Hôm nay,  

Lửa Cháy Bangkok & Tương Lai Quân Chủ Lập Hiến Thái

5/24/201000:00:00(View: 6920)

Lửa Cháy Bangkok & Tương Lai Quân Chủ Lập Hiến Thái

Trần Bình Nam
Ngày 19/5/2010  lửa cháy ngập thành phố Bangkok khi thủ tướng Abhisit Vejjajiva dùng quân đội và đạn bắn thẳng dẹp biểu tình do “phe áo đỏ” ủng hộ đảng Sức Mạnh Nhân Dân ( People’s Power Party – PPP) tái lập trật tự tại thủ đô sau hơn một năm đảng PPP  và đảng Nhân Dân Liên Minh Vì Dân Chủ (People’s Alliance for Democracy – PAD) cầm quyền tranh chấp quyền lực chính trị bằng những cuộc biểu tình và chống biểu tình trên đường phố. Các cuộc biểu tình này đã làm trì trệ sinh hoạt thương mãi của thủ đô Bangkok.
Sự dẹp tắt cuộc nổi loạn này làm 13 người chết và 80 người bị thương cũng có thể là hiệu báo một tình trạng bất ổn sẽ kéo dài tại Thái Lan, tối hậu đưa đến sự cáo chung của chế độ quân chủ lập hiến Thái.
Hoàng gia Thái Lan qua hình ảnh của vua Bhumibol Adulyadej trong hơn nửa thế kỷ qua đã đứng trên và ngoài chính trị, và là yếu tố hóa giải mọi tranh chấp đưa đến ổn định và hòa bình tại Thái Lan. Nhưng khi thủ tướng Thaksin Sinawatra lãnh tụ đảng Người Thái Yêu Dân Thái (Thai Rak Thai – TRT) lên cầm quyền sau cuộc bầu cử năm 2001 thì yếu tố trọng tài của hoàng gia không còn nữa.
Đế chế Thái Lan hiện hữu và tồn tại tại từ thế kỷ thứ 13. Trong thế kỷ thứ 19 khi các nước lân cận như Trung quốc,  Miến Điện, Việt Nam bị các đế quốc Anh Pháp xâm lấn hoặc biến thành thuộc địa các vị vua Thái Lan đã có sự khéo léo cần thiết duy trì một nước Thái Lan độc lập.
Vào đầu thế kỷ thứ 20 ảnh hưởng của các biến động tại Âu châu như trận Thế chiến I ảnh hưởng đến đời sống chính trị của Thái Lan. Năm 1932 một số nhà trí thức được đào tạo tại nước ngoài phối hợp với các thành phần sĩ quan trẻ lật đổ đế chế Thái Lan và thiết lập nền quân chủ lập hiến theo công thức chế độ quân chủ lập hiến của Anh quốc. Quyền hành chính trị được xây dựng theo chế độ nghị viện qua bầu cử quốc hội một cách dân chủ nhưng thường ở trong tay quân nhân. Vua Thái không có quyền hành chính trị nhưng được người cầm quyền tôn trọng và trở thành yếu tố hoà gỉải khi có sự tranh chấp giữa các phe phái.
Tuy nhiên tình hình chính trị của Thái Lan chưa bao giờ thật sự được ổn định. Từ năm 1932 đến nay Thái lan đã có 18 cuộc đảo chánh quân sự. Cuộc đảo chánh đầu tiên xẩy ra năm 1933, chỉ một năm sau ngày thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Vua Bhumibol Adulyadej năm nay 82 tuổi. Ông sinh tại bang Massachusetts và có song tịch Mỹ, Thái. Năm 1933 còn là một cậu bé nhà vua được gởi du học về luật và khoa học chính trị tại Lausanne, Thụy Sĩ. Ông trở về nước lên ngôi vua năm 1946 khi vua Ananda Mahidol, anh ruột của ông qua đời. Cho đến hôm nay ông ở ngôi vua 64 năm và là người làm vua lâu năm nhất trên thế giới. Công lớn nhất của nhà vua Bhumibol Adulyadej là trong thời gian 1946-1975 khi các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam chiến tranh liên miên, nhà vua đã gíúp đưa Thái Lan tiến dần đến một chế độ dân chủ ổn định và phát triển kinh tế.
Trong thập niên 1960 các chính quyền quân nhân Thái Lan cùng với hoàng gia ủng hộ chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nhưng vào thập niên 1970 khi Hoa Kỳ chuẩn bị rút khỏi  Việt Nam, sinh viên Thái Lan bắt đầu xuống đường biểu tình chống chính quyền quân nhân và chống Mỹ.
Tháng 10/1973 sau một cuộc biểu dương lực lượng của sinh viên, chính quyền quân nhân nhượng bộ và ban hành một số cởi mở dân chủ. Nhưng làn sóng dân chủ kéo dài không lâu. Lo sợ không khí chính trị dễ dãi tại Thái Lan sẽ khuyến khích đảng cộng sản Việt Nam bành trướng theo thuyết domino, năm 1976 Đô đốc Sa-ngad Chaloryu đảo chánh, thủ tiêu và bắt giam các thành phần thân cộng và tạm thời bãi bỏ các cởi mở dân chủ.
Đến năm 1988 khi đảng Quốc Dân Thái (Thai Nation Party - TNP) nắm chính quyền, sự đe dọa của Việt Nam không còn nữa, thủ tướng Chatichai Choonhavan cho tái lập chính sách dân chủ cởi mở.
Năm 1991, quân nhân đảo chánh và nhà vua bổ nhiệm ông Anand Panyarachun một nhà ngoại giao kỳ cựu tạm thời làm thủ tướng tổ chức bầu cử. Cuộc bầu cử không có kết quả dứt khoát, nhà vua bổ nhiệm tướng Suchinda Kraprayoon làm thủ tướng, và sinh viên dưới sự hướng dẫn của tướng hồi hưu Chamlong Srimuang xuống đường phản đối. Vụ tranh chấp chính trị này đưa đến cuộc đàn áp đẩm máu gọi là cuộc tàn sát “Tháng Năm Đen” làm thiệt mạng 750 người.
Nhà vua Thái Lan can thiệp, cho mời hai tướng Suchinda và Chamlong đến phủ dụ, yêu cầu hai tướng giảng hòa với nhau.  Ngay ngày hôm sau các cuộc đụng độ chấm dứt nhà vua lại mời ông Anand Panyarachun tạm thời làm thủ tướng tổ chức bầu cử. Kết quả đảng Dân Chủ (Democrat Party – DP) thắng và ông Chuan Leekpai làm thủ tướng. Sau thủ tướng Chuan Leekpai là thủ tướng Banharn Silpa-archa thuộc đảng TNP cầm quyền trong một năm cho đến cuộc bầu cử tháng 11 năm 1996 đưa ông Chavalit Youngchaiyudh đại diện một Liên Minh nhiều đảng làm thủ tướng.
Vai trò của vua Bhumibol Adulyadej thật tốt đẹp qua các diễn tiến thay bậc đổi ngôi tại Thái Lan. Cho đến cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1997.


Cuộc khủng hoảng tài chánh làm nổi bật sự khó khăn của nhân dân lao động trước sự giàu có của hoàng gia và sự cấu kết vì quyền lợi giữa hoàng gia và thành phần ưu tú cầm quyền gồm thương gia, chính trị gia, tướng lãnh và một số nhà trí thức.
Hoàng gia Thái Lan là một trong những hoàng gia giàu có nhất trên thế giới. Theo tạp chí Forbes gia tài hoàng gia lên đến 35 tỉ mỹ kim. Tại vùng thủ dô Bangkok hoàng gia có 4.000 mẫu đất và hoàng gia có cổ phần lớn nhất trong đại công ti Siam Cement. Chưa kể đất đai ngút ngàn tại nông thôn. Những cận thần của nhà vua đều là giới cầm quyền và các nhà tư bản trong nước. Tuy nhiên vua Bhumibol Adulyadej là một người nhạy bén về chính trị nên từ giữa thập niên 1950 ông thấy cần vỗ về dân nghèo và ông đã tung ra chương trình phát triển nông thôn như xây cầu, đắp đập, dẫn thủy nhập điền, và cải cách điền địa trong đất sở hữu của nhà vua trên toàn quốc. Nhưng đây chỉ là những phương thuốc an thần không phải là thuốc chửa bệnh xã hội. Xã hội Thái Lan càng ngày càng đi đến mâu thuẩn. Mâu thuẫn giữa thành thị và thôn quê . Mâu thuẫn giữa nhà vua và quần chúng . 
Một nhân vật xuất hiện trong bối cảnh đó: ông Thaksin Sinawatra. Ông Thaksin sinh năm 1949 tại Chiengmai, tốt nghiệp Hàn Lâm viện Cảnh sát Thái năm 1973, và đỗ tiến sĩ về Tư pháp Hình Luật (Criminal Justice) tại Houston, Texas năm 1978. Ông thành lập một công ty bán dụng cụ điện toán và truyền thông (Sinawatra Computer & Communications Group) và trở thành tỷ phú. Năm 1997 ông thành lập đảng Dân Thái Thương Người Thái (Thai Rak Thai – TRT). Năm 1998  ông đắc củ dân biểu quốc hội và năm 2001 ông Thaksin trở thành thủ tướng.
Với chính sách gần dân uy tín của đảng TRT lên cao và trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2005 đảng TRT của ông Thaksin chiếm một đa số áp đảo (374 trên 500 ghế) tại quốc hội.
Những chương trình của ông Thaksin gồm (1) cho nông dân vay những khoảng tiên nhỏ thủ tục đơn giản, nhẹ lãi để làm ăn (2) tăng lương tối thiểu cho công nhân (3) xóa những món nợ do khó khăn kinh tế 1997, và (4) quan trọng hơn cả là bán bảo hiểm sức khỏe với giá thật thấp người dân nào cũng mua nổi.
Các chính sách của ông mang đến một niềm vui cho dân nghèo và mang lại một sinh hoạt kinh tế sống động tại nông thôn nhất là miền Bắc sinh quán của ông và Đông Bắc Thái, một vùng nghèo khó từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Các chương trình của ông Thaksin cho dân thấy những gì hoàng gia đã làm chỉ là nói mà chơi.
Và hoàng gia Thái Lan không ngồi nhìn ảnh hưởng của mình bị mai một nên đã kết hợp với đảng đối lập PAD bảo hoàng tìm cách hạ bệ ông Thatksin khởi đầu những cuộc đảo chánh và xáo trộn liên miên tại Thái Lan trong nhiều năm từ 2006 mà cao điểm là cuộc nổ súng ngày 19/5/2010  vừa qua. Người đứng sau lưng nhà vua vạch kế hoạch đánh phá ông Thaksin là cựu tướng Prem Tinsulanond từng làm thủ tướng Thái Lan 1980 -1988, và là người cố vấn thân tín nhất của vua Bhumibol Adulyadej trong Hội Đồng Hoàng Gia (Privy Council).
Tháng 9/2006 tướng Sonthi Boonyararglin đảo chánh cướp chính quyền khi thủ tướng Thaksin đi họp hội đồng thường niên Liên hiệp quốc, ban hành Hiến pháp (gọi là Hiến pháp 2007) và tổ chức bầu cử ngày 23/12/2007 theo tinh thần của bản hiến   pháp mới sau khi giải tán đảng Thai Rak Thai của ông Thatksin. Đảng TRT tái xuất hiện dưới tên đảng PPP do ông Samak Sundaravei, nguyên thị trưởng Bangkok cầm đầu lại chiếm đa số. Ông Samak trở thành thủ tướng và lại có cơ hội áp dụng các chương trình dân sinh của cựu thủ tướng Thaksin.
Trong suốt năm 2008 giới bảo hoàng thuộc đảng PAD tổ chức xuống đường (gọi là “phe áo vàng”). Trong khi đó ông Samak kiểm soát quốc hội và chính phủ nhưng đảng bảo hoàng PAD nắm được ngành tư pháp chính yếu là Tối Cao Pháp Viện và Viện này đã liên tiếp ra những phán quyết bất lợi cho cá nhân ông Thaksin và đảng PPP.
Trước tình hình bất ổn, ngày 17/12/2008 một cuộc đảo chánh cung đình đã diễn ra tại quốc hội Thái Lan đưa ông Abhisit Vejjajiv thuộc đảng PAD lên làm thủ tướng. Và trong suốt năm 2009 kéo dài qua năm 2010 là những cuộc biểu tình phản đối liên miên của “phe áo đỏ”.
Vào tháng Tư 2010, các cuộc xáo trộn từ thủ đô Bangkok lan ra 17 tỉnh thành trong toàn quốc làm thiệt mạng ít nhất 40 người và gần 1000 người bị thương trong đó có tướng hồi hưu Khattiya Sawasdiphol thuộc phe áo đỏ bị bắn chết.
Trước tình hình có cơ xẩy ra nội chiến thủ tướng Abhisit Vejjajiv giao toàn quyền cho quân đội và cuộc đàn áp ngày 19/5/2010 đã biến khu thương mãi sầm uất của thành Bangkok thành một biển lửa.
Sự thể đã diễn ra như vậy vì nhà vua không còn đóng vai trò trọng tài. Vòng tròn luẫn quẫn là giải pháp hòa giải nào của hoàng gia cũng dẫn tới bầu cử quốc hội, và nhà vua biết đảng thân ông Thaksin (dù có hay không có ông Thaksin sau lưng) cũng sẽ đắc cử, tối hậu đe dọa uy quyền của hoàng gia.
Máu trên đường phố đang được lau chùi. Dân biểu tình đã trở về nhà. Lính và xe tăng đã trở về đồn trả lại sự yên tịnh cho thành phố Bangkok. Và Thái Lan vừa tránh được một cuộc nội chiến.
Nhưng không biết biến động này có phải là báo hiệu sự suy tàn của hoàng gia Thái Lan không"
Trần Bình Nam
May 23, 2010
[email protected]
www.tranbinhnam.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.