Hôm nay,  

Paris Về Đêm Và Tiếng Hát Danh Ca Bạch Yến

19/11/200700:00:00(Xem: 10763)

Phóng viên Tuyết Mai thăm Paris.

Paris là thủ đô của ánh sáng,  là biểu tượng của văn minh Tây Phương,  Người Việt Nam  làm quen  Paris qua nhiều bản nhạc trữ tình  như “Paris Có Gì Lạ Không Em"” của Ngô Thụy Miên,  “Tiễn Em” của Phạm Duy phổ nhạc của Cung Trầm Tưởng…  Tôi  được dịp viếng thăm Paris vào mùa Thu, và được Danh ca Bạch Yến đưa đi thăm viếng Paris một vòng về đêm, tuyệt đẹp.

 Thật  thú vị khi được người địa phương đưa đi thăm Paris về đêm. Nhiều đường phố ở Paris  vẫn còn  lót gạch như ngày xưa, chứ không hoàn toàn tráng nhựa hay xi măng  như  ở  HK. Hầu hết mặt tiền các  dinh thự ở Paris,  nhất là ở các bùng binh có  nhiều  hình tượng điêu khắc rất mỹ thuật và có đèn sáng choang.

Paris có nhiều con đường với hai hàng cây hai bên, mùa Thu lá  đã  trổ  vàng, dọc theo đường là các cửa hàng, có lúc tôi  có cảm tưởng như mình đang đi trên đại lộ Lê Lợi hay đường Lê thánh Tôn ở Saigon.   Xe chạy qua nhiều công trường,   giống như công trường Quách thị Trang ở Saigon hay công trường xa lộ Biên Hòa,  không có đèn xanh đèn đỏ, tài xế tha hồ lách,   rẽ qua những ngã đường,  có thể đụng nhau trong gang tấc.  Tôi hồi hộp, tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Vào Thu, thời tiết Paris trở gió lành lạnh,  buổi sáng có sương mù như Đà Lạt, buổi trưa có nắng vàng hanh  và gió heo may, nhẹ  lay lá vàng rơi,  thật thơ mộng. Buổi tối thì Paris thật rực rỡ, lộng lẫy với nhiều ánh đè n màu. 

Đại lộ Champs- Elysées,  con đường thật dài và rộng, hai bên có hai hàng  cây lá đã trổ vàng.  Dọc hai bên đường là những cửa hàng sang trọng, những nhà hàng nổi tiếng, văn phòng của những hãng hàng không… đây là nơi  của  giai cấp cao  ở Paris. Ngày đêm gì hai bên  lề dọc theo đại lộ này cũng đông người qua lại, người bản xứ  và du  khách.

Cuối đường Champs- Elysées là Arch of  Trumph (Khải Hoàn Môn), cũng được điêu khắc rất đẹp.

Có lẽ cảnh đẹp  nhất ở Paris về đêm là Tháp Eiffel, và  du thuyền trên sông Seine.  Mùa Thu, trời  se lạnh  nhưng du khách thăm viếng Tháp Eiffel  lúc nào cũng  đông đảo, rất khó tìm một chổ đậu xe. Du khách phải xếp hàng thật dài để mua vé,  mỗi vé 11 Euro  để vào xem tận mắt bên trong Tháp.

 Được biết Tháp Eiffel được dựng lên vào dịp Hội Chợ Quốc Tế, năm 1889. Người vẽ kiểu Tháp Eiffel  là Gustave Eiffel. Từ tháp này du khách có thể nhìn xa 45 dặm,  thấy  khắp cả  Thủ Đô Paris. 

Buổi tối Tháp Eiffel có đèn thắp sáng, sừng sững giữa trời đêm. Cứ mỗi đầu giờ thì hằng vạn bóng đèn nhỏ chớp tắt trong năm phút.  Nhìn từ xa người ta có cảm tưởng   như hằng vạn vì sao đêm trên trời đang rơi rụng  tung tăng, nhảy múa trên tháp, rực rỡ, huy hoàng đẹp  không thể diễn tả.

Từ tháp cao du khách có thể nhìn xuống  dòng sông Seine uốn khúc quanh thủ đô Paris.  Hai bên bờ sông có những hàng cây, mùa Thu lá  trổ vàng in bóng   trên dòng nước trong xanh. Vào mùa Hè cát trắng được đổ dọc hai bên bờ  sông để người dân hay du khách ra  đây vui chơi,  phơi nắng. Đến Paris mà không lên tận đỉnh Tháp Eiffel  hay đi du thuyền trên sông Seine sẽ  là một thiếu sót lớn lao.  Du thuyền sẽ đưa chúng ta đi một giờ trên  sông Seine, có nhạc Pháp cổ điễn, êm dịu,  làm  cho cảnh  trời mây sông nước Paris thêm  thơ mộng,  hữu tình. Từ dòng sông Seine nhìn lên  đường phố và   lâu  đài hai bên bờ sông, đèn sáng choang,  đẹp nhất là ở cảnh gần Nhà Thờ  Notre Dame de Paris.  Paris về đêm  quyến rũ và nên thơ vô cùng.

Xuôi theo dòng sông du thuyền sẽ  xuyên qua  nhiều cây cầu.  Cầu Alexandre III là cây cầu đẹp nhất trong ba mươi bảy cây cầu  bắt qua sông Seine. Cầu này dài 350 feet, bề ngang 130 feet;  nốí liền Esplanade des Invalides với đại lộ Champs-Elysées, cầu  được xây cất năm 1896-1900.  Trên cầu có nhiều trụ đèn kết hoa giăng và  nhiều hình tượng điêu khắc tuyệt đẹ p, được thiếp vàng, đẹp lộng lẫy.

Cuối đường Champs-Elysées là công trường Concorde.   Ở giữa công trường là  một đài kỷ niệm   hình tháp Á Rập, cao 75 feet, đựơc dựng lên năm 1836,  do Mehmet-Ali  tặng cho Louis Philippe  năm 1831. Ở đây buổi tối có thật nhiều đèn sáng rực như ban ngày.

 Bảo tàng viện Louvre  là một trong những  bảo tàng viện lớn nhất thế giới, ở giữa những dảy nhà của Bảo Tàng Viện là kim tự tháp bằng kính, giăng mắc đèn  sáng choang.  Bảo tàng Viện  được xây cất  từ thế kỹ thứ 13, trong đó có nhiều khu vực trưng bày những đồ cổ Á Châu,  Ai Cập, Hy Lạp, tranh vẽ của Âu Châu từ thế kỷ thứ 13 đến giữa thế kỷ thứ 19, chia làm bốn  nhóm  là Pháp, Ý ,  Tây Ban Nha và Bắc Âu. Bên cạnh đó có phòng chưng bày nhiều tranh vẽ và tượng điêu khắc .. Đây là nơi hấp dẫn rất nhiều du khách, chẳng những vì có chưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của thế giới mà buổi tối ánh đèn màu  rực rỡ đã  lôi cuốn rất nhiều du khách.

Nhà hát Opéra ở Paris rộng nhất thế giới,  với 120,000  square feet, có thể chứa 2000 người . Đây là một tòa nhà  có từ thời Napoleon III, được vẽ kiểu bởi Garnier and xây lên giữa năm 1862 và 1875.  Mặt tiền Opera với nhiều cột được  điêu khắc tiêu biểu nghệ thuật thời xưa.  Bên trong cũng trang hoàng đẹp như bên ngoài  với  nhiều đá hoa cương và tranh vẽ của những họa sĩ nổi tiếng.  Công trường trước Nhà hát Opera này rất nhộn nhịp về đêm với khách địa phương xem hát và du khách từ nhiều nơi trên thế giới thăm viếng.

Dạo chơi quanh đường phố Paris thấm  mệt, du khách có thể dừng chân ở những quán cà phê  bên đường, có bày nhiều  bàn ghế bên ngoài cửa tiệm. Du khách vừa nghỉ chân, giải lao vừa ngấm người qua lại  nhộn nhịp trên đường phố không khác gì những quán kem ở  đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ  Saigon.  Ở Paris cũng có những con đường thật nhỏ  hẹp như ở Hà Nội hay ở Phố Cổ Hội An với những quán bình dân, buôn bán nhộn nhịp suốt đêm như ở Chợ Cũ, Chợ Lớn VN. 

Trái ngược với những con đường thật nhỏ hẹp và những  hàng quán bình dân,  mùa này Paris đang chuẩn bị đón Giáng Sinh nên  những  cửa hàng lớn ở Paris như La Fayette, Le Printemps.. đua nhau giăng đèn sáng rực trời, đẹp vô cùng.  Quả  đúng như người ta thường nói  “Paris  là thủ đô của ánh sáng”.  Muốn  chiêm ngưỡng vẽ đẹp của Paris nên dạo phố  về  đêm, “Paris by Night” mới thấy được hết nét rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ và dễ thương của Paris.

Đặc biệt là ở Paris  có nhiều con đường nhỏ hẹp nhưng ở đó có  những cửa hàng  bán  quần áo, giày dép,  thời trang mới nhất, giá đắc kinh khủng,  dành cho tài tử hay giai cấp  thượng lưu ở Paris.

 Người Việt Nam ở Paris tập trung nhiều nhất ở quận 13. Ở đây có nhiều nhà hàng, tiệm tạp hóa  Tàu và  Việt Nam. Buổi tối những tiệm phở, nhà hàng Việt Nam ở đây rất đông khách.  Đường phố ở khu vực này chật hẹp, rất khó tìm được chổ đậu xe. 

 Trong dịp đưa Tuyết Mai thăm viếng Paris về đêm, Danh ca Bạch Yến có trao đổi với Tuyết Mai một vài mẫu chuyện vui buồn về quảng đời dài hơn năm mươi năm cô ca hát đ óng góp cho nghệ thuật âm nhạc. 

Danh ca Bạch Yến cho biết, cho đến nay cô đã sinh hoạt văn nghệ  trên năm mươi năm, nên lúc này cô bớt đi hát,  để dành thì giờ viết hồi ký “Tôi đi và sống”.  Trước khi đi hát cô làm nghề mô tô bay,  có nhiều ngưới gọi cô là “Ca sĩ mô tô bay”,  cô rất thích danh hiệu này, nên trong  hồi kỳ  cô sẽ viết rõ hơn về chuyện này, tại sao cô đi mô tô bay và nhiều  chi tiết về việc cô học  mô tô bay  như thế nào.

Kể lại những kỷ niệm vui  buồn ca hát thì cô kể lại buổi trình diễn ở Hoa Thịnh Đốn trước đây, cô đã đi cùng chồng là Ông Trần Quang Hải và một nhạc sĩ dương cầm  người  Pháp. Cô rất yêu thích bản  “DDêm Đông” nhưng bài này cô hát quá nhiều rồi, nên lần trình diễn ở HTDD cô không để bản này vô chưong trình, nhưng cô có ngỏ ý cho khán thính giả biết cô  có thể hát bản này trong phần nhạc yêu cầu . Và khán thính giả đã yêu cầu nên cô hát bản Đêm Đông và bản “Cho Em quên Tuổi Ngọc” của Lam Phương, rất được thành công, khán giả mến mộ.   

Danh ca Bạch Yến nói,  nay cô đã sáu mươi lăm tuổi rồi  mà  hát vẫn còn khán giả vỗ tay, vẫn có người  mua vé xem cô trình diễn  nên cô rất cảm động . Có khi cô hát xong đã hơn ba giờ đồng hồ mà khán giả vẫn còn vỗ tay yêu cầu  hát thêm, đến nỗi BTC phải ra xin lỗi vì phải trả rạp. Cô đành hẹn với  khán thính giả sẽ trở lại, nhưng không  biết đến bao giờ.

Điều danh ca Bạch Yến  mong mỏi nhất là luôn được tái ngộ cùng khán thính giả.

 Video: HÌNH ẢNH PARIS VỀ ĐẾM VÀ DANH CA BẠHC YẾN.

http://www.youtube.com/watch"v=80jv0gDmUos

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.