Hôm nay,  

Chặng Đường Đã Đi Qua

28/04/201000:00:00(Xem: 5810)

Chặng đường đã đi qua


Nguyễn-Viết Kim
Gần ngôi thánh đường Saint Columbian là một khu chung cư nhỏ với khoảng 50 đơn vị, đó là nơi tôi có dịp tiếp chuyện với ông Nguyễn Ngọc Khôi, năm nay 83 tuổi và có phong thái ung dung của một kẻ sĩ phương Đông. Ông là thân phụ của giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh. Qua nhiều cuộc mạn đàm với ông, tôi xin ghi lại cái nhìn dưới góc độ của một vị cao niên trải nghiệm thời gian với nhiều biến động .
 Đang theo học để trở thành những sư huynh (freres), với mộng ước khi tốt nghiệp sẽ dạy học ở các trường Taberd (La San) thì ông bị gọi động viên vào năm 1950, lúc đó Việt Nam mới được Pháp trao trả quyền độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Khi trường Võ Bị Liên Quân (inter-armes, inter- armed forces) mở khoá đầu tiên tại Đà Lạt vào năm 1951, để đào tạo các sĩ quan cho Quân Đội Quốc Gia (sau này là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa), ông theo học và tốt nghiệp khóa này với cấp bậc thiếu úy hiện dịch, được đặt tên Trần Hưng Đạo và Quốc Trưởng Bảo Đại chủ tọa Lễ Mãn Khóa . Sau một thời gian chinh chiến tại miền Trung, đặc biệt là tại vùng Khe Sanh, trung úy Khôi được gọi về Võ Bị Quốc Gia và là huấn luyện viên. Năm 1956, ông Ngô Đình Diệm được dân bầu vào chức vụ Tổng Thống của Đệ Nhất Cộng Hòa . Tòa Đại Sứ được thành lập tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tuỳ viên quân lực là thiếu tá Khôi. Năm 1957, trung tá Khôi tham dự vào việc chuẩn bị chuyến công du Hoa Kỳ của tổng thống Ngô Đình Diệm . Hồi hương năm 1958, được bổ nhiệm là Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ vào năm 1960 . Sau một thời gian phục vụ tại Cao Nguyên, năm 1968 đại tá Nguyễn Ngọc Khôi nhậm chức thị trưởng Đà Nẵng.  Năm 1972 ông là thành viên quân sự của Ủy Ban Thi Hành Hiệp Định Ba Lê với nhiệm sở tại Paris và Saigon . Đầu năm 1975, sau 25 năm quân vụ, được giải ngũ cùng với lớp sĩ quan đầu tiên . Rời khỏi Việt Nam từ đảo Phú Quốc vào cuối tháng 4 năm 1975 . Sau một thời gian tại Denver, Colorado thì định cư tại Orange County .
Suy nghĩ của cụ Khôi qua dòng thời gian:
- năm 1949 thì Pháp Quốc chấp nhận cho Việt Nam có nền độc lập, tình hình biến chuyển nhanh và Quân Đội Quốc Gia được thành lập, lệnh động viên ban hành; sau một thời gian trong quân đội ; tôi nộp đơn thi vào lớp sĩ quan và được nhận vào học tại Võ Bị Đà Lạt . Chương trình phỏng theo các trường võ bị của Pháp song thu ngắn lại với thời gian thụ huấn trong khoảng 9 tháng, tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy hiện dịch, phục vụ cho Quân Đội Quốc Gia . Ngôn ngữ trong trường là Pháp Ngữ với các huấn luyện viên đa số là người Pháp . Tình hình chiến cuộc sôi động và tôi phục vụ tại miền Trung trong vùng phụ cận của Khe Sanh. Sau một thời gian chinh chiến tại miền Trung; tôi lên trung úy, được gọi về trường Võ Bị và là huấn luyện viên của 2 khoá sĩ quan (8 và 10) . Bộ Tổng Tham Mưu ra nghị định đặt khóa đầu tiên của Võ Bị Liên Quân Đà Lạt là khoá 3 Võ Bị Quốc Gia . Tôi rất hãnh diện là lớp sĩ quan đầu tiên của Quân Đội Quốc Gia . Mỗi năm chúng tôi có tụ họp cựu khoá sinh và thân nhân, số người tham dự ngày một thưa thớt song hội ngộ là một niềm vui cho các cựu quân nhân, các quả phụ và con cái các vị này .


- năm 1956, thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống của Việt Nam Cộng Hoà , Hoa Kỳ trợ giúp VNCH trang bị và huấn luyện Quân Đội, rất nhiều sĩ quan được gửi đi tu nghiệp, huấn luyện. Tòa Đại Sứ được thành lập tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tôi là tuỳ viên quân sự. Một trong những phụ tá tùy viên là đại úy Nguyễn Xuân Vinh (sau này là tư lệnh Không Quân) . Năm 1957, tôi được lên trung tá và tham dự vào việc chuẩn bị chuyến công du Hoa Kỳ của tổng thống Ngô Đình Diệm . Tổng Thống Eisenhower đã ra tận phi cơ để đón, diễn hành với hoa giấy (confetti) tung bay tại Nữu Ước, diễn văn trước Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ . Đây là thời gian vô cùng bận rộn vì nhân sự rất ít và tôi có nhiêm vụ liên lạc với Bộ Quốc Phòng, các quân binh chủng, tuỳ viên quân sự của các quốc gia khác, thăm viếng các sĩ quan tại các quân trường Hoa Kỳ . Hầu như mỗi ngày tôi đều có hẹn để nói chuyện với nhân viên quân sự, ngoại giao tại Army & Navy Club tại DC . Các sĩ quan khi vãng lai vùng thủ đô thì nhà tôi mời về nhà dùng cơm với các món ăn của quê hương . Khi sắp xếp được thì giờ thì tôi đi viếng các quân trường và trung tâm huấn luyện có sĩ quan Việt Nam thụ huấn .
- hồi hương vào năm 1958, đang phục vụ tại Bộ Quốc Phòng thì tôi được thuyên chuyển làm tư lệnh Lữ Đoàn vào năm 1960. Được tổ chức là những đại đội có thể tác chiến độc lập như pháo binh, thiết giáp, phòng không, và đông nhất là bộ binh , trước đây có tính cách nghi lễ; sau này chúng tôi huấn luyện lại, cho đi tập trận và tác chiến như những đơn vị tinh nhuệ khác . Lúc này tại Hoa Kỳ liên danh Kennedy - Johnson thuộc đảng Dân Chủ thắng cử và sẽ thay thế chính quyền Eisenhower (Cộng Hoà) vào đầu năm 1961 . Năm 1962, 2 phi công của Không Quân ném bomDinh Độc Lập. Tổng Thống Phủ được dời qua Dinh Gia Long ; một kiến trúc mới được xây dựng thay thế Dinh Độc Lập cũ .Ngày nào tôi cũng có dịp gặp tổng thống Diệm, ông là một người có nếp sống đạo đức ; theo truyền thống văn hoá Á Đông, ông rất tôn trọng "quyền huynh thế phụ" .
- trong cuộc biến động ngày 1 tháng 11 năm 1963, tôi bị câu lưu tại Bộ Tổng Tham Mưu, sau đó vài ngày được về nhà và thuyên chuyển đến nhiệm sở mới tại Cao Nguyên . Trung tướng Dương Văn Minh đối xử lịch sự với tôi .
- sau 11 năm là trung tá thực thụ, năm 1968 tôi được lên đại tá và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm tôi là thị trưởng Đà Nẵng . Đây là thành phố lớn thứ hai sau Saigon, quân lực Mỹ đã trực tiếp tham chiến với sự đổ bộ của Thủy Quân Lục Chiến vào năm 1965 tại bãi biển Mỹ Khê . Khi tôi nhậm chức thì những kinh hoàng về Tết Mậu Thân vẫn còn đậm nét . Lúc đó các chức vụ quan trọng như tỉnh, thị trưởng thông thường là 2 năm . Công việc rất khó khăn và tôi tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều vị thị trưởng tại Đài Loan, Đại Hàn, Tân Gia Ba. Lúc đó Tây Đức (Bundesrepublik Deutshland)có trợ giúp tàu bệnh viện Helgoland, bỏ neo tại hải cảng Đà Nẵng . Chúng tôi có thiết lập  dự thảo "Đà Nẵng năm 2000", một "master developing plan" cho tương lai .
- năm 1972, tôi rời chức vụ thị trưởng Đà Nẵng, nhận nhiệm vụ mới là thành viên quân sự trong uỷ ban thi hành hiệp định Ba Lê với nhiệm sở tại Saigon và Paris. Đầu năm 1975, Bộ Quốc Phòng cho biết các quân nhân hiện dịch với 25 năm quân vụ có thể xin giải ngũ, tôi đã nộp đơn xin và được chấp thuận .
- bây giờ bước vào tuổi 83, không biết con đường trước mặt còn bao xa trước khi từ giã cõi đời , tôi rời xa Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 và gần 35 năm chưa quay về quê hương, tôi rất hãnh diện đã phục vụ 25 năm cho đất nước qua cương vị quân nhân . Người xưa có nói "bại tướng nên im lặng" và tôi chỉ có một ước vọng là tương lai sẽ tuơi sáng cho mọi người .
 Ngồi trên xe nhìn ông đứng thẳng vẫy chào, hoàng hôn với những tia nắng hiu hắt cuối ngày làm tôi nhớ tôi câu nói "chiến binh sẽ nhạt nhoà với thời gian, nhưng hình ảnh lưu lại mãi".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.