Hôm nay,  

Tương Quan Lực Lượng Quân Sự Mỹ-TQ Trong Cuộc Chiến Tới

28/09/200700:00:00(Xem: 14763)

Ngày thứ sáu (21-8-2007) , Trung Cộng công khai tuyên bố là sẽ khởi sự khai thác các tiềm năng kinh tế tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và ngay trong vịnh Bắc Việt. Đây là một biến cố lịch sử cực kỳ nghiêm trọng, một sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác, vì vùng biển đảo trên vốn thuộc lãnh thổ của VN từ lâu đời nhưng đã bị Hồ Chí Minh và đảng CS bán đứng cho Trung Cộng, cùng lúc với quần đảo Trường Sa từ năm 1958 đổi lấy viện trợ của Tàu để xâm lăng và cưởng chiếm VNCH, mà hiện nay ai cũng đều biết hết, qua những trang Việt sử cận đại và bia miệng cả nước.

 Trong dã tâm bá quyền này, Bắc Kinh đã trơ tráo thông báo rằng sẽ mở các chuyến du lịch bằng tàu lớn, để du khách có thể thưởng ngoạn hết vùng biển đảo thuộc lãnh hải Trung Hoa từ Hải Nam, Hoàng Sa tới tận quần đảo Trường Sa hiện đang thuộc chủ quyền VN hay còn đang tranh chấp với các nước khác.

Tình thế nguy ngập tới nổi Kampuchia là một quốc gia nghèo đói lạc hậu mà chính phủ của họ còn biết lo lắng cho đất nước mình trong việc gia tăng quân lực để bảo vệ hải phận và những khu vực đang khai thác dầu khí ngoài khơi. Trong khi đó VN dù sao cũng là một trong những cường quốc quân sự ở Đông Nam Á, giặc tới nhà thì phải quyết chiến cho dù có chết như ông cha ta ngày xưa bao phen đánh đuổi quân Tàu. Nhưng hởi ôi từ ngày cướp được chính quyền cả nước, VC chỉ biết nghĩ tới quyền lợi của đảng và đám chóp bu, nên đã dành hết sức mạnh quân sự gồm lực lượng công an, bộ đội và ngân khố nhà nước, để trăm phương ngàn kế vung tiền đi khắp mọi nơi đánh bóng đảng, đồng thời hủy diệt tôn giáo, bóp nghẹt tự do và đàn áp đồng bào khốn khổ, đang lầm than đói lạnh vì nhà vuờn ruộng đất kể cả manh áo chén cơm đã bị đảng và đám Việt Gian Việt Kiều trở cờ cướp sạch. Trong khi đó đối với kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng, kể cả các ông chủ giàu xụ Mỹ, Nhật, Hàn, Đài và Tây phương , VC chỉ biết quỳ lạy bưng bợ hay dâng đất bán biển, ký hứa thế chấp tài nguyên trong nước hoặc đầu hàng giặc, làm tổn hại đất nước và nhục hận quốc thể, khiến cho người Việt trong và ngoài nước nay đi tới đâu cũng phải cúi mặt xấu hổ nghẹn ngào.

Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc

Sông Bạch Đằng sóng vổ thuyền cắc cắc

Non Chí Lăng gió cuốn rừng cung đao

Đồng Đống Đa xương người phơi man mác

Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất

Ngày bình Ngô nổi cờ không khuất tất

Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng

Lúc cứu quốc vòng bôn lao uất uất .. 

(Thái Đỉnh)

Bao thế kỷ qua mà lời nói của Đại Đế Lê Thánh Tôn như còn văng vẳng bên tai  Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của tiền nhân để lại.

Trước khi chưa được vào WTO, để đóng kịch với Mỹ và Liên Âu, nên Trung Cộng còn chút dè dặt sợ dư luận phản đối, dù rằng nanh vuốt hổ báo đã lộ ra ngoài. Tới khi được vào tổ chức thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế với thế giới, Bắc Kinh lại sử dụng luật rừng, chỉ nghĩ tới quyền lợi thương mại và nhu cầu bảo vệ các đặc quyền đặc lợi của nước Tàu. Vì vậy nên không còn sợ sệt nể nang bất cứ ai kể cả LHQ, bằng cách đã dành một phần lớn tiền lời kiếm được của tư bản Mỹ và tây phương vào mục tiêu chiến tranh, để canh tân bộ máy quân sự thật hùng mạnh trong đó đồ sộ nhất vẫn là lực lượng hải quân, phương tiện đi cướp biển đảo của nước khác như thái giám Trinh Hòa thời nhà Minh, mấy trăm năm trước đã thực hiện. Dã tâm lớn của Trung Cộng nay được bộc lộ công khai qua lời tuyên bố của Ni Lexiong thuộc Bộ quốc phòng TC  Đại dương là sự sống còn của Tàu nếu bị cắt đứt sẽ ảnh hưởng tới nên kinh tế và thương mại .Điều này cho thấy Tàu quyết tâm làm chủ Thái Bình Dương, khiêu khích tất cả những lực lượng đang có mặt trên biển này từ lâu đời như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và VN.

Rồi để hù dọa thêm nổi sợ đối với các nước láng giềng có chung biển Đông, nhân ngày 1-8-2007 kỷ niệm 80 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân (Hồng Quân) tổ chức tại Bắc Kinh, Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương là Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh tới 5 mục tiêu mà Tàu đang theo đuổi, trong đó có việc tăng ngân sách quốc phòng hằng năm để hiện đại hóa quân đội mà nhiệm vụ chính là phải trung thành và bảo vệ đảng. Cũng trong buổi lễ này, Bộ trưởng Quốc Phòng TC là Tào Cương Xuyên đã cường điệu đầy thách thức  TC sẽ không nhương bộ nhỏ nào đối với Đài Loan đòi độc lập và bất cứ nước nào xâm phạm biển đảo của Tàu .Sự đe dọa trên đã được chứng minh hùng hồn, qua những hành động cướp biển và xâm lăng của TC nhắm vào VN, mà nổi đau nhược tiểu vừa xảy ra cho ngư dân vào ngày 9-7-2007, khi họ đang hành nghề tại Trường Sa, trong sự im lặng bất lực của chính quyền VC.

Phân tích tiềm lực quân đội Trung Cộng ngày nay, các chiến lược gia và quân sự Mỹ đều có chung nhận định  Đó là một lực lượng quân sự đông nhất hoàn cầu nhưng phẩm chất thì còn kém xa các nước quanh vùng, trong đó có Đài Loan. Nhưng lại là cơn ác mộng, chẳng những của các quốc gia Đông Nam Á mà còn là hiểm họa toàn cầu .Chẳng những thế, Trung Công còn bị thế giới cáo buộc là nước chủ chốt, đã và đang xuất cảng tội ác cùng chính sách độc tài sắt máu, tới nhiều nước như Khmer đỏ, Nepal, Miến Điện, Bắc Hàn, Trung Đông, Iran, Iraq, Pakistan, A Phú Hãn, Phi Châu, Nam Mỹ.. trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ, khuyến khích các nước trên, chế tạo những vũ khí độc hại, giết người hằng loạt, làm đảo lộn trật tự và an ninh thế giới trong nhiều năm qua với hậu quả trở thành một cuộc thế chiến có thể xãy ra bất cứ lúc nào tại hai lò lửa Iran và Bắc Hàn, được coi như hai đồng minh đắc lực nhất của Tàu đang khuấy động hòa bình nhân loại.

Theo lời tuyên bố trong  Chinese Territorial Water Laws , TC cho biết lãnh thổ của mình bao gồm : Đài Loan, quần đảo Senkaku, Pescadore, Pratas,Macclesfiel Bank, Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy biển Trung Hoa rộng hơn 3 triệu km2, chiếm phần lớn Thái Bình Dương, bao gồm khu vực 200 hải lý, tính từ đảo Đài Loan, mà Trung Cộng lúc nào cũng coi như đất đai của Tàu. Tháng 3-1988, Trung Cộng dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo, thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Sau đó ngang nhiên dựng đài quan sát biển (Marine Observatory) và lập căn cứ quân sự, trên các đảo còn đang tranh chấp chủ quyền.

Tháng 2-1995, Trung Cộng lại cưỡng chiếm đảo Mischief, lãnh thổ của Phi Luật Tân, nằm ở phía tây đảo Palawan. Mặc dù bị chính phủ nưóc này phản đối dữ dội, Trung Cộng vẫn tiến hành xây nhiều căn cứ quân sự trên đảo, từ năm 1998-1999, trước sự làm ngơ của Hải quân Nga và Mỹ, luôn có mặt trên đại dương.

Tháng 2-1992, Trung Công bất chấp công pháp quốc tế, ngang nhiên tới khoan giếng dầu ở Wanan Reef, nằm trong lãnh hải VN. Song song, Trung Cộng cũng tới khoan dầu tại Reed Bank (thuộc Philippine) và James Shoal (thuộc Mã Lai Á). Đã công khai cưỡng chiếm lãnh thổ của người khác, Trung Cộng còn to tiếng với đám nhà thầu tây phương, là sẽ sử dụng vũ lực để đè bẹp các cuộc chống đối nếu có. Trên đảo Hoàng Sa, từ năm 1988-1993, Trung Cộng đã xây xong một căn cứ hải quân lớn, có phi trường với phi đạo dài trên 2500 m, luôn luôn có sự hiện diện của 10 chiếc phản lực loại F7.

Mới đây Hoa-Nhật lại tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku, nơi mà người Nhật đang khoan tìm dầu. Xa hơn trên vùng biển Ấn Độ Dương, Trung Cộng cũng đã vói tay xuống để thực hiện cái gọi là  Chiến lược Vòng Ngọc Trai , với nhiều căn cứ quân sự ở Pakistan, Bangadesh, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt nhưng quan trọng và bị chống đối dữ dội, vẫn là căn cứ tàu ngầm tại vùng biển Nam Dương, đối diện với eo biển Mả Lai. Căn cứ này nằm ngay yết hầu của hải lộ dầu quan trọng nhất thế giới, từ Trung Đông tới Úc, Tân Tây Lan, Đông Á và Hoa KyÀ..

Tóm lại, Trung Cộng ngày nay đã trở thành một tai họa lón cho nhân loại với những biến chuyển nóng hổi, có thể làm thay đổi trật tự thế giới trong vài giờ, mà không ai có thể tiên liệu được. Tại Châu Á, chỉ trong vòng hai năm qua, với hành động bá quyền nước lớn, Trung Cộng đã khiến cho tất cả quốc gia quanh vùng lo sợ và coi như thù địch. Những vụ công khai cướp bốc các đảo ngoài khơi, thuộc chủ quyền của VN, Phi, Mã Lai, uy hiếp Đài Loan, tạo tình trạng bất ổn tại Tay Tạng, Tân Cương, Nội Mông, để có cớ chụp mũ đồng bào vô tội là khủng bố, rồi tha hồ tàn sát diệt chủng. Mới đây Trung Cộng còn tranh chấp cả với Nhật tại nhóm đảo Điếu Ngự Đài (Senkaku) và công khai thách thức chạy đua vũ khí với Mỹ trên không gian.

Nếu tiếp tục thành công về kinh tế như thời gian qua, thì với những lãnh đạo hiện nay có khuynh hướng quân phiệt và quốc gia cực hữu, chắc chắn Trung Cộng sẽ gây nên một thế chiến, để làm bá chủ Châu Á Thái Bình Dương và hoàn cầu. Nhưng muốn là một chuyện, còn thành công hay thất bại lại là một vấn đề thời gian. Như lời tuyên bố mới đây của Frank Hsiech, Phó Thủ Tướng Đài Loan, thì sở dĩ Trung Cộng to miệng với thế giới, chẳng qua chỉ để che đậy những xáo trộn nội bộ tại lục đia, báo hiệu Hoa Lục đang trên đà sụp đổ, mà trước hết là kinh tế với hàng hóa sản xuất quá thặng dư và bê bối, đang bị Mỹ, Liên Âu và nhiều nước cảnh cáo, tẩy chay vì đã làm lũng đoạn đời sống, cũng như an ninh, trật tự của nước họ. Đức, Ý, Nhật gây hai cuộc thế chiến vì cần thị trường và thuộc địa để sinh tồn. Người Tàu nếu mất thị trường tiêu thụ hàng hóa sản xuát, đầu tiên là dân nghèo (chiếm 90%) cả nước phải đói. Đây là nguyên nhân ngàn đời, làm cho nước Tàu không bao giờ được yên ổn hay thống nhất, kể cả ngày nay đang sống dưới sự kềm kẹp siết họng của cọng sản.

Trung Cộng đất rộng người đông, từ ngàn xưa đã là một đại cường của Châu Á. Khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền nước, theo tư bản để phát triển kinh tế và càng ngày càng nuôi tham vọng trở thành một siêu cường trên đại dương. Cũng từ đó, người Tàu coi vùng biển phía Nam thuộc lãnh hải các nước VN, Phi, Mã Lai, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Dương là ao nhà của mình. Cao vọng hơn, người Tàu muốn đuổi Mỹ ra khỏi Thái Bình Dương, vì cho đó là cửa ngõ của mình để bước ra thế giới.

Tóm lại từ đầu tới cuối, chính người Mỹ đã tận tình giúp Trung Cộng, một quốc gia lạc hậu mạt rệp trong thập niên 70 của thế kỷ XX, để trở thành một siêu cường kinh tế và quân sự ngày nay. Cũng chính cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton, trong thời gian còn tại chức, đã đưa Trung Cộng có mặt tại các diễn đàn quốc tế, như một cường quốc trong vùng. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, qua sự nâng đỡ của Hoa Kỳ, giúp Trung Cộng có đủ phương tiện bành trướng quân đội, nhất là hải quân và phát triển các võ khí chiến lược tầm xa, tạo điều kiện để nước Tàu càng lúc càng tham lam bá quyền, coi thường các công ước quốc tế về luật biển (Unclos), dù đã ký hứa với mọi người.

Tự vẽ lại bản đồ nước, đòi chủ quyền trên tất cả hải đảo, lãnh hải kể cả không phận, trong một vùng biển rộng lớn tận quần đảo Trường Sa của VN, trong Thái Bình Dương, sau khi vùng biển này phát hiện có trữ lượng dầu hỏa và khí đốt rất đáng kể, nhất là tại biển đông của VN. Ngoài trực tiếp xâm lăng lãnh thổ của lân bang, ngày nay Trung Cộng còn ngang nhiên trịch thượng, tự ý quyết định các vấn đề tranh chấp trong vùng, như một chủ nhân ông trắng trợn, mà không cần phải che đậy ý đồ bất lương trước các diễn đàn quốc tế, trong đó có Mỹ và cộng đồng chung Âu Châu.

Như thói quen cố hữu của những con người cọng sản thập thành, Trung Cộng dùng chính sách đòn xóc hai đầu, để vừa gạt bọn tư bản da trắng, đồng thời vừa hưởng lợi. Bởi vậy người Tàu khi tới với thế giới, chỉ với một mục đích duy nhất, để bảo vệ quyền lợi và an ninh của nước mình mà thôi, nên chẳng bao giờ thành thật góp sức cùng thế giới, để giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới an ninh và vận mệnh của nhân loại, trong vụkhu"ng hoảng bom nguyên tử tại Bắc Hàn, Iran, vấn đề Đài Loan, sự hợp tác của Tổ Chức Châu Á Thái Bình Dương (ARF).. Tóm lại, trong mọi vấn đề, ngày nay TC coi mình là bá chủ của thế giới, nên công khai quyết định tất cả mọi chánh sách phải theo ý mình. Ai, dù là LHQ hay Mỹ làm trái ý, sẽ bị Tàu chống đối mãnh liệt.

Nhờ đứng trong thế mạnh về kinh tế, lại được Nga hợp tác, nên Trung Cộng đã công khai đối đầu với thế giới, không còn kiêng dè bất cứ một ai, kể cả Nhật, Đông Nam Á, Liên Âu và ngay cả Hoa Kỳ. Tháng 1-2005, một phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ, gồm dân chủ lẫn cọng hòa, sau khi từ Trung Cộng về, đã cảnh báo hiểm họa của nước Tàu, trong đó có nhắc tới Đài Loan hiện nay là một khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới, vì chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, lập pháp cảnh báo chính phủ Hoa Kỳ, ngay bây giờ phải luôn có một lực lượng hải quân hùng mạnh, để sẵn sàng đáp ứng ngay với hiểm họa của Trung Cộng, khi nước này gây chiến.

Sau khi bị Hoa Kỳ, Liên Âu và cả thế giới lên án về hành động bá quyền và coi thường luật pháp quốc tế về kinh tế lẫn quân sự, chẳng những không biết sửa đổi hay tự chế, trái lại Bắc Kinh còn phẫn nộ và lớn tiếng thách thức với nhân loại, rằng là sẽ chạy đua vũ khí với Mỹ trên không gian, cũng như bắn bom nguyên tử làm hủy diệt thành phố Los Angeles, nếu Hoa Kỳ dám can thiệp, khi Trung Cộng tấn công xâm lăng Đài Loan và chiếm lĩnh hải đạo Thái Bình Dương. Tóm lại cả Mỹ lẫn Trung Cộng đều xác nhận chiến tranh giữa hai nước chắn chắn phải xãy ra sớm hay muộn tùy theo sự tự chế của đối phương.

Mới đây trong một tài liệu được phổ biến tai quốc hội, các nghị sĩ Mỹ lên tiếng đòi hỏi Bắc Kinh phải dứt khoát vấn đề nguyên tử, hoặc cùng với thế giới tuân hành những luật lệ bảo toàn an ninh trật tự toàn cầu hay là cùng Mỹ đối mặt trong một cuộc chiến sắp tới với vũ khí hạt nhân. Do tình hình biến động bất ngờ tại Đông Hải, nên TT W.G.Bush đang cứu xét việc cho phép các tư lệnh chiến trường, được quyền xử dung bom nguyên tử mang theo khi cần thiết. Nhưng quan trọng hơn hết là Mỹ sắp có quyết định cho phép Nhật tái trang bị quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân, để tự vệ trước cuộc tấn công của Tàu Cộng.

1- QUÂN LỰC HOA KỲ:

Theo các tài liệu vừa được giải mật và cho phép tham khảo, nhờ vậy ta biết được tính tới năm 2005, Hoa Kỳ có khoảng 737 căn cứ quân sự rãi rác khắp hoàn cầu, tuy nhiên các dữ liệu mà công chúng được phép tiếp cận cũng chưa hẳn đúng sự thật vì sự thật bí mật quốc phòng, chẳng bao giờ được bật mí trừ phi nó không còn giá trị. Đây không phải là điều ngẩu nhiên, tự dưng Tòa Bạch Ốc vô cớ bật mí những vấn đề bí mật quân sự mà truyền thống Mỹ luôn tránh né và dấu kỷ. Qua nhận xét chung của các nhà bình luận chính trị, thì điều này đã xảy ra thực chất chỉ là đòn chiến tranh tâm lý, để báo trước cho Bắc Kinh biết rằng họ đã bị bao vây tứ hướng, nhất là con đuờng vận chuyển dầu lửa trên biển từ Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương về đất Tàu.

Hiện quân lực Hoa Kỳ tính tới năm 2005 gồm cả trong và ngoài nước là 1.840.000 người, cộng thêm 473.306 nhân viên dân chính thuộc Bộ quốc phòng và 203.328 nhân viên ngoại ngạch phù động. Sau ngày 11-9-2001 Hoa Kỳ đã thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự khổng lồ tại A Phú Hản, Iraq, Israel, Kyrgyzstan, Qatar, Uzberkistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Kosovo và ngay cả trên lảnh thổ Anh quốc. Tại Trung Đông, quân lực Mỹ có nhiều căn cứ quân sự tại Jordan, dọc theo biên giới hai nước Syria và Iraq. Ở Saudi Arab, tuy bộ binh Mỹ đã rút từ năm 2003 nhưng vẫn còn duy trì Hạm Đội 6 và nhiều phi đội B-52 tại căn cứ Jeddan.

Do nhu cầu chiến lược nên đương kim Tổng Thống G.W.Bush đã quyết định thay đổi chiến thuật cũ không còn phù hợp với sự biến động của thế giơi do Trung Cộng và Nga chủ xướng. Sự biến đổi phòng thủ còn có nghĩa là sự điều động quân đội Mỹ tới những nơi có giá trị nhất. Đó là lý do Hoa Thịnh Đốn sẽ rút khỏi Đức vào năm 2007-2008 hai sư đoàn gồm SDD1 Kỵ Binh và SDD1 Pháo Binh. Năm 2005, Mỹ đã rút khỏi Nam Hàn 1 lử đoàn Pháo binh thuộc SDD2.

Từ khi Trung Cộng hòa hoản lại với Nga và công khai phát triển bộ máy quân sự nhất là Hải quân, Hoa Thịnh Đón cũng hoạch định lại chiến lược phòng thủ nước Mỹ bằng cách xây dựng căn cứ và dồn hết tiềm lực quân sự vào bốn khu vực nóng , đó là Âu Châu, Bắc Á (Nam Hàn-Nhật Bản), Đông Á (Đài Loan) và Trung Đông.

Theo Defense Technology International tháng 1-2007 đã giới thiệu hàng loạt các loại vũ khí mới của Hoa Kỳ, nhằm đáp ứng một cuộc chiến tranh điện tử trong tương lai mà tác giả David Hambling đã phác hoạ trong tác phẩm Weapons Grace : How Modern Warfare Gave Birth to Our High-Tech World. Cũng từ đó Không Lực Mỹ sẽ cho ra đời một hệ thống vũ khí nhằm làm tê liệt thần kinh đối phương ngay trên trận tuyến, gọi chung là ADS song song với sự phát triển các tia Laser mang bí số Pulsed Energy Projecttile, có sức mạnh kinh khủng nhằm tấn công vào trung khu thần kinh kẻ thù. Trong khi đó Bộ Binh đặc biệt Thủy Quân Lục Chiến đang sử dụng rất thành công tại chiến trường Iraq, loại vũ khí mới tên Smaw-Ne được biến cải từ loại súng phóng hỏa tiển kê vai USMC. Đây là vũ khí được sử dụng trong thành phố, dùng phá các chướng ngại vật như lô cốt, pháo đài, các tòa nhà xây cất kiên cố. Không quân Mỹ cũng đã có một loại vũ khí mới nhằm tiêu diệt kẻ thù ẩn náu trong hầm hố hay các tòa nhà. Đó là Đỉa bay Robot Modular Disc-Wing Urban Cruise Munition do công ty Triton Systems ở Massachusetts sản xuất. Đỉa bay được phóng từ một khẩu súng đặc biệt nhắm vào kẻ thù đang ẩn nắp theo sự điều khiển của người lính.

Nhằm làm chủ không gian mọi mặt, Không Lực Mỹ sắp đem sử dụng loại Máy bay do thám Mach 10 để thay thế loại máy bay SR-71 Blackbird Mach 3 đã lổi thời. Ngoài ra KQ cũng đang trong vòng thử nghiệm loại máy bay do thám không người lái bay nhanh gấp 3 lần vận tốc Mach 10 kinh phí lên tới 100 triệu mỹ kim. Công ty Lockheer Martin với sự hợp tác của cơ quan không gian Nasa và Darpa, năm 2008 sẽ cho cất cánh hai chiếc Falcon Hypersonic Test Vehicles. Ngoài ra KQ còn sử dụng một thiết bị do thám cầm tay gọi là Boomerang dùng bin, gắn vào con mắt Robot trên các loại máy bay do thám không người lái, giảm bớt tiếng ồn của động cơ và làm cho nó trở nên vô hình trên màn ảnh.

+ HẢI QUÂN HOA KỲ:

Sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, Hoa Kỳ coi như hoàn toàn loại bỏ hải quân Nhật Bổn và chiếm địa vị hàng đầu trên mặt biển, dù tại Thái Bình Dương luôn có sự hiện diện của Hạm đội Nga Sô. Từ năm 1945 tới nay, Hoa Kỳ đã tham dự 9 cuộc chiến quan trọng , trong đó Hải quân vẫn là lực lượng nòng cốt giúp đạt chiến thắng. Thật vậy, cũng nhờ Đệ Lục Hạm Đội Hoa Kỳ luôn luôn hiện diện ngoài khơi Địa Trung Hải, nên đã kềm chế được Libya từ năm 1980 về sau, không dám chế tạo bom nguyên tử, để có cơ hôi xưng hùng, quậy phá Phi Châu và Cận Đông. Trái lại tại Thai Bình Dương, Đệ Thất Hạm Đội Mỹ đã luôn che chở và lơ là, mặc cho Tàu tác quái làm càn, gây không biết bao nhiêu thảm kịch đổ máu trên biển Đông, mà hậu quả gần hết đều do ngư dân VN hứng chịu từ sau ngày VNCH bị sụp đổ 30-4-1975.

Để duy trì quyền lực trên biển, Hải quân Hoa Kỳ luôn luôn sẵn có 12 Hàng Không Mẫu Hạm và các Phi Đoàn Chiến Thuật. Quan trọng nhất là Hải Quân Hoa Kỳ đã tối tân hoá, gần như toàn diện các hàng không mẫu hạm, bằng những con tàu thuộc thế hệ Nimitz và CVX, chạy bằng năng lượng nguyên tử, có trọng tải trên 90.000 tấn với chiều dài 335m. Trên mỗi hàng không mẫu hạm Nimitz, đều có trang bị 4 giàn phóng bằng hơi nước, 4 dây cáp giữ máy bay lại khi hạ cánh. Sân tàu có một phi đoàn, gồm 76 máy bay đủ loại như chiến đấu cơ, oanh tac cơ, thám thính cơ và trực thăng.

Đặc biệt, hạm đội nào cũng đều mang theo nhiều bom nguyên tử. Từ năm 1995, công ty đóng tàu Newport New Shipbuilding, đã chuyển giao cho Hải quân Mỹ chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử John Stennis. Năm 1998 lại giao chiếc Harry Truman và 2003 là chiếc Ronald Reagan (chiếc thứ 9 trong thế hệ tàu nguyên tử Nimitz). Hiện Mỹ đang thử nghiệm các loại tàu CVX, để thay dần các tàu chiến cũ, hầu hoạt động hữu hiệu trong thế kỷ XXI. Tóm lại, Mỹ đả bỏ xa hải quân Nga, Anh, Pháp. Riêng Trung Cộng nếu muốn bắt kịp, phải chờ tới nhiều năm sau nhưng với điều kiện là phải giàu như Hoa Kỳ, mới có đủ tiền đóng tàu thế hệ mới, vì mỗi chiếc tốn cả tỷ mỷ kim.

Hoa kỳ hiện vẫn đang đang duy trì sự cấm vận các loại kỷ thuật quốc phòng cao đối với Bắc Kinh, chẳng những từ Mỹ mà ngay Do Thái cũng phải tuân hành như vụ cấm không cho nước này bán hệ thống Rada Phalcon cho Tàu. Song song với việc phát triển các vũ khí chiến lược, Hải quân Hoa Kỳ đã tăng cường sức mạnh tại Thái Bình Dương qua việc dời Hạm Đội 6 và nhiều lực lượng chiến đấu từ Âu Châu về đây, để liên minh quân sự với các nước Đông Nam Á trong đó có hai đồng minh mạnh và quan trọng nhất là Ấn Độ và Nhật Bổn.

Biến cố Trung Cộng thử nghiệm thành công việc chế tạo loại hỏa tiển diệt vệ tinh, làm cho người Mỹ thực sự mở mắt và chính thức xóa tan giấc mộng dùng lợi nhuận để mong đồng hành với Tàu đỏ  chia hai thế giới .Đó là lý do Hoa Kỳ chọn đảo Guam làm một căn cứ Hải Quân lớn và quan trọng nhất, đồng thời cũng là tiền trạm của Đệ Thất Hạm Đội hiện có tới 6 Hàng Không Mẫu Hạm. Guam còn là một căn cứ Không Quân luôn luôn có đủ các loại Oanh Tạc và Chiến Đấu Cơ thả bom có tầm hoạt động xa, trong đó có loại máy bay siêu thanh F-22 sắp đưa vào hoạt động.

Một trong những vũ khí hủy diệt nổi tiếng của Hải Quân Hoa Kỳ hiện nay là loại tàu trang bị dàn phóng có thể bắn một lúc 20 hỏa tiển trong vòng 1 phút với mục tiêu cách xa 100 km. Sự lợi hại càng tăng khi thay đổi thuốc súng bằng điện từ trường, lúc đó vận tốc tác xạ 6km/1 giây nên số đạn bắn tăng từ 232 ố 5000 quả. Ngoài ra Hải Quân cũng đang thử nghiệm 2 tàu hủy diệt loại mới ĐG1000S, có khả năng tác xạ tương đương với một tiểu đoàn pháo binh hiện đại, với các khả năng bắn nhanh từ vận tốc Mach 7, tầm hủy diệt gấp đôi lên tới 17 megajoules và xa tới 450 km, đủ sức tiêu diệt cùng thời gian 100 mục tiêu của đich.

Song song Hải Quân Mỹ còn có loại tàu đâc biệt dùng vận chuyển Người Nhái mang tên Stiletto dài 27m, nặng 60 tấn. Đây là con tàu chạy nhanh nhất thế giới hiện nay, được trang bị 4 động cơ loại Caterpillar C32 không gây tiếng động nhiều, có vận tốc cực nhanh lên tới 50 knots. Tàu có nhiệm vụ vận chuyển Người Nhái (SEALS) vào vùng trách nhiệm, do 3 tài công điều khiển. Các SEALS rời tàu bằng xuồng phao hay một loại máy bay do thám nhỏ đậu sẳn trên nóc. Ở những vùng biển động, tàu có thể neo suốt 8 giờ , trong những cơn sóng cao tới 3,2m chờ người Nhái hay Robot hoạt động.

Nhưng lợi hại nhất trong kho vũ khí hiện đại của Mỹ hiện nay vẫn là Hỏa Tiển Siêu Thanh PGS gồm có Hỏa Tiển Triden II được phóng từ tàu ngầm và Hỏa Tiển X-51 phóng từ B 52 qua một rocket., sẽ đạt tới một vận tốc tối đa 600 dặm/1 phút tấn công vào những mục tiêu được lựa chọn. Tàu ngầm trang bị các loại hỏa tiển trên luôn túc trực trong vùng biển Thái Bình Dương đối diện với Trung Cộng, Bắc Hàn và Nga. Khi có chiến tranh, chỉ cần có lệnh khai hỏa của Tổng Thống thì tàu sẽ nổi lên mặt nước và phóng lên bầu trời Hỏa Tiển Đạn Đạo Triden II nặng 65 tấn. Thời gian chỉ tốn 2 phút, hỏa tiện sẽ vận chuyển với tốc độ 6km/1 giây, xuyên qua bầu khí quyển lúc đó vận tốc đã đạt hằng ngàn km/1 giờ.

Khi hành trình của hỏa tiển đạt tới đích của phương trình chuyển động tại đỉnh Parabol trong không gian. Tại đây hỏa tiển sẽ tự động tách rời 4 đầu đạn chứa đầy những đinh Tungsten cứng gấp 2 lần thép. Bốn đầu đạn này sẽ đâm xuống các mục tiêu được định sẳn ở địa cầu với vận tốc 13.000 dặm/1gio+`. Khi chúng vừa tới trên đầu mục tiêu, thì các đầu đạn sẽ nổ tung , bắn ra hàng ngàn đinh sắt, mỗi đinh có sức công phá gấp 12 lần đạn Caliber. Tất cả khu vực thuộc mục tiêu nằm trong diện tích 9000 km2 đều bị tận diệt phá hủy bởi trận đinh xoáy này.Loại vũ khí tối tân này đã được hoạch định từ năm 1990 và được thực hiện nhằm chống lại sự tăng gia bộ máy quân sự khổng lồ của Trung Cộng. Kế họach PGS này bao gồm rất nhiều loại vũ khí mới trong đó có các thế hệ máy bay do thám không người lái, máy bay chiến đấu Robot (MQ-4 Predator) đang được sử dụng tại A Phú Hản và Iraq.

Qua kinh nghiệm ngày 20-8-1998, khi chiếc Tuần Dươg Hạm USS Abraham Lincoln neo tại bờ biển Ả Rập và tác xạ vào Trại huấn luyện Al Qaeda ở miền đông A Phú Hản bằng những trái hỏa tiển Tomahaws có vận tốc 550 dặm/1 giờ. Nhưng tiếc thay lần đó đã giết hụt tên đầu sõ khủng bố quốc tế Bin Laden vì Y đã rời trại hơn 1 giờ. Do đó Robert Kehler giới chức chỉ huy chương trình PGS thuộc Bộ Quốc Phòng nói  chiến tranh hiện nay la thời gian, chúng tôi đã biết cách để tấn công từ xa và thật chính xác .

2- QUÂN ĐỘI NHẬT BẢN NGÀY NAY:

Nhật Bản được biển bao bọc nên việc phòng thủ rất thuận tiện và cẩn mật. Dù hiểm họa bị LX tấn công đã không còn từ sau thập niên 90 nhưng tình hình trong vùng vẫn không có gì thay đổi, với sự đe dọa thường trực của Bắc Hàn, Nga và nhất là Trung Cộng. Bởi vậy Nhật không ngớt tăng cường quân đội., tính tới năm 1998, chi phí dành cho Bộ Quốc Phòng xử dụng, lên tới 50 tỷ USD, chỉ thua có Mỹ.

Gần đây qua sự bành trướng công khai của TC, nên Nhật đã thay đổi chiến lược, chủ yếu là tấn công chứ không còn giữ thế phòng thủ diện địa như trước. Đây là một quân đội được đánh giá là hùng mạnh nhất thế giới

Theo tạp chí Quảng Giác Kính số 7/1998 cho biết : về bộ binh, Nhật có 179.430 người, chia thành 5 quân đoàn, với 12 sư đoàn xung kích gồm bộ binh + cơ giới và hóa học. 1 thiết đoàn + 2 lữ đoàn hổn hợp + 1 lử đoàn dù + 1 lữ đoàn pháo binh + 2 lữ đoàn cao xạ + 4 lữ đoàn phòng không.. Về không quân có 1 lữ đoàn máy bay trực thăng + 5 trung đội trực thăng vũ trang . Từ năm 2000 , quân đội Nhật có thêm một lực lượng đặc nhiệm 15.000 người .

Trang bị chủ yếu của Lục quân Nhật gồm 1128 xe tăng các loại, còn trực thăng hơn 500 chiếc. Về Hải quân, Nhật hiện có 45.752 người,đồn trú tại 5 căn cứ, với 1 hạm đội phòng vệ (gồm khu trục,hộ tống, hàng không mẫu hạm). Trọng tải các tàu lớn của Nhật lên tới 200.000 tấn. So sánh hải quân trên thế giới ngày nay, hải quân Nhật chỉ thua Hoa Kỳ, nhưng tối tân và có súc mạnh trên đại dương hơn hẳn Nga, Anh ,Pháp và bỏ xa Hải quân Trung Cộng, chỉ tính bằng số lương mà phẩm chất rất tồi.

Từ sau hai cuộc chiến vùng vịnh, rút kinh nghiệm Nhật đã tổ chức lại hải quân và chia thành hai hạm đội : Hạm đội 1 tấn công,là lực lượng tác chiến cơ động khắp các địa hình, từ dưới biển trên không, chiếm 2/3 tổng số tàu chiến, 60% máy bay hải quân và 40% quân số. Hạm đội 2 có nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ vùng duyên hải, đảo biển, chống tàu ngầm, diệt thủy lôi và tu sửa tất cả các tàu bè chiến hạm.

Hải quân Nhật hiện nay có 163 tàu chiến các loại, trọng tải 330.000 tấn, 390 máy bay chiến đấu các loại . Chiến hạm gồm 58 tàu khu trục và hộ tống, 19 tàu ngầm.. Các tàu đều mới, hạ thủy chưa tới 10 năm.. Lực lượng không quân thuộc Bộ hải quân, có 12.000 người, với 216 máy bay chiến đấu các loại, chia thành 7 đại đội, trong đó có 10 trung đội chuyên chống tàu ngầm, được trang bị 99 chiếc P-3C + 6 trung đội máy bay trực thăng chống tàu ngầm , được trang bị 49 chiếc HSS-2B và 58 chiếc SH-60J, một trung đội trực thăng diệt thủy lôi, được trang bị 10 chiếc MH-53E và một trung đội may bay điện tử, được trang bị 2 chiếc EP-3C.

Tóm lại các chiến hạm Nhật Bản ngày nay, đều được cải tiến về trang bị với điện tử, hỏa tiển tầm xa, nâng tổng số lên 31 chiếc hoàn toàn mới, kể cả tàu ngầm, nếu so sánh vượt trội hải quân Trung Cộng nhiều lần về phẩm chất.

3- LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ NAM HÀN:

Ngày 24-5-2007 Nam Hàn đã hạ thủy một chiến hạm do chính họ thiết kế mang tên Kinh Sejong theo đánh giá của các nhà quân sự, thì chiếc tàu trên thuộc loại tối tân trên thế giới. Tàu này đóng với tổn phí gần 1 tỷ đô la , trang bị hệ thống hỏa tiển AEGIS của Mỹ và một số vũ khí khác gồm 16 hỏa tiển chống tàu ngầm và tàu nổi, 128 hỏa tiển ngăn chận phi cơ cùng với các ngư lôi diệt tàu ngầm. Chiến hạm trên sẽ được Hải quân Nam Hàn sử dụng vào năm 2009. Ngoài ra nước này cũng dự tính đóng thêm 2 Khu Trục Hạm được trang bi hệ thống Radar rối tân và hệ thống hỏa tiển AEGIS của Mỹ. Các chiến hạm trên còn được trang bị thêm dàn Radar theo dõi sự hoạt động của tàu địch trong những điều kiện thời tiết xấu nhất, do Irael chế tạo. Song song sự tiến triển trên, Năm 2008, Nam Hàn cũng sẽ phóng một Vệ Tinh đầu tiên vào vũ trụ, mang tên Korea Space Launch Vehicle để nghiên cứu khoa học và theo dõi khí tượng.

Mới đây Nam Hàn lại chế tạo thành công Loại Chiến Xa mới XK-2 Black Panther dựa theo kiểu M-1 Abrams của Hoa Kỳ và mọi loại chiến xa tối tân nhất thế giới hiện nay với lớp võ bên ngoài có thể phát hiện và chống lại bât kỳ vũ khí diệt xe tăng.

4 - QUÂN ĐỘI ĐÀI LOAN:

Ngay khi Tổng Thống G.W.Bush nhậm chức vào nhiệm kỳ 1, tình trang bang giao giữa Mỹ-Hoa vốn không được tốt đẹp gì lắm, nay lại càng rắc rối thêm vì sự cứng rắn của Đảng Cộng Hòa và trên hết là vấn đề Đài Loan cùng với việc Mỹ tiếp tục bán cho nước này các loại trang bị quân sự chiến lược hiện đại.

Thực tế khác hẳn Hồng Kông và Ma Cau là đất Tàu , còn Đài Loan ngay từ thế kỷ XX đã tuyên bố độc lập và phần lớn người bản địa đâu thuộc Hán tộc. Từ năm 1949, Mao Trạch Đông chiếm Hoa lục, đuổi Tưởng Giới Thạch và Quốc Quân chạy ra đảo Đài Loan. Bỏi vậy sự kiện Đài Loan nói họ là một quốc gia độc lập cũng là chuyện bình thường. Quần đảo Đài Loan hiện có 79 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai đảo Kim Môn và Mã Tổ chỉ cách bờ biển Phúc Kiến chừng 193 km. Đảo Đài Loan lớn nhất , chiều ngang 102 km, chiều dài 402 km. Hiện Trung Hoa Dân Quốc có diện tích chung 26.185 km2hay 3971 sqml, dân số năm 2000 là 20.204880 người. Thủ đô Đài Bắc (3 triệu người), các thành phố lớn đều nằm trên đảo Đài Loan gồm Đài Trung, Cao Hùng, Cơ Long, Đài Nam..

Từ năm 1990 Đài Loan là một trong những con rồng kinh tế Á Châu, có trữ lượng tiền tệ thặng dư nhiều nhât trên thế giới (hơm 100 tỷ đô la) . Điều mà Trung Cộng luôn lo lắng và muốn tiêu diệt nước này vì Đài Loan tới nay cũng vẫn còn là một trong những căn cứ nguyên tử tại Đông Á của Hoa Kỳ. Theo tài liệu được Mỹ giải mật vì qua thời hạn vào năm 1995, cho biết từ năm 1951-1977, Hoa Kỳ có 18 căn cứ nguyên tử khắp thế giới. Tuy hồ sơ được công bố nhưng tên các căn cứ đều bị bôi xóa. Mới đây Robert S Norris , William Arkin và William Burr là những chuyên viên về nguyên tử, đã tìm được tên 17 căn cứ, trong đó có Nhật, Nam Hàn và Đài Loan. Vào tháng 7-1995 xãy ra cuộc khủng hoảng nguyên tử tại Liên Xô, nên nhiều đồng minh quan trong của Mỹ yêu cầu tháo gở hay giao cho họ sử dụng. Tuyệt nhiên chỉ có Đài Loan vẫn giữ thái độ im lặng ởm ò, khiến Trung Công thêm điên tiết nhưng chỉ có đe dọa suông chứ không thể làm gì được.

Quân đội Đài Loan hiện có trên 1 triệu người ít hơn bộ đội Hồng quân nhưng lại vượt hẳn về trang bị và kỷ thuật chiến đấu.Mới đây để chuẩn bị cho một cuộc chiến bất ngờ, nên Đài Loan đã mua thêm rất nhiều máy bay tàu chiến tối tân của các nước Pháp, Đức, Anh, Do Thái và Hoa Kỳ.. Theo nhận xét của nhiều nhà quan sát thời cuộc, Hiện quân lực Đài Loan nhất là Không và Hải quân có đủ khả năng chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của Trung Cộng về mọi mặt. Về Không quân, tuy Đài Loan chỉ có chừng 500 chiến đấu cơ nhưng toàn loại mới và tối tân gồm 180 chiếc F-5E, 130 chiếc IDFs là loại phi cơ cánh xếp có thể bay ở độ thấp , 150 chiếc F-16 tối tân tương đương với loại SU-30 do Nga chế, 60 chiếc Mirage-2000-5 là loại phi cơ tối tân nhất của Pháp chế tạo có trang bị các hệ thống Radar phóng hỏa tiển bằng tia Laser.

Về Hải Quân Đài Loan cũng ít so với Trung Công nhưng lại tối tân hơn nhiều, gồm có 7 Khu Truc Hạm, 21 Chiến Đỉnh, 4 Tiềm Thủy Đỉnh.

5 - HỒNG QUÂN TRUNG CỘNG:

Quân đội nhân dân Trung Cộng, thành hình từ năm 1927 tại Nam Xương, qua sự kết hợp từ những toán quân du kích của Chu Đức, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông. Đạo quân ô hơp này tới năm 1949 khi Mao chiếm được Hoa Lục, mới được thống nhất thành quân đội cả nước.

Hồng quân được chia thành chính quy, chủ lực quân khu và dân quân địa phương. Trên thượng tầng có Bộ Tổng Tham Mưu gồm ba tổng cục tham mưu, chính trị và hậu cần. Về chiến thuật, chiến lược thì theo chủ thuyết Mao hay chiến tranh nhân dân, lấy nông thôn bao vây thành thị. Quân TC hiện đông nhất thế giới, chỉ chính quy và chủ lực, đã có trên 4 triệu người. Cả nước có bảy quân khu với nhiều quân đoàn, trong số này có quân đoàn 27 thuộc quân khu Bắc Kinh, rất nổi tiếng nhờ tàn sát hằng ngàn đồng bào và sinh viên Trung Hoa, khi họ biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn-Bắc Kinh, đòi tự do dân chủ và quyền làm người vào ngày 4-6-1989, do chính Đặng Tiểu Bình ban lệnh. Ngoài ra còn có bảy triệu Dân quân, do tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch quân ủy trung ương, làm tổng chỉ huy.

Về Không quân, ngay từ cuối thế kỷ XX, Trung Cộng đã có 32 Sư đoàn chiến đấu và 12 Sư đoàn oanh tạc. Nhiều SD/KQ được phối hợp thành Quân đoàn KQ như QD4/KQ/Thu+o+.ng Hải, QD5/KQ.Ha`ng Châu. Từ sau cuộc chiến Hoa-Việt tại biên giới năm 1979, Trung Cộng nhờ Mỹ và các nước tây phương giúp kỹ thuật, để chế tạo các phi cơ chiến đấu F8, Tây An A.. có gắn hỏa tiễn Không không, để thay thế các loại phi cơ kiểu Liên Xô Mig 15,17,19 có rất nhiều nhưng lỗi thời.

Hải quân Trung Cộng hiện đông thứ 3 trên thế giới, gồm chính quy, chủ lực và dân quân. Cả nước có 3 Hạm đội : Bắc Hải, Nam Hải và Đông Hải. Từ năm 1980 về sau, binh chủng Hải quân được phát triển đều đặn, có khả năng vừa phòng thủ trong nước, cũng như chiến đấu độc lập tại các khu vực ngoại biên. Theo các tài liệu được phổ biến, cho thấy các chiến hạm của TC ngày nay, hầu hết đều có trực thăng và hệ thống viễn thông với kỹ thuật cao, có nhiều Khu trục hạm, hộ tống hạm chống vũ khí nguyên tử.. Ngoài ra đang đóng loại Khu trục hạm Luhai, có trọng tải từ 6000 tấn trở lên, được trang bị hỏa tiễn tấn công tự dộng. TC cũng đang ráo riết chế tạo và sản xuất các loại hỏa tiễn Tuy vậy tới nay, dù được tối tân hoá tàu thuyền và cải tổ chiến thuật chiến lược, theo nhận xét chung của hầu hết các nhà quân sử thế giới, thì Hải Quân TC vẫn còn thua xa Hải quân Mỹ, Nga Sô và Lực Lượng Tự Vệ Biển của Nhật Bổn, trên Thái Bình Dương.

Lục quân chia thành 7 quân khu gồm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thành Đô, Quảng Châu, Tế Nam, Lan Châu và Nam Kinh. Quân số tổng cộng lên tới 44 sư đoàn và 15 lữ đoàn bộ binh, 10 sư đoàn và 12 lữ đoàn thiết giáp, 5 sư đoàn và 20 lử đoàn pháo binh. Ngoài các đơn vị trực thuộc 7 quân khu, lục quân còn có nhiều đơn vị biệt lập gồm 5 sư đoàn và 2 lữ đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 sư đoàn và 2 lử đoàn pháo binh và 3 lữ đoàn phòng không.

Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương của Hồng quân hiện nay là Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào với 3 phó chỉ tịch là Quách Bá Hùng, Tào Cương Xuyên và Từ Tài Hậu. Ngoài ra còn có các ủy viên Lương Quang Liệt, Liên Tích Long, Lý Kế Nại, Chương Bình Đức, Trương Định Phát (Tư lệnh Hải quân) , Kiều Thanh Thần (Tư lệnh Không quân), Tịnh Chí Viễn (Tư lệnh Pháo binh) và Tổng Tham Trưởng mới được bổ dụng là Chen Bingde nguyên chỉ huy trưởng quân sự Nam Kinh.

Tóm lại dù Trung Cộng đã dành một phần lớn ngân sách quốc gia để canh tân quân đội (năm 2005 ngân sách Bộ QP lên tới 30 tỷ USD) nhưng so với Hoa Kỳ vẫn còn thua xa mọi mặt từ kỹ thuật, vũ khí tinh khôn và khả năng tác chiến tại các chiến trường ngoài mẫu quốc như Đài Loan, VN hay các quốc gia khác vì không đủ phương tiện chuyển vận, căn cư tiếp liệu, đồng minh yểm trợ.. trong lúc đó Hoa Kỳ hầu như nơi nào cũng có căn cứ quân sự nhất là tại Trung Á, Trung Đông, Ấn Độ Dương và Biển Thái Bình.

Trong xu hướng chiến tranh kỹ thuật hiện nay trên thế giới, Trung Cộng coi như chỉ mới bắt đầu bước vào lãnh vực nghiên cứu phương án chuyển cuộc chiến từ cơ giới sang tin học, trong khi đó Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Do Thái, Nhật kể cả Nam Hàn và Ấn Độ đã ứng dụng từ lâu. Về việc sử dụng bom nguyên tử để trả đủa hay tấn công đối với Trung Cộng ngày nay củng sắp trở thành lổi thời, cho dù các đầu đạn nguyên tử, được gắn trong hỏa tiển liên lục địa, đặt trong các silô hay các hỏa tiển tầm trung di động đặt tại vùng biển hay tàu ngầm, cũng đều có một khả năng rất giới hạn và dễ bị tấn công bằng các loại vũ khí tinh khôn của Hoa Kỳ Tây Phương ,Đài Loan , Ấn Độ và Nhật.

Về Hải quân, Trung Cộng có 3 hạm đội với 1900 tàu chiến các loại gồm 70 tàu ngầm, 63 khu trục hạm, 100 tàu đổ bộ, 540 phi cơ và 2 lử đoàn thủy quân lục chiến nhưng tàu bè đa số mua của Nga Sô rất yếu kém, kỷ thuật lạc hậu thua xa Nam Hàn, Đài Loan.Về Không quân ngoài 270 phi cơ đời mới do Nga chế tạo như SU-27, SU 30/32 MK, số còn lại đều cũ kỷ lổi thời không thể nào đương đầu nổi với không lực Đài Loan.

Như nhận xét chung của hầu hết các nhà bình luận trên thế giới, thì quân đội Trung Cộng hiện nay, qua những trang bị được gọi là tối tân nhất , được mua của Nga từ hàng không mẫu hạm (triển lãm), máy bay, tàu ngầm, chiến hạm, phi cơ, hệ thống truyền tin GPS.. vẫn chưa đù sức đổ bộ vào Đài Loan, thì sao làm bá chủ Thái Bình Dương được"

6 - QUÂN ĐỘI VIỆT NAM:

Trên bán đảo Đông Dương, đối với Lào, CamBốt kể cả Thái Lan, thời nào VN cũng đều đạt ưu thế quân sự. VN có dân số đông nhất trong vùng, hơn nửa lúc nào cũng luôn sẵn sàng chống trả sự xâm lăng của Tàu, nên quân số đông đảo, thường trực. Bởi vậy cả Trung Cộng còn phải nể nang, trừ phi VC vì lý do chính trị đã nhượng bộ giặc Tau.

Sau tháng 5-1975, VN là nước có dân số đông thứ 13 trên thế giới, hiện nay theo thống kê trên 80 triệu người. Về quân sự, quân đội VN xếp hàng thứ bốn, sau Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Sô, đông hơn nhiều lần, quân số của sáu nước ASEAN (Thái, Nam Dương, Phi, Mã, Tân Gia Ba và Bruein) cộng lại. Do sự đối nghịch của Kampuchia và Trung Cộng, nên dù mang tiếng có hòa bình sau ngày 30-4-1975, Bắc Bộ Phủ vẫn duy trì và tăng cường quân số nhiều hơn trước, nên chỉ riêng chính qui, đã có từ 700000-1.000.000 người.

Về chiến lược, cả nước chia thành 7 quân khu: I, II, III, IV, V,  VII và IX. Ngoài ra còn có quân khu Thủ Đô Hà Nội), Đặc khu Quảng-Ninh và HCM (Sài-Gòn). Quân Đội vẫn gồm ba binh chủng Hải, Lục và Không quân. Từ sau tháng 4-1975, Lục quân được tổ chức thành bốn quân đoàn lưu động, như các bỉnh chủng Dù, TQLC và BDQ tổng trừ bị của QLVNCH.

Các quân đoàn mang số 1 (Quyết thắng), II (Hương Giang), III (Tây Nguyên) và IV (Cửu Long). Từ năm 1979 về sau, do tình hình chiến sự, quân số đã tăng lên tới tám quân đoàn. Mỗi quân đoàn có quân số chính qui gần 50.000 người, cộng thêm các đơn vị yểm trợ như thiết giáp, công binh, pháo binh, truyền tin, quân y.. Không kể chiến lợi phẩm thu được của miền Nam (phần lớn đã bán cho Châu Phi), hiện có trên 1000 thiết giáp T34,54,55,59,62 cộng với 500 xe PT76, nhiều súng đại bác đủ loại, mấy ngàn súng phòng không, sử dụng hỏa tiễn Sam.

Ngoài lực lượng chính qui Miền tức là quân khu, còn có chủ lực tỉnh như trung đoàn Bắc Thái, Gia Định, Sông Bé, Vàm Cỏ.. Về lực lượng Dân quân, có tỉnh đội, huyện đội, xã đội.. Lục quân còn có các đơn vị đặc biệt như Đặc Công, Lữ Đoàn 305 Dù, quân đoàn 559 công binh, sư đoàn 673 cao xạ..

Sau 1975, Hải quân CS.VN có hơn 1000 tàu chiến đủ loại, lớn nhỏ, trong số này có nhiều tàu của VNCH để lại. Hải phận chia thành năm vùng trách nhiệm và các Bộ tư lệnh vùng đóng tại Hải Phòng, Vinh, Đà Nẳng, Vũng Tàu và Rạch Giá. HQ gồm hai Hạm đội : Hàm Tử phụ trách biển bắc (Vịnh Bắc Việt) và Bạch Đằng có trách nhiệm ở phía nam, tới vịnh Phú Quốc.

Riêng Không quân có quân số chừng 20.000 người. Ngoài số phi cơ A37,F5, vân tải, trực thăng.. của VNCH bỏ lại, còn có các máy bay chiến đấu MIG 21, 23 - trực thăng võ trang do Liên Xô viện trợ. Tất cả chừng 1000 chiếc, lập thành các không đoàn oanh tạc, chiến đấu, vận tải, huấn luyện. BTL/Kho^ng quân đóng tại phi trường Bạch Mai ( Hà Nộ).Năm 1980, quân đội VN có quân số hơn 2 triệu người, đứng hàng thứ 3 thế giới (Tàu, Nga, VN, Mỹ).

Mới đây, qua báo chí cho biết Hà Nội đã mua của Nga hằng tỷ quân trang dụng, trong đó có cả máy bay và tàu ngầm. Hởi ôi quân đội nước ta đời nào cũng hùng mạnh nhưng dưới chế độ Xã Nghĩa, đã trở thành công cụ phục vụ cho Đảng, bởi vậy đã nhắm mắt để TC bá quyền chiếm dần lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc, tàn sát đồng bào vô tội nhiều lần, khi họ đang làm ăn ngay chính trên quê hương mình.

Đứng trước sự lộng hành của Trung Cộng càng ngày càng kinh khiếp chẳng những trên biển mà còn xảy ra tận các vùng đất xa xôi như Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Á.. Vì vậy để tự vệ, các nước cũng thi nhau chạy đua mua sắm vũ khí mới để giữ nước.Năm 1997, Thái Lan tiếp nhận chiếc hàng không mẫu hạm Chakri Naruebet do Tây Ban Nha đóng và là nước đầu tiên tại Nam Á có loại chiến hạm này. Tuy nhiên niềm mơ ước của Thái Lan đã trôi vào dĩ vãng, khi nuớc này bị rơi vào cuộc khủng hảng kinh tế chưa tùng có vào năm đó, làm mất giá đồng bath , chính phủ cạn tiền dự trữ, nếu không có Hoa Kỳ và Quỹ tiền tệ quốc tế chi viện 17 tỷ USD, thì nước này đã xập tiệm. Từ đó chiếc hàng không mẫu hạm trên, chỉ còn là một biểu tượng để câu khách du lịch, tại căn cứ hải quân Sattahip cách Bangkok 250 km về phía nam.

Trong khi đó hai nước Ấn Độ và Pakistan thi đua phát triển vũ khí nguyên tử . Các nước Nam Hàn , Indonesia, Mã Lai, Singapore.. thi nhau mua các loại máy bay chiến đấu tối tân của Nga, Mỹ, Pháp như Phản lực Su-30, Awacs,FA-18. Tóm lại khu vực Á Châu hiện nay là thánh địa của cuộc chạy đua vũ trang nhằm chống lại sự tác quái của Trung Cộng. Từ năm 1998, Đài Loan cũng đã chế tạo được các loại hỏa tiển Sky Bow II, đất đối không có tầm xa, được gắn trên các loại phản lực cơ chiến đấu do Mỹ sản xuất.

Dù trong chính quyền Mỹ hiện nay vẫn còn ít người cho rằng TC sẽ không gây chiến, trước khi Thế Vận Hội 2008 tổ chức tại Bắc Kinh khai diễn. Thật sự đó chỉ là ước đoán bề ngoài, vì mục tiêu mà Hoa Lục đang theo đuổi là chiếm lĩnh kho năng lượng của thế giới, hiện đang nổi cộn tại các nước Cộng hòa củ của LX ở Trung Á, Châu Phi và quanh biển Caspienne. Còn vấn đề bom nguyên tử của của Iran cũng phụ thuộc vào việc nước này đang cùng với Nga, TC tranh giành nguồn năng lượng tại LX cũ, sau khi họ dã thất bại tại Iraq và bán đảo Ả Rập.

Cuối cùng tổng kết lại tất cả những lời bàn ra tán vào, tại bất cứ thủ đô nào chăng nữa, thì các nhà quân sử trên thế giới vẫn không thay đổi lập trường  Đó là cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 21 nếu có xãy ra giữa Hoa Ky-Trung Cộng, thì cũng phải xảy ra tại eo biển Đài Loan. Vì đây là huyết mạch của mục tiêu TC mong muốn đạt tới, để hoàn thành giấc mộng năng lương, qua con đường chuyển vận dầu trên biển Thái Bình Dương, mà hiện nay bất cứ nước nào cũng mơ ước.

Đâu có phải tự nhiên mà trước khi khai mạc Đại Hội X của Đảng VC , hai phía Mỹ và Trung Cộng đều tới tắp thăm viếng Hà Nội. Những dấu hiệu tập trận của hai phía diễn ra liên tục trên Biển Đông và sự Mỹ-Liên Âu hết lòng lôi kéo Ấn Độ vào liên minh quân sự với mình, đã nói lên cuộc chiến trong tương lai gần ở đâu và mục đích gì. Sau cùng Hoa Kỳ phản đối dữ dội dự án mà Ấn Độ, Pakistan đang muốn liên minh với Ba Tư và Nga để đặt đường ống dẫn dầu khí qua lãnh thổ của mình, cũng nói lên ý nghĩa, cho thấy sự cương quyết của Hoa Kỳ, ít ra trong lúc này, đối với tham vọng và hiểm họa của Bắc Kinh, đang vói trăm tay xuống cả thế giới để chiếm hết những gì người Mỹ đã tốn công sức,tiền bạc và máu xương tạo dựng.

Hoa Kỳ cho dù đang bị chỉ trích về đối ngoại qua cuộc chiến Iraq nhưng hầu hết thế giới ngày nay vẫn còn mong đợi sự bảo vệ của lực lượng Mỹ, chống lại ác mộng từ Nga-Tàu và sự cuồng tín của các lãnh tụ Hồi giáo Iran. Cái ân hận chính của Tòa Bạch Ốc không phải là tới nay vẫn chưa bình đinh xong Iraq, mà là đã vội vàng hạ bệ Saddam Hussein, một khắc tinh có đủ nanh vuốt đối đầu với khủng bố Syria và Iran.

Đó cũng là lý do người Mỹ nhắm mắt làm ngơ, để cho bọn chóp bu Bắc Bộ Phủ cứ ù lỳ ngồi thêm ít lâu trên ngai vàng đẳm máu Hà Nội, để tiếp tục tự tung tham nhũng mà mới nhất là vụ Cầu Cần Thơ chưa xong đả gảy vào ngày 25-9-1007, làm mất thể diện quốc gia, gây cảnh thê lương nghèo đói cho dân tộc Việt. Nhưng Mỹ phải duy trì bộ máy quân sự khổng lồ thứ 2 tại Đông Nam Á, ít ra trong giai đoạn này, cũng chỉ là mướn một tên lính gác tiền đồn làm vật cản làn sóng đỏ ào ạt kéo về phương Nam, trong lúc Hoa Kỳ chính thức nhảy vào trận tuyến.

A. Pazzi một học giả người Ý đã viết  nếu ta nghĩ tới giặc Mông Cổ và đế quốc mênh mông đó, thì ta mới thấy được sức chiến đấu lạ lùng của người Việt Nam. Cho nên ngày trước trên quả địa cầu, duy nhất chỉ có người VN ba lần đánh bại quân Mông Cổ. Bây giờ cũng vậy, chắc chắn trên trái đất này, cũng chỉ có ngưới VN mới chận đứng được dã tâm xâm lăng của Trung Cộng, cho dù chúng mạnh hơn ta, nếu cả nước đoàn kết và không còn bóng dáng CS.

Xóm Cồn

Tháng 9-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
Tôi gọi họ là "Người Việt Gốc Mỹ" bởi vì họ đã sinh ra ở Việt Nam, nhưng cha của họ đều là những chiến binh Hoa Kỳ
Là người mê chơi, nhất là mấy thứ đồ xưa, đặc biệt là những chiếc đồng hồ cổ. Ở Việt Nam thì những lọai này bây giờ đã trở thành hàng hiếm
Quảng trường Tự Do (Freedom Plaza) của thành phố Cabramatta một lần nữa lại bừng lên với cuộc xuống đường
Đây là khu phố sầm uất nhất của người Việt di dân tại quận Cam, tiểu bang California. Từ thành phố Midway, trên đường Bolsa, đi về hướng đông
Pocahontas là con gái của tù truởng Powhatan của bộ tộc Algoquian ở vùng Virginia bây giờ. Truyện tình của anh chàng thủy thủ Da Trắng với cô nàng người Da Đỏ
Tuần qua, chính trường Hoa Kỳ lại om xòm với một vụ tranh luận kép: ngoài tình hình Iraq là việc al-Qaeda có thể sẽ lại tấn công nữa
Nhắc lại miền Nam, Nguyễn khắc Toàn viết: “... Mô hình chế độ chính trị Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi ở miền Bắc tôi đã được tuyên truyền rằng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.