Hôm nay,  

Bin Laden, APEC và Truyền thông

08/09/200700:00:00(Xem: 9795)

Laden dư dôi, APEC nghiêm trọng và truyền thông vô dụng...

Suốt buổi sáng Thứ Sáu mùng bảy, truyền thông Hoa Kỳ tập trung phân tách một đề tài nóng nhất, là cuốn băng hình do al-Qaeda phổ biến, có hình ảnh của Osama bin Laden.

Một màn biểu diễn mức cận thị cao độ của các nhà bình luận Hoa Kỳ.

Từ sau vụ khủng bố 9-11, ngày 11 tháng Chín 2001, đến nay, thủ lãnh Osama bin Laden đã 18 lần bắn tin cho thế giới, khi qua băng hình, khi bằng băng ghi âm. Chúng ta cần phân biệt hình và tiếng vì mỗi loại lại đòi hỏi một số điều kiện khó dễ khác nhau về kỹ thuật, tức là về an ninh. Và qua băng hình, người ta có thể xác nhận là bin Laden thật hay giả, mạnh hay yếu. Hoặc sống hay chết.

Lần cuối mà thế giới được xem băng hình của bin Laden là vào ngày 29 tháng 10 năm 2004, nhằm tác động vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Sau đó chỉ nghe thấy tiếng nói mà một số dư luận cho rằng thủ lãnh bin Laden đã lâm trọng bệnh, hoặc đã chết.

Vì vậy, lần này dư luận Mỹ mới chú ý vì đã được thông báo rằng al-Qaea sẽ có món quà kỷ niệm sáu năm của vụ khủng bố. Và nếu quả thật là bin Laden xuất hiện trước ống kính, ông ta chưa chết.

Một chi tiết đáng chú ý là ngay sau khi một hệ thống kiểm thính thông tin trong thế giới Hồi giáo báo trước món quà bằng băng hình này, giới hữu trách Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng họ có cuốn băng đó rồi! Lập tức hệ thống truyền hình xưa nay vẫn quảng bá tin tức của al-Qaeda đã tắt đèn đóng cửa!

Nguy quá, vì sao tình báo Mỹ lại bắt được sản phẩm tuyên truyền của mình.

Suốt ngày Thứ Sáu, truyền thông Mỹ chỉ tìm hiểu về bản chất thực giả và nội dung của đòn thông tin mới của bin Laden. Người ta nói đến bộ râu đã được nhuộm đen, nét mặt có vẻ khang kiện hơn so với băng hình tháng 10 năm 2004.

Đấy là một chuyện thật ra vô ích!

Osama bin Laden đã làm nên lịch sử khi liên tục tấn công Hoa Kỳ từ năm 1993 và dứt điểm với vụ 9-11. Kể từ đó, thế giới đã thay đổi và Hoa Kỳ cũng vậy.

Theo truyền thống kém hiểu biết về lịch sử và địa dư chiến lược, Tổng thống Bush đã phạm sai lầm đầu tiên, thuộc loại chiến lược, khi nói đến Thập tự chinh (Crusade) trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang đầu năm 2002. Từ trước vụ Iraq, ban tham mưu chiến lược của ông đã phải chịu trách nhiệm về sự sai lầm đó. Một sự sai lầm có đuôi, kéo dài tới việc giải tán quân đội Iraq và đảng Baath của Saddam Hussien.

Hoa Kỳ mở ra cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo mà gây ấn tượng là một cánh tay nối dài của một vụ xung đột tôn giáo - và thực chất là xâm lăng - xuất phát từ thời Trung Cổ, của Thiên chúa giáo chống lại Hồi giáo.

Lầm lẫn vì giảm bớt khả năng thuyết phục các thành phần Hồi giáo ôn hoà phải cùng Mỹ đứng lên tiêu diệt xu hướng Hồi giáo quá khích đang dùng đòn khủng bố để khuynh đảo cả thế giới Hồi giáo.

Osama bin Laden đã châm ngòi cho một chuyển động lịch sử làm thay đổi bộ mặt thế giới. Ông Bush tiếp tay khi không giải thích được cho rõ ràng nội dung của cuộc chiến toàn cầu chống lại một thành phần cực đoan và dù sao cũng là thiểu số trong thế giới Hồi giáo. Sự vụng về của ông khiến nhiều người Hồi giáo ghét Mỹ hơn ghét quân khủng bố.

Và rơi vào cái bẫy của bin Laden.

Thế giới bỗng nhiên bị kéo lại thời Trung Cổ với Hoa Kỳ lãnh đạo Thập tự quân tấn công vào thế giới Hồi giáo. Sự thật tất nhiên là khác, nhưng cảm quan của đa số là như vậy.

Mà cảm quan là yếu tố quan trọng trong hình thái chiến tranh kết hợp bạo động mù quáng với tâm lý chiến. Bush thua và nước Mỹ điêu đứng là vì thiếu khái niệm về chiến tranh tâm lý, một vấn đề văn hoá bất ngờ của một quốc gia siêu hạng về nghệ thuật quảng cáo!

Tuy nhiên, Osama bin Laden không thành công về mặt chiến lược, vì không một chế độ Hồi giáo ôn hoà nào trên thế giới lại bị xu hướng Hồi giáo cực đoan lật đổ để góp phần xây dựng một Vương quốc Hồi giáo toàn cầu, được cai trị bằng giáo luật hà khắc theo lời kêu gọi của bin Laden.

Chẳng những không thành công, bin Laden còn chia sẻ với ông Bush một trách nhiệm khác: tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của xu hướng Hồi giáo cực đoan khác, theo hệ phái Shia.

Sáu năm nay, al-Qaeda không thể tấn công vào quyền lợi Hoa Kỳ, trong hay ngoài lãnh thổ Mỹ, nhưng đoàn Thập tư quân cho ông Bush lãnh đạo bị khựng tại Iraq, và giờ đây có tiến hay thoái cũng chẳng do al-Qaeda mạnh hay yếu. Mà do khả năng gây rối của các Giáo chủ Shia tại Tehran.

Nước Mỹ đang phải đối đầu với Iran, theo hệ phái Shia, và sự nghiệp của Tổng thống Bush tùy thuộc vào khả năng thuyết phục hay răn đe Tehran hơn là các lãnh tụ al-Qadea, dù bin Laden còn sống hay đã chết.

Bin Laden có thể chưa chết, trút hơi tàn để đánh một màn tuyên truyền ngoạn mục vào nước Mỹ vì đấy là khả năng tối đa. Nhưng điều ấy không làm thay đổi tình hình tại Afghanistan, Iraq, vùng Đông Phi, là nơi al-Qaeda còn cơ sở hoạt động. Và các nhóm al-Qaeda nội hoá, tự phát, các tay khủng bố học đòi al-Qaeda để tấn công London hay nước Đức, cũng chẳng làm thay đổi được tình hình.

Làm thay đổi tình hình thế giới và chính trường Mỹ là chủ trương và khả năng của Iran.

Xuất thân từ hệ phái Sunni, Osama bin Laden đã dọn cỗ cho hệ phái thiểu số là Shia gặt hái thành quả là lãnh đạo thế giới Hồi giáo để chống Mỹ. Và khiến đệ nhất siêu cường phải nói chuyện phải quấy với mình! Ông ta là người của lịch sử và đã đi vào lịch sử.

Trở thành dư dôi không cần thiết! Giờ này, Mỹ có thắng hay bại thì cũng chẳng do sức khoẻ của bin Laden hay khả năng ra đòn của al-Qaeda.

Vậy mà truyền thông và các bình luận gia Mỹ cứ chạy theo cái đuôi ấy để bắt mạch và bình nghị!

Đáng tiếc hơn cả là họ tường thuật rất ít về một biến cố khác, ở một nơi quá xa cho tầm nhìn của nước Mỹ, ở Sydney, thuộc Úc Đại Lợi. Đó là Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC.

Diễn đàn này quy tụ 21 quốc gia trong vành cung Thái-Á, sản xuất ra 60% sản lượng toàn cầu. Và chủ trì Thượng đỉnh năm nay là Úc Đại Lợi, một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Á châu.

Dù bị đa số dân Úc phản đối, Thủ tướng John Howard tiếp tục sát cánh cùng Mỹ tại Iraq, không thua kém gì Thủ tướng Tony Blair của Anh. Nhân Thượng đỉnh năm nay, ngày mùng năm, hai lãnh tụ Mỹ-Úc còn ký hiệp ước hợp tác chiến lược về quân sự và thương mại, tương tự như hiệp định Anh-Mỹ, đã ký kết ngày 27 tháng Sáu.

Kể từ nay, và cho dù ông John Howard hết làm Thủ tướng, Úc Đại Lợi trở thành đồng minh với Mỹ ở Á châu, ngang hàng với nước Anh tại Âu châu. Với hiệp định ấy, việc làm ăn mua bán - kể cả chiến cụ - giữa hai nước sẽ được giải quyết theo thủ tục khác. Và Úc Đại Lợi sẽ sớm thành một cường quốc quân sự trong khu vực tiếp giáp với một nước đông dân Hồi giáo nhất thế giới là Indonesia, một xương sống gai góc để giữ gìn an ninh - cho Hoa Kỳ - trong khu vực sinh hoạt của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á. Và là vòng đai bảo vệ Thái bình dương kéo dài từ Nhật Bản tại Đông Á xuống tới New Zealand. Một tin kém vui cho Trung Quốc và liên minh Nga-Hoa tại Á châu!

Một biến cố như vậy có hậu quả thật ra lâu dài hơn băng hình của bin Laden mà bị truyền thông Mỹ gác qua một bên. Một biểu hiện khác của chứng tật Hoa Kỳ: coi thường đồng minh mà coi trọng kẻ thù!

Sau chuyến thăm viếng chính thức nước Úc, Tổng thống Bush sẽ dự Thượng đỉnh APEC tại Sydney trong hai ngày mùng tám mùng chín, và bên lề Thượng đỉnh là gặp các lãnh tụ Á châu Thái bình dương khác. Gặp ai nói gì là chuyện quan trọng, và hiển nhiên quan trọng hơn vụ tuyên truyền của al-Qaeda.

Thí dụ như ông Bush có thái độ ôn hoà với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, và có thể đã đạt thoả thuận giải quyết ung nhọt Miến Điện độc tài cho Hiệp hội ASEAN. Điều đáng tiếc nhất cho ông Bush không là những vấp váp cũng truyền thống của ông, như nói lầm tên APEC thành OPEC, hoặc gọi lầm tên đồng minh Australia thành Austria, một xứ trung lập tại Âu châu. Đáng tiếc là ông mau mắn nhận lời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào qua dự Thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Ông cần có mặt tại nơi phồn hoa đó vào tháng Tám năm tới trước khi khăn gói ra về" Những kêu gọi về dân chủ và nhân quyền của ông có còn giá trị gì không" Đấy là một điều rất đáng bình luận chứ!

Ngoài ra, và nhìn vào một khung cảnh rộng lớn hơn, trong khi dư luận Mỹ coi như Hoa Kỳ và ông Bush bị chôn vùi tại Iraq, ít ai nhận ra một biến động khác trong mấy năm qua tại Á châu.

Dù bị kẹt tay vào cái bẫy Iraq, Hoa Kỳ vẫn khai thác tối đa lợi thế của APEC. Đây là diễn đàn do... Úc Đại Lợi gợi ý thành lập từ năm 1993 để cân bằng lại thế lực kinh tế của khu vực Bắc Mỹ (Hiệp định Tự do Thương mại NAFTA giữa Canada, Hoa Kỳ và Mexico) và Liên hiệp Âu châu. Thời đó, khối APEC còn yếu, với sản lượng chỉ bằng phân nửa thế giới. Ngày nay, các nước APEC đã là sức mạnh kinh tế đáng nể, với ba nước sản xuất nhiều nhất thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Rồi thế lực kinh tế kéo theo thế lực chính trị, APEC không còn là một câu lạc bộ làm ăn giữa các hội viên (như ASEAN) mà còn là diễn đàn về các vấn đề chiến lược toàn cầu.

Tại Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Bush đã bắn tiếng - và gây nhạc nhiên, nhất là cho Tổng thống Nam Hàn - là Hoa Kỳ có thể chính thức kết thúc chiến tranh Cao Ly với một hiệp ước bất tương xâm ký kết với cả hai nước Nam và Bắc Hàn. Nếu Bình Nhưỡng thực tâm từ bỏ kế hoạch nguyên tử như họ đã hứa.

Chiến tranh Cao Ly là cuộc chiến chưa có đoạn kết mà chỉ có một hiệp định ngưng bắn, từ năm 1953. Nếu Mỹ giải quyết được hồ sơ nóng là tranh chấp Nam-Bắc Hàn và cất được đòn bắt bí thiên hạ bằng võ khí nguyên tử của Bắc Hàn, tình hình Đông Bắc Á sẽ đổi khác.

Hiển nhiên là quan trọng hơn màu đen hay màu xám của bộ râu bin Laden!

Tại Thượng đỉnh APEC, Hoa Kỳ còn có cơ hội phá vỡ nỗ lực kiểm soát hiện tượng nhiệt hoá địa cầu của Hiệp định thư Kyoto, với một đề nghị hợp tác khác, bao gồm cả Trung Quốc. Và APEC cũng là nơi xuất phát dự án đối thoại và hợp tác để bảo vệ tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đề án của APEC được tung ra cùng ngày công ty Mattel của Mỹ báo tin sẽ thu hồi (thêm) 800 ngàn đồ chơi trẻ em được chế tạo tại Trung Quốc!

Sau cùng, diễn đàn APEC còn đẩy mạnh trào lưu tự do mậu dịch và trở thành giải pháp cấp vùng mà điền thế cho giải pháp toàn cầu đang bị bế tắc là vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

APEC vì vậy là một sân chơi khác của Hoa Kỳ, để đặt ra một luật chơi khác giữa các nước, hầu phát huy tự do mậu dịch, bảo vệ môi sinh và tănh cường chế độ kiểm phẩm. Luật chơi ấy sẽ quàng thêm một cái ách nữa vào cổ giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Vậy mà ngần ấy chuyện xảy ra tại Sydney tuần này lại không được tường thuật và trình bày đầy đủ. Dư luận Mỹ chỉ chú trọng đến chuyện Iraq và đòn tuyên truyền của bin Laden! Hèn gì, dân Mỹ nổi tiếng là kém về lịch sử và địa dư, và 20% trẻ em Mỹ không thể chỉ được cho đúng bản đồ của Hoa Kỳ trên trái địa cầu. Nói chi đến Australia!

Có lầm với Austria như ông Bush thì cũng dễ hiểu thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.