Hôm nay,  

Bao Giờ Đảng CSVN Đổi Tên?

10/24/200700:00:00(View: 12141)

Đã có tin ĐCSVN rục rịch đổi tên thành đảng Lao Động (như cũ) hay đảng Nhân Dân gì đó. Tin này thu hút mạnh mẽ sự chú ý của mọi người dân trong nước bất kể quan điểm chính trị của mỗi người ra sao. Tin này càng thu hút sự quan tâm của lớp trẻ chúng ta là những người muốn chọn con đường cho cả đời mình cũng như cho đất nước.

Nhóm chúng tôi đang phân vân chuyện chọn đường nào, thì lại càng phân vân khi nghe tin đảng sẽ đổi tên. Nói khác, chính đảng ta sắp đổi tên để từ bỏ con đường (mà từ 1975 tới nay đảng không ngớt rêu rao) thì tại sao riêng chúng ta lại cô đơn mà chọn con đường đó, khi... không còn đảng dẫn đường nữa"

Chúng ta theo đảng không có nghĩa là theo đảng đi bất cứ đâu. Nếu đảng xây dựng chế độ XHCN thì theo đảng còn có lý do, nay đảng đổi tên để từ bỏ XHCN mà chúng ta lại cũng cứ "theo đảng" nữa thì khác gì theo Xuống Hố Cả Nút"

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.

Hãy coi lại môn Lịch Sử Đảng mà chúng ta được học ở bậc đại học, kết hợp hỏi han thêm các bậc cao niên, chúng ta có thể hình dung phần nào cái hồi đảng ta hùng hùng hổ hổ định "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" ngay sau khi chiếm được miền Nam, thống nhất đất nước.

Khi đó, miền Bắc đã tiêu diệt xong 2 giai cấp bóc lột (địa chủ, tư sản) bằng biện pháp đấu tranh giai cấp quyết liệt và đẫm máu; hầu hết nông dân đã bị nhốt trong các hợp tác xã, khoảng 70% thợ thủ công cũng bị như vậy; thị trường tự do bị ráo riết xoá bỏ, mậu dịch quốc doanh định vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối ở thị trường bán lẻ... Thảm cảnh đã xuất hiện nhưng bị đổ lỗi do chiến tranh và bị che giấu một phần nhờ viện trợ từ Liên Xô và phe XHCN.

Thời gian để làm cái việc "xoá bỏ" và "cải tạo" nói trên tốn 20 năm ở miền Bắc thì đảng Lao Động định thực hiện trong vòng vài-ba năm ở miền Nam, do vậy thảm cảnh xuất hiện rất nhanh, rất gay gắt, tạo ra cái gọi mà báo chí trong nước gọi là mười năm đêm đen. Chúng ta chưa sinh ra, nhưng có thể hỏi bất cứ ai trong số vài chục triệu người trên 50 tuổi vốn là nạn nhân thời đó.

Đảng cấp tốc cho bầu lại quốc hội đề ban hành hiến pháp mới gọi là hiến pháp xây dựng CNXH, trong đó xác lập quyền cai trị vĩnh viễn của đảng. Đảng đổi tên thành Cộng Sản và lớp thanh niên kế tục sự nghiệp của đảng cũng được đổi tên như vậy.

Những thành tựu kinh tế thu được trong 20 năm Đổi Mới thực chất là do đảng đi theo con đường tư bản, nhưng đảng lại nói rằng đó là nhờ sự kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Quả là sự cố chấp hiếm thấy.

Trong bối cảnh đó, liệu có thể tin rằng đảng CSVN sẽ nhanh chóng trở lại tên là đảng Lao Động"

* Chúng tôi chưa tin

Từ đời ông, đời cha chúng ta tới nay, qua các kỳ đại hội, có bao giờ đảng ta không nhấn mạnh kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, không nêu lý tưởng bất di bất dịch xây dựng CNXH ở Việt Nam"

Từ khi chúng ta sinh ra, có bao giờ đảng ta nói khác" Hàng triệu sinh viên chúng ta tốn bao công sức để học chương trình triết học Mác-Lênin, chả lẽ để rồi chưng hửng vì đảng ta từ bỏ CNXH và CNCS qua vụ đổi tên (sẽ xảy ra nay mai)"

Cái CNXH thất nhân tâm của Liên Xô mà đảng ta nhập khẩu thì chính đảng ta đã phế bỏ, còn cái CNXH kiểu mới và "chưa có tiền lệ" thì đảng ta đang mày mò - đã được nhóm Thảo, Xuân nêu ra trong bài viết của mình ở diễn đàn này. Mô tả trên giấy thì nó rất đẹp, nhưng làm cách nào để đạt thì chưa rõ, trừ cái cách phải để đảng CS cai trị vĩnh viễn. Mặt khác những cái đẹp mà đảng ta mô tả thì các nước tiên tiến đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm mà không cần vai trò nào của đảng Cộng Sản. Cảm ơn nhóm Thảo, Xuân đã viết bài. Những điều trên đã được nhiều bạn tham gia diễn đàn này làm sáng rõ thêm.

Khốn nỗi, đảng ta dối trá đã quá lâu, nên không dễ đột ngột thừa nhận. Mặt khác, đảng ta tuy đang mất niềm tin, mất gốc rể trong lòng dân (đã 3 kỳ đại hội quyết tâm khôi phục lòng tin) nhưng trên bề nổi đảng ta vẫn rất mạnh (quân sự, công an, hệ thống đàn áp, phương tiện tuyên truyền, tài chính chiếm đoạt từ quỹ dân góp...), do vậy đảng ta thấy chưa bị dồn ép tới chỗ phải đổi tên. Nói gì thì nói, đại hội X của đảng rất gần đây vẫn khẳng định đảng ta không buông bỏ con đường đi lên CNXH. Chúng tôi chưa tin đảng ta sẽ đổi tên cho tới đại hội XI, vì chỉ có đại hội mới làm được việc này.

* Mục tiêu của việc tung tin "đổi tên"

Nhóm chúng tôi đã thảo luận và xin nêu một số ý kiến để các bạn bàn thêm cho vui.

- Có thể đây là việc thăm dò dư luận, trước hết là dư luận trong nội bộ đảng, đi từ cấp cao nhất xuống tới các chi bộ và sẽ loang ra nhân dân. Và nếu dư luận rộng rãi đòi hỏi thì đảng ta sẽ "chiếu cố" nguyện vọng dân. Nhưng đó là chuyện 5 hay 10 năm nữa. Đủ thời gian để đảng chuẩn bị dư luận.

Để chuyện đó thành sự thật, chúng ta có thể góp sức một phần quan trọng: Hãy tuyên bố chán ngấy cái ảo tưởng thiên đường CSCN.

- Cũng có thể đảng ta muốn thử thách lòng trung thành của đảng viên, trước hết là trong trung ương và bộ chính trị. Tiêu chuẩn để được bầu vào trung ương và bộ chính trị là tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác-Lênin. Nay, ai phát biểu, dù rất dè dặt, có rào đón cẩn thận, thì vẫn rất dễ bị quy kết. Do vậy, người nọ sẽ nhìn người kia một cách nghi ngờ, cảnh giác, để rồi chẳng ai dám bộc lộ chính kiến.

Tóm lại

Việc đảng ta có đổi tên hay không, nguyên nhân sâu xa là ở dân, tức một phần ở chúng ta. Chúng ta hãy tích cực thảo luận vấn đề ở diễn đàn này, cả các bạn tán thành hay không tán thành CNXH và CNCS.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ khi ra đời, khoa học đã liên tục phát triển vì một lý do cơ bản: tích lũy bằng chứng thực nghiệm mà những quan điểm cố chấp không thể đáp ứng được. Những thay đổi kết quả thường nhỏ nhưng đôi khi chúng mang tính chất lớn, như trong cuộc cách mạng lượng tử tương đối vào những năm đầu của thế kỷ 20.
Amanda cho biết cô cũng chọn lọc ngôn từ rất cẩn trọng, đọc lại lịch sử của những chữ sử dụng vì theo lời cô nói, "chúng ta từng thấy những cách mà ngôn ngữ bị xúc phạm và để hạ nhân tính. Làm sao có thể phục hồi Anh ngữ để chúng ta có thể thấy nó là một nguồn hy vọng, sự tinh tuyền và ý thức".
Dù cuộc chiến đã tàn gần nửa thế kỷ nhưng mãi cho đến giờ con số binh sĩ thương vong của bên thắng cuộc vẫn chưa được “giải mật.” Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi không ít xương cốt của binh sĩ (của cả hai bên) vẫn còn vương vãi khắp nơi nhưng không hề khiến cho những kẻ đang nắm giữ quyền bính có chút bận tâm nào cả.
Gọi là đưa tiền cho Mỹ xài vì Việt Nam cho vay chịu lỗ với lãi xuất âm -1.02% (sau lạm phát). Đến khi Việt Nam đòi thì Hoa Kỳ in đô-la trả lại. Nhưng không riêng gì An-Nam mà nhiều nước khác tiếp tục mua nợ công của Mỹ cho nên mức lời nằm lì ở mức cực thấp trong khi đô-la không mất giá. Trong truyền thuyết có ông vua Midas sờ ra vàng thì nay các phù thủy kinh tế Hoa Kỳ bấm chuột (mouseclick) ra tiền!
Tốt đẹp? Thật ra, Đại hội Đảng XIII là sinh hoạt của một hội kín thời phong kiến hay sứ quân. Mọi thông tin được xem là tuyệt mật, nên ai loan truyền ra bên ngoài là vi phạm, sẽ bị truy tố. Khi dân không biết thì ai có phương tiện kiểm tra hay đối chứng? Nguyên tắc Dân biết, Dân làm, Dân bàn và kiểm tra chỉ còn là một khẩu hiệu, không có hiệu lực ràng buộc.
Trong “không khí rộn ràng, vui tươi cho người dân cố đô nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế” và trong số “hàng nghìn người dân và du khách” ngắm nhìn “thành phố Huế lung linh trong sắc pháo hoa” (chắc) cũng không có mấy thân nhân liệt sĩ, cũng như thân nhân của những gia đình nạn nhân đã bị quí vị liệt sĩ trói tay rồi đập chết (mấy mươi năm trước) đâu.
Yêu thương - hai chữ nói dễ mà làm rất khó. Nếu trên trái đất này mọi người đều yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, người này giúp đỡ người kia với trái tim chân thật, không còn ghen ghét, không còn thù hằn thì xã hội này tuyệt đẹp biết bao.
Với cơ chê này, việc cải tổ chính trị, thay đổi thế chế sẽ gặp hai trở ngại chính. Đó là sự cứng nhắc cùa ý thức hệ và thiếu vắng một người có đủ quyền lực và khả năng cải tô chính trị một cách dứt khoát như Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, Khrushchev và Gorbachev ở Nga Xô.
Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam, kết thúc ngày 01 tháng 02 (2021), đã tái bầu ông Nuyễn Phú Trọng, 77 tuổi, tự nhận “không được khỏe lắm” tiếp tục ngồi ghế Tổng Bí thư để kiểm soát quyền lực. Điều này cho thấy đang có khủng hoảng lãnh đạo ở Việt Nam.
Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có. Nó giúp để nhận biết chính mình: cái phần thô tháo và cái phần mềm mỏng của chính chúng ta, sự đam mề, sự gây hấn, cái vô minh và trí huệ của chính chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.