Hôm nay,  

Điểm Qua Về Tình Hình Người Việt Hải Ngoại Trên Thế Giới

06/02/201000:00:00(Xem: 4731)

Điểm Qua Về Tình Hình Người Việt Hải Ngoại Trên Thế Giới

Đoàn Thanh Liêm
Năm 2010 được kể như là năm thứ 35 kể từ ngày đa số người Việt bắt đầu rời xa quê hương để tới định cư tại nước ngoài, sau khi chế độ Việt nam Cộng hòa tại miền Nam sụp đổ vào ngày 30 Tháng Tư 1975.
Thống kê cho biết là hiện có khoảng 3.5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 60 quốc gia trên thế giới. Trong số này, đông nhất là tại Hoa Kỳ với trên 1.5 triệu người, rồi đến Pháp cỡ 250 ngàn, Australia cỡ 200 ngàn, Canada 150 ngàn v.v… Tại nước Nga và các nước Đông Âu, thì có đến 4 - 500 ngàn, phần lớn là dân đi từ miền Bắc Việt nam, trong đó có một số di dân bất hợp pháp. Còn tại Á châu, thì riêng tại Cambodia có đến 500 ngàn, tại Đài Loan, Đại Hàn mỗi nước có đến 100-200 ngàn, phần lớn là các cô dâu theo chồng về nước. Đó là chưa kể đến số “lao động hợp tác” tại nhiều quốc gia như Mã Lai, các nước ở Trung Đông v.v…, số người này chỉ cư ngụ tại các nước đó trong khoảng thời gian được quy định theo hợp đồng lao động, chứ không phải là di dân với quy chế “ cư trú vĩnh viễn”, hoặc được nhập tịch để có tư cách một công dân của quốc gia mình cư ngụ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cồ gắng trình bày khái quát về tình hình sinh hoạt của số đông bà con người Việt hiện định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước Âu Mỹ, dựa theo các số liệu và thông tin mới nhất có thể thâu thập được. Mấy năm trước đây, đã xuất hiện một số cuốn sách như bộ “Vẻ Vang Dân Việt” của tác giả Trọng Minh ở Mỹ, hoặc bộ “Người Việt Hải Ngoại / Vòng Quanh Thế giới” của tác giả Đỗ Thông Minh ở Nhật bản v.v…Đó là những tài liệu rất quý, được soạn thảo rất công phu, ghi lại những sự thành công vượt bậc của một số người Việt hải ngoại, cũng như về tình hình sinh hoạt của các cộng đồng người Việt ở nhiều nước trên thế giới.
Nói chung, thì trong 35 năm đến cư ngụ sinh sống tại nước ngoài, bà con người Việt chúng ta đã hội nhập khá thành công với xã hội các quốc gia sở tại. Điển hình như ở Pháp, nhờ sẵn có sự gần gũi, liên hệ giao tiếp với văn hóa, ngôn ngữ Pháp từ nhiều thế hệ trước đây, nên qua đến thế hệ thứ hai, thì người Việt đã có thể rất thoải mái sinh hoạt trong lòng xã hội Pháp và được người dân sở tại đánh giá cao hơn so với các di dân thuộc sắc tộc thiểu số khác rất nhiều. Ta sẽ phân tích chi tiết hơn về hiện tượng hội nhập thành công này trong một số lãnh vực như sau  :
1 – Về phương diện giáo dục và khoa học kỹ thuật.
Có thể nói người Việt, nhất là con em thuộc thế hệ thứ hai đã rất thành công trong việc học vấn tại nhiều nơi. Mỗi năm, học sinh và sinh viên Việt nam đều chiếm lãnh được nhiều phần thưởng vào loại cao nhất trong hệ thống các trường học tại Âu châu cũng như tại Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết dân tỵ nạn khi phải rời bỏ quê hương để ra đi, thì chỉ có đôi bàn tay trắng, chứ nào có mang theo được tài sản vốn liếng gì đâu. Bởi thế mà họ bị thôi thúc để mà cố gắng hết mình trong việc mưu sinh, và ổn định cuộc sống trong một môi trường xã hội hoàn toàn xa lạ so với quê hương bản quán của mình. Nhất là lũ con vừa thương cha mẹ vất vả cực nhọc, nên phải ra sức mà học tập để có được một chỗ đứng, một nghề nghiệp vững chắc trong xã hội vốn đã sẵn có trình độ khoa học kỹ thuật và kinh tế phát triển cao độ như tại các nước Âu Mỹ.
Nhiều nguồn thông tin đều đưa ra con số 300 ngàn chuyên viên tốt nghiệp đại học trở lên, như bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Như vậy, thì so với nhân số trên 3 triệu người Việt hải ngoại, chúng ta có đến sấp xỉ 10% dân có bằng đại học. Đây quả là một tỉ lệ cao so với bất kỳ một dân tộc được coi là văn minh tiến bộ nào. Hơn nữa, sinh viên Việt nam đều rất thành công cả tại những đại học danh tiếng như Harvard, MIT, Yale, Stanford v.v… ở Mỹ, hay như Sorbonne, Cao Đẳng Sư Phạm … tại Pháp. Và khá nhiều chuyên gia đã được học giới toàn cầu đánh giá cao, điển hình như Tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận, chuyên gia về ngành Vật lý thiên thể (Astro-Physics), Bác sĩ Nghiêm Đại Đạo, chuyên về khoa Giải phẫu Mạch máu và Ghép Cơ quan tại Đại học Pennsylvania, Bác sĩ Daniel Trương Dũng, Giám Đốc Trung Tâm Bệnh Parkinson của Đại học UCI, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh chuyên về Khoa học Không gian, Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn chuyên gia về ngành Vật lý Hạt nhân, Giáo sư Phạm Xuân Yêm, Giám Đốc Nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Quốc gia ở Pháp, Kỹ sư Dương Nguyệt Ánh, chuyên gia chế tạo loại bom “Áp nhiệt” v.v…
Lại còn phải kể đến một số các giáo sư đại học mà còn rất trẻ tuổi, mới vào tuổi đôi mươi. Và còn rất đông sinh viên xuất sắc mà được cấp phát học bổng suốt trong nhiều năm để theo đuổi việc học tập và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nổi danh trên thế giới, như học bổng của Bill & Melinda Gates Foundation, học bổng Rhodes Scholar v.v…
2 – Trong lãnh vực văn hoá nghệ thuật.
Thế hệ những nhà nghiên cứu văn hoá kỳ cưụ như Thái Văn Kiểm, Vũ Ký ở Âu châu, về ngữ học, văn học như Nguyễn Đình Hoà, Huỳnh Sanh Thông đều có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu văn hoá Việt nam đối với nước ngoài. Riêng nền sinh hoạt văn học hải ngoại đã đạt tới sự phổ biến sâu rộng với rất nhiều sách báo được xuất bản, và đặc biệt lại còn được phổ biến trên mạng lưới điện tử toàn cầu, qua rất nhiều các loại trang nhà, các website, các blog. Các nhà văn, nhà thơ đã từng thành danh trước năm 1975 như Võ Phiến, Mai Thảo, Nguyên Sa v.v…, thì đã được tiếp nối bởi thế hệ trẻ các nhà văn, nhà thơ rất là đông đảo, hùng hậu. Điều này chứng tỏ sức sáng tác phong phú bền bỉ về văn học, trong bàu không khí tự do thông thoáng tại các quốc gia dân chủ đa nguyên. Với sự phát triển mạnh mẽ cuả ngành truyền thông, sự giao lưu văn hoá và chuyển giao thông tin mỗi ngày thêm mau lẹ, và góp phần nối kết gắn bó chặt chẽ giưã các cộng đồng người Việt hải ngoại ở rải rác khắp mọi nơi trên thế giới với nhau, cũng như với đại khối dân tộc tại quê hương bản quán Việt nam.
Về lãnh vực sáng tác và trình diễn nghệ thuật, nhờ sự tiến bộ về kỹ thuật âm thanh cũng như hình ảnh, người Việt hải ngoại cũng đạt tới trình độ phát triển và sinh hoạt rất cao trong các ngành điện ảnh cũng như ca vũ nhạc kịch. Đặc biệt là ngành âm nhạc có sức thu hút số đông thính giả ái mộ. Điển hình như các trung tâm Thuý Nga, Asia đều liên tục cống hiến cho công chúng những buổi trình diễn văn nghệ thật đặc sắc, mà lại còn được ghi băng hình, bắt đầu bằng VCR và tiến lên DVD được phổ biến toàn thế giới. Về phiá các nghệ sĩ đã từng nổi tiếng ở Việt nam hồi trước năm 1975, thì vẫn còn tham gia sinh hoạt nghệ thuật mà được công chúng mến chuộng, điển hình như nữ tài tử Kiều Chinh, nghệ sĩ Bích Thuận, ca sĩ Thanh Tuyền, Khánh Ly v.v...
Các đài phát thanh, truyền hình cũng được tổ chức khắp các thành phố mà có đông người Việt định cư. Nhờ vậy mà việc phổ biến tin tức cũng như sinh hoạt văn hoá xã hội cuả cộng đồng được triển khai dễ dàng, góp phần tăng thêm mối liên kết gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng, cũng như bảo tồn được ngôn ngữ và văn hoá Việt nam nơi thế hệ thứ hai, thứ ba cuả các gia đình định cư ở nước ngoài.
Về sinh hoạt thể thao, tại nhiều thành phố lớn vẫn có tổ chức thi đấu những môn thể thao mà người Việt ưa thích như bóng tròn, bóng bàn, bóng chuyền.Đặc biệt các võ đường dậy môn võ Việt nam, nhu đạo, taekondo, karate, và nhất là môn “Võ dưỡng sinh, khí công” cho giới cao niên, thì đều thu hút số đông người đến tập luyện, tạo thành phong trào rèn luyện thân thể, bảo tồn sức khoẻ. Một số vận động viên thể thao đã trở thành nổi tiếng, ngay cả đối với giới hâm mộ người Mỹ, như Đạt Nguyễn trong bộ môn “banh cà na” (football cuả Mỹ).
3 – Trong lãnh vực kinh doanh
Tương đối người Việt hải ngoại đã khá thành công trong lãnh vực kinh doanh đủ các ngành nghề, từ buôn bán lẻ, điều hành các cơ sở dịch vụ, mở các nhà hàng ăn uống giải khát cho đến mua bán nhà cưả, điạ ốc, các cơ sở chuyên về bảo hiểm v.v... Người Việt cũng khá thành công trong dịch vụ chăm sóc móng tay (ở Mỹ gọi là nghề làm nail), tạo công ăn việc làm cho biết bao nhiêu người, mà không đòi hỏi phải được đào tạo chuyên môn phúc tạp và dài ngày so với các nghề khác.
Hầu hết các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ tốt nghiệp từ trước năm 1975, thì đều đã qua được kỳ thi để lấy được bằng hành nghề (licence) tại các quốc gia Âu Mỹ. Khác với nghề luật sư ở Mỹ, thì chỉ có thế hệ thứ hai mới có thể thi đậu tương đối dễ dàng để có thể hành nghề. Hiện có đến trên 1,000 luật sư gốc Việt mà đang hành nghề riêng tại Mỹ (practicing lawyer). Và dĩ nhiên số bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ trẻ đang hành nghề cũng phải lên đến con số nhiều ngàn người. Lớp chuyên viên về luật pháp, cũng như về y tế này thường làm việc trong các cơ sở có quy mô lớn của người Mỹ, nên dễ thi thố tài năng chuyên môn cao cấp của mình.
 Còn về các cơ sở kinh doanh trong các ngành nghề khác do người Việt điều hành, thì tuy chưa có lớn lao lắm, nhưng đã tạo cơ hội cho một số chủ nhân đạt tới danh hiệu triệu phú cả theo tiêu chuẩn cuả xã hội Mỹ. Điển hình như hệ thống Lee’s Sandwich chuyên bán bánh mì, bánh ngọt, thì đã có đến mấy chục cơ sở kinh doanh tại nhiều thành phố tại Mỹ, mà có đông người Việt cư ngụ.
4 – Lãnh vực công quyền .
Người Việt đã tham gia khá đông đảo trong chính quyền các quốc gia sở tại. Trước hết là các chức vụ dân cử. Tại Mỹ, người đầu tiên được bàu vào chức vụ Dân biểu Liên bang Hoa kỳ, đó là Joseph Cao Quang Ánh đại diện tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. Còn có hai dân biểu cấp Tiểu bang, đó là Trần Thái Văn ở California và Hubert Võ ở Texas. Về chức vụ nghị viên cấp thành phố, thì có đến mấy chục vị đã được bàu là đại diện dân cử tại Mỹ, Anh quốc, Canada và Úc châu.


Còn về chức vụ trong ngành hành pháp cấp Liên bang ở Mỹ, thì đã có nhiều người được bổ nhiệm làm Phụ tá Bộ trưởng như Tiến sĩ Đinh Việt tại Bộ Tư pháp, hay làm việc tại Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống Hoa kỳ như Phạm Đức Trung Kiên, Vũ Bảo Kỳ, Phạm Thư Đăng v.v…Một nhân vật có thể coi là nổi bật nhất trong năm 2009 vừa qua, đó là Bác sĩ Philipp Rosler, Bộ trưởng Y tế của chánh phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Ông sinh năm 1973 tại Sóc Trang, được cha mẹ nuôi người Đức đưa ra khỏi Viêt nam khi mới có hơn 1 tuổi, mà nhờ có năng khiếu thiên bẩm, nên đã hấp thụ được một nền giáo dục tuyệt hảo tại nước Đức và đã gặt hái được một thành công rựùc rỡ, dù mới chỉ ở vào tuổi ngoài 30.
Riêng về ngành Tư pháp ở Mỹ, thì đã có đến cả chục vị được tuyển chọn vào ngạch thẩm phán cấp Tiểu bang cũng như cấp Liên bang.
Nói chung thì thế hệ thứ hai đã hội nhập khá sâu sắc vào với dòng chính của xã hội Âu Mỹ, trong lãnh vực công quyền cũng như trong môi trường hàn lâm đại học. Và cứ theo cái đà tiến bộ hiện nay, thì trong tương lai không xa nữa, lớp con cháu thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba sẽ mỗi ngày càng tiến xa hơn nữa trong bức thang xã hội của các quốc gia, mà cha ông của chúng đã chọn lựa làm “quê hương thứ hai”, thêm vào với quê hương nguyên thủy là nước Việt nam vậy.
5 – Lãnh vực sinh hoạt cộng đồng.
Khối người tỵ nạn, nhất là các “thuyền nhân” (boat people), khi vượt thoát khỏi đất nước quê hương vào các thập niên 1970-80, trong các điều kiện hết sức nguy hiểm và khắc nghiệt bi thảm, thì được cộng đồng quốc tế rất mực thương cảm và đã mở rộng bàn tay để tiếp đón với tất cả lòng nhân đạo chân thật. Và người tỵ nạn đã góp phần cộng tác với những cơ quan thiện nguyện cứu trợ tại các trại, bằng cách tổ chức những ban trật tự, ban giáo dục hướng dẫn thanh thiếu niên, mở các lớp học sinh ngữ, dậy nghề v.v..., để giúp bà con chuẩn bị định cư tại một nước thứ ba. Thành ra tổ chức sinh hoạt cộng đồng đã khởi sự ngay từ hồi các thuyền nhân mới đặt chân tới trại tạm trú. Và rồi lần hồi khi đã tạm ổn định nơi đất nước định cư, thì bà con lại tự động tổ chức các sinh hoạt cộng đồng và tương trợ lẫn nhau, kẻ đến trước tìm mọi cách để giúp đỡ dẫn dắt lớp người đến sau. Với tinh thần liên đới và tương trợ cao độ như vậy, nên giưã bà con với nhau càng có thêm sự gắn bó thông cảm tốt đẹp. Và việc này cũng đã tạo được mối thiện cảm cuả các cơ quan xã hội và tổ chức thiện nguyện tại quốc gia đón nhận người tỵ nạn đến định cư.
Lần hồi các hội ái hữu được thành lập để quy tụ những bà con đồng hương từ một điạ phương ở quê nhà, những bạn học sinh cùng trường, những cựu quân nhân cùng một binh chủng hay cùng một đơn vị v.v... Việc thành lập và điều hành các hội đoàn như vậy thật là đơn giản, dễ dàng tại những quốc gia dân chủ tự do, vì đó là thuộc về khu vực xã hội dân sự, vốn là một khu vực nằm ngoài sự quản lý cuả nhà nước, mà thường được gọi là “những tổ chức phi-chính phủ” (NGO = Non-governmental organisations). Những hội đoàn này chỉ phải đăng ký với cơ quan nhà nước khi cần xin được công nhận là có”tính cách bất vụ lợi” (non - profit) và do đó được hưởng quy chế “miễn thuế” (tax- exempt).
Tại một số điạ phương lại còn tổ chức thành một cơ cấu lấy danh xưng là “Ban Đại Diện Cộng Đồng” với thành phần Ban Điều Hành được tuyển chọn qua một cuộc bàu cử tại điạ phương, tương tự như cuộc bàu cử một cơ quan “dân cử”, với hình thức coi giống như là một cơ quan công quyền thuộc khu vực nhà nước. Về thực chất, thì các” tổ chức cộng đồng” này chỉ là một thứ hội đoàn, hiệp hội tư nhân mà thôi, chứ không hề là một thành phần nào trong guồng máy cuả chánh quyền điạ phương. Nhưng có lẽ vì quá chú trọng đến khiá cạnh “tranh đấu chính trị” chống lại “sự xâm nhập cuả nhà nước cộng sản vốn chủ trương tìm mọi cách khống chế người Việt ở hải ngoại”, cho nên đã xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng trong sinh hoạt nội bộ cuả các tổ chức cộng đồng này, khiến gây thêm chia rẽ, phân hoá giưã các thành viên cuả cộng đồng. Điển hình có nơi lại xuất hiện đến 2-3 tổ chức, mà đều tự nhận là “Ban Đại Diện Cộng Đồng” cả, và chẳng ai lại còn nhường nhịn lẫn nhau nưã. Tình trạng bế tắc này rõ rệt là điều đáng quan ngại, vì nó đã gây ra hậu quả bất lợi là làm mất cái hoà khí trong nội bộ, làm tê liệt đời sống cuả tập thể cộng đồng. Mặt tiêu cực như thế cần phải được mau chóng khắc phục chấn chỉnh, chứ không thể cứ để kéo dài mãi mãi được.
6 – Sinh hoạt tôn giáo.
Nói chung thì tại các nước tự do dân chủ, người di dân tỵ nạn là tín đồ cuả các tôn giáo chính ở Việt nam như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo đều có điều kiện dễ dàng thuận lợi để mà tổ chức quy tụ lại với nhau, hầu cùng theo đuổi những sinh hoạt tâm linh theo giáo huấn cuả tôn giáo mình. Riêng tại các nước Âu Mỹ, thì các tín đồ Công giáo và Tin Lành Việt nam dễ dàng hội nhập với tổ chức và sinh hoạt cuả các đồng đạo với mình, vì đã có sẵn cơ sở thờ phượng là thánh đường và nền nếp sinh hoạt đã có sẵn cuả điạ phương. Còn đối với tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, thì phải tự đứng ra lo liệu về mọi phương diện, từ cơ sở vật chất như ngôi chua, thánh thất, trụ sở hội họp cho đến lề lối sinh hoạt đem từ Việt nam tới, tất cả đều phải do mình cáng đáng lấy hết. Bởi lẽ tại điạ phương, chưa hề có sẵn một tổ chức nào tương tự như mình. Tuy vậy, rồi lần hồi sinh hoạt tôn giáo cũng được phát triển, để mọi tín đồ đều có sự thuận lợi tổ chức những cơ sở cần thiết cho các hoạt động tâm linh cuả riêng tôn giáo mình.
Điểm đặc sắc là tại các nhà thờ, các chuà, thánh thất …, thì luôn luôn tổ chức được các trường dạy Việt ngữ cho con em vào ngày cuối tuần. Đây là một sự đóng góp rất quan trọng cuả các tổ chức tôn giáo trong việc bảo tồn và phát huy văn hoá Việt nam cho thế hệ thứ hai, thứ ba cuả người Việt hải ngoại. Kèm theo là việc tổ chức những hội đoàn thanh thiếu niên như gia đình Phật tử, Đoàn Thiếu nhi Thánh thể v.v... để giúp giới trẻ có cơ hội được đào tạo sinh hoạt tập thể lành mạnh, tiến bộ cả về đức dục và trí dục. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến những hoạt động từ thiện nhân đạo do các tín đồ xướng xuất và thực hiện, cụ thể như quyên góp thực phẩm, tiền bạc, vật dụng để giúp cứu trợ nạn nhân thiên tai bão lụt, giúp người bị bệnh phong cùi v.v... Qua những sinh hoạt văn hoá xã hội và nhân đạo từ thiện như vậy, tôn giáo càng thêm thân thiết gắn bó với từng gia đình trong số các tín đồ cuả mình. Nhờ vậy mà nếp sinh hoạt cộng đồng càng thêm phấn khởi, an vui và bền vững.
7 -  Sinh hoạt cuả người Việt tại Đông Âu.
Số người Việt cư ngụ tại nước Nga và các nước Đông Âu được ước lượng vào khoảng 4 - 500 ngàn. Họ thuộc nhiều thành phần khác nhau, chứ không phải đa số là dân tỵ nạn như là tại các nước Âu Mỹ. Vì Việt nam có quan hệ gắn bó chặt chẽ với khối xã hội chủ nghiã, do Liên Xô lãnh đạo từ thời kỳ chiến tranh lạnh, nhất là sau năm 1954 cho tới khi Liên Xô giải thể vào cuối năm 1991, nên người Việt dễ dàng tìm được cơ hội làm ăn tại các quốc gia này khi nền kinh tế thị trường cho phép các sáng kiến tư nhân được tự do thi thố, sau khi chế độ kinh tế tập trung do nhà nước chỉ huy bị bãi bỏ.
Một số các chuyên viên Việt nam vốn được du học tại các nước này ngay từ cuối thập niên 1950, nên họ thông thạo ngôn ngữ và văn hoá, cũng như có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn khá cao. Vì thế họ dễ dàng hội nhập được với xã hội các nước này, và tìm được công việc làm ăn phù hợp với khả năng chuyên môn cuả mình. Tiếp theo là lớp người từng “đi lao động hợp tác” vào hồi giưã thập niên 1980, thì sau khi bức tường Berlin sụp đổ, họ xin tiếp tục ở lại và phần đông cũng tạo dựng được một cuộc sống tương đối ổn định, thoải mái. Còn thành phần thứ ba là những người nhập cư sau năm 1991 với chiếu khán du lịch, rồi tìm cách hợp thức hoá như là người di dân. Còn một thành phần khác nưã, đó là người di dân “bất hợp pháp”.
Vì lý do tại chính những quốc gia “cựu cộng sản “ này, tình hình kinh tế xã hội cũng chưa được ổn định lắm, nên còn nhiều kẽ hở để những người năng nổ tháo vát như người Việt mình có thể xoay xở tìm cách làm ăn thế nào mà có lợi nhất cho mình. Cho nên đa số người Việt sinh sống bằng nghề kinh doanh buôn bán, nhiều hơn là dịch vụ kinh doanh sản xuất. Do đó mà hay gặp những khó khăn, đụng chạm phát sinh từ sự cạnh tranh thương mại với người dân bản xứ, cũng như với các sắc dân di trú khác, và cả với chính đồng hương cuả mình nưã. Sự đụng chạm này nhiều khi khá căng thẳng, nặng nề, có khi đưa tới những vụ thanh toán đẫm máu giưã các phe đối nghịch. Thêm vào đó còn có sự tham dự cuả các nhân viên sứ quán, vì lý do chính trị cũng có, nhưng vì lý do quyền lợi riêng tư cá nhân thì nhiều hơn. Nhân viên sứ quán này thường khai thác “chỗ yếu cuả các thân chủ cuả mình” là họ cần sự “che chở, bênh đỡ” trước sự kiểm soát cuả cơ quan cảnh sát điạ phương đối với những vụ làm ăn khuất tắt cuả họ, để mà trục lợi riêng cho bản thân và tập thể cuả mình.
Lại nưã số di dân đến các nước Đông Âu này hầu hết là dân từ miền Bắc Việt nam, nên đã quen thuộc với lối sống cuả người dân dưới chế độ cộng sản. Mà lại họ bó buộc phải giao tiếp với cơ sở ngoại giao cuả nhà nước cộng sản Việt nam, nên họ phải tìm cách đối phó thế nào cho khỏi thiệt thòi đến quyền lợi thiết thân cuả mình. Nói khác đi là “phải duy trì cái lối sống hai mặt”, luôn che dấu cái ý nghĩ đích thực cuả mình, để mong có thể tồn tại được. Nói ngắn gọn là tình hình cuả người Việt ở Đông Âu hiện nay vẫn còn nhiều bất trắc đến độ phức tạp, mà chưa thấy có được một lối thoát thoả đáng nào cho cái vấn nạn khúc mắc này.
*     *     *
Trên đây chỉ là một số nhận định rất sơ lược và khái quát về tình hình cuả số đông người Việt hải ngoại tại một số nước ở Âu Mỹ và Australia. Bài này cũng không đề cập đến số khá đông người Việt (có thể lên tới con số cả triệu người) hiện cư ngụ tại các quốc gia láng giềng ở Á châu như Cambodia, Lào Thái Lan, Trung quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật bản, Hongkong, Singapore, Phi Luật Tân. Tác giả hy vọng sẽ có điều kiện tham khảo, nghiên cứu chi tiết hơn nưã, để có thể trình bày đày đủ, gọn gàng hơn về đề tài rộng lớn này với quý bạn đọc trong một dịp khác vậy nhé.
California, Tháng Hai 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.