Hôm nay,  

Lá Thư Mùa Xuân

11/03/200800:00:00(Xem: 7350)

Thương binh VNCH

Chỉ còn hai tuần nữa là bước sang Xuân,  sẽ có nắng ấm và gió nhẹ, mầm sống vươn lên, cây đâm chồi nẩy lộc, đơm nụ, kết hoa…đối với chúng ta, những người đang được may mắn sống bình yên, sung túc ở hải ngoại, nói đến mùa Xuân là nói đến  hy vọng. Còn đối  với những thương phế binh tàn phế, nghèo khổ ở quê nhà, họ hy vọng gì khi mùa Xuân đến" Cò lẽ niềm hy vọng của họ trông cậy rất nhiều vào lòng hão tâm của chúng ta.
Tôi, trước năm 1975 là một Nữ Trợ tá Xã Hội ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, rất quen thuộc với không khí nặc mùi thuốc men và ê-te ở bệnh viện cùng  tâm tình thật bi đát, đau thương của những thương phế binh, bổng một sớm một chiều trở thành người tàn phế. Khó có thể tưởng tượng được nỗi đau của một phế binh bị thương nặng trên giường bệnh cùng nỗi khổ của họ đối diện với tương lai đen tối.
Những năm tháng đầu ở Mỹ tôi cũng vất vả để xây dựng tương lai như bao nhiêu người khác,  không có thì giờ nghĩ nhiều về những thương phế binh còn ở quê nhà sau 1975, mãi hơn mười năm sau, khi có liên lạc giữa Mỹ và CSVN tôi về quê thăm cha mẹ mới chứng kiến nhiều cảnh quá thương tâm.
Tại bến xe lục tỉnh, dưới cái nắng gay gắt mùa Hè, bụi bậm, khói xe mịt mù, tôi thấy một người ăn xin bị cụt hai chân, ngồi trên một miếng gỗ vuông nhỏ, phía dưới có bốn bánh xe. Anh chống hai tay  xuống đất đẩy cái thân tàn phe^' nặng nề lê lết ở bến xe để xin ăn. Thấy anh mặc áo rằn ri như lính trận trước đây, tôi tò mò hỏi thăm:
- Sao anh bị tàn tật nhiều vậy"
Anh lạnh lùng trả lời :
- Bị thương trong trận…trước đơn vị của tôi là…chỉ huy trưởng của tôi là Thiếu Tá…hiện ổng đang ở Texas…
Anh trả lời một hơi, cho tôi cái cảm tưởng anh còn nhớ rất rõ những ngày tháng cũ, đơn vị, bạn bè, đời lính dọc ngang thuở nào…Anh gầy ốm, nét mặt phong trần, chai đá, thấm đẫm mồ hôi. Tôi chưa kịp hỏi gì thêm thì xe chạy, Tôi phải lên xe đi. Anh ngồi thấp dưới đất, từng đợt khói đen từ bô xe thổi tạt vào mặt anh, bụi bậm và nắng cháy da…Tôi ứa nước mắt, quả thật không bút mực nào có thể  tả cho hết nỗi khốn khổ cùng  cực của người  phế binh này, khổ vật chất lẫn tinh thần. Thật tội nghiệp.
Trên xe đầu óc tôi miên man nghĩ về sự đọa đày của kiếp người, sự bất công của tạo hóa, của người Mỹ ! Sao chính phủ Mỹ có chương trình HO đem cả gia đình những người bị tù năm năm, bảy năm được qua Mỹ sinh sống, còn những thương phế binh bị tàn phế, không thể tự làm ăn sinh sống được thì bị bỏ rơi hoàn toàn, không có một chương trình trợ giúp nào"
Cũng trong chuyến về VN này, một lần khác trong quán ăn, tôi thấy một người cụt chân, chống nạng bán vé số. Anh đội nón vãi rằn ri như lính chiến hồi trước nên tôi để ý theo  dõi. Anh tới từng bàn  mời  thực khách mua vé số,  bị rún rẩy, bị xua đuổi  không khác gì người ăn xin. Hỏi thăm thì tôi được biết anh là phế  binh của QLVNCH.
Trong ngày thương phế binh của CS, các bà trong Hội Phụ Nữ phường, khóm tổ chức hướng dẫn các em học sinh đem quà tặng các phế binh của họ. Các phế binh của CS được mời lên TV, báo chí phỏng vần để vinh danh, ghi ơn chiến công của họ, còn phế binh của VNCH chịu đựng cuộc sống đầy tũi nhục, đọa đày ngay trên quê hương mà họ đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ,  thật nhiều mỉa mai, cay đắng.
Tôi trở về Mỹ với hình ảnh những người thương phế binh này, không biết ở hải ngoại có được bao nhiêu người còn bận tâm, thiết tha nghĩ đến thân phận của những thương phế binh bị bỏ rơi ở quê nhà"  Hình ảnh những thương phế binh này đã thôi thúc tôi phải làm một cái gì đó để giúp đỡ, để chia sẻ,  xoa dịu phần nào nỗi khốn khổ, bất hạnh mà các anh em đang gánh chịu bao nhiều lâu nay. Sự giúp dỡ của chúng ta phải coi là một  bỗn phận, đây không thể coi là sự làm ơn, làm phước như trong những công tác từ thiện khác. 
Tôi ôm  ấp một ước mơ, một hoài bão, sẽ cùng những người có thiện tâm  thành lập Hội Bạn Thương Binh quy mô, hoạt động dài hạng, có giấy tờ hợp pháp để hoạt động mạnh như một Hội Disability Veterans  của Mỹ và hội viên của Hội Bạn Thương Phế Binh này  sẽ là những cựu quân nhân QLVNCH nhiều nơi trên thế giới. Tôi sẽ theo cách gây quỹ như  hội từ thiện Mỹ, nghĩa là  lập một danh sách các hội viên, mỗi ba tháng hay sáu tháng sẽ gởi  nhiều hình ảnh cũng như thư tâm tình của các TPB  đến hội viên để hâm nóng tình người trong lòng  ân nhân. Tôi nghĩ với cách gây quỹ này Hội sẽ liên lạc được nhiều  ân nhân trên thế giới, sẽ được tiền đều đặng hơn những dạ tiệc gây quỹ  “Cây Mùa Xuân TPB”, được tổ chức xuân thu nhị kỳ.

Trong thư gởi ân nhân Hội cũng đăng hình ảnh thương tâm của những TPB tàn tật nhiều với lời  kêu gọi những ân nhân có khả năng tài chính, bảo trợ thẳng, chia cơm, xẻ áo trực tiếp cho một TPB ở quê nhà.
Với tình “huynh đệ chi binh” thực tế, mỗi năm một hội viên chỉ cần hy sinh một cây thuốc lá, một tô phở hay một bữa nhậu… thì chúng ta có thể chia sẻ mùa Xuân tuyệt vời của chúng ta ở hải ngoại  cho những anh em phế binh đã mấy mươi năm rồi không có một ngày Xuân. Nếu được tổ chức chu đáo và được phổ biến rộng rãi trên báo chí, TV, radio, tôi tin sẽ có rất nhiều đồng hương hưởng ứng, tiếp tay với hội trong cộng tác đền đáp công ơn chiến sĩ này.
Vấn đề đặt ra là Hội  phải do người có uy tín điều hành để đồng hương tin tưởng mà hăng hái đóng góp.Tôi mời được Cựu Đại tá Lê tấn Bữu,  Hội Trưởng Hội Yểm Trợ Trẻ Em, lập Hội Bạn Thương Phế Binh.  Ông có một danh sách ân nhân, bằng cách gởi thư thẳng, mỗi sáu tháng  Hội Yểm Trợ Trẻ Em thu được trên sáu ngàn mỹ kim. Ông Bữu đồng ý cùng tôi  lập hội giúp TPB/VNCH. Tôi hý hửng đem chương trình lập Hội Bạn Thương Phế Binh nói  cho một hai người trong Khối Thuơng Phế Binh và Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/Hoa Thịnh Đốn nghe, không ai hỗ trợ tôi trong việc lập hội  này vì nhiều lý do. 
Tôi đành bỏ ý định lập Hội Bạn Thương Phế Binh và Cựu Đại Tá Lê tấn Bữu đã trao danh sách ân nhân cho Cựu Trung Tá Hoa Kỳ Lazar để tiếp tục gây quỹ bằng “direct mail”, giúp Hội Yềm Trợ Trẻ Em. Từ đó đến nay khá lâu, tôi dành thì giờ viết báo hơn giúp TPB.
 Mùa Xuân năm nay tôi viết một vài bài về mùa Xuân, đưa lên net. Có một người ở Pháp gởi thư xin tôi cho họ được phép đăng hai bài “Mùa Xuân Nói Chuyện Hoa Mai” và “Mùa Xuân Bất Tận Trong Ta” lên Đặc San của ông. Tôi đồng ý, sau đó ông  gởi cho tôi hai cuốn Đặc San Xuân “Nạng Gỗ”, thì ra đây là đặc san của Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH có trụ sở ở Pháp, đã hoạt động mười tám năm. Trong đặc san này có nhiều hình ảnh thương phế binh và nhiều thư cảm ơn,  tâm tình của TPB gởi đến các ân nhân…và trong đặc san này cũng có tin có người  bão trợ thẳng cho những thương  phế binh tàn tật nhiều, nghĩa là tổ chức này đã làm những gì tôi mơ ước trước đây mà chưa thực hiện được.
Theo đặc san "Nạng Gỗ” thì Chủ Tịch Hội Bạn Thương Binh VNCH là Ông Nguyễn Quang Hạnh, hội đã  hoạt động 18 năm, có văn phòng chính đặt ở Pháp, và hai  văn phòng đại diện ở Hoa Kỳ:
 Ông Hồ Ngọc Ẩn 328 Belmont BLVD, Kansas City MO 64123
 Ông Hứa Ngọc Yến 9063 Twobays Rd.,  Lorton VA, 22079.
Ông Hạnh hy vọng tôi là một thành viên quý báu, sẽ giúp thông tin rộng rãi hoạt động của Hội đến đồng hương xa gần.
“Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”
Một con chim én không thể đem lại một mùa Xuân, nhưng nhiều con chim én có thể!
Không phải chỉ có Thượng đế mới có khả năng ban phát sự nhiệm mầu, cứu độ chúng sinh, mà chính chúng ta, với trái tim từ bi, nhân ái, chính chúng ta cũng có thể  thay đổi được đời sống của một con người. Tình thương thật nhiệm mầu, nó xuất phát từ trái tim của chúng ta ở đây, hôm nay, với cái ngân phiếu nhỏ, tình thương sẽ được thể hiện bằng những hạt cơm nhân ái, nuôi dưỡng và đem lại niềm tin cho nhiều anh em  bất hạnh bên kia bờ Thái Bình Dương .
“Lá lành đùm lá rách”, “Miếng khi đói bằng gói khi no”, những câu ca dao này tuy đơn giản nhưng nó hàm xúc một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tiền ở Mỹ rất lớn khi đổi ra tiền VN, một đóng góp nhỏ nào của chúng ta ở đây cũng có một giá trị vật chất rất lớn ở VN . Dù ít, dù nhiều gì số tiền đồng hương giúp đỡ  cũng đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao, ước mong có nhiều người cùng nối vòng tay nhân ái, đem yêu thương trang trải về thương phế binh ở quê nhà.
Nếu đồng hương muốn biết thêm về Hội Bạn Thương Binh ở Pháp cũng như   đóng góp để chia sẻ niềm vui Xuân hạnh phúc của mình đến các TPB  nghèo khổ ở VN thì xin liên lạc với Ông Hạnh ở Pháp:
 Ông Nguyễn Quang Hạnh.
9 Allée Delacroix – 95500 Gonesse (France).
Điện thoại & Điện Thư (33) 1 34 53 94 78
 nanggo@wanadoo.fr
Hay gởi ngân phiếu về Khối Thương Phế Binh Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/HTĐ .
Khối Thương Phế Binh/LHCCSVNCH
PO Box 5055
Springfield, VA 22150 USA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.