Hôm nay,  

Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa

24/01/200800:00:00(Xem: 8215)

Hoa đào.

Virginia.-  Ở  Hoa Thịnh Đốn, mỗi năm, vào dịp Xuân về các cộng  đồng ở đây luôn tổ chức Chợ Tết. Đồng hương muốn tìm hương vị, không khí Tết quê hương thì không gì hơn đến thăm các Chợ Tết này.

Hình ảnh Tết xa xưa, yêu thương, trân quý của chúng ta đã đuợc thu  hẹp lại trong một hội trường nhộn nhịp tưng bừng.  Ở đây bà con mừng rỡ  gặp lại bạn bè đã xa cách từ lâu, sẽ  vui mắt nhìn thấy lại những tà áo dài lộng lẫy thướt tha của quý bà quý cô.  Tất cả,  màu sắc rực rỡ hòa cùng những hình ảnh, nhạc Xuân vui tươi tạo nên vẽ ấm cúng, nhộn nhịp của ngày Xuân nơi đất khách.

Tiếng rao hàng inh ỏi cùng hương vị thức ăn ngào ngạt đã làm cho không khí Chợ Tết ở đây cũng ồn ào, náo nhiệt như ở Thị Nghè,  Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Cầu Muối…Những gian hàng bán thức ăn đặc biệt  như bánh chưng, bánh tét, nem chua, giò chả…  luôn thu hút rất đông khách. Gian hàng hoa tươi với cây kiểng bonsai, hoa mai, hoa lan,  cây quất nặng trĩu trái vàng cũng được đông  người chiếu cố, trầm trồ khen ngợi. Đi dạo một vòng thấm mệt  bà con có thể dừng lại ở những hàng thức ăn nóng để thưởng thức những món ăn thơm ngon như bún riêu, hủ tiếu, cháo lòng...uống một ly nước mía tươi hay cà phê sửa đá thì tuyệt… cảnh Xuân ở đây cũng sưởi ấm phần nào ỗi buồn xa xứ.

Đấy là cảnh đón Xuân nơi đất khách, ở Hoa Thịnh Đốn. Tiết Xuân ở đây không có nắng ấm và hoa tươi, chỉ có nước đá đóng băng mặt đuờng,  gió  lồng lộng, cây trơ cành trụi lá,  lòng khách tha hương không khỏi bùi ngùi hồi tưởng lại những mùa Xuân ấm áp, êm đềm ở quê nhà dấu yêu, nhớ Chợ  Bến Thành nhộn nhịp,  Chợ hoa Nguyễn Huệ với ngàn hương, muôn sắc…

Cứ vào những ngày sắp Tết thì trên Đài Phát Thanh Saigon, Đài Quân Đội cho hát  nhiều nhạc Xuân trong đó có bài “DDón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa”…hơn ba mươi năm xa cách,  trong cái lạnh se sắc ruột gan và mùa Xuân buồn hiu nơi đất khách, người Việt  tha hương mới thật thấm thía  nỗi buồn … nhớ Xuân xưa.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ thiêng liêng và trọng đại nhất của dân tộc, một truyền thống cao đẹp đã có từ ngàn xưa. Người Việt dù đang sống trong nước hay hải ngoại  cũng không sao quên được Tết Nguyên Đán, quên được quê hương. Theo truyền thồng người Việt  mình, ước mong bước sang  năm mới, mọi thứ phải mới, phải đổi khác từ ngoại vật tới  trong lòng người  vì vậy gần Tết người ta hay sơn phết lại nhà cửa. Từ khoảng  hai mươi ba Tết, lễ đưa Ông Táo về Trời, bàn thờ được quét bụi, dọn dẹp sạch sẽ, lư đồng được đem xuống đánh bóng lại, chuẩn bị đón ông bà.

Quý bà quý cô nghèo dù nghèo gì thì cũng phải có một bộ đồ mới để ăn diện ngày Tết, nên vào dịp Tết  các cửa hàng bán quần áo, các tiệm bán vãi và tiệm may rất bận rộn, đắc hàng.

Về thức ăn thì một hai tuần sắp Tết, củ kiệu, củ hành được bạn hàng  từ vùng ngoại ô đưa vô bán tràn ngập các chợ trong thành phố. Đây là dịp để các bà nội trợ khoe tài làm bánh, làm mứt, ngâm kiệu trong nước tro hay nước vôi  và phơi mấy nắng thì  vừa đủ để củ kiệu được thật trắng, thật dòn.  Củ cải đỏ, củ cải trắng được tỉa hình hoa bướm thật đẹp, dọn lên mâm thức ăn bên cạnh dĩa dưa hành, dưa giá và tô thịt kho nước dừa. Dĩa đồ chua càng ngon, càng đẹp là niềm hãnh diện của các bà nội trợ,  đòi hỏi nhiều  bí quyết chứ không phải là dễ.

Theo truyền thống, người Việt ăn Tết ít nhất là ba ngày, ở vùng quê thì ăn Tết lâu hơn, có khi hạ nêu ngày mùng mười  hay lâu hơn, nên thức ăn phải được nấu nướng sẳn để trong dịp này các bà nội trợ không bận rộn đi chợ,  nấu  ăn như ngày thường. Có những thức ăn có thể giữ được lâu ngày  như bánh tét, bánh chưng, thịt kho, khổ qua hầm, giò thủ… vì vậy mà dân  ta có tập  quán đi chợ Tết, mua sắm Tết, càng làm cho không khí Tết thêm  phần rộn rã vui tươi, xe cộ tấp nập, chợ búa trang hoàng rực rỡ, trưng bày hàng hóa đủ loại, đủ kiểu, đủ màu, lại thêm các trò chơi vui nhộn trong xóm tạo nên một khung cảnh vô cùng sinh động không sao diễn tả hết niềm vui Tết.

Dưa hấu là thứ trái cây đặc biệt của ngày Tết, được bày bán tràn ngập các chợ,  nhà nào trên bàn thờ cũng có ít nhất một cặp dưa hấu. Ngày Tết  xẻ  dưa ra đãi khách, quả đầu tiên có ruột  đỏ thắm, ngọt là điềm lành, một năm tốt đẹp, thịnh vượng. 

Ở Saigon thì không ai mà không biết  chợ Hoa ở đường Nguyễn Huệ,  đây cũng là nơi hò hẹn của trai thanh, gái lịch, dìu nhau ngắm hoa và chụp hình. Gió mát từ Bến Bạch  Đằng thổi lên nhè nhẹ đủ lay tà áo thướt tha của các  thiếu  nữ ở tuổi  xuân thì,  càng làm cho khung cảnh chợ hoa thêm lôi cuốn, quyến rũ với hoa đẹp, người đẹp.

Quanh Chợ Bến Thành có rất nhiều gian hàng bán trái cây, hoa tuơi, bánh mứt, trà, khô cá thiều, khô nai và  đặc sản của nhiều vùng trong nước được bày bán ở đây. Đi dạo  một vòng  mõi chân thì có thể dừng lại các quán kem  dọc đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi  giải lao, nghỉ chân và ngắm người qua lại. 

Về hoa Xuân thì ở miền Bắc thời tiết lạnh, có hoa đào màu đỏ hay màu hồng. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh,  là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Ở miền Trung và miền Nam VN thời tiết ấm hơn, có mai vàng hay mai trắng gọi là “bạch mai”. Ra khỏi ngoại ô Saigon  đi dọc theo quốc lộ 13 về hướng Lái Thiêu, Bình Dương,  nhà nào cũng có một cội  mai già, ngày Tết hoa nở rộ, vàng rực, đính trên cành gầy guộc, tạo một nét đẹp tương phản, độc đáo như tranh.  Trong ngày Tết  trên bàn thờ thường có chưng một cành mai vàng,  hoa mai không quyến rũ như hoa hồng, không sực nức hương thơm như dạ lý,  nhưng có nét duyên dáng thanh tao. Màu vàng tượng trưng  cho sự cao thượng cũng là màu của vua chúa, sự phát triển  giống nòi. Hoa mai trắng, hiếm quý hơn, có mùi thơm dìu dịu, thanh khiết.  Hoa mai là biểu tượng của sự thủy chung, kiên nhẫn và kiêu dũng, vì hoa mai đã  không ngại thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt của mùa Đông,  là  đóa hoa đầu tiên  nở ra chào đón Chúa Xuân.  Cảm tấm lòng chung thủy đó hoa mai được Chúa Xuân phong cho là “vua” của tất cả các  loài hoa khác vì vậy hoa mai cũng có danh hiệu là  “DDông Quân”.

Ngoài hoa đào và hoa mai là hai loại hoa chính của mùa xuân, để trang trí trong nhà  ngày Xuân cũng như để thờ cúng,  hoa Xuân cũng có  hoa  cúc, vạn thọ, thược dược, mẫu đơn…

Đến nửa đêm, giữa năm cũ và  năm mới, dân gian có lễ Giao Thừa. Tiếng pháo nổ vang đón mừng năm mới. “Giao” là bàn giao, “Thừa” là nhận, tiếp nhận  cái mới. Lễ giao thừa cũng có nghĩa là tống cựu, nghinh tân, tống bỏ những xấu cũ  xui xẻo đã qua để đón mừng những điều mới tốt đẹp sắp đến.  Giao Thừa còn gọi là lễ “Trừ Tịch” là giờ cuối cùng của năm cũ.

Tiếp theo  Lễ Giao Thừa  là Lễ Gia Tiên,  người trưởng trong gia đình quỳ trước bàn thờ lâm râm khấn  mời Tổ Tiên về nhà thăm con cháu, về để chứng giám cho lòng hiểu thảo của con cháu luôn nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà. Dưới ánh sáng lung linh, khói hương nghi ngút bay tỏa khắp nhà, người ta cảm thấy dường như có sự giao cảm giữa ông bà đã mất với  con cháu hiện tại.

Ngày hôm sau là mùng một Tết,  gọi là Tết Nguyên Đán.  “Nguyên” là bắt đầu,  “DDán” là buổi sáng mai, là lễ chào mừng một mùa Xuân mới, một năm mới. Mở đầu là lễ  mừng tuổi ông bà, cha mẹ, sau đó đi thăm viếng, mừng tuổi họ hàng, đi chùa cầu nguyện quốc thái dân an, hái lộc, cầu phúc, xin xâm, bói toán..  Tết có nhiều ý nghĩa, trước là tạ ơn trời đất đã cho  chúng ta một cuộc sống an lành, và thọ thêm một tuổi. Thứ đến là con cháu đoàn tụ dưới mái nhà ấm cúng của ông bà cha mẹ. Sau một năm vất vả với cuộc sống , đây cũng là một dịp để vui chơi trước khi bắt đầu một năm mới đầy  hy vọng hơn.

Nói đến Xuân, đền Tết ngày xưa không thể nào không nhớ đến hình ảnh ông đồ già, Vũ Đình Liên đã viết:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu  giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những nguời muôn năm cũ

Hồn ở  đâu bây giờ"”

Nguyễn Bính đã tả cảnh Xuân xưa như sau:

“DDây cả mùa Xuân đã đến rồi

Từng nhà mở cửa đón vui tươi

Từng cô em  bé so màu áo

Đôi má hồng lên nhí nhảnh cuời

Có những ông già tóc bạc phơ

Ruợu đào đôi chén bút đề thơ

Những bà tóc bạc hiền như Phật

Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa

 

Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời

Nhà nhà đoàn tụ dưới hoa tươi

Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy

Một áng thơ đề nét chẳng phai”

(Thơ Xuân)

Tú Xương tả cảnh  Xuân:

“DDì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Om sòm trên vách bức tranh gà”.

Bế Kiến Quốc tả cảnh tình tứ thơ mộng mùa Xuân đi lễ hội ngày xưa:

”Lại có em cùng đến với anh

Đường lên mai nở trắng trên cành

Núi non Hoa cỏ - Mùa Xuân -  Hội

Hội với duyên tơ, hội với mình”

Riêng những người Việt tha hương thì Xuân đến là dịp hoài niệm những mùa Xuân dấu yêu, êm đềm nơi quê cũ.  Nhà thơ Nguyễn Vô Cùng thao  thức, xót thương cành mai năm xưa:

“Xót cội mai khô , bình rạn vỡ

Thương cành Xuân héo, dạ đầy vơi

Khói hương tàn lạnh từ Xuân ấy

Mà quyện tim ai mãi cuối đời”

Trong mãnh vườn hoài niệm đó có tang tóc, đổ vỡ, chia ly, bom đạn…ông đã ngậm ngùi nhớ lại cội mai già trước sân:

“Mùa Xuân này em có về quê mẹ

Thăm dùm anh vườn cũ có còn xanh

Tới gốc mai từng trúng đạn bao lần

Xem có nở nụ hoa nào kịp Tết”

Nhà thơ Đăng Nguyên diễn tả mùa Xuân ở Huế tuyệt đẹp với mai vàng, mai trắng:

“Xuân nào đẹp hơn Xuân Huế

Mai vàng, mai trắng hương xưa

Em cười tươi như hoa ngọc

Thơ ơi! Thương mấy cho vừa

Bao giờ mùa Xuân trở lại

Bao giờ non nước đơm hoa!”

(Nhung nhớ vườn Xuân)

Làm thân viễn khách trên miền đất lạ,  Nhà thơ Phan Khâm luôn thiết tha  nhớ về cố quận,  hồi tưởng lại cảnh mai vàng nở rộ trên đường quê:

“Mùa Xuân  nào mình về thăm  Cam Lộ

Ghé chợ Phiên đầy bắp đậu sắn khoai

Đường nhà em còn hoa vàng nở rộ

Mít ổi trong vườn chính cho ai"”

Kính chúc mọi người một mùa Xuân an lạc, hạnh phúc và ước mong một ngày không xa chúng ta sẽ về Việt Nam ăn Tết trong nắng Xuân chan  hòa với ngàn hoa  tươi thắm. Việt Nam! quê hương yêu dấu ngàn đời của chúng ta.

HÌNH ẢNH CHỢ TẾT 2007 Ở HTDD

http://www.youtube.com/watch"v=sqt9S76-lb0

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.