Hôm nay,  

Cựu TT Võ Văn Kiệt Tát Tai Bọn Bảo Thủ, Đặt Lại Các Định Đề Của ĐCSVN

14/06/200700:00:00(Xem: 14729)

Phủ Nhận Sự Cầm Quyền Chính Thống Của Chế Độ

Bài phỏng vấn cựu Thủ tướng (TT) và nguyên ủy viên Bộ chính trị (BCT) Võ Văn Kiệt (VVK) của BBC được truyền đi vào cuối tháng 4 đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn không chỉ trong các tổ chức  của nhiều cộng đồng VN ở nước ngoài, mà còn trong cả nội bộ chế độ cũng như nhân sĩ và chuyên viên ở trong nước. Bởi vì -nếu để sang một bên những gì có tính cách tuyên truyền, du thuyết- một số nhận định của VVK liên quan trực tiếp tới nguyên tắc, kim chỉ nam hành động của các đảng viên CS, mà từ trước tới nay vẫn được coi là tiền đề không ai được phép động tới hoặc xét lại, nhất là thuộc thành phần lãnh đạo. Cho nên cần tìm hiểu cho kĩ để biết rõ động cơ, tác động và hậu quả những gì VVK đã trình bày công khai.

Hà Sĩ Phu, một nhà tư tưởng nổi tiếng, đã nhận định rằng: “Rất đáng hoan nghênh lời phát biểu mới đây của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Có hàng trăm cách yêu nước khác nhau!” Kể từ ngày có Đảng lãnh đạo đến nay, lần đầu tiên tôi được nghe thấy một đảng viên dám nói cái chân lý sơ đẳng ấy.“ (HSP, “Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội“, phần IV. “Nhân vật lịch sử Phan Chu Trinh và nhũng bài học cho hôm nay“, xem phần thời sự: www.dcpt.org)

Trong khi ấy GS C. Thayer, một người nghiên cứu về VN, đã hỏi thẳng một số quan chức chế độ, “tại sao các ông không buộc tội ông Võ Văn Kiệt về tội tuyên truyền chống nhà nước đi. Sự khác nhau giữa tuyên truyền và chỉ trích là gì"“. Những người này trả lời rất đuối lí: “ông ấy là cựu thủ tướng!“  (“Quan hệ Việt –Mĩ và các nhà đối kháng“, BBC 11.6)

Các vấn đề lớn đáng quan tâm mà ông Kiệt đã đề cập tới trong cuộc phỏng vấn của BBC là hòa giải dân tộc, cách đối xử của chế độ với những người bất đồng chính kiến, bầu cử QH khóa 12, kinh tế theo mô hình XHCN. Trước khi đi vào phân tích và đánh giá các lời phát biểu của VVK, có một số sự việc cần lưu ý tới những nghi vấn liên quan tới cuộc phỏng vấn này.

I. Một số việc cần lưu ý chung quanh cuộc phỏng vấn VVK của BBC

Diễn ra tại Văn phòng Chính phủ II (VPCP) ở Sài gòn.

Có một số nguồn tin khác nhau liên quan tới việc này. Theo đó, lúc đầu VVK muốn tiếp nhà báo BBC tại biệt thự riêng ở Sài gòn, nhưng công an đã tìm cách không cho nhà báo tới nơi hẹn. Chỉ mãi vài giờ trước khi rời Sài gòn thì nhà báo Xuân Hồng mới được VVK điện thoại cho biết là, ông sẽ tiếp nhà báo Xuân Hồng tại Văn phòng II của Chính phủ ở Sài gòn. Theo cách tổ chức của chế độ thì các cựu TT vẫn được dành một phòng làm việc trong Văn phòng Chính phủ.

Việc này đặt ra một số nghi vấn: Như thế là phải chăng  VVK đã được nhóm lãnh đạo hiện nay chính thức cho phép trình bày các nội dung đó" Nếu như vậy thì có phải các lời tuyên bố của VVK là lập trường và quan điểm chính thức của ban lãnh đạo hiện nay" Hay đây chỉ là một thành phần trong nhóm lãnh đạo mà thôi" Nếu như thế thì thành phần đó gồm những nhân vật nào" Thế lực của họ trong nhóm lãnh đạo hiện nay ra sao" Những người này muốn gì khi để cho VVK dùng VPCP trả lời phỏng vấn của một đài quốc tế với một số quan điểm và nhân định từ bỏ “chính thống“ trong tư tưởng, tổ chức…" Có dư luận còn cho rằng, đây không phải là quan điểm của VVK mà ông ta đã được “mớm“" Các câu hỏi này cần được theo dõi và có thể một thời gian không xa sẽ có câu trả lời rõ ràng.

Có thuyết khác cho là, theo thói quen của VN, nếu quen biết thì có thể mượn tạm trụ sở của cơ quan để tiếp khách. Nếu là một chuyện nhỏ như để uống cà phê, tiếp bạn trong lúc nghỉ trưa… thì được. Nhưng giả thuyết này ít có tính khả tín trong trường hợp của VVK đã dùng VPCP II để trả lời cuộc phỏng vấn khá đài của một đài quốc tế về một số vấn đề không chỉ mang tính cách thời sự mà còn chứa đựng cả nội dung liên quan tới một số vấn đề có tính cách nguyên tắc, hệ thống nữa.

Trong cuộc phỏng vấn này VVK đã đặt lại một số vấn đề quan trọng từ trước tới nay vẫn được coi như Tabu, cấm kị, không ai được công khai đụng chạm tới (âm thầm hay bán công khai thì chúng ta đã nghe được nhiều tiếng nói của “lão thành cách mạng“ rồi). Đáng lưu ý nữa, VVK vẫn là đảng viên, mà không phải là đảng viên thường, nhưng đã từng là một nhân vật đứng thứ 3 trong chế độ, giữ Thủ tướng trong nhiều năm và hiện nay vẫn còn ảnh hướng lớn trong một thành phần đảng viên ngày càng đông ở trong đảng.

VVK hay BBC chủ xướng cuộc phỏng vấn"

Có những tin tức cho biết là, từ lâu ông Kiệt đã ngỏ ý với BBC là muốn có một cuộc phỏng vấn. Nhưng mặt khác, đứng về phương diện một cơ quan truyền thông quốc tế như BBC thì cũng rất muốn có một cuộc nói chuyện trực tiếp với một nhân vật đã từng giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nếu phân tích các câu hỏi, cách trình bày trong suốt cuộc phỏng vấn thì có lẽ các câu hỏi đã dùng trong cuộc phỏng vấn không phải là sáng kiến của BBC mà là do VVK nêu ra là chính.

Một số dữ kiện về VVK của người phỏng vấn đưa ra không chính xác

Trong phần giới thiệu về VVK nhà báo Xuân Hồng đã viết: “Vào năm 1986, trong Đại hội đảng lần thứ 7 ông được chỉ định làm Thủ tướng nước CHXHCNVN.“ Các dữ kiện đưa ra trên không chính xác. Cuối năm 1986 diễn ra Đại hội 6 của ĐCSVN, còn ĐH 7 diễn ra 5 năm sau (6.1991). Võ Văn Kiệt chỉ làm quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (CTHĐBT -nay là Thủ tướng) từ tháng 3 đến tháng 6.1988 (sau khi Phạm Hùng mất 10.3.88). Sau đó Đỗ Mười là CTHĐBT từ 6.1988 cho tới khi ông được lên làm Tổng bí thư tại Đại hội 7 (6.1991). Từ tháng 8.1991 Võ Văn Kiệt mới được cử chính thức làm CTHĐBT và giữ chức vụ này cho tới giữa năm 1997.

Các thủ tướng của chế độ CSVN không có thực quyền, nhưng thường chỉ bộc lộ quan điểm riêng khá thành thực khi đã về hưu:

Từ Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và hiện nay Nguyễn Tấn Dũng đều phải theo cơ chế chung rất đanh thép của đảng. Đó là nguyên tắc lãnh đạo “tập trung dân chủ“. Trong thực tế, chỉ một vài người có quyền lực lớn nhất vào thời đó thì mới có quyền hành thực sự, còn những người khác thì phải ăn theo nói theo mà thôi, dù là ủy viên BCT chăng nữa. Nói như thế không phải là bảo rằng, họ không có ý kiến riêng, hay không có ý kiến khác với các đồng liêu. Nhưng do áp lực của số đông, kỉ luật của tổ chức và nhất là khi leo lên được chức cao như vậy ở trong ĐCSVN thường phải mất mấy chục năm, nghĩa là khi ấy cá tính của họ không còn sắc bén nữa, họ đã bị bào mòn như một hòn sỏi nhẵn nhụi trên bãi biển! Cho nên các hành động và tuyên bố của họ phần lớn phải theo ý của một vài người có quyền lực mạnh nhất lúc đó.

Nhưng có điều đáng lưu ý là, một số nhân vật này sau khi không còn quyền hành gì nữa thì họ lại thường trình bày tâm trạng và quan điểm khá thành thực. Chẳng hạn những tuyên bố của Phạm Văn Đồng vào cuối đời ông về trình độ học vấn thấp và tâm lí tự ti của các đồng liêu cùng thời với ông trong nhóm lãnh đạo là “Nhiệt tình cộng với ngu dốt đẻ ra tội ác“, hay thế bơ vơ của chế độ sau khi Liên xô sụp đổ: “Chúng ta như người đi đường không có bản đồ“…Còn trong các năm gần đây ông VVK cũng đang hăng say trình bày hay góp ý với nhóm lãnh đạo về nhiều vấn đề quan trọng từ dân chủ hóa nội bộ đảng, chấm dứt lộng quyền tham nhũng, dân chủ hóa xã hội, cần cảnh giác trước Bắc kinh….Thái độ thay đổi của họ có thể giải thích là, họ không còn bị ràng buộc gánh nặng của cái ghế quyền lực nữa. Cũng còn có thể hiểu là cách ăn năn với lương tâm, muốn rửa tiếng xấu, cải thiện “tiếng thơm“ trước khi qua bên kia thế giới.

* Thái độ nghi ngờ của một số người về ý định thực sự của VVK

Sau khi BBC phát thanh cuộc phỏng vấn với VVK đã có một số người lên tiếng, phần lớn là chỉ trích, nghi ngờ về dụng ý của VVK. Dĩ nhiên cần tôn trọng quan điểm và nhận định của mọi người. Mặt khác, phải giữ thái độ thận trọng trong việc phân tích và đánh giá các lời phát biểu của VVK nói riêng, cũng như của những “cách mạng lão thành“ hay các người lãnh đạo đương thời của CSVN.

Nhưng đối với những người dân chủ đa nguyên (DCĐN) giữ thế chủ động, điều này không có nghĩa là nên giữ thái độ thụ động bỏ qua, hay thậm chí không dám đụng tới và không thấy những phần tích cực chứa đựng trong những nhận định của VVK đang tấn công vào thành lũy của phe bảo thủ độc tài!

Cần để ý, ông Kiệt đã phát biểu trên BBC trong tư cách là một đảng viên ĐCSVN, không những thế ông đã từng là ủy viên BCT và Thủ tướng,  là người đứng thứ 3 trong giới lãnh đạo chế độ trong một thời gian khá lâu và hiện nay vẫn còn một số ảnh hưởng nhất định trong nhiều thành phần ở trong đảng. Nghĩa là một người CS “gộc“ đang đặt lại một số vấn đề căn bản của hệ thống chế độ toàn trị. Cho nên cần đặt đúng vị trí những quan điểm và nhận định của VVK để từ đó hiểu thêm được các động cơ, chủ ý và các tác động của nó đến tình hình trong đảng và xã hội như thế nào. Nếu giữ thế đa nghi, sợ sệt thì sẽ không thấy những lợi điểm rất lớn để khai thác các quan điểm của VVK trong việc làm lợi cho phe DCĐN và tấn công  vào phía bảo thủ độc tài.

II. Cựu TT Võ Văn Kiệt đã phủ nhận những định đề nào của ĐCSVN và ảnh hưởng của nó tới chế độ như thế nào"

* Quan điểm của VVK về một số vấn đề thời sự

Tuy không trực tiếp kết án chế độ trong việc bắt tù đày và đàn áp những người đối kháng ở trong nước các tuần vừa qua, nhưng VVK đã coi những hành động này là không đúng, không cần thiết. Ông cổ xúy cho những cuộc “đối thoại“ “sòng phẳng“ và thẳng thắn giữa các thành phần trong xã hội, có nghĩa là giữa đảng cầm quyền hiện nay (ĐCS) và những thành phần không CS.

“Theo tôi thì tôi nghĩ rằng nên mở rộng đối thoại. Và tôi cũng có ý kiến chánh thức với những người lãnh đạo. Tất cả những chánh kiến khác nhau, khác nhau là chuyện thường, điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau, mà nói chuyện một cách sòng phẳng. Tức là phải nghe những lời phê phán, hay có thể nghe những quan điểm của người ta. Người ta có quyền trình bày những quan điểm của người ta, nhưng mình cũng có quyền phê phán lại những quan điểm ấy. Quá trình đối thoại là quá trình thuyết phục. Tôi cho là cần phải làm như vậy hơn là dùng biện pháp hành chính.”

“Biện pháp Hành chính” ông nói ở đây tức là các hành động bắt giam và tù đày những người khác chính kiến mà chế độ đang làm. VVK cũng chống lại việc bôi đen, chụp mũ những người dân chủ mà chế độ vẫn làm:

“Nhưng cũng không nên áp đặt người ta, không phải là quy chụp người ta. Cái đó tôi cho là không nên. Tăng cường đối thoại, nói dịu với nhau.”

Một vấn đề thời sự khác cũng được VVK đề cập tới trong cuộc phỏng vấn là cuộc bầu cử QH Khóa 12. Quan điểm của ông là, muốn để cho người ngoài đảng được tự do ứng cử vào QH, và cổ xúy để cho các đảng viên cũng được tự ứng cử, chứ không theo cách đảng cử dân bầu của nhóm bảo thủ độc tài:

“Việc tự ứng cử quốc hội, tôi và cũng không ít anh em là nên khuyến khích. Nên có một sự đổi mới trong bầu cử quốc hội ở Việt Nam.”

Điểm quan trọng khác VVK cũng nói trong cuộc phỏng vấn là, ông chống lại cách xây dựng đất nước sau chiến tranh (1975) theo mô hình XHCN:

“Con đường bế tắc. Trong 10 năm đầu chúng tôi đặt ra vấn đề sau chiến tranh, 10 năm đầu có nhiều cơ hội mình không phải mất đi nhưng rất tiếc là 10 năm đầu mình mất bởi cơ chế này, nếu như phân nửa hay như hiện thời thì Việt Nam không phải như bây giờ.“

VVK đã chối bỏ những định đề nào của chế độ và ảnh hưởng của nó ra làm sao"

Nhưng theo chúng tôi, những điều quan trọng nhất nằm trong phần mở đầu cuộc phỏng vấn của BBC. VVK đã đi thẳng vào một số định đề từng được coi như kinh thánh, không được phép đặt lại, lại càng không được phép phủ nhận đối với các đảng viên ĐCSVN, đặc biệt là thành phần lãnh đạo. Đó là sự độc quyền yêu nước. Từ trước tới nay các nhóm lãnh đạo CSVN vẫn tự khẳng định, chỉ có họ mới là người yêu nước chân chính, chỉ có cách yêu nước của họ mới là đúng và chỉ có chủ nghĩa Marx-Lenin mới là con đường cứu nước duy nhất. Cho tới nay các thành phần bảo thủ độc tài trong ĐCSVN vẫn kết án, bôi nhọ những ai không yêu nước theo cách của họ. Từ hai tiền đề trên họ đã bắt nhân dân phải công nhận hệ luận mang tính tất yếu là, sự cầm quyền của ĐCSVN là chính thống và độc tôn, và các đảng viên phải tuyệt đối tuân lệnh lãnh đạo!

Nhưng VVK, một nhân vật từng đứng thứ 3 trong nhóm lãnh đạo, trong cuộc phỏng vấn của BBC, lần đầu tiên đã công khai trước dư luận quốc tế phủ nhận các định đề và các hệ luận này. Định đề thứ nhất của chế độ đã bị VVK phủ nhận và kết án, đó là chủ nghĩa tự coi chỉ có người CS mới là yêu nước:

“Tôi đặt ra vấn đề và cũng viết trong một số bài. Cái này phải nói rằng, cũng có sự méo mó của phía những người cộng sản. Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. Quan điểm đó cũng có một số người như thế. Cái đó hoàn toàn không đúng. Tôi thường nói rằng, con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều con đường. Hàng trăm con đường chớ không phải chỉ một con đường.

Nếu như ông cha mình là phong kiến, là vua chúa đánh ngoại xâm để bảo vệ đất nước của mình là cái gì" Người ta hoàn toàn có thể không cộng sản, ông cha mình có cộng sản đâu, nhưng yêu nước chứ!”

VVK còn so sánh cái yêu nước của người CSVN với cái yêu nước của những người không CS. Ông khẳng định một cách đối chọi với quan điểm vẫn coi là chính thống của chế độ, vẫn coi cái yêu nước của họ là cao nhất và đúng đắn nhất. VVK phủ nhận quan điểm này:

“Người cộng sản chưa thể nói cái yêu nước của mình cao hơn, hoặc nói người ta không chịu chủ nghĩa xã hội thì không phải người ta giảm lòng yêu nước của người ta.”

Những nhận định và lập trường trên đây của ông Kiệt được coi là rất thẳng thẳn, chính xác và vô cùng hệ trọng trong vấn đề đấu tranh tư tưởng giữa những người DCĐN và những người CS bảo thủ độc tài. Các phát biểu công khai trên BBC đã cho thấy VVK đang đạp đổ và vứt nhiều “Thánh“ ra khỏi ngôi đền CS. Từ ít năm nay ngày càng có nhiều đảng viên CS cấp tiến ở nhiều cấp khác nhau cũng đã nhìn nhận một cách công khai và bán công khai các quan điểm và lập trường như VVK.

Đối với những người dân chủ đa nguyên thì những điều VVK đưa ra hoàn toàn không mới mẻ, vì chúng ta đã và đang thực hiện quyền yêu nước  và cũng thể hiện tấm lòng yêu nước của chúng ta qua bao nhiều giai đoạn. Không bao giờ chúng ta coi chủ nghĩa Marx-Lenin là khoa học cả. 

Nhưng đối với nhiều đảng viên CS bảo thủ độc tài thì quan điểm và thái độ phủ nhận của VVK được trình bày công khai trong dư luận quốc tế là một cái tát tai rất mạnh vào họ! Vì VVK không phải là một đảng viên thường, mà đã từng là ủy viên BCT và giữ chức Thủ tướng của chế độ trong nhiều năm!

Bởi vì, khi phát biểu công khai như vậy thì một nhân vật từng giữ thứ ba trong đảng và hiện còn có nhiều uy tín  đã không chỉ phủ nhận mà còn tỏ ra chống lại chủ trương của phe chính thống về độc quyền yêu nước. Đây là mấu chốt của toàn bộ vấn đề đang tranh luận trong chính trị cận đại VN. Vì từ trước tới nay người CS đã tìm cách phủ nhận, đàn áp hay từ chối quyền bình đẳng cho những người khác, những khuynh hướng khác không CS trong việc xây dựng đất nước.

Vì thế, lời phát biểu công khai trên đây của VVK dẫn tới hai sự kiện tất yếu: 1. Từ nay các lời tuyên bố độc quyền yêu nước, hay yêu nước là yêu XHCN của người CS bảo thủ độc tài không còn giá trị nữa! 2. Sự yêu nước và quyền đóng góp xây dựng đất nước của các khuynh hướng khác không CS được VVK cũng như nhiều người CS cấp tiến nhìn nhận. 

Đối với người DCĐN không CS thì các các nhận định của ông Kiệt không có gì mới, vì chúng ta đã nhìn thấy, đã suy nghĩ và hành động từ bao nhiêu năm nay .

Nhưng đối với những người CS bảo thủ độc tài thì các nhận định và tuyên bố công khai của VVK sẽ tạo ra nhiều khó khăn lớn cho phe bảo thủ: Một khi sự độc quyền yêu nước đã bị ngay chính người CS “gộc“ phủ nhận thì tính chính thống (Legitimitt) của chế độ cũng bị mất. Có nghĩa là sự cầm quyền độc đoán hiện nay của họ không còn hợp lý và chính đáng nữa! Như vậy chế độ hiện nay đã mất tính chính thống đối với nhân dân. Những ai cố tìm cách kéo dài chế độ này là chống lại nhân dân, và những biện pháp họ thực hiện để kéo dài chế độ là phi pháp. Cho nên sự chống đối chế độ độc tài toàn trị của nhân dân, của các đảng viên cấp tiến là quyền chính đáng và bổn phận của công dân!

Sự phủ nhận tính chính thống của chế độ của VVK còn đưa tới một hệ luận tất yếu rất quan trọng là, chủ nghĩa Marx-Lenin từ nay không được phép và không được quyền coi là hệ tư tưởng chính thống và khoa học nữa. Điều này có giá trị cả với nhiều đảng viên CS. Từ đó nó nhìn nhận rằng, các hệ tư tưởng khác không phải Marx-Lenin đều có quyền có chỗ đứng thích hợp và được quyền tự do truyền bá ở VN. Điều đó có nghĩa là VVK cổ xúy cho một chế độ dân chủ đa nguyên và chống lại chế độ nhất nguyên, độc tài toàn trị hiện nay.

Nói tóm lại, đối với những người DCĐN thì những quan điểm của VVK không có gì mới, nhưng đối với những người CS bảo thủ độc tài, và nhất là một phần trong nhóm lãnh đạo hiện nay, thì lời phủ nhận công khai trước dư luận quốc tế của VVK là một thất bại rất lớn cho họ. Vì nguyên ủy viên BCT và cựu Thủ tướng VVK đã là người bẻ gẫy các chân đứng của chế độ này! Đó là chủ nghĩa độc quyền yêu nước, tính khoa học của chủ nghĩa Marx-Lenin, tính chính thống của chế độ và tính chính đáng trong việc cầm quyền của ĐCS đã bị VVK phủ nhận tận gốc! Đây là một đóng góp rất quan trọng của VVK.

Liệu VVK và những người CS cấp tiến có quan điểm tương tự có trở thành bạn đường của những người DCĐN trong việc chống phía CS bảo thủ độc tài, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và thái độ xử trí của cả hai bên. Nhưng một việc không thể phủ nhận được là, các tuyên bố công khai của VVK trên BBC vừa qua là một đóng góp lớn của ông trong việc chối bỏ những gì mà người CS bảo thủ và độc tài đã tự thần thánh hóa suốt trên nửa thế kỉ qua. Điều này có nghĩa là, VVK đã công khai tước “vũ khí“ của những người CS bảo thủ độc tài! Ông Kiệt đã đặt một quả “bom“ nổ chậm vào ngay trung tâm của chế độ!

Vì thế, trong một chừng mực nào đó, những lời phát biểu của VVK trên BBC vừa qua có thể so sánh với diễn văn bí mật của Chruschtschow trước Đại hội 20 (1956) của đảng CS Liên xô kết án thần tượng Stalin và một số nguyên tắc lãnh đạo đảng và đất nước của đảng CS Liên xô. Ngày nay nhiền nhà nghiên cứu nhìn nhận rằng, chính hành động này của Chruschtschow đã đóng góp phần quan trọng vào sự sụp đổ của chế độ Liên xô về sau này!"

* Xem bài của cùng tác giả: “Nhiều điều Võ Văn Kiệt nói rất đúng. Nhưng phải thể hiện bằng hành động và uy quyền cụ thể”, trong: www.dcpt.org

(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.orghay www.dcvapt.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.