Hôm nay,  

Cuộc Chiến Giữa Các Thủ Lãnh Ở Pháp

09/04/201000:00:00(Xem: 4326)

Bùi Tín Blog (viết riêng cho VOA Thứ Tư, 07 tháng 4 2010): Cuộc Chiến Giữa Các Thủ Lãnh Ở Pháp

Bùi Tín
Ở Pháp, sau cuộc bầu cử cấp vùng, phe hữu đương quyền thua to. Đảng UMP của tổng thống Sarkozy lâm vào khủng hoảng trầm trọng, chỉ được 36% phiếu bầu ở vòng 2, số cử tri không đi bầu lên đến 49%, do đó UMP trở thành đảng của chưa đến 1 phần 3 cử tri, đảng của thiểu số nhân dân.
Sự chia rẽ trong cơ quan lãnh đạo UMP vốn đã rõ càng thêm nặng nề. Nguyên thủ tướng Dominique de Villepin liền tuyên bố ly khai UMP, sẽ lập một đảng mới của phái hữu. Đầu năm nay, chính tổng thống Sarkozy đã kiện ông de Villepin - đồng chí của mình, ra tòa án Paris vì đã tham gia vu cáo ông gửi tiền ở nước ngoài. Ông de Villepin bị tuyên án án treo 12 tháng.
Ngay trong đảng UMP, nhiều người phê phán ông Sarkozy cố chấp, mang lòng thù hận dai dẳng đối với một sự việc không đáng làm to chuyện đến thế.
Mới đây trong đảng UMP lại nổi lên chuyện bê bối nữa. Đó là có tin đồn rằng cặp vợ chồng tổng thống Sarco – Bruni đang trên đà đổ vỡ; đệ nhất phu nhân Carla Bruni vừa có cuộc phiêu lưu tình ái với nhạc sỹ đẹp trai Benjamin Biolay đang lừng danh, trong khi tổng thống Sarko có quan hệ quá mức với nữ võ sĩ Karaté Chantal Jouanno hiện là quốc vụ khanh về môi trường. Tin đồn này trở nên nghiêm trọng khi báo Anh và Đức đăng lại tin từ báo Pháp JDD – Journal du Dimanche, rồi văn phòng tổng thống đòi mở cuộc điều tra, lại còn đặt nghi vấn cho bà Rachida Dati, cho rằng bà là người phao tin do bất mãn, bị mất chức bộ trưởng bộ tư pháp, còn bị thu hồi chiếc xe ô tô công vụ và 3 vệ sỹ. Bà R. Dati lập tức ‘phủ nhận mạnh mẽ sự hồ đồ bịa đặt này’. Tổng thống Sarco bị chê trách trong chuyện này, vì bà R.Dati vốn là người phát ngôn tin cậy của ông trong cuộc bầu tổng thống năm 2007.
Trong lãnh đạo UMP đang có dư luận cho rằng không chắc ông Sarkozy sẽ được UMP chọn làm ứng cử viên tổng thống một lần nữa vào năm 2012, vì kém cả trình độ và nhân cách. Những ứng viên sáng giá sẽ có thể là ông nguyên thủ tướng Alain Jupé, hoặc thủ tướng hiện tại François Fillon, cũng có thể là ông Jean François Copé hiện là trưởng đoàn nghị sỹ UMP tại Quốc hội. Trong khi một số đảng viên trẻ của UMP chán nản, tỏ ý sẽ chuyển sang phía trung - hữu, hoặc sang đảng Xanh (bảo vệ môi trường), hoặc nhập tổ chức mới của ông de Villepin, nhóm lãnh đạo UMP đang cạnh tranh nhau để dành vai lãnh tụ UMP thay ông Sarkozy, từ đó đương nhiên sẽ là ứng viên tổng thống của UMP vào năm 2012 tới. Báo chí Pháp gọi là ‘cuộc chiến giữa các thủ lãnh UMP’ – la guerre des chefs UMP, đảng đang nắm quyền nhưng đang sa sút nặng nề.


Trong đảng Xã hội là đảng đối lập mạnh nhất hiện nay, vừa kết hợp chặt với đảng Xanh dành thắng lợi lớn trong 23 trên 25 vùng của nước Pháp, 'cuộc chiến giữa các thủ lĩnh' đảng XH, nhằm giành chức ứng viên tổng thống 2012, cũng không kém phần gay gắt. Thời cơ cho đảng XH trở lại giành quyền lực cao nhất đang là hiện thực. Nhưng ai sẽ là ứng viên sáng giá nhất của đảng này vẫn còn là ẩn số. Bà Martine Aubry mới nhận chức lãnh tụ - Tổng bí thư đảng, chưa có đủ uy tín. Bà Ségolène Royal, nguyên ứng viên tổng thống năm 2007, tuy bị thất cử hồi ấy, qua cuộc bầu cử cấp vùng mới đây được tỷ lệ tín nhiệm rất cao, chưa chịu bỏ cuộc. Ông François Hollande, nguyên lãnh tụ đảng vừa mất chức, vẫn tỏ ý muốn vào cuộc để đọ sức và thử vận may. Lại còn ông Manuel Valls, nghị sỹ, thị trưởng Évry gần Paris, cũng tuyên bố sẽ ra tranh cử. Người đang dẫn đầu cuộc thăm dò ý kiến trong đảng Xã hội là ông Dominique Strauss-Kaln, hiện là Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF - International Monetary Fund. Hai bà và ba ông trên đây sẽ đọ sức để mong trở thành tổng thống Pháp vào năm 2012. Do đó ‘cuộc chiến giữa các con Voi - thủ lãnh đảng Xã hội’ trong những tháng tới cũng sẽ quyết liệt.
Hai vấn đề làm nhức đầu nhất cho tổng thống Sarkozy, thủ tướng Fillon và đảng UMP là 2 lời hứa lớn tăng sức mua của toàn xã hội và giảm số thất nghiệp vẫn còn lơ lửng, mịt mù. Đã vậy, an ninh xã hội có chiều xấu đi, kế hoạch mở rộng thủ đô Đại Paris – le Grand Paris – mà ông Sarkozy muốn dùng để đánh dấu nhiệm kỳ của mình, có nguy cơ bị xếp vào tủ, vì đưa ra vội vã, chưa tính toán kỹ, nhất là về mặt giao thông và môi trường.
Trong khi 2 đảng lớn nhất ở Pháp là UMP và Xã Hội đang có cuộc đấu tranh quyết liệt ở cơ quan lãnh đạo để giành ghế ứng cử viên tổng thống duy nhất cho mỗi đảng, thì các đảng khác cũng có những biến động.
Đảng Xanh đang vươn lên mạnh, vẫn chủ trương liên minh với đảng Xã Hội, với nhiều yêu sách là tô đậm thêm yếu tố môi trường trong các dự án và có thêm đảng viên Xanh trong các cơ quan quyền lực.
Đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia FN tăng được chút ít số cử tri ở 12 vùng trên 25 vùng, nhưng vẫn yếu trong phạm vi cả nước; đảng Cộng sản Pháp phía cực tả ở vào thế suy kiệt, gần như thoi thóp, trong đảng có yêu cầu giải thể hoặc đổi tên, để đảng viên tự do nhập các tổ chức khác có vai trò và vị trí khá hơn. Lực lượng trung gian do đảng Phong trào dân chủ Modem – Mouvement Démocratique đại diện cũng suy yếu trông thấy, không đủ 5% phiếu bàu, hầu như rã rời từ trên xuống cơ sở.
Các nhà bình luận thời sự nhận định đang có sự di động trong và giữa các đảng phái ở Pháp ở mức chưa từng có, một sự sắp xếp, cơ cấu lại – recomposition - của các lực lượng chính trị, mới mẻ, lý thú, khi nước Pháp bước vào thập kỷ 2 của thế kỷ XXI.  ./.
Buì Tín
(Nhà báo Bùi Tín còn có trang blog ở: http://www.voanews.com/vietnamese/news)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.