Hôm nay,  

Việt Nam: Ầm Ĩ Chuyện Tôm Càng Đỏ...

15/09/201000:00:00(Xem: 13729)

Việt Nam: Ầm Ĩ Chuyện Tôm Càng Đỏ...

Hình Tôm Càng Đỏ

Hình trên trích từ Wikipedia Commons: con Crawfish.  Đây là loại tôm càng đỏ, món hạp khẩu của dân nhậu khắp nơi, kể cả tại Bolsa hiện nay. Con tôm tí hon này đang thành chuyện ầm ĩ tại Việt Nam, vừa được cả các thông tấn xã quốc tế tường thuật. Riêng bản tin của VOA,  viết theo nguồn Vietnam Net, gọi nó là con “Tôm hùm đỏ”, bản tin có tựa đề gay cấn “Việt Nam kiên quyết tiêu hủy một số loại sinh vật xâm nhập từ Mỹ” viết nguyên văn như sau:
“Hãng thông tấn Đức cho hay tuần trước Bộ Nông nghiệp đã chỉ thị cho giới hữu trách địa phương tiêu hủy 40 tấn rùa tai đỏ được một công ty ở Cần Thơ nhập khẩu từ Mỹ về.
Công ty Caseamex đã nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ từ Mỹ về làm thực phẩm. Tuy nhiên, đến hết hạn là ngày 31 tháng 8, số rùa này vẫn chưa được sử dụng làm thực phẩm mà được gửi nuôi tại tỉnh Vĩnh Long, điều này vi phạm nội dung của giấy phép nhập khẩu.
Rùa tai đỏ đứng đầu trong danh sách 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới và giới hữu trách lo ngại rằng số rùa độc hại này có thể đã thoát ra ngoài hay được bán làm vật nuôi.
Ngoài ra, bộ nông nghiệp cũng đang yêu cầu cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang xử lý gần 900 con “tôm hùm đỏ”, cũng được nhập khẩu từ Mỹ, bị phát hiện nuôi lậu tại nhà ông Mến ở Hậu Giang, một số đã thoát ra ngoài môi trường và ăn sạch hoa màu.
Ông Mến đã được ông Bùi Quốc Hải, trưởng phòng kinh doanh một công ty kinh doanh thủy sản tại TP HCM nhờ nuôi số tôm này.
Khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Hải cho biết đã đưa 4 kg tôm hùm đỏ từ Mỹ về TP HCM bằng cách xách tay, không có giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ cho phép thả nuôi. Sau đó, ông tiếp tục mua thêm 39 kg nữa đem về nhờ ông Mến nuôi. Trong quá trình vận chuyển, tôm chết khoảng 1 kg.
Theo báo chí Việt Nam, những loại sinh vật này không đem lại lợi ích kinh tế vì có vỏ cứng, cặp càng to, khối lượng thịt thấp (khoảng 15 đến 20% trọng lượng cơ thể).
Loại sinh vật ngoại lai này khi thoát ra ngoài có thể sẽ gây hại cho các công trình thủy lợi bởi chúng đào hang rất sâu. Đây là loại tôm ăn tạp nên khi phát tán ra ngoài có thể làm hại các loài tôm bản địa.”
Ngay cạnh bản tin nguyên văn trên đây, trang web của VOA cũng cho thấy đường dẫn đến một bài liên hệ “Crawfish có thể giúp ngành thủy sản bang Louisiana sau vụ dầu loang.”
Phần ý kiến bạn đọc cũng có lời bình rằng “Theo giới hữu trách Hà Nội (hay bên kia HN), và Bộ nông nghiệp VN "một số đã thoát ra ngoài môi trường và ăn sạch hoa màu. " Nghe có cảm giác những con tôm hùm này to như... con voi.
Điều đáng kể chưa được bãn tin VOA nêu lên là trong khi  mấy trăm con crawfish “xâm nhập từ Mỹ”, mỗi con chỉ bằng ngón tay út,  ở Hậu Giang bị kết tội và ra lệnh tàn sát thì tại miền Bắc Việt Nam , từ lâu đã có 6 tỉnh được khoanh vùng cho nuôi loại crafish nhập vào từ Trung Quốc.
Bài viết  của tác giả Hà-Crawfish gửi cho Việt Báo sau đây cho thấy đầy đủ chi tiết về trận chiến đặc biệt này.

* Lai lịch và vai trò  "Tôm Càng Đỏ" ở Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Việt Nam
 Tôm Càng Đỏ hay  Red Swamp Crawfish có tên khoa học là Prcambarus Clarkii, là loài giáp xác, sống ở ruộng, ao hồ, sông suối, đầm lầy nước ngọt, có hình dạng như con tôm hùm nhưng chỉ lớn bằng ngón tay (finger lobster), đa số có  màu nâu đỏ, tập tính đào hang như con cua con cáy ở đồng ruộng nước ta. Tôm thương phẩm từ 50-70 con/kg, con cái trưởng thành  mang từ 250-500 trứng, 120 ngày là thời gian trung bình tính từ lúc còn là trứng đến lúc trưởng thành, vòng đời tối đa là 2 năm.
Red Swamp Crawfish, Finger Lobster thường được gọi ngắn gọn là Crawfish hay Crayfish, người Việt ở Mỹ dịch nghĩa từ tiếng Hoa gọi nó là Tôm Rồng, ở VN ta gọi là  Tôm Hùm Nước Ngọt, Tôm Hùm Đất, năm ngoái ở Hà Nội người ta còn gọi nó là Thủy Quái “Tôm Lai Cua” và nay ở Sóc Trăng gọi là Tôm Càng Đỏ!
Cho phép tôi dùng từ  Crawfish thay cho các tên gọi  khác trong những đoạn kế tiếp.
Ở Mỹ, rất nhiều tiểu bang có crawfish, ở những thập niên trước nông dân Mỹ nuôi  crawfish đại trà và đã có kế hoạch phát triển nuôi đến 500 ngàn acres  (200 ngàn mẫu tây) ở những tiểu bang Đông Nam nước Mỹ như Texas, Missisipipi, Alabama, Florida, South & North Carolina, nhất là Louisiana.
New Orleans (LA) một thời từng được vinh danh là thủ phủ của Crawfish "Capital of Crawfish" của thế giới. Loài tôm này là một món ăn dân dã, ăn rồi là ghiền, được phổ biến rộng rãi, có đến hơn 90% dân Mỹ hưởng ứng nhiệt liệt crawfish nhất là món Louisiana Crawfish Boil lừng danh, ít có ai ăn dưới 2 pounds (900gr)  mỗi lần ăn!
Hàng năm từ tháng Hai đến tháng Chín, dân Mỹ tổ chức nhiều lễ hội "Crawfish Festival" tưng bừng và đầy màu sắc thu hút hàng triệu du khách và thực khách.
California không có nhiều Crawfish như những tiểu bang Đông Nam, nhưng  mấy năm trở lại đây nổi lên  hệ thống nhà hàng  "The Boiling Crab" và  "The Crawfish House" như một hiện tượng rất "hot, dân nghiền crawfish muốn ăn crawfish ở những nhà hàng này phải đặt trước, rồi xếp hàng rồng rắn, nhiều lúc phải mất đến 2 tiếng đồng hồ mới đến phiên mình!
 Ở Trung Quốc, mặc dầu phong trào nuôi Crawfish mới vài thập niên trở lại đây, nhưng hiện nay TQ là nước nuôi crawfish nhiều nhất vừa cung ứng cho thị trường khổng lồ trong nước, vừa xuất khẩu đáp ứng hơn 90% thị phần trên thế giới, hàng năm  thu về cả tỷ dollars. Crawfish ở TQ được nuôi thả tràn lan, phát triển như con cua con cáy ở nước ta. TQ nuôi nhiều ở vùng hạ lưu dọc theo sông Hoàng Hà như An Huy, phụ cận Thượng Hải, phía Đông Nam thì có Ninh Bố, Tây Nam thì có Côn Minh.
Khác hơn ở Mỹ, Crawfish ở TQ  được chế biến thành nhiều món ăn. Nhà hàng Crawfish đặc trưng ở TQ không thấy xây dựng thành hệ thống có thương hiệu, nhưng các món nấu gần như giống nhau, có món nấu cay tựa tựa như món Louisiana Crawfish Boil của Mỹ. Tháng này cho đến cuối tháng 10, ở Thượng Hải vẫn còn Crawfish, không chỉ bán ở các nhà hàng, quán ăn mà còn được bày bán ở khắp các góc phố, gầm cầu, bà con ăn hà rầm hít hà nóng sốt, nghe  mà thấy thèm.


Tây Ban Nha (Spanish) hiện đang là nước cung ứng Crawfish lớn thứ hai sau TQ, Crawfish của Tây Ban Nha đang dần chiếm ưu thế thị trường trên thế giới cạnh tranh với TQ, nhất là cung ứng mặt hàng crawfish đã bóc vỏ tại thị trường Mỹ, vì giá rẻ không thua  gì TQ và vì phẩm chất nhờ vào môi trường nuôi không bị ô nhiễm như ở TQ.
Tại Việt Nam, Crawfish du nhập vào theo con đường tiểu ngạch khoảng năm 2000 từ Mỹ và TQ, nhiều nhất là TQ. Đã có rất nhiều người ở Mỹ về có tham vọng phát triển con tôm này ở VN, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cá nhân hay đơn vị nào nuôi, dầu chỉ là nuôi khảo nghiệm, thực sự thành công (dĩ nhiên là nuôi chui), lý do chính là thủ tục,  nhiêu khê dẫn đến việc chẳng ai dám đầu tư nghiêm túc bài bản theo đúng qui trình nuôi!
Không riêng Cty Phú Thành ở Sóc Trăng, mà những ai đường đường chính chính lập thủ tục khảo nghiệm, xin giấp phép nhập con giống, rồi giấy phép đầu tư .. .đều biết nó  mệt mỏi đến mức độ nào! Không tin cứ hỏi ông Nguyễn Văn Khởi PGĐ Sở NN&PTNT Sóc Trăng thì biết. Cho nên mới có giai thoại mấy năm trước đây khi TQ muốn phát triển Crawfish ở miền Bắc nước ta, cơ quan chức năng của Sở, Bộ Thủy Sản và Sở, Bộ NN&PTNT yêu cầu là phải được nuôi khảo nghiệm trước, thì chuyên viên TQ liền mời “cán bộ ta đi TQ tham quan,” chỉ các hồ, ruộng mênh mông có nuôi crawfish và bảo: "Các anh yên tâm, không cần phải khảo nghiệm ở VN nữa, TQ hiện là đại nông trường khảo nghiệm rồi"!
Hình như nhờ chuyến đi này mà sau đó không lâu nhà nước cho phép 6 tỉnh miền Bắc nuôi tôm, nhưng đâu phải dễ, nuôi 10 sống một, ao ruộng miền Bắc thì nhỏ, bậc thang, thâm canh nuôi đủ loại, lại hay bị lũ lụt cho nên mấy năm rồi chưa thấy phát triển như dự kiến. Hiện nay ở Hà Nội và Sài Gòn đều có bán Crawfish tươi sống giá 250,000/kg, còn Crawfish đã chế biến, lên đĩa ở các nhà hàng thì không dưới 500,000/kg!
- Tôm Càng Đỏ (crawfish) sẽ "đại họa" cho thủy sinh, cho môi trường sinh thái, và sẽ là hiểm họa như  Ốc Bươu Vàng (OBV)"
- Không dám đâu!
Nếu Crawfish mà là "đại họa" thì cái bọn Sở Bộ Thủy Sản, NN& PTNT, Viện này Viện nọ của ba thằng to đầu là Mỹ, TQ và TBN chỉ  toàn là một lũ ăn hại đái nát"
Crawfish có là đại họa ở VN hay không còn phải chờ kết quả nó được thực sự khảo nghiệm. Cho đến nay chúng ta chưa có  bất cứ báo cáo kết quả khảo nghiệm nghiêm túc nào của cơ quan chức năng, của viện khoa học phán quyết là nên hay không nên nuôi loài tôm này ở VN. Nói ngay như Viện Nuôi Trồng I ở Đình Bảng Bắc Ninh, là cơ quan nghiên cứu khoa học trực thuộc bộ NN &PTNT, khảo nghiệm hơn 3 năm nay ngay trong khuôn viên của Viện vẫn chưa đưa ra một kết luận tiêu cực nào, vậy hà cớ gì chúng ta  vội chụp cho nó cái mũ" Nào là đại họa, nào là phá họai môi trường sinh thái, tiêu diệt thủy sinh....
Chúng ta đều biết là trên đời này chẳng có cái gì hoàn hảo, cái gì cũng có mặt trái, mặt tiêu cực của nó, tôm càng đỏ cũng vậy, vấn đề là việc nuôi nó phải được nghiên cứu khảo nghiệm nghiêm túc về mặt ảnh hưởng môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế như một đề tài khoa học, một luận chứng kinh tế.   Cần có một cái nhìn khách quan, nghiêm túc đặt câu hỏi "Loài tôm này  chắc chắn phải có  ưu điểm nổi trội gì so với các loài thủy sản khác mới được cả Mỹ ,TQ và TBN trọng vọng chớ""   Nó có thể rất "OK" ở Mỹ, "hảo hảo" ở TQ, và "bueno" ở TBN nhưng chưa ai dám khẳng định nó nhất định tốt ở nước ta, biết đâu khi nó về sống trong môi trường nhiệt độ, khí hậu, thổ nhưỡng  và chung sống với những loài khác... rồi biến đổi gien đẻ ra toàn là  những con "ngáo ộp" thì đúng là họa thiệt!
Dù sao, việc qui chụp "Tôm Càng Đỏ" như  Ốc Bươu Vàng là vơ đũa cả nắm, là chủ quan, 2 điều đại kị trong khảo nghiệm và nghiên cứu khoa học.
Cty Phú Thành nhập con giống mà không có giấy phép là phạm luật, nhưng con số 504  (10kg) con Crawfish nhập về từ Mỹ của CTy Phú Thành Sóc Trăng có là bao so với hàng triệu triệu con của Cty Văn Thái và bà con 6 tỉnh miền Bắc nhập về từ Trung Quốc qua cửa  ngõ Lào Cai" Có lẽ  nào Cty Văn Thái ở Phú Thọ  là Cty "bẩm sinh" được cấp phép nuôi, được khảo nghiệm mà Cty Phú Thành  Sóc Trăng không phải" Hay là Phú Thọ và 5 tỉnh phía Bắc nước ta bây giờ không có Sở NN& PTNT, không có cơ quan Bảo Vệ Thủy Sản"
Tại sao chúng ta không nhìn mặt tích cực của Cty Phú Thành, đã có ý thức trách nhiệm đi tiên phong tìm "con gì, cây gì", và đã xin giấy phép khảo nghiệm chỉ mong cứu cái  thảm cảnh hàng vạn hecta trù mật trước kia nay đã thành hoang địa, ô nhiễm, ngập mặn, người dân không nuôi không trồng được cái gì để có miếng ăn, chỉ vì một thời bỏ lúa, bơm nước mặn vào để nuôi tôm mà thiếu thông tin, thiếu kỹ thuật, chỉ được đôi ba mùa sau đó là tôm chết hàng loạt!
Nói gì thì nói bà con ta hãy chờ kết quả  khảo nghiệm đã! Nhưng có được phép khảo nghiệm  hay không và khảo nghiệm có trung thực, có đúng qui trình khoa học hay không lại là chuyện hoàn toàn khác!
- Crawfish Kẻ Truy Diệt Ốc Bươu Vàng"
Dĩ nhiên là cũng phải chờ kết quả khảo nghiệm chính thức, nhưng theo khảo nghiệm của riêng tôi, hễ có Crawfish trong hồ nuôi thì OBV không thể sinh sản phát triển. Crawfish ăn tạp, ấu trùng ốc là món đặc biệt thích khẩu của nó, vậy nên nơi nào có Crawfish thì OBV có nguy cơ tuyệt chủng, bà con có quyền tin, có thể đây là giải pháp tối ưu tiêu diệt Ốc Bươu Vàng!
Cuối cùng , xin thành thật  chia buồn cùng Cty Phú Thành.
Kính chúc bà con Sóc Trăng, vui khỏe vững tin.
Thưa bà con, thế giới bây giờ là thế giới phẳng, chỉ cần một cái "click" là biết nhiều chuyện lắm, đâu có thể một mình một chợ tung tin đồn nhảm được"
Hà-Crawfish
Email : crawfish_vn@yahoo.com

Ý kiến bạn đọc
25/11/201415:00:41
Khách
Theo em nghĩ đây thật sự là một điều đáng quan tâm để bà con có công việc tốt tại quê nhà, để không còn phải bỏ quê, bỏ đất tha phương cầu thực, nếu Crawfish có thể được nuôi ở Việt Nam thì với một nông dân nghèo chỉ có 1 hay vài công đất ruộng cũng có thể nuôi được, mà trong khi đó lợi nhuận được thay đổi đáng quan tâm. 1 công đất ruộng 1 năm làm lợi nhuận cũng không bao nhiêu, nhưng đem 1 công ruộng triển khai nuôi Crawfish thì lợi nhuận chắc sẽ cao hơn nhiều. Với lại theo bài báo này thì thị trường tiêu thụ Crawfish cũng rộng ở Mỹ, TBN và TQ. Mong các cơ quan chức năng quan tâm vấn đề này, để bà con có tin vui. Thân!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, từng bước chúng biến đất nước nầy thành một nhà tù vĩ đại, từng bước chúng muốn biến vua quan nước này
Từ thế kỷ 17, năm 1686, chúa Nguyễn Đàng Trong đã tổ chức một Hải Đội Hoàng Sa để thường xuyên tuần tiểu đảo Bãi Cát Vàng, tức Hoàng Sa
Quê nhà Cần Thơ lọt thỏm giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long cho nên chỉ hiểu biết tận tường đất nước con người như mùa màng
Thưa quý thính giả, trong khi Hà Nội tiếp tục im lặng và chưa có một hành động cụ thể nào trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn chủ quyền Việt Nam
Trước sự kiện Trung Cộng tuyên bố chủ quyền và thiết lập hệ thống chính quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, giới thanh niên trong nước đã lên tiếng
Về tâm lý học, con người thường tin vào những điều mình muốn tin. Nhưng sự thật đôi khi không làm hài lòng ý muốn đó.
Ngày 2-11-2007 Quốc Vụ Viện Trung Quốc (TQ) thông qua việc thiết lập đơn vị hành chính huyện Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam
Hành động cấm dân chống Tàu xâm lược của Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong hai Cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9 và 16-12
Ông Trương Văn Ba, một cư dân tại Hawaii, đã trở về Việt Nam để vận động cho cuộc dân chủ hóa đất nước bằng phương pháp ôn hòa
Đại Lễ Tam Hợp Vesak trong năm 2008 cũng là dịp để một nhà sư học giả Hoa Kỳ đứng giữa lòng Hà Nội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.