Hôm nay,  

Phóng Sự Phiên Tòa Và Sự Kiện Lê Phước Tuấn

11/09/200700:00:00(Xem: 11691)
Sự Kiện và Phiên Tòa

Vụ án Lê Phước Tuấn đả thương ông Nguyễn Quốc Huy, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ CHXHCN Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Phiên tòa mới đã sơ thẩm hồ sơ di trú của Lê Phước Tuấn với kết quả như sau: Lê Phước Tuấn được tự do tại ngoại – với số tiền thế chân (bond) là 30.000 đô-la – như lần bị truy tố về tội hình sự cũng do việc hành hung ông Nguyễn Quốc Huy xảy ra tại Willard Hotel, khách sạn mà phái đoàn Việt Nam chọn làm nơi nghỉ lại trong chuyến công du Hoa Kỳ năm 2005 của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải. Vì Lê Phước Tuấn không phải là công dân Hoa Kỳ vụ án như thế này được chia làm hai phần: Phần tòa hình sự (Criminal Court) và phần tòa di trú (Immigration Court).

Tiến Trình Kết Án Hình Sự

Một nhân viên trong phái đoàn Việt Nam đang được cảnh sát Mỹ lau những vệt trứng trên mặt tại khách sạn Mayflower, 2005. (Hình: VQA Quoc Anh)

 Phiên tòa hình sự đã được xét xử vào tháng 10, 2006. Chánh án đã quyết định huỷ bỏ không truy tố thêm đến tình trạng di dân phạm pháp của Lê Phước Tuấn. Điều này có nghĩa là can phạm vẫn tiếp tục ở lại Hoa Kỳ, sẽ không bị trục xuất. Lê Phước Tuấn là con lai và có chính kiến bất đồng với nhà nước cộng sản Việt Nam. Lê Phước Tuấn chấp nhận thụ án 9 tháng tù hình sự về tội đả thương ông Nguyễn Quốc Huy. Sau đó hai tuần, viện công tố đã gởi thư thông báo, cho rằng việc xóa bỏ hồ sơ di trú là một sai lầm. Họ quyết định truy tố Lê Phước Tuấn tại tòa án di dân cho nên tòa đã quyết định có thêm một phiên xét xử khác vào ngày 19 tháng 8, 2007.

Lê Phước Tuấn thực sự đã thọ án tù hình sự xong vào ngày 29 tháng 6, 2007. Trong khi làm thủ tục ra tù thì Bộ Nội An (Homeland Sercurity Depertment) đã ra thông báo cho nhà giam không được thả mà phải chuyển phạm nhân tới một trại tù dành cho di dân phạm pháp. Đây là một quyết định bất ngờ khiến luật sư biện hộ Zahedi không kịp trở tay. Bà đã đệ đơn kháng nghị để làm sáng tỏ những quyết định giam giữ mờ ám của Sở Di Trú và Bộ Nội An. Tòa án chiếu theo kháng nghị và định ngày để hai bên tiếp tục “truy tố và kháng án”.

Tại Tòa Án Di Trú

Phiên tòa di trú đã định vào ngày 5 tháng 9, 2007. Tại phiên tòa này, Lê Phước Tuấn chỉ được xuất hiện qua màn hình TV chứ không trực tiếp đứng trước vành móng ngựa như những phiên xét xử hình sự trước đây. Luật sư biện hộ Zahedi cũng đã cho mọi người biết là thân chủ của bà đang bị Bộ Nội An rà soát và lập hồ sơ tìm cách trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Trong quá trình thu thập hồ sơ của bên công tố, họ quyết định truy tố với loại tội danh có sự nguy hiểm ở mức độ cao để dẫn tới việc giam giữ Lê Phước Tuấn dài hạn và từ chối cho đóng tiền tại ngoại hầu tra. Lê Phước Tuấn và những người ủng hộ ông cũng đã dự đoán và sẵn sàng đón nhận trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Trong hơn hai tháng vừa qua, Lê Phước Tuấn đã bị giữ tại một trại quản chế – điều kiện cũng không quá tệ – dành cho những di dân phạm pháp chờ ngày trục xuất.

Vì vụ án đang chuyển sang giai đoạn viện công tố tìm luận cứ mới nên luật sư biện hộ đã có lời khuyên Lê Phước Tuấn và những người ủng hộ ông không nên khuấy động dư luận cộng đồng có thể tạo nên những chứng từ bất lợi sau này. (Lúc còn trong tù, Lê Phước Tuấn thỉnh thoảng có gọi điện thoại ra ngoài cho các đài truyền thanh và báo chí Việt Ngữ ở California tán trợ những cuộc biểu tình gần đây của cộng đồng phản đối cộng sản). Đúng dự đoán, bên công tố chỉ gởi bản luận tội tới luật sư biện hộ lúc 4g00 chiều, ngày 4 tháng 9, 2007 – ít hơn 24 giờ trước khi hai bên phải hầu tòa.

Trong các tình tiết tội danh, công tố viên đặc biệt muốn cho quan tòa thấy rõ rằng Lê Phước Tuấn là một nhân vật hết sức nguy hiểm và sẽ có những xu hướng bạo động trở lại. Cả hai bên, luật sư biện hộ và công tố viên, lần lượt trình bày quan điểm của mình. Luật sư biện hộ cho rằng thân chủ của mình đã trả xong nợ pháp lý và phải được trả tự do theo luật pháp. Sự can thiệp của Bộ Nội An tạo thêm 2 tháng giam cầm là điều không thể chấp nhận được.

Cảnh một người trong phái đoàn CSVN đánh nhau với người biểu tình. (Hình: Cộng Đồng).

Luật sư Zahedi theo sát những chứng cớ buộc tội mà bên công tố đã trình bày. Zahedi, trước mọi chứng cớ từ phe công tố, luôn hùng hồn đánh đổ các lý cớ buộc tội cường điệu của công tố viên. Có lúc Ls. Zahedi đã dùng cả tính khôi hài của mình để thuyết phục quan tòa và vô hiệu hóa những mũi nhọn tấn công từ phía đối phương. Công tố viên vẫn quyết liệt giữ lập trường, cho rằng mức độ vi phạm của bị cáo càng ngày càng trầm trọng và càng nguy hiểm nên cần phải cách ly với cộng đồng và xã hội để ngăn ngừa những vụ án khác trong tương lai. Trong phản biện, Ls. Zahedi cho rằng không thể định tội phạm nhân bằng cách dự đoán tương lai như thế. Từ lúc phạm tội, hơn hai năm qua, đến nay thân chủ của bà không có một hành vi phạm pháp nào khác. Do đó lập luận đề phòng cho tương lai của phe công tố hoàn toàn không có cơ sở. Công tố viên lại đưa ra lập luận hành động công kích tiết sứ ngoại quốc là một đại tội trạng liên quan tới lợi ích xã hội. Người phạm tội này sẽ là một nhân vật bất chấp và hết sức nguy hiểm. Bên công tố quyết tâm thuyết phục quan tòa không cho dùng tiền thế chân để Lê Phước Tuấn được tại ngoại.

Quan tòa có hỏi: “Nếu nguy hiểm đến như thế thì tại sao (Lê Phước Tuấn) không bị liệt vào danh sách cấm lên máy bay…”

Sự Góp Mặt Của Cộng Đồng

Luật sư biện hộ: “Thưa quý tòa, thân chủ tôi vẫn còn 30.000 đô-la tiền thế chân. Hành động công kích này xảy ra trong một cuộc biểu tình thúc đẩy bằng động cơ đấu tranh đòi nhân quyền. Thân chủ của tôi là một người không hề gây nguy hiểm đến ai khác. Bằng chứng ngay trước tòa là những đại diện cộng đồng người Việt Nam khắp nơi đang ủng hộ và che chở thân chủ của tôi. Ông Tuấn sẽ có chỗ nương tựa vững chắc trong cộng đồng và sẽ có hạnh kiểm cùng những ứng xử rất tốt. Thân chủ của tôi lại không nằm trong danh sách cấm bay như những kẻ tình nghi khủng bố.”

Dựa theo những ý thăm dò của chánh thẩm, Ls. Zahedi, một lần nữa, lại đánh đúng vào tâm lý; Nếu được trả tự do, trong hoàn cảnh cô độc, Lê Phước Tuấn có khả năng dễ tái phạm tội như một số can phạm khác như phe công tố đã lập luận.

Khi tòa đặt câu hỏi tới số tiền thế chân và bảo trợ của cộng đồng thì ông Lý Văn Phước, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại thủ đô Washington, thay mặt đồng hương nhận lãnh trách nhiệm. Mọi người bắt đầu thở nhẹ khi thấy bên công tố càng lúc càng đuối trước lý luận của luật sư biện hộ.

 Sau khi đã lắng nghe và đi đến nhận định, quan toà quay sang cô Lữ Anh Thư – một người đã tham dự mọi phiên tòa xét xử Lê Phước Tuấn – nhờ dịch sang tiếng Việt cho mọi người hiểu rằng trong thời gian từ đây, 05/09/2007, đến 13/05/2008 nếu sai phạm bất cứ điều gì Lê Phước Tuấn sẽ bị giam còn lâu hơn nữa, và sẽ không biết ngày ra khỏi khám đường. Với số tiền thế chân 30.000 đô-la ông Lý Văn Phước vừa xác nhận, tòa tuyên bố trả tự do cho Lê Phước Tuấn ngay lập tức…

Luật sư Zahedi đang trả lời các chi tiết của tòa án. (Hình: Đỗ Hồng Anh)

Sau lời quyết của chánh thẩm, toà án vang lên tiếng vỗ tay xóa tan không khí căng thẳng ban đầu. Một số người đã bật khóc vì vui mừng. Quan tòa cũng vui vẻ và bày tỏ sự ngạc nhiên trước cảnh án đình di trú đầy kín những người Mỹ gốc Việt trong trang phục văn hóa lễ mạo ủng hộ một người, dưới mắt luật pháp, được xem là bạo động.

 Rời toà án, lòng đầy xúc động – người ngỏ lời cám ơn và chúc lành luật sư Zahedi, kẻ trả lời phỏng vấn với ký giả AP. Sự việc Lê Phước Tuấn được phóng thích lập tức thật sự ngoài sức tưởng tượng của nhiều người và ngay cả với bị can. Lê Phước Tuấn nắm tay và ngẩng cao đầu trong cảm xúc bất ngờ và vui sướng. Cho dù quyết định trục xuất vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, nhưng việc được tại ngoại lần này là một dấu hiệu tốt cho phiên toà năm tới.

Lê Phước Tuấn được toà tuyên bố trả lại tự do ngày 05/09/2007 là một điều bất ngờ vì đã có lo ngại nếu hồ sơ bị Bộ Nội An gạch đỏ ắt Lê Phước Tuấn khó thoát vòng lao lý.

Một điều kỳ diệu đã xảy ra hay đây chỉ là một tiến trình bình thường và tự nhiên trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

© DCVOnline

(GHI CHÚ của Việt Báo: Trường hợp các báo muốn sử dụng bản tường trình này từ Danchimviet.com hay Vietbao.com, xin liên lạc với DCV, hay tác giả (Trần Đông Đức ở email ductran@hotmail.com, điện thoại (215) 628-5813). Uỷ ban Pháp Lý sẽ cung cấp thêm những hình ảnh minh hoạ cho bài phóng sự này nếu có yêu cầu, và sẽ cần những hard copy, bản báo giấy, để làm chứng cớ cho các phiên tòa dự kiến.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong danh sách những gì mà bạn cần dự định làm cho ngày lễ, sự chuẩn bị an tòan là việc cần để ý hàng đầu trong danh sách.
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy.
Ngày 15/11/2007 Tân hoa xã, cơ quan thông tấn của đảng Cộng sản Trung quốc cho ban hành một Bạch thư bằng Anh ngữ nhan đề
Hôm ấy là ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, chúng tôi một nhóm Phật tử tại Orange County
Hội đồng thành phố San Jose tối ngày 20.11.2007 đã biểu quyết thông qua việc đặt tên cho một khu phố
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), tập hợp những thanh niên có mong muốn góp sức xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.