mà có đội nón bảo hiểm cũng vẫn có người chấn thương sọ não và chết như thường, vì phần đông người dân đội mũ không đúng cách và đủ tiêu chuẩn an toàn. Ở Sài Gòn, nón bảo hiểm được bày bàn khắp nơi. Giá từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng do Trung Quốc sản xuất, nhưng chất lượng rất kém. Tôi có dịp đi du lịch từ Nam ra Bắc trong vòng hơn mười ngày và đã chứng kiến năm vụ đụng xe và có 10 người chết tại chỗ vì bị thương ở đầu. Khi xe tông vào nhau, người trên xe Honda bị văng xuống đất, nón thì bị bể tan tành. Khi chứng kiến cảnh đụng xe như vậy, xe cấp cứu không đến kịp giờ nên nếu nạn nhân bị thương nặng thì chỉ có nước nằm trên mặt đường để chờ…chết! 

 Sài Gòn bây giờ có rất nhiều cơ sở thương mại, khách sạn, và nhà hàng hơn là trường học và thư viện. Điện thoại cầm tay hiên đang là mốt cho tất cả mọi giới va mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Khi tôi đến một tiệm bán điện thoại ở đường Ngô Quyền mua thẻ để gài vào vào điện thọai gọi về Mỹ, một chị nhân viên tên T.  nói rằng: “Ở đây ai cũng thích điện thoại và sử dụng nó như một cách khoe hàng. Người Việt Nam mình nghèo nhưng thích sài sang lắm!”  

 Ai giàu" Ai nghèo"

Lời nói một cách tình cờ của cô bán điện thoại khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm về đời sống của người dân ở thành phố Sài Gòn nói riêng, và của người dân ở những vùng quê nói chung.

Tại trung tâm Sài Gòn, những con đường lớn bây giờ nhà hàng và khách sạn mọc cao hơn và đèn thắp lộng lẫy hơn. MỗI tối giới có tiền thường tụ tập tại tòa nhà Sunwah để hóng mát và uống “cà phê cao cấp”. Người dân ở đây hay gọi đùa là cà phê cao cấp vì giá của một ly cà phê hoặc kem bình thường nhưng giá của nó lên cao gấp mười lần so với tiệm bình dân. Nếu một người dân với thu nhập trung bình từ hai đến ba triện đồng Việt Nam một tháng thì họ không thể nào đến khu này để ăn một ly kem trị giá vài ba chục ngàn được!

Tôi có một người quen vốn rất nghèo, nhưng nay ông đã trở thành “đại gia” của những khu đất rộng mênh mông và đang có nhiều triển vọng xây dựng như khu Phú Mỹ Hưng (Khu nhà ở cao cấp bậc nhất so với Việt Nam hiện nay ở ngoại thành Sài Gòn), ông H. tâm sự: “ Sau sự cố sụp đổ tại miền nam Việt Nam năm 1975, đời sống người dân ở Sài Gòn nói riêng trở nên hoàn toàn thay đổi, gia đình tôi phảI bán từng cái bàn, cái ghế, và sau cùng là cái… giường ngũ để nuôi bố tôi ở trại cải tạo. Cả nhà phải năm ngũ dưới đất trong một thờI gian dài.” Khi tôi hỏI bí quyết làm gìau của ông, ông nói: “Việt Nam hiện nay có rất nhiều thay đổi: tốt có, xấu có! Nhưng điều đau lòng nhất là tôi nhìn thấy đất đai của Việt Nam mình bị bán đi cho nước ngoài để đầu tư. Lúc ấy gia đình tôi không đủ tiền để mua, nhưng vì không chịu nổi cảnh đất của khu xóm tôi bị bán đi, tôi cố gằng làm việc rất chăm chỉ và vay mượn ba phương tứ hướng để mua cho bằng được những khu đất gần nhà tôi đang ở. Vả lại thời gian đó đất đai cũng không mắc mỏ như bây giờ. Tôi trở nên giàu có như bây giờ và vì nhờ ông trời giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn và nợ nần.”

Đứng trong ngôi nhà cổ của ông tôi vô cùng ngưỡng mộ một con người sống trong thời đại văn minh nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về văn hóa và nghệ thuật của thời xưa. Ông cho biết là trong tương lai ông sẽ dùng một trong những khu đất của ông để xây nên một thư viện thật lớn., và có lẽ đây là việc làm cuối cùng của ông trước khi ông từ bỏ lĩnh vực địa ốc này. Tôi thắc mắc và hỏI ông: “Lý do tại sao ông từ bỏ việc mua bán đất này khi nó đã làm ông trở nên giàu có"” Ông đã cho biết: “Hai yếu tố; “rừng luật” và “luật rừng” đã khiến tôi rất nhức đầu, bởi vì nếu cứ chiếu theo luật mà không “chịu chi” thì việc cũng không xong. Tôi không muốn tập một thói quen xấu là…hay hối lộ!

Lái xe ra khỏi khu trung tâm Sài Gòn, tôi đến Củ Chi để thăm mộ của bà ngoại tôi, bà chết cách đây ba năm khi tôi còn đang học ở Mỹ. Sau khi thắp cho ngoại nén nhang tôi được mẹ dẫn về nhà dì Bay, nhà dì không có gì thay đổi so với mười năm trước đây. Vệ sinh vẫn còn là một vấn đề nan giải cho những ngườI dân Việt Nam hiện nay. Có hai kinh nghiệm  mà những người Việt Kiều thường truyền cho nhau khi ra ngoài đường dạo chơi, đó là: “1. Đừng uống nước nhiều để tránh trường hợp “tiểu đường” (tiểu ngoài đường vì thiếu và kém vệ sinh công cộng”  2. Mang theo giấy lau mặt nếu không muốn dùng giấy đi vệ sinh để chùi miệng sau khi ăn. Vì hầu hết các tiệm ăn bình dân đều dùng giấy vệ sinh để cho khách đến ăn chùi miệng.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung, người giàu thì rất giàu. Họ thuộc hạng có quyền có chức, hay thuộc dạng thương gia, đại gia về các loại hình kinh doanh như nhà cửa đất đai, hay dưới hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu các loạI hàng hóa khác nhau…nhưng phần lớn đều thông qua các hình thức mua chuộc công khai hoặc bán không khai.

Thành phần khá giả thì xuất phát từ lớp trí thức. Họ cố gắng học hỏi và có cơ hội giao dịch với ngoại quốc. Dì M. Nguyễn, một trợ lý giám đốc cho một ngân hàng của Pháp tại Việt Nam. Dì làm việc ở đây khá lâu nên lương của dì tương đương gần ba ngàn đô Mỹ một tháng. Dì M. cho tôi biết là dì đã từng sang Úc, Pháp, Nhật, Singapore, Hồng Kông, và Mỹ để du lịch và giao dịch. Gia đình dì M. sống trong một khu biệt thự to lớn và sang trọng ở Phú Nhuận. Sài Gòn bây giờ có rất nhiều nhà lầu và biệt thự, tuy nhiên người dân xây cất đủ kiểu và tùy tiện, nhà nước đưa ra những điều lệ và qui chế không rõ ràng và hợp lý. Ở Mỹ, việc xây cất hoặc sửa chữa nhà cửa phải có bản vẽ và bản vẽ phải do kiến trúc sư và kỹ sư có kinh nghiệm và bằng cấp hẳn hoi để thiết kế và thẩm định trước khi thông qua thành phố (City/ Building & Planning Departments) xét duyệt đúng theo “code” (qui định). Tôi thiết nghĩ, nếu nhà nước Việt Nam đừng “cho phép” xây cất lung tung, thì sẽ tránh bớt việc xây đi rồi phải đập phá để xây lại thì đời sống người dân sẽ khá hơn nhiều!

Phần lớn người nghèo là những người không có bằng cấp cao, vì trước đây họ thuộc tầng lớp nông dân hoặc dân đánh cá. Thời buổi hiện đại ngày nay đã khiến những tầng lớp này bị đào thải. Hầu hết máy móc công nghiệp được nhập sang Việt Nam từ nước ngoài để cải thiện chất lượng và nâng cao số lượng hàng hóa. Ông Đ. Nguyễn, một chủ nhân của một cửa hàng chuyên bán các vật dụng và dụng cụ đánh cá tại Bến Đá-Vũng Tàu cho tâm sự: “Lúc này nghề đánh cá rất chậm, khu vực Bến Đá trong tương lai sẽ biến thành nơi phục vụ cho khách du lịch, nên hàng hóa về đánh cá bán rất chậm. Số lượng người dân sống bằng nghề này ngày càng giảm đi. Phần lớn lớp trẻ phải đi xa để học hành và lập nghiệp.” Tại các khu thương mại hoặc các cửa hàng mua bán sầm uất, hàng hóa và quần áo phần lớn do nhập sang Việt Nam từ Hàn Quốc, tuy nhiên, đồ hiệu ở Mỹ bán rất được giá ở Việt Nam. Vật giá ở Việt Nam rất mắc so với thu nhập trung bình của người dân từ hai đến ba triệu đồng một tháng (khoảng 10-15 đô Mỹ), vì một ký thịt heo vào khoảng 100 ngàn (gần 5 đô Mỹ). Ông H. Nguyễn, một cư dân ở Vũng Tàu không thể một mình nuôi bốn miệng ăn trong gia đình ộng. Ông tâm sự: “Tôi làm nghề chuyên chở khách từ năm giờ sáng đến 5 giờ chiều cho một công ty nhà nước, lương của tôi mỗI tháng được hai triệu rưỡi. Số tiền này chỉ đủ chi trả cho hai đứa con tôi đi học và chi phí quần áo và điện nước, phần tôi và vợ tôi phải nhờ vào sự trợ giúp của gia đình bên nội.”

Đường phố ở những thành phố lớn ở Việt Nam trong mùa lễ rực rỡ những ánh đèn, nhưng đời sống và tương lai của người dân ở đây nói chung vẫn còn đen tối. Liệu đến bao giờ Việt Nam trở thành một nước văn minh & giàu mạnh theo đúng nghĩa của nó"!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.