Hôm nay,  

Tacoma: Biểu Tình Phản Đối Vc Đàn Ap Tôn Giáo, Giáo Xứ...

12/08/200900:00:00(Xem: 5158)
Tacoma: Biểu Tình Phản Đối VC Đàn Ap Tôn Giáo, Giáo Xứ...
Bùi Quốc Hùng -VBMN
TACOMA, Wash. - Trước bối cảnh nhà cầm quyền CSVN đã và đang hung hăng tàn bạo đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ và sinh hoạt tôn giáo trong nước, mới đây CSVN lại phô bày quyền lực tàn nhẫn vô lương đàn áp hơn 400 tu sinh đang tu học tại Chùa Bát Nhã, Lâm Đồng và ngày 20/7/2009 vừa qua, trong khi giáo dân dựng một nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa, đã bị phá huỷ vì chiến tranh,  là sở hữu của giáo hội để chuẩn bị cử hành Thánh Lễ thì hàng trăm Công An CS và bọn bất hảo đã xông tới đàn áp, phá đổ nhà tạm, đánh đập dã man và bắt đi 18 giáo dân. Chúng cũng xúc phạm Thánh giá và các vật dụng khác.
Không khiếp sợ bạo lực cường quyền, giữ vững niềm tin và lẽ phải, ngày 26/7/2009, khoảng 250,000 tu sĩ và giáo dân của 18/19 hạt đã biểu tình phản kháng nhà cầm quyền CS đàn áp giáo dân.
Ngày 2/8/2009, theo tin tức báo chí, 500,000 tu sĩ và giáo dân trong 178 giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đã cùng biểu tình tại nhiều nơi khác nhau tố cáo Cộng Sản bách hại tôn giáo, đánh đập các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Tại hải ngoại, khắp nơi tổ chức các buổi cầu nguyện hiệp thông cho giáo xứ Tam Tòa và lên tiếng tố cáo tội ác man rợ của CSVN đối với các tôn giáo trong nước.
Tại tiểu bang Washington, chưa thấy các tổ chức cộng đồng, cộng đoàn lên tiếng về biến cố CSVN đàn áp khốc liệt giáo xứ Tam Tòa. Trong tình hình đó, CĐVN Tacoma&Pierce County đã tổ chức một buổi meeting vào lúc 9 giờ sáng ngày 8/8/2008 tại khu Parking phòng mạch BS. Nguyễn Xuân Dũng, nơi có hai cột cờ thường xuyên trưng bày quốc kỳ Hoa Kỳ và VNCH, trong khu phố thương mại 38, Tacoma.
Hưởng ứng lời kêu gọi của BTC, hơn 100 đồng hương, đại diện các tổ chức, hội đoàn, chánh đảng, báo chí và đặïc biệt có hai giới chức dân cử Mỹ đã đến tham dự buổi meeting có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại.
Trong số đồng hương tham dự, ngoài các phái đoàn đến từ thủ phủ Olympia, Seattle, có sự hiện diện hai vị dân cử Hoa Kỳ, bà Jan Shabro, Pierce County Auditor và ông Dick Muri, Nghị Viên Pierce County; khá đông của các cựu quân nhân tại địa phương Tacoma như các cựu Thiếu Sinh Quân Thiếu Tá Chu Văn Hải, Th/Tá Trần Phụng Tư, Đại Uý Nguyễn Tùy Thời, Đ/U Trần Đắc Nghĩa, Micheal Nguyễn, Hùng Nguyễn; SVSQ/TB/TĐ Đại Uý Đặïng Văn Xuân, Th/U Huỳnh Xuân Ích… Về báo chí có đại diện Việt Báo Miền Nam, Phương Đông Times, Người Việt Ngày Nay… Riêng phái đoàn Đảng Dân Tộc có Xứ Đảng Bộ Vùng Tây Bắc Đỗ Thành Trung, Khu Bộ WA với ông Trần Thượng Hiền, Lê Quyết Thắng và các thành viên gần 10 người.
Buổi meeting mở đầu với phần chào mừng quan khách của điều hợp viên Phan Thanh Trọng, kế tiếp ông Lê Trọng Diệp điều khiển lễã chào quốc kỳ Hoa Kỳ, VNCH và phút mặc niệm.
BS. Nguyễn Xuân Dũng, CT. CĐVN Tacoma & Pierce County, Trưởng BTC phát biểu ngắn gọn về CSVN chủ trương tam vô, vô tổ quốc, vô gia đình, và vô tôn giáo. Vì thế CSVN ra sức đàn áp và tiêu diệt tôn giáo, đặc biệt trong vụ CS đàn áp dữ dội giáo dân tại nhà thờ Tam Tòa, giáo phận Vinh trong ngày 20/7/2009, vừa qua. Bác sĩ Dũng cực lực lên án CSVN đàn áp tôn giáo, bày tỏ sự ủng hộ cuộc tranh đấu cho công lý và niềm tin của giáo dân Tam Tòa. Trước khi dứt lời, BS. Dũng đề nghị toàn thể cử tọa cùng ông hô to ba lần hai khẩu hiệu "Đả đảo CS đàn áp giáo dân Tam Tòa," và "Ủng hộ cuộc tranh đấu của giáo dân Tam Tòa".
Tiếp theo, các vị khách lần lượt được mời phát biểu. Hai vị khách Mỹ, bà Jan Shabro, Pierce County Auditor và ông nghị viên Dick Muri cùng nói lên cảm nghĩ và nhận xét về sự vô nhân của các chế độ cộng sản trên thế giới; cả hai vị thông cảm và hứa sát cánh với cộng đồng VN tại địa phương trong sự ủng hộ các cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền cho đồng bào VN trong nước, và đòi hỏi tự do tôn giáo cho giáo dân Tam Tòa.
Đại Tá Hứa Yến Lến đã tường trình sự đán áp khốc liệt của Công An CS và bọn vô lại đối với giáo dân tại nền nhà thờ Tam Tòa trong ngày 20/7/2009, dẫn đến các cuộc biểu tình, cầu nguyện lớn lao của nửa triệu giáo dân trên 178 giáo xứ thuộc giáo phận Vinh trong ngày 2/8/ 09 vừa qua.
Ông Phan Rang, đại diện Đại Việt Cách Mạng Đảng/WA lên tiếng về sự kiện CS đàn áp giáo dân tại nhà thờ Tam Tòa, và cuộc đấu tranh của giáo dân Tam Tòa trước bạo quyền cộng sản. Ông nói những người có lương tri yêu công lý và hòa bình đã qui tụ về Tacoma tham dự buổi meeting để cùng nhau hiệp thông với đồng bào công giáo tại Tam Tòa trong lúc khó khăn này.
Ông Phan Rang nhấn mạnh: "Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước với dân tộc vì tôn giáo và dân tộc là hai thực thể không bao giờ tách rời nhau được. Vì vậy, hợp đồng đấu tranh, hợp đồng cầu nguyện là hành động cụ thể đưa dân tộc, đưa tôn giáo thoát khỏi kiếp lầnm than đọa đày của chế độ Cộng Sản Việt Nam."
Ông Lê Quyết Thắng, đại diện Khu Bộ Đảng Dân Tộc WA lên tiếng phát biểu về chủ nghĩa cộng sản đối với tôn giáo.

Ông Thắng nói: "Cộng Sản chủ trương tam vô, trong đó có vô thần. Nói về CS vô thần thì đương nhiên không có gì chiều đến tôn giáo cả. Tôi ca ngợi tinh thần đấu tranh của các vị đại diện tôn giáo như Hòa Thượng Quảng Đô, Phật Giáo Hòa Hảo, Tin Lành. Nói đến đàn áp ở Tam Tòa gần đây thì mọi người ở nước ngoài chỉ biết thở dài, chẳng hiểu nó đi về đâu, chẳng còn biết chính bản thân mình phải làm gì nữa. Tôi không nói các vị đang ngồi ở đây mà tôi nói hầu hết, ý tôi nói Cộng Đoàn Công Giáo Seattle. Cá nhân mình và gia đình mình cũng như Cộng Đoàn phải làm cái gì đây, nếu rơi vào tâm trạng đó thì tôi hỏi rằng chính chúng ta là ai, chúng ta còn lành lặn đức tin của người Công Giáo hay là chúng ta còn mù lòa và câm điếc. Chúng ta là những người có cơ hội hơn những người trong nước, chúng ta còn có điều kiện hơn mà chúng ta cứ giữ im lặng. Chúng ta không làm, không hỗ trợ, không hiệp thông thì thử hỏi chúng ta là ai và chúng ta là gì, thì đừng trông chờ Tự Do và Dân Chủ đến Việt Nam sớm được."
Tiếp theo, ông Lê Trọng Diệp, một giáo dân tại Tacoma được mời phát biểu cảm nghĩ về biến cố Tam Tòa và buổi meeting hôm nay. Bằng một giọng nói tràn đầy niềm cảm xúc, ông Diệp nói: "Trước đây với tư cách là người dân VNCH, tôi đã từng chiến đấu để dành tự do, bây giờ là người Việt Quốc Gia, tôi lấy làm buồn vì tình hình đất nước tệ hại, càng ngày càng xấu đi, tệ đi. Trên đất nước của mình, nhà của dân, đất của dân bị cướp, người lương dân chịu nhịn đói mà không dám đi đánh cá vì sợ hải tặc. Còn với tư cách người công giáo, tôi lấy làm buồn là tại làm sao sự kiện đau lòng xảy ra ở chỗ Tam Tòa như vậy đó mà cha mẹ của giới giáo chức (tức là Hội Đồng Giám Mục) im lặng không giám lên tiếng; còn tại địa phương này, tôi rất lấy làm đau buồn là tại sao đã được thông báo như vậy, những người công giáo Tacoma, mỗi lần đi nhà thờ tôi nhận thấy khá là đông người, mà đâu phải theo đạo Chúa để vô nhà thờ, để cầu nguyện Chúa, cầu an cho gia đình mình, cho thân tộc mình không đâu; mình còn lo cho anh em tín hữu của mình nữa, mà bây giờ người ta đã tổ chức một ngày như vậy để mà có cơ hội biểu lộ tấm lòng trước là đối với dân tộc đang sống đọa đày dưới ách cai trị Cộng Sản, thứ hai là những tín hữu cùng tôn giáo với mình đang bị bách hại tại Tam Tòa mà tại sao mình không dám lên tiếng, coi như là mình lên tiếng thông cảm, chia xẻ nỗi đau của họ cũng như ủng hộ tinh thần của họ để mà nói lên tiếng nói của mình là không chấp nhận Cộng sản đối với tín hữu của mình như vậy. Tôi chỉ buồn lòng là người Công Giáo tại Tacoma đã quá thờ ơ với chính những tín hữu của mình. Đạo Công Giáo đâu có phải chỉ lo cầu nguyện cho mình mà phải biết thương người như chính mình ta vậy."
Lên tiếng cuối cùng là một sinh viên đang theo học tại TCC (Tacoma Community College), cô Quỳnh An nói về tiểu sử nhà thờ Tam Tòa và những biến động tại đây trong thời điểm hiện nay, từ việc Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh yêu cầu nhà cầm quyền CS địa phương trao trả lại tài sản của giáo hội để làm nơi phụng tự đến sự kiện Công An Cộng Sản đàn áp tàn bạo giáo dân tại nền nhà thờ Tam Tòa mới đây. Đề cập đến hành động đàn áp dân lành nhưng gục mặt khiếp nhược trước Trung Cộng, nữ sinh Quỳnh An nói: " Chúng ta hãy thách thức nhà cầm quyền CSVN, nếu có gan thì hãy đấu tranh đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa, đó là đất tổ tiên của người Việt chúng ta."
Tiếp đến, Quỳnh An nói lên cảm nghĩ của giới trẻ về sự kiện Tam Tòa: "Chúng con rất bàng hoàng cho những gì đang xảy đến tại Giáo Sứ Tam Tòa. Tất cả những gì chúng con biết về hành động của họ từ ông, bà, báo chí, và internet đã phần nào cho chúng con hiểu được thế nào là chế độ cộng sản và tất cả những gì con người đã chịu đựng. Và như tiếng nói của thế hệ trẻ, chúng con nghĩ chúng ta hãy đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng và lẽ phải."
Chấm dứt phần phát biểu, là phần đọc tuyên cáo của BTC, trong đó có nội dung như: "Cực lực lên án hành động đàn áp dã man của nhà cầm quyền Việt Cộng tỉnh Quảng Bình đối với linh mục và giáo dân tại giáo xứ Tam Tòa thuộc giáp phận Vinh ở Việt Nam. Đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Cộng tỉnh Quảng Bình phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các giáo dân vô cớ bị hành hung và vẫn còn bị giam giữ…Và người Viêt Quốc Gia hải ngoại cùng hiệp thông cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc giáo xứ Tam Tòa đang tranh đấu đòi hỏi Công Lý và Tự Do."
Sau đó, buổi meeting được chuyển sang cuộc tuần hành trên một block phố 38 th ST, G ST, 37 th ST, với nhiều biểu ngữ cầm tay và quốc kỳ VNCH rực rở trong nắng hè,vừa đi đoàn biểu tình vừa hô vang các khẩu hiệu " Đả đảo CSVN đàn áp giáo dân Tam Tòa", " Nhiệt liệt ủng hộ tinh thần giáo dân Tam Tòa", Ủng hộ giáo xứ Tam Tòa", "Đả đảo CS chiếm đất của Giáo Hội Tam Tòa",  và trở về địa điểm meeting rồi giải tán vào buổi trưa cùng ngày.
Tường trình từ Tacoma.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.