Hôm nay,  

Bà Hillary Và Mô Thức Obama

06/10/200900:00:00(Xem: 11295)

Bà Hillary Và Mô Thức Obama

Vũ Linh

...bổ nhiệm hàng loạt cố vấn loại cấp tiến quá khích và cực tả...
Tình hình Trung Đông sa sút nặng. Tại Iraq, đặc công cảm tử đánh bom sáu nơi một lúc tại thủ đô, chết hơn một trăm người, bị thương gần sáu trăm người. Tư lệnh chiến trường tuyên bố tình hình suy sụp, gây khó khăn cho chương trình rút quân của Mỹ. Tại Afghanistan, lực lượng Taliban phá cuộc bầu cử tổng thống, đánh bom liên tục nhiều nơi. Tư lệnh chiến trường nghiên cứu kế hoạch tăng quân. TT Obama thấy rắc rối, gửi đặc sứ Richard Holbrooke qua Iraq, Afghanistan, và Pakistan để gặp cấp lãnh đạo ba xứ.
Tại Do Thái, quan hệ với Mỹ xuống dốc sau khi ông diều hâu Netanyahu lên làm thủ tướng, đúng khi TT Obama qua Ai Cập đọc diễn văn chỉ trích Do Thái tiếp tục phát triển các khu định cư Do Thái trong vùng tạm chiếm của Palestine. Theo thăm dò dư luận, chỉ có 4% dân Do Thái cho rằng TT Obama ủng hộ Do Thái. Tỷ lệ thấp chưa từng thấy này sẽ khiến khối cử tri Do Thái tại Mỹ phải cân nhắc lại lá phiếu của mình. Tình hình không tốt. TT Obama gỡ rối, gửi đặc sứ Georges Mitchell qua Trung Đông, mời hai lãnh tụ Do Thái và Palestine qua Mỹ họp.
Bắc Hàn chơi trò ú tim với Mỹ, thử bom nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa, rồi bắt ký giả Mỹ làm con tin. TT Obama gửi cựu TT Clinton qua Bắc Hàn, tiếng là để “điều đình” việc trả tự do cho hai ký giả, nhưng cũng có đưa mật thư của TT Obama. Bắc Hàn ân xá hai ký giả, vài tuần sau, gửi hai sứ giả qua Mỹ, đi New Mexico gặp Thống Đốc Bill Richardson nói chuyện.
Nhìn vào những mẩu tin trên, ta thấy Mỹ đang có vài vấn đề đối ngoại lớn. Thiên hạ nghĩ chắc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ bận bù đầu. Nhưng không, trong cả mấy trường hợp trên, TT Obama đều có đặc phái viên đối phó với tình hình. Thế thì bà Ngoại Trưởng đâu"
Thật ra thì bà Hillary cũng không rảnh rang ngồi câu cá gì đâu. Bà cũng rất bận rộn.
Trong khi các sứ giả của TT Obama đi những vùng dầu sôi lửa bỏng, thì bà Hillary cũng đi công du Phi Châu, thăm viếng Kenya, Nam Phi, Liberia, Cape Verde. Nếu quý độc giả không rõ mấy xứ này đang có chuyện rắc rối gì mà cần tới bà Ngoại Trưởng phải đích thân chạy qua, thì câu trả lời là không, chẳng có chuyện gì cả. Kenya là quê nội của TT Obama, Nam Phi vừa bầu tổng thống mới, Liberia là xứ trước đây được dân nô lệ da đen tại Mỹ trở về thành lập và có một phụ nữ làm tổng thống, Cape Verde là một nước tý hon với vài hòn đảo nhỏ ngoài khơi Phi Châu, thập niên 60 là trạm dừng chân của lính Cuba đi yểm trợ du kích quân cộng sản tại Congo và Angola, bây giờ là đầu cầu của Mỹ.
Kể ra thì công việc của bà Hillary cũng nhàn hạ, đi lòng vòng thăm trường học, nhà thương, coi show các điệu vũ dân tộc Phi Châu, đọc những diễn văn vô thưởng vô phạt. Nghe nói bà Hillary qua năm tới sẽ đi Việt Nam, nhưng không nghe nói có phải để tranh đấu gì cho các thầy, các cha đang ở tù không. Biết đâu chỉ vì nhớ hương vị phở mà bà đã thưởng thức hồi năm 2000 khi bà cùng TT Clinton tham quan Hà Nội. Không chừng sẽ ghé tiệm Phở Ta của bà ex-Kỳ.
Đây là cách nhìn lạc quan, vui vẻ. Nhìn sâu hơn thì ta thấy có hai vấn đề đáng bàn.
***
Thứ nhất là vai trò thực sự của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton.
Chưa ai quên được cuộc chạy đua gay go giữa bà Hillary và TNS Obama của những năm 2007-2008. Bà Hillary bắt đầu trong thế tất thắng, chỉ chờ ngày dọn nhà vào Tòa Bạch Ốc. Nhưng trời xui đất khiến, tự nhiên có ông Barack Obama ở đâu nhẩy ra thay đổi cuộc diện hoàn toàn, đánh bà liểng xiểng. Hai bên lời qua tiếng lại, không mấy gì thân thiện. Rốt cuộc bà thất bại, Obama lên làm ứng viên của đảng Dân Chủ.
Rồi Obama đắc cử tổng thống. Trước sự bất ngờ của thiên hạ, ông mời bà Hillary làm Ngoại Trưởng. Bất ngờ lớn hơn nữa là bà Hillary nhận lời.
Các sử gia sẽ bàn thảo trong vài thế hệ nữa về chuyện này, vì không ai hiểu tại sao bà nhận lời. Bà Thượng Nghị Sĩ Hillary tuyên bố khi tổng thống mời cộng tác thì đó là một vinh dự được phục vụ đất nước, mà không ai có thể từ chối. Làm như làm thượng nghị sĩ không phải là phục vụ đất nước!
Vẫn biết từ thời Tần Thủy Hoàng đến giờ, chưa bao giờ có chính trị gia nào mà không sẵn sàng “hy sinh phục vụ đất nước” hết, nhưng thực tế vẫn có cái gì lủng củng. Toà Bạch Ốc của bà đã nằm trong tay, lại bị cướp mất vì cái ông Obama này chỉ trích bôi bác bà đủ thứ. Bà lại đang làm thượng nghị sĩ, có hy vọng lên Chủ Tịch Thượng Viện, hay cũng có thể vào Tối Cao Pháp Viện ngồi đó đến hết đời. Trong khi cái ghế ngoại trưởng chẳng có gì bền vững. Từ xưa đến nay, ngoại trưởng mà thọ qua một nhiệm kỳ tổng thống là giỏi vô cùng rồi. Hai hay bốn năm làm ngoại trưởng rồi gì nữa" Về làm bếp nướng bánh cho ông chồng đi thăm Monica"
Ai cũng biết bà Hillary có tham vọng lớn hơn người. Tại sao lại nhận bộ trưởng dưới quyền người mà bà cho rằng thua bà xa về khả năng và kinh nghiệm nói chung, nhất là về ngoại giao nói riêng - còn nhớ cú điện thoại ba giờ sáng báo tin là có khủng hoảng không"
Đã có giả thuyết cho rằng bà Hillary là người tham quyền và háo danh. Làm Ngoại Trưởng thì có thể chỉ huy mấy chục ngàn nhân viên bộ Ngoại Giao cũng như làm xếp của tất cả các đại sứ. Rất oai. Và cũng có dịp chu du khắp thế giới, bắt tay với các nguyên thủ quốc gia, đón rước linh đình, lên báo và truyền hình khắp thế giới. Có dịp khoe kiểu tóc mới với cả trăm triệu người. Không phải ai cũng được vậy. Chủ tịch Thượng Viện hay quan tòa Tối Cao Pháp Viện cũng thua xa. Như cái bà Sotomayor mới được TT Obama bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện, đâu ai còn nhớ mặt mũi hay kiểu tóc của bà ấy như thế nào nữa đâu.


Một bên là “hy sinh” đáp lời kêu gọi của tổng thống như bà nói, một bên là tham quyền và háo danh như những người xấu miệng đã bàn. Tùy quý độc giả phán đoán. Có điều khá rõ ràng là những vấn đề gai góc lớn dường như bà không dính dáng đến, mà do đích thân TT Obama cùng với các phụ tá thân cận khác lo.
***
Đưa đến vấn đề thứ hai đáng bàn hơn nữa là cách làm việc của TT Obama.
Sau bẩy tháng nhận xét, có nhiều người đã nhìn thấy được “mô thức lãnh đạo Obama”.
TT Obama, như tất cả các nguyên thủ khác, có một nội các rất đầy đủ, toàn là những khuôn mặt sáng giá, được truyền thông truy cứu quá khứ ba đời trước, và qua khảo sát rất kỹ của quốc hội.
Nhưng bên cạnh nội các đó là một nhóm người khá đặc biệt, toàn là các đặc phái viên, phụ tá hay cố vấn đặc biệt kiểu như các ông Mitchell, Holbrooke nêu trên. Hay David Axelrod, là quân sư cho Obama từ hai chục năm nay.
Đây là những người trong hậu trường, thật sự cùng TT Obama quyết định mọi chuyện. Nội các, với các bộ trưởng tai to mặt lớn, chỉ là mặt nổi, có tiếng mà chưa chắc có miếng, nặng phần trình diễn bề ngoài trong khi quyền quyết định những chuyện quan trọng thì không ai biết là có được bao nhiêu.
Chính quyền nào thì cũng có những phụ tá đặc biệt. Nhưng điều đáng nói là số lượng bất thường trong nội các Obama. Người ta đếm được ít nhất là 32 đến 37 phụ tá đặc nhiệm chuyên phụ trách một vấn đề nào đó. Báo Mỹ gọi đây là “nội các nhà bếp” (kitchen cabinet) vì không có gì chính thức, có thể họp trong nhà bếp, vừa ăn mì gói vừa thảo luận. Đây là một tập hợp của đủ loại cố vấn và phụ tá, như phụ tá đặc nhiệm về cứu nguy ngân hàng, về chương trình kích động kinh tế, về các hãng xe phá sản, về lương bổng cho các đại gia, về trại giam Guantanamo,… mà truyền thông Mỹ phong cho là “csar” (Csar là “Sa Hoàng”, danh xưng của các Nga hoàng trước thời cộng sản, hiểu theo đời nay là "tổ sư", ông trùm về một lãnh vực nào đó).
Có người đã gọi nhóm này là Bộ Chính Trị (Politburo) của Obama. Có chuyện gì là đi thẳng đến “Chủ Tịch” Obama hay “Tổng Bí Thư” Rahm Emanuel, khỏi mất thời giờ với các bộ trưởng làm cảnh như bà Hillary. Nói cách khác, mô thức Obama là mô thức tập trung quyền lực vào trong tay tổng thống một cách mạnh mẽ nhất, vượt xa những cố gắng của các tổng thống Nixon và Bush, là hai vị bị tố cáo là lấn quyền nhiều nhất.
Kể ra thì cũng tốt, tập trung quyền lực vào tay tổng thống và nội các nhà bếp có thể giúp công việc chạy hơn. Nhưng trên thực tế, đây là một mối lo. Hầu hết các phụ tá đặc nhiệm này đều do tổng thống kín đáo bổ nhiệm, hầu hết không qua khảo sát của Thượng Viện, hay truy cứu của báo chí. Thậm chí có nhiều người không được công bố, nên cũng chẳng ai biết con số đích xác là bao nhiêu. Mà đây lại là những người thực sự có quyền quyết định, hay ít ra cũng có tiếng nói lớn ngay bên tai tổng thống.
Một số người đã đặt vấn đề về tính hợp hiến của các bổ nhiệm này. Không khéo thì TT Obama có thể bị một tổng thống kế vị lôi ra điều tra vì tội lạm quyền, vi hiến như Obama đang điều tra Bush không chừng. Gậy ông đập lưng ông.
Vì không có ai tuyển lọc, ngoại trừ tổng thống, nên chẳng mấy ai biết quá trình những vị này, có nhiều người có quá khứ thật đáng… thắc mắc.
Chẳng hạn như:
- Ông Van Jones, phụ tá môi sinh, trước đây tự xưng mình là “cộng sản” và “Mác-xít” (theo luật Mỹ, đảng viên đảng Cộng sản không được vào dân Mỹ, nhưng ông cộng sản này vào được tới Tòa Bạch Ốc làm phụ tá cho tổng thống, với sự hiểu biết của tổng thống, chứ không lén lút làm gián điệp như Cố Vấn Huỳnh Văn Trọng của TT Thiệu!) Bị chỉ trích tứ phía, ông Jones đã phải từ chức rồi;
- Ông John Holdren, phụ tá khoa học, chủ trương Nhà Nước có thể cưỡng ép dân Mỹ phá thai hay bắt uống thuốc ngừa thai để kiểm soát dân số;
- Ông Cass Sunstein, phụ tá pháp luật, chủ trương lạ lùng là thú vật cũng có quyền thưa kiện người, chỉ cần một người nào đó tự nhận là đại diện là được (ý ông là bất cứ ai cũng có thể nhân danh vịt trời hay thỏ rừng gì đó thưa thợ săn ra tòa vì tội diệt chúng, mục đích để bảo vệ súc vật); người chết thì Nhà Nước có quyền tự do lấy bộ phận để ghép cho những người sống đang cần, trừ phi có chúc thư cấm chuyện này rõ ràng (phe cấp tiến cực đoan hay có nhiều ý kiến quái đản, lo bảo vệ thú rừng kỹ hơn là bảo vệ người);
- Bà Carol Browner, phụ tá vấn đề hâm nóng địa cầu, là thành viên khối cực tả Xã Hội Quốc Tế (Socialist International);
- Bác sĩ Ezekiel Emanuel, cố vấn y tế, chủ trương dành ưu tiên dịch vụ y tế cho giới thanh niên chứ không cho người già và con nít, mà ta đã bàn qua trên cột báo này cách đây ít tuần;
- Mới đây nhất, ông Kevin Jennings, cố vấn giáo dục, chủ trương cổ võ (promote) đồng tình luyến ái trong giới học sinh, hãnh diện vì trước đây đã sì ke ma túy trong thời còn đi học, và công khai tỏ ý khinh thường các tôn giáo (trong hồi ký, ông Jenkins viết về Thượng Đế (God): “Screw you, buddy!” Kẻ viết này xin để độc giả tự tra từ điển).
TT Obama tự giới thiệu mình là cởi mở ôn hòa, nhưng qua các quyết định gần đây, từ dự luật cải tổ toàn diện chế độ y tế và truy cứu CIA, đến việc bổ nhiệm hàng loạt cố vấn thuộc loại cấp tiến quá khích và cực tả, ông đã chứng minh không ôn hòa cho lắm. Một nhà phân tích chính trị của Fox News (dĩ nhiên thiên hữu) đã nhận định chính quyền Obama là chính quyền thiên tả nhất trong lịch sử Mỹ. Đồng thời cũng là chính quyền bí hiểm nhất với một “nội các nhà bếp” đông đảo nhất. Lồng hai chuyện làm một: hay là Hillary đi vòng ngoài như kẻ ngồi chơi xơi nước rồi lảng dần khỏi những quyết định chiến lược của TT Obama để tự dọn mình cho tấm lịch tranh cử 2012 khi Obama và dàn nội các nồi niêu kia bị tuột xích" (4-10-09)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý, đề nghị, khuyến khích hay… chỉ trích qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.