Hôm nay,  

Báo Houston Chronicle Bầu Kỳ Quan: Tượng Phật Chùa VN

24/07/200700:00:00(Xem: 26647)

Một pho tượng Phật Quan Am tại một ngôi chùa Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được kể tên vào danh sách 7 Kỳ Quan của Houston, Texas…

Nhật báo Houston Chronicle trên số báo ngày 13-7-2007, với bài viết nhan đề "Seven wonders of Houston" (7 Kỳ Quan của Houston - link: http://www.chron.com/disp/story.mpl/life/4964457.html) của phóng viên Claudia Feldman đã chọn Tượng Phật Quan Am của Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam vào danh sách 7 Kỳ Quan Houston.

Một cách chính xác, Tượng Phật Quan Am nơi đây cao 21.9456 mét, tức 72 feet. Làm cho tròn con số, có thể gọi là tượng cao 22 mét.
Bài viết trên tờ Houston Chronicle trình bày về kỳ quan này như sau, dịch:
"Tượng Phật Quan Am,
địa chỉ 10002 Synott Road.
Pho tượng cao 72 feet mang hình ảnh Ngài Quan Am, vị nữ Bồ Tát Phật Giáo biểu tượng cho từ bi đối với người khổ nạn, được tin là pho tượng lớn nhất trong thể loại này ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, độ cao đó không phải là lý do các Phật Tử ở Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam tôn kính pho tượng nghệ thuật nàỵ Họ cảm nhận rằng Ngài Quan Am đã bảo vệ họ khi họ chạy trốn khỏi chủ nghĩa cộng sản ở VN.

Người tạc tượng là Mai Chi, nhà điêu khắc người Việt tự học đã rời quê nhà cô năm 1989, và có 4 năm ở trại tị nạn trên 1 đảo ở Indonesiạ
Mai Chi đã hướng vào nội tâm để tìm cảm hứng [trong lúc tạc tượng này]. Khi cô cần cố vấn về kỹ thuật, cô đã hỏi một nhà điêu khắc khác, David Adickes của Houston, người ưa thích làm các tượng khổng lồ."

Bản tin chỉ đơn giản thế thôị Tuy nhiên, pho tượng Quan Am nơi đây được nhiều người tin là linh hiển. Thầy Thích Nguyên Hạnh, viện chủ Chùa Việt Nam nơi đây, hôm Thứ Năm 19-7-2007 đã kể với bản thân người viết rằng có một phụ nữ người Mỹ da trắng lái xe tới thăm chùa, và nói rằng bà trong một giấc mộng đã gặp  nạn và được một vị nữ thần áo trắng tới cứu; vài hôm sau, khi lái xe qua đường Synott Road, bà chợt thấy pho tượng Quan Am nơi sân Chùa, trông đúng là vị nữ thần trong mơ.

Chỉ tiếc vì cơ duyên hạnh ngộ với Thầy Nguyên Hạnh quá ngắn ngủi lúc đó, người viết chưa được dịp hỏi thêm chi tiết về chuyện nàỵ Nhưng ngôi chùa tự thân đã là một kỳ tích, chứ không riêng về pho tượng Phật Quan Âm. Đó là những cảm giác không mô tả bằng lời được, và cần mỗi người tự cảm nghiệm khi đứng giữa sân chùa, khi dạo bước giữa các kiến trúc đầy pháp vị của chùa, từ hồ sen, các tượng hộ pháp, cho tới những hàng tọa cụ thấp trong chính điện hay Tháp Báo Ân và An Dưỡng Đường phía sau chùa… đều rất trang nghiêm, độc đáo, không gặp được nơi khác. Đặc biệt, An Dưỡng Đường, nơi tro cốt người chết được ký gởi ở chùa, mở máy tụng kinh niệm Phật suốt 24 giờ; cách kiến trúc nơi đặt tro cốt cũng do Thầy Nguyên Đạt nghĩ ra, sau khi Thầy tới thăm và rút kinh nghiệm từ nhiều nhà đặt tro cốt khác của các chùa Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, vân vân… Nơi sân sau chùa, một hội trường lớn cũng đang xây, vừa mới đổ móng xong, và dự kiến khi hoàn tất sẽ giúp trợ duyên cho nhiều Phật sự hơn.

Độc giả có thể vào trang web của Chùa Việt Nam để xem nhiều hình ảnh, ở địa chỉ: http://www.vnbc.org/.
Nguyên khởi của ngôi chùa được trang web này trình bày như sau, trích:

"Giới Thiệu Về Trung Tâm Phật Giáo
Tác giả: Ban Biên Tập

Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam tọa lạc trên một mẫu đất rộng mười hai mẫu ở vùng Tây Nam thành phố Houston. Trung Tâm được thành lập, bắt nguồn từ lòng khao khát của một nhóm Phật tử trẻ mong có được một vị lãnh đạo tinh thần. Vào năm 1989, sau khi được nghe một thời thuyết pháp của Thượng Tọa Viện Chủ Thích Nguyên Hạnh, Gia Đình Phật Tử Huyền Quang mới biết đã tìm được vị lãnh đạo tinh thần mà các em mong muốn. Các em đã thỉnh Thượng Tọa tới thành phố Houston để hướng dẫn Phật Pháp cho các em. Thượng Tọa vốn rất thích thú trong công việc hoằng pháp, viết bài, và đi đây đó để thuyết giảng. Đối vớiThượng Tọa đó là sự tự do tuyệt đốị Khi được Gia Đình Phật tử Huyền Quang mời thỉnh về Houston, Thượng Tọa do dự không biết nên quyết định như thế nàọ Thượng Tọa có nên tiếp tục làm theo sở thích riêng tư" Hay Thượng Tọa nên thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhóm Phật tử trẻ thuần thành và chấp nhận cuộc sống của một tu sĩ bị giới hạn bởi trách nhiệm đạo đức to lớn. Thượng Tọa đã chọn lựa giải pháp thứ haị Đối với Thượng Tọa, hy sinh sở thích cá nhân để gầy dựng và duy trì văn hóa Việt Nam ở hải ngoại mang nhiều ý nghĩa hơn bởi sức sống của văn hóa Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào giới trẻ Việt Nam.

Vào năm 1990, Thượng Tọa đến thành phố Houston. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chư tăng và quần chúng Phật tử, Thượng Tọa khởi đầu bằng một túp lều dột nát để gầy dựng nên một Trung Tâm Phật Giáo mà ngày nay được coi như là một trong những thí điểm tham quan. Thượng Tọa và quần chúng Phật tử đã biến Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam thành một nơi để tu tập và truyền bá chánh pháp Phật Giáo; một Trung Tâm Giáo Dục cho văn hóa Việt Nam được hòa nhập với các văn hóa khác.       Trung Tâm cũng là nơi để chư Tăng Ni tụ tập an cư và hướng dẫn Phật tử trong mùa hè mỗi năm.      

Sau mười hai năm không ngừng phát triển Trung Tâm, truyền bá Phật Pháp, bảo tồn văn hóa Việt Nam và hướng dẫn giới trẻ Việt Nam, Thượng Tọa tin rằng Trung Tâm đã có cơ bản vững chắc. Đã đến lúc Thượng Tọa có thể san sẻ trách nhiệm với chư Tăng để Thượng Tọa không còn phải gánh vác những công việc linh tinh hằng ngày mà thay vào đó Thượng Tọa có thể dành nhiều thì giờ hơn để viết bài và đi tới các nơi hẻo lánh không có tu sĩ để giảng pháp cho quần chúng Phật tử.

Với sự đồng ý của chư Tăng ở Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Thượng Tọa Thích Nguyên Hạnh giữ chức vụ Viện Chủ cố vấn cho các hoạt động tổng quát của Trung Tâm. Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt giữ trách nhiệm tri sự bao gồm việc gây quỹ và vô số những công việc linh tinh khác, cùng trách nhiệm chương trình Phát Thanh Pháp Âm được truyền đi mỗi thứ tư từ 2 giờ 30 đến 3 giờ, và mỗi chủ nhật đầu tháng từ 10 giờ đến 10 giờ 45 trên làn sóng 900AM của đài phát thanh Saigon-Houston. Đại Đức Thích Tâm Hải phụ trách công văn ở Trung Tâm, và quan trọng hơn cả Đại Đức trách nhiệm về trang Web của Trung Tâm được viết bằng hai thứ tiếng Anh - Việt. Trung Tâm cũng là nơi thường trú của hai vị Đại Đức thường du hành đây đó để thực hiện những nghi lễ Phật Giáo và thuyết giảng. Trung Tâm còn có ba Chú Sa Di đang học trung học và đang hành trì tu tập để sau này gia nhập Tăng đoàn. Từ một nhóm rất nhỏ , Trung Tâm bây giờ đã có 300 em đang học giáo lý Phật giáo đồng thời cũng đang tham gia chương trình học Việt ngữ."

Cũng trên trang web này, bài "Giới Thiệu Tổng Quát" đã đưa độc giả thăm một vòng ngôi chùa như sau, trích:
"Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam tọa lạc trên một lô đất rộng gần 12 mẫu ở vùng Tây Nam thành phố Houston, Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.Được thành lập từ tháng 4 năm 1990, trải qua nhiều giai đoạn, đến nay, Trung Tâm đã hoàn thành phần xây dựng cơ bản.·

1. Từ ngoài đi vào, đầu tiên là Cổng Tam Quan với bốn trụ biểu bằng đá nguyên. Hai trụ giữa cao 22 feet và hai trụ hai bên cao 20 feet. Trên đầu mỗi trụ là hình tượng Sư Tử bốn mặt được tạc theo hình tượng Sư Tử của Trụ Đá do vua A Dục - vị Thánh quân của Phật Giáo - cho xây dựng tại các Thánh tích của Đức Phật ở Ấn Độ. Thân trụ 4 mặt đều nhau, chạm trổ các bộ Tứ Quý, Tứ Linh, Tứ Bảo theo truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam và Bốn Lời Thệ Nguyện rộng sâu của Đức Phật vốn đã trở thành lý tưởng sống của người Phật tử trên con đường hành Bồ Tát hạnh.· 

2. Qua khỏi Cổng Tam Quan là Hồ Sen Hương Thủỵ Nối liền hai bờ và nằm trên con đường chính từ Cổng Tam Quan vào Chánh Điện là Cầu Hương Vân. Bao quanh hồ là đường đi bộ cho khách hành hương và cho người tu tập thiền hành.· 

3. Đầu hồ Tịnh Tâm là Bảo Tượng Mẹ Hiền Quan Âm cao 72 feet đêm ngày soi bóng dưới mặt hồ, ngời chiếu Trái Tim Từ Bi của người Mẹ Hiền của chúng sanh trong đời khổ. Đây là Bảo Tượng Mẹ Hiền cao nhất tại Hoa Kỳ, do chính người Phật tử Việt Nam thực hiện để cảm niệm ân đức cứu khổ của Ngài và để như một món quà cao quý hiến tặng cho tất cả những ai đang cần tình thương để sống - một món quà mang theo nó, Tâm Đại Từ Bi của Phật - để cho xứ sở văn minh vật chất và tiến bộ khoa học này có thêm một Trái Tim: Trái Tim Từ Bi, Trái Tim Tình Thương không phân biệt, không giới hạn, không điều kiện, Trái Tim của một người Mẹ. Hình ảnh Quan Âm là một biểu tượng phổ cập lâu đời của tín ngưỡng Phật Giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, cũng như của các dân tộc Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Bảo Tượng ở đây còn là một công trình nghệ thuật xứng đáng được trân trọng với thời gian thực hiện liên tục trong hơn hai năm dàị Lễ Khánh Thành Bảo Tượng được tổ chức vào các ngày 29 và 20 tháng 6 năm 2001.· 

4. Sau lưng Bảo Tượng là Phổ Đà Hương Sơn. Phổ Đà Sơn vốn là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng (Tứ Đại Danh Sơn) của Trung Hoạ Hương Sơn là một danh lam thắng cảnh trong có động Hương Tích từng được xem là "Thiên Nam Đệ Nhất Động". Cả hai nơi này vốn gắn liền với những truyền thuyết liên hệ đến sự thị hiện của Mẹ Hiền Quan Âm mà ngày nay vẫn còn để cho khách hành hương đến chiêm báị· 

5. Qua khỏi Hồ Tịnh Tâm là Tiền Đình, rộng 20,000 sq. feet là nơi tụ họp ngoài trời trong các Lễ Hội tại Trung Tâm. Bên phải Tiền Đình (từ trong nhìn ra) là Vườn Lâm Tỳ Ni được tạo lập để tưởng niệm nơi Đức Phật Đản Sanh tại , 526 năm trước Tây Lịch. Kế tiếp vườn Lâm Tỳ Ni là Bồ Đề Đạo Tràng, ở ngay trước và bên phải Chánh Điện, tưởng niệm nơi Đức Phật Thành Đạọ Đối diện với Bồ Đề Đạo Tràng là Vườn Lộc Uyễn, tưởng niệm nơi Đức Phật Chuyển Bánh Xe Pháp lần đầu tiên, mở đầu sự nghiệp Giáo Hóa Độ Sanh của Đức Phật. Bên trái của Tiền Đình là Rừng Câu Thi Na, tưởng niệm nơi Đức Phật Nhập Niết Bàn. Đản Sanh - Thành Đạo - Thuyết Pháp Độ Sanh và Nhập Niết Bàn là 4 dấu mốc lớn trong cuộc đời 80 năm của Bậc Đạo Sư cao cả ở giữa thế gian nàỵ Bốn dấu mốc lớn ấy là những sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Ngài đã được chứng thực với 4 Thánh Tích Thiêng Liêng mà ngày nay vẫn còn tại xứ Nepal và Ấn Độ; và là nơi hành hương chiêm bái của Phật giáo đồ trên khắp thế giớị Tạo dựng 4 Thánh Tích này ở Trung Tâm là một thể hiện tấm lòng ngưỡng vọng của người Phật Tử nơi đây đối với cuộc đời của Bậc Đạo Sư cao cã.· 

6. Nối tiếp Tiền Đình là Ngôi Chánh Điện. Đây là tòa nhà chính của Trung Tâm. Với diện tích tổng cộng 7,700 sq. feet, Ngôi Chánh Điện gồm ba phần : Tiền Điện, Chánh Điện và Hậu Điện. Tiền Điện tiếp giáp với Tiền Đình, ngoài phần không gian rộng làm nơi cho Phật tử đứng hành lễ một khi bên trong Chánh Điện hết chỗ, còn có Phòng sách Lá Bồ Đề (ở bên trái) và văn phòng Từ Bi Foundarion (ở bên phải). Phòng sách Lá Bồ Đề phát hành các loại sách Phật Giáo cả tiếng Việt và tiếng Anh và các loại Pháp cụ, các đồ vật kỷ niệm..... Từ Bi Foundation là một tổ chức thiện nguyện, hoạt động thuần túy trong lãnh vực từ thiện, xã hội, được thành lập bởi Thầy Viện Chủ cùng các anh chị em tu học tại Trung tâm và một số bạn bè quý mến ở Việt Nam và do Trung tâm trực tiếp bảo trợ. Từ khi thành lập (1995) đến nay, Từ Bi Foundation đã thực hiện liên tục nhiều chương trình giúp người bớt khổ ở Việt Nam (Học Bổng cho cô nhi và Học sinh, Sinh viên nghèọ Xây dựng và bảo trợ các lớp học Từ Bi cho các trẻ em vùng hẻo lánh, Bảo trợ Tăng Ni sinh và các Tu viện gặp khó khăn, Bảo trợ tủ thuốc Từ Bi lưu động....) và các chương trình Cứu Trợ nạn nhân thiên tai ở Việt nam và ở một số các nước khác. Có tượng 4 vị Hộ Pháp ở ngay cửa vào Chánh Điện, hai vị Văn, hai vị Võ. Đó là những vị bảo hộ cho Phật pháp, cho chốn Già Lam. Vị Văn, tay cầm cuộn giấy, biểu thị cho trí tuệ được thành tựu bằng con đường quán chiếu để chuyển hóa tâm thức. Vị Võ, tay cầm kiếm, biểu thị sự đoạn trừ vô minh để thực hiện tuệ giác. Chánh Điện là nơi thờ Phật với Bảo Tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao 9 feet là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được thực hiện tại đây, hoàn thành vào giữa năm 1996. Ở một bàn thờ thấp hơn là Tượng Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn biểu hiện cho năng lực Từ Bi vô lượng để cứu độ chúng sanh trong khắp các cõị Hai bên Tượng Đức Bổn Sư là Tượng Đức Văn Thù biểu thị cho Trí Tuệ Bát Nhã vô biên và tượng đức Phổ Hiền tượng trưng cho Hạnh Nguyện rộng lớn vô cùng. Từ Bi ,Trí Tuệ và Hạnh Nguyện là những phẩm tính cáo quý để làm nên một vị Phật và là ba cột trụ chính yếu của tòa nhà Phật Giáọ· 

7. Hậu Điện là Tổ Linh Đường, thờ các vị Tổ Sư và Hương Linh. Ngoài vị Sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, còn lại là các vị Tổ Sư tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam trong thời cận và hiện đạị Ngôi chánh điện mang đường nét kiến trúc của các ngôi chùa lịch sử ở Việt Nam, là một hình ảnh đẹp đẻ, biểu lộ được tinh thần Phật Giáo và sắc thái đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam : thanh thoát mà trầm hùng, riêng khác mà hài hòa với cảnh vật. Được khởi công xây dựng từ ngày 16 tháng 9 năm 1995, Ngôi Chánh Điện đã được hoàn thành vào cuối năm 1996.· 

8. Ở hai bên Chánh Điện là hai ngôi tháp. Bên trái là Tháp Pháp Bảo có ba tầng. Tầng trên tôn trí tượng Đức Bổn Sư Chuyển Pháp Luân và Đại Tạng Kinh. Tầng giữa để trống Bát Nhã, và tầng dưới để Chuông Đại Hồng. Bên phải là Tháp Công Đức ghi ơn chư vị Tôn Đức đã chứng minh, dẫn đạo và trợ niệm và tất cả những người con Phật đã hiến cúng công sức, tài vật để kiến tạo nên Trung Tâm Phật Giáo nàỵ· 

9. Từ Hậu Điện nhìn ra là Hậu Viên với tượng Đức Quan Âm Tự Tại ngồi an nhiên trên một hồ nước nhỏ.· 

10. Sau Ngôi Chánh Điện và ở hai bên hậu viên là hai dãy nhà đối diện nhaụ Bên trái là Tịnh Đường, ngôi nhà được xây dựng đầu tiên, hoàn thành vào cuối năm 1991. Đây là nơi ở của Chư Tăng thường trụ. Ngoài các Tăng phòng, Tịnh Đường cờn có một Văn Phòng Thường Trực và một Thư Viện gồm hai bộ phận : Phật Học và Việt Học. Hiện tại, thư viện có gần 5,000 cuốn sách, trong đó có bốn bộ Đại Tạng Kinh. Đối diện với Tịnh Đường là Trai Đường , nơi sinh hoạt ẩm thực của Phật tử cư sĩ.· 

11. Xa sau Tịnh Đường là Tháp Báo Ân và An Dưỡng Đường. Tháp Báo Ân ở chính giữa có ba tầng : Tầng trên thờ Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Thế Chí). Tầng giữa và tầng dưới tôn trí tượng Phật A Di Đà Phóng Quang Tiếp Dẫn. Bao quanh Tháp là An Dưỡng Đường - nơi thờ linh cốt các Phật tử quá vãng. Ba mặt trong An Dưỡng Đường, tôn trí ba pho tượng Đức Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát giáo chủ cõi u minh để đưa đường dẫn lối cho chúng sanh thoát khỏi cảnh giới địa ngục khổ đaụ· 

12. Gần bên An Dưỡng Đường là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Thiếu Nhi Phật Tử. Đoàn Quán của Gia Đình Phật Tử Huyền Quang đặt tại đâỵ Là một đơn vị của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam - một tổ chức giáo dục tuổi trẻ của Phật Giáo Việt Nam tương tợ như tổ chức Phong Trào Hướng Đạo Thế Giới - Gia Đình Phật Tử Huyền Quang đã sinh hoạt liên tục trong hơn hai thập kỷ, đã góp phần vào việc giáo dục tuổi trẻ Phật tử Việt Nam nơi đây theo tinh thần Bi - Trí - Dũng của Phật Giáo; và vào năm 1990, đã là động cơ chính cho việc thành lập Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam tại thành phố Houston, Texas nàỵ Hiện nay, Già Đình Phật Tử Huyền Quang có gần 200 Huynh Trưởng và Đoàn sinh, sinh hoạt thường xuyên vào mỗi ngày Chủ Nhật. · 

13. Bên cạnh Gia đình Phật Tử Huyền Quang là Trường Việt Ngữ Huyền Quang. Là hậu thân của các lớp học Việt Ngữ trong chương trình giáo dục của Gia Đình Phật Tử Huyền Quang, trường Việt Ngữ Huyền Quang đã được chính thức thành lập từ tháng 7 năm 2000 và được mở rộng để thâu nhận tất cả các thành phần học sinh, không phân biệt tôn giáọ Hiện nay, trường có khoảng 400 học sinh, học vào mỗi ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật; trong đó có một lớp Việt Ngữ dành cho người Mỹ và một lớp dạy về Computer (Vi Tính) và Internet.·  14. Ngoài ra, Trung Tâm cũng đã xây dựng xong các bãi đậu xe với hơn 600 chỗ đậu ở ba khu vực.Dù chừng ấy cơ sở và công trình đã được hoàn thành, nhưng trước tình trạng Phật tử về tu học và hành hương lễ bái ngày một đông đảo, các cơ sở hiện có của Trung Tâm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầụ Những người điều hành Trung Tâm đang nghĩ đến việc xây dựng một Hội Trường với diện tích 10,000 sq. feet một khi điều kiện tài chánh cho phép. Một hội trường rộng lớn là niềm mong ước từ lâu của các Anh Chị Em Phật tử từng sát cánh bên nhau để kiến tạo nên Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Như ý nguyện đã có từ đầu và mãi mãi sau này, Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam là cơ sở chung của Tăng Tín Đồ Phật Giáo, không phân biệt tôn phái, địa phương, chủng tộc. Đây là nơi Lễ Bái và Cầu Nguyện, nơi tu học và truyền bá Chánh Pháp của Đức Thế Tôn, nơi Giáo Dục Văn Hóa Việt Nam trong sự hòa điệu với các nền văn hóa khác. Thực hiện ý nguyện đó, Trung Tâm đã liên tục mở các Đạo Tràng Tu Học, các ngày Quán Niệm Thọ Bát Quan Trai Giới, các lớp học Phật Pháp, các khóa An Cư Kiết Hạ, các khóa Tu ngắn hạn và dài hạn, v.v..., tổ chức các Lễ Hội theo truyền thống Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam. Trung Tâm cũng đang thực hiện Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm hằng tuần vào mỗi ngày thứ Tư từ 2.20pm đến 2.00pm và mỗi ngày Chủ Nhật đầu tháng từ 10.00 sáng đến 10.45 sáng trên băng tần 900 của Đài Saigon - Houston RadiọHiện tại, ngoài vị Viện Chủ, tại trung tâm có chín vị xuất gia đang hành đạo và tu học.

Trung Tâm mở cửa hằng ngày từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tốị Thời khóa tu học thường lệ cho công chúng hiện nay :·

- Chủ Nhật từ 11.20 giờ trưa: Khóa lễ Cầu Nguyện và Thuyết Pháp. ·

- Chủ Nhật từ 1:20 giờ trưa: Sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Huyền Quang. ·

- Thứ Bảy và Chủ Nhật : Lớp học Việt Ngữ, Vi Tính và Internet.·

- Thứ Ba và Thứ Sáu 8.00 giờ tối : Đạo Tràng Pháp Hoa - Tụng và Giảng Kinh.·

- Mỗi Thứ Bảy đầu tháng từ 9:00 giờ sáng đến 6:00 giờ chiều : Ngày Quán Niệm Tu Bát Quan Trai Giớị·

- Mỗi 11 và 20 Âm lịch từ 8:00 giờ tối : Lễ Sám Hối và Lễ Tụng GiớịNgoài thời khóa tu học thường lệ trên đây, Trung tâm tổ chức hàng năm các Khóa Tu Học và Lễ
Hội đặc biệt theo truyền thống Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam…"

Xin mời độc giả tới thăm một kỳ quan của Houston tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam: http://www.vnbc.org/

10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 -- Tel (281) 575-0910.

Ý kiến bạn đọc
07/06/201200:34:10
Khách
Tôi đọc bài viết này trên VOA's internet viết về một cô ca sĩ Việt Nam được xếp hạng thứ 47 trong giới ca nhạc Mỹ.

Voice of America http://www.bbg.gov/highlight/vietnamese-american-pop-singer-viennie-v-on-border-crossings/

Quí đài có thể cho tôi và cộng đồng biết thêm chi tiết về cô ca sĩ này?

Xin cám ơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.