Hôm nay,  

Kuku, Nhật Ký Dọc Đường...

06/07/200900:00:00(Xem: 5588)

Kuku, Nhật Ký Dọc Đường...

Lưu Dân (Sydney - Australia)
Bài 3
Ngày 4 (13.04 Kuku - Letung): Hạnh ngộ tuyệt vời
Giấc ngủ thẳng cẳng và chầu điểm tâm "cải cách" với cháo cá và bún gà do bác Hồ Tắc (chủ nhà hàng ở Atlanta) đích thân vào bếp đã nạp đầy lại năng lượng tiêu hao trong mấy ngày qua. Tiếng cười đùa rộn ràng làm xao động không khí yên tĩnh của chiếc quán nhỏ trong ngôi làng chài hiền hòa này. Sự thân thiện và hòa đồng của chúng tôi với người địa phương đã xóa hẳn những ngăn cách và e dè lúc đầu. Vài người mang những vỏ ốc hoặc viên đá xinh xắn đến tặng làm kỷ niệm, ai cũng vẫy tay "hello" khi chúng tôi đi ngang. Và các em học sinh, trong những bộ đồng phục sạch sẽ và thẳng nếp, đã không còn ngại ngùng hoặc mắc cỡ khi nhận quà hoặc chụp hình với chúng tôi.
Cả đoàn hôm nay chỉ trang bị nhẹ vì tất cả hành lý đều để lại nhà trọ. Những ngày trước, vì chưa biết "đoạn đường chiến binh" sẽ cam go như thế nào nên ai nấy đều mang theo mọi thứ có thể vác trên lưng để phòng hờ, từ lọ thuốc xịt muỗi đến... thỏi son môi. (Một ông nào đó trong đoàn đã "dại miệng" thốt lên rằng ở Kuku chẳng có khỉ để... làm điệu đâu! Trời hỡi, làm sao bụm miệng cho kịp. "Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho... vừa người nghe" chứ! Chẳng lẽ ổng không hiểu rằng đụng chạm đến mấy vụ này là một hành vi "phạm thượng" không thể tha thứ được sao" Từ đó đến cuối chuyến đi, đương sự bị "trừng phạt đích đáng" bằng biện pháp cúp hẳn phần ô mai xí muội dọc đường!).
Mọi người đều phấn chấn và sẵn sàng. Ai cũng biết, hôm nay là ngày N, cái "đích" của cuộc hành trình. Chúng tôi đã thảo luận các phương án... hành quân, chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng người từ tối hôm trước. "Mũi ai nấy thở" nhé, cứ thế mà làm. Anh Trưởng đoàn dặn đi dặn lại mãi. Vậy mà các chị, các cô vẫn... tranh thủ đi xem ngôi chợ quê và mua sắm một ít đồ tươi trong khi chờ ca-nô tách bến. Cái "máu shopping" muôn thưở đó, buổi sáng hôm ấy như nhờ có... bà độ, đã mang lại một niềm vui tràn ngập và bất ngờ cho cả đoàn: một cuộc hạnh ngộ tuyệt vời với người cũ nơi cảnh xưa!
Lúc "rảo" chợ tìm mua trái cây, các cô Kim Vân, Xuân Hương, Ngọc Thúy... bỗng nghe từ phía sau lưng một lời chào hỏi bằng tiếng Việt với giọng miền Nam đặc sệt: "Các chị ơi, tới đây hồi nào dzậy" Ở lại lâu hông" Tôi giúp gì được hông"" Giọng nói ấy bộc lộ sự mừng rỡ pha lẫn chút thích thú. Quay lại, họ thấy một người đàn ông trung niên, khuôn mặt trí thức và trang phục lịch sự, đang đứng mĩm cười thân thiện. Các cô chưa hết ngạc nhiên thì ông ấy tiếp: "Tôi là Adnan Nala, từng làm việc nhiều năm cho người tỵ nạn Việt Nam ở Kuku và Galang. Bữa nay tôi về Letung thăm gia đình. Thấy mấy chị là người lạ và nghe nói tiếng Việt, tôi tới hỏi thăm... Thiệt là hên!"
Phong cách niềm nở, thái độ chân thành và gần gũi của Nala đã tạo nên một sự tin cậy tức khắc. Các cô tíu tít bắt chuyện và mời ông đến cầu tàu, nơi cả đoàn đang chờ đợi nhổ neo. Chẳng chút ngần ngừ, Nala vui vẻ nhận lời sau khi kín đáo ra hiệu cho mấy người đứng chung quanh (dường như là cảnh sát bảo vệ) cứ để ông tự nhiên đi một mình. Cử chỉ ấy không thoát qua đôi mắt quan sát tinh tế của các cô. Họ có cảm giác đang tiếp xúc với một VIP dù không ai hỏi và cũng chẳng ai nói.
Cái duyên hạnh ngộ với Nala bắt đầu một cách đột ngột như thế và câu chuyện sau đó được kể lại về sự liên hệ của ông với thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đẹp như một huyền thoại có thật trong đời. Khi chúng tôi mời Nala đến ăn tối với đoàn ở khu nhà trọ, ông thoáng lưỡng lự nhưng lại gật đầu ngay. Trên khuôn mặt ông lúc ấy phảng phất một nét bồn chồn mà mãi đến buổi tối hôm ấy chúng tôi mới biết...
"Số 1, có! Số 2, có... Số 22, tây đui là... tui đây! Đủ rồi, bác tài. Nhổ neo!"
Chiếc ca-nô nhẹ nhàng rời bến, phóng mình ra biển trực chỉ hướng Kuku. Hôm nay, ngoài đoàn chúng tôi còn có gần chục người khác - gồm các cảnh sát và lính Nam Dương đi theo bảo vệ. Chúng tôi cũng được khoảng 20 người địa phương từ Air Raya đến trước để giúp việc bốc mộ và hỏa thiêu di hài.
Theo sự phân công, chúng tôi chia làm ba cánh, "đánh" ba hướng khác nhau. Nhóm thứ nhất cùng đi với Băng 3T để bốc mộ chị Thu Minh trên đồi trực thăng. Nhóm thứ nhì theo David và bác Hồ Tắc bốc mộ cho mẹ của David ở con suối cạnh bãi tranh. Nhóm thứ ba đi với gia đình Nhà họ Huỳnh tiếp tục tìm kiếm ngôi mộ thân phụ của Thế Trung và Thế Minh. Tất cả đều chuẩn bị khá kỹ (áo quần lao động, dụng cụ đi rừng, lễ phẩm cúng tế...).
Tôi cùng Mimi Đài Trang và Kim Vân theo nhóm đầu, đi với ba anh em Triệu - Tài - Tước lên đồi. Khoảng 10 người Nam Dương giúp việc đã chờ sẵn với đầy đủ cuốc xẻng, dao rựa. Sau nghi thức cầu nguyện ngắn, chúng tôi bắt tay ngay vào việc để tranh thủ thời tiết còn mát vào buổi sáng. Toán nhân công địa phương chặt bớt cây cành và mở rộng diện tích chung quanh ngôi mộ cho dễ làm việc. Anh Triệu lần dở từng tấm hình 27 năm trước để nhớ lại và cám ơn những người bạn đã giúp anh mai táng Cecile trên đảo. Tài và Tước cũng sắp đặt những vật dụng cần thiết cho lễ hỏa thiêu. Hai anh em đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho chuyến đi này từ Việt Nam. Họ mang theo cả chiếc xẻng cá nhân mới keng (loại có thể xếp gọn lại, như lính VNCH ngày xưa thường mang trên ba-lô hành quân), mấy lít rượu đế để rửa hài cốt và chiếc hủ đựng tro xương. Hai ông bạn này chu đáo... đến khiếp, từ việc mang (lén) bánh chưng dưa món ra nước ngoài để "chiêu đãi Việt kiều" đến chuyện đem theo cả cuốc xẻng và rượu đế lên máy bay! Cử chỉ ấy đã nói lên tình nghĩa gia đình với người quá cố, dù cả Tài và Tước đều chưa từng gặp mặt chị Thu Minh lúc sinh thời.
(Một chuyện nhỏ ngoài lề: Nhiều người địa phương xăm xoi nhìn chiếc xẻng cá nhân với một vẻ thích thú đặc biệt. Họ ướm lời muốn xin hoặc mua chiếc xẻng ấy, nhưng Tài và Tước đều lắc đầu vì muốn giữ nó như một vật kỷ niệm của chuyến đi.)
Trái với sự lo ngại của chúng tôi, nơi an táng chị Thu Minh là một vùng đất sét pha cát khá xốp chứ không phải đá núi nên việc bốc mộ diễn ra khá êm xuôi. Dù vậy, anh Triệu đã bắt đầu đứng ngồi không yên khi những người phu đã đào sâu đến ngực, lưng áo đẫm ướt mồ hôi mà vẫn chưa thấy quan tài. Và họ cũng chẳng tìm được chiếc chai bịt kín mà anh đã ghi chi tiết của người quá cố chôn trước đầu mộ. Có lẽ nào...
Chúng tôi quyết định tạm ngưng để bàn bạc với nhau. Anh Triệu vẫn còn nhớ như in lúc quan tài của vợ được hạ huyện, chỉ sâu khoảng này mà thôi. Mọi người lại định thần và chuyên chú cầu nguyện. Hai cô Mimi và Kim Vân cứ thấp thỏm nắm tay nhau đi lên đi xuống từ đồi trực thăng, hỏi thăm và đem nước uống cho chúng tôi. (Sau này, hai cô mới "tự thú" rằng họ không dám chứng kiến cảnh bốc mộ vì... sợ. Ngay cả việc chụp hình lúc các phu mộ đang đào bới họ cũng lâm râm cầu nguyện và xin phép vong linh người quá cố.)
Đột nhiên, anh Triệu như sực nhớ một điều gì và yêu cầu toán phu mộ móc sâu qua phía tay phải. Quả nhiên, chỉ sau vài nhát xẻng, họ đã đụng ngay vách ván thiên. Tiếng bồm bộp dội lên từ lòng huyệt làm anh Triệu chấn động, tay run lên suýt đánh rơi điếu thuốc đang hút dở. Anh chồm đến như muốn nhảy xuống để tận tay sờ vào chiếc áo quan. Tài và Tước xắn tay áo phụ giúp các phu mộ mở rộng chiếc hố từ phía trên. Chẳng mấy chốc, bốn vách quan tài hiện dần ra nhưng nắp ván thiên đã tiêu rã thành cát bụi dưới sức nặng của mô đất phía trên sau thời gian dằng dặc...
Thì ra, lúc những người bạn của anh Triệu còn ở lại Kuku lập bia cho chị Thu Minh, họ đã cắm nó hơi lệch sang hướng trái nên khi các phu mộ đào thẳng xuống không đụng quan tài. Anh Triệu cũng nghĩ rằng những ân nhân chí tình đó của anh cũng đã hủy chiếc chai dấu tích sau khi họ thiết lập tấm bia mộ đàng hoàng cho chị.
Nhờ tấm bọc bằng nhựa khá dầy và chắc chắn của Cao ủy, chị Thu Minh được nằm trọn vẹn bên trong mà không bị xiêu lạc hoặc bị rễ cây đâm xuyên dù hài cốt đã phân hủy gần hết. Và, thật là một tình cờ mầu nhiệm, khi di thể của chị vừa được đưa lên khỏi huyệt mộ, trời bỗng đổ cơn mưa xối xả như để gội rửa thân thể lấm lem của những người phu mộ vất vả cả buổi sáng, để xóa tan những dòng lệ thương cảm của người thân chất chứa bao tháng năm dài và để tắm mát một linh hồn vừa tái hợp với gia đình sau cuộc phân ly đăng đẳng...
Trên nền xi-măng của bãi trực thăng dưới cơn mưa nặng hạt, Tài và Tước tỉ mỉ tìm kiếm và thu nhặt những mẩu xương cốt còn lại của người chị vợ trong lúc anh Triệu thẫn thờ cầm những di vật của người bạn đời vừa tìm được trong chiếc bọc. Đoạn phim cũ của thời điểm đau buồn đó cứ chiếu lại trong tâm trí anh, đứt quãng nhòe nhoẹt mà tươi nguyên như mới hôm qua...
Chiếc gương, cây lược và những bộ áo quần đó kéo anh về quá khứ của một tuần trăng mật tuyệt vời và gần hai tháng lo âu, khủng hoảng đến gần suy sụp trên đảo Kuku 27 năm trước. Tai anh vẫn văng vẳng lời nhắc nhở của cô bé 14 tuổi đi cùng ghe tên Hiền lúc anh như kẻ mất hồn vì sự ra đi quá thương đau của chị: "Anh Triệu nhớ đem theo áo quần, gương lược cho chị Minh xài..."
Bé Hiền ơi, anh Triệu đây! Anh vẫn còn nhớ vóc dáng nhỏ nhắn của em cẩn thận gói ghém những vật dụng đó cho chị Minh lúc anh vô cùng bối rối trước cảnh sinh ly tử biệt. Bao nhiêu năm nay, chị đã có gương lược bầu bạn và có cả sự chăm chút ấm áp của đứa em nhỏ trong phút lâm chung, dù hai chị em chỉ quen biết nhau trong thời gian ngắn ngủi trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề của cuộc đời tỵ nạn. Bé Hiền ngày nào ơi, bây giờ anh đã gặp lại chị Minh ở nơi chốn ngút ngàn kỷ niệm hạnh phúc lẫn đau thương của cả một đời người. Hãy cho anh gửi một lời cảm ơn từ đáy lòng.
Đang miên man trong nỗi hồi tưởng về quá khứ, anh Triệu chợt bừng tỉnh vì lời gọi của Tài: "Anh Triệu, chiếc nhẫn của chị nè..." Tài đã biết chuyện người anh cột chèo của mình quyết định để nguyên chiếc nhẫn cưới trên bàn tay của vợ khi anh vĩnh biệt chị. Hai anh chị là những con chiên thuần thành và họ đã sống đạo một cách trọn vẹn theo lời dạy trong Kinh Thánh: "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly". Với suy luận tự nhiên, Tài tìm thấy chiếc nhẫn ngay vị trí bàn tay trái của di hài dù xương cốt phần cơ thể này đã tiêu tan vào lòng đất.
Thực sự, sau khi tìm được gương và lược, anh Triệu vẫn chưa "chắc ăn" rằng bộ hài cốt trong tấm bọc nylon là di thể của vợ, vì trong vài ngày qua chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều sự kiện huyền nhiệm không thể giải thích được. Anh vẫn còn âm thầm chờ đợi một xác định cuối cùng. Anh căn dặn Tài và Tước cả chục lần: "Còn chiếc nhẫn cưới nữa!" Và khi Tài tìm thấy nó, anh đã thở phào như trút ra tất cả những ưu tư chất chứa từ đầu chuyến đi...
Ôi, bằng chứng kết ước của tình nghĩa vợ chồng vẫn còn nguyên vẹn. Anh Triệu cầm lấy chiếc nhẫn còn dính đất và đeo ngay vào tay mình, như thể không còn chờ đợi thêm một giây nào nữa! Anh kể lại rằng anh đã giữ lại và đem theo bông tai và dây chuyền của chị như một kỷ vật vì sợ người chết bị quấy nhiễu bởi những kẻ đạo chích vô lương muốn quật mộ để tìm vàng. Riêng chiếc nhẫn này anh quyết định chôn theo chị như lời nguyện chung thân của hai người trong ngày hôn lễ. Chiếc nhẫn đó sẽ nằm trong hủ cốt của chị khi anh đưa chị về Việt Nam.
Trong lúc anh Triệu và Tước tiếp tục thu nhặt và rửa sạch hài cốt, tôi cùng với Tài và toán nhân công địa phương trở lại mộ phần của chị Thu Minh để lấp lại huyệt mộ. Theo ý nguyện của gia đình, mộ bia cùng với tấm bọc Cao ủy và rễ cây trong đó được gửi lại xuống lòng huyệt như một lời tạ ơn đất trời Kuku về sự nương náu xác thân từ 27 năm qua.
Trên đường về bãi trực thăng, những người phu mộ chỉ cho tôi thấy một lõm đất trũng cách đó không xa. Đó là ngôi mộ của một thuyền nhân VN được hốt cốt cách đây khoảng một năm bởi thân nhân từ Hoa Kỳ. Sự kiện này được xác định khi chúng tôi trở về Letung và tìm thấy trong thời gian đó có tên 5 người Việt trong danh sách khách trọ nơi chúng tôi đang trú ngụ.
Sau lễ tạ từ, nhóm chúng tôi xuống bãi biển để thực hiện cuộc hỏa thiêu hài cốt. Những người địa phương, qua sự thu xếp của công ty du lịch, đã đào hai cái hố cát hình chữ nhật sâu khoảng một mét, chất sẵn củi khô phía dưới và một bình dầu lửa. Họ chỉ yên lặng theo dõi cuộc hỏa thiêu mà không góp tay, có lẽ một phần vì tôn trọng niềm tin tôn giáo hoặc tình cảm gia đình và phần khác, họ cũng chẳng biết phải làm gì vì chưa hề chứng kiến một nghi thức như thế.
Trong nhóm chúng tôi cũng không ai từng thực hiện hoặc chứng kiến sự hỏa thiêu hài cốt bao giờ nên chẳng biết tiến hành thế nào. Riêng tôi vài lần được nghe thoang thoáng nhưng trong hoàn cảnh này, có lẽ là người "rành" nhất. Chúng tôi lại bàn với nhau và anh Triệu cũng đồng ý là mọi việc cốt ở tấm lòng, không nề hà thủ tục gì cả.
Rồi chúng tôi bày ra bình hương giữa trời, tang chủ cáo tế trời đất để xin hỏa thiêu di hài và mỗi người một nén nhang cầu nguyện cho linh hồn Cecile siêu thoát. Bộ hài cốt của Cecile Thu Minh được nhẹ nhàng đặt lên trên lớp củi ẩm ướt vì mưa và được mồi bằng dầu hỏa. Ngọn lửa hồng tươi bùng lên và hài cốt dần dần biến thành tro trắng sau khoảng hơn một giờ hỏa thiêu... Ba anh em hốt nắm tro xương và nén lại trong một chiếc túi nhỏ trước khi bỏ vào hộp plastic mà Tài và Tước mang theo từ Việt Nam. Những tro vụn và tàn củi còn sót lại được gom vào hai chiếc bao lớn mang theo lên ca-nô để rải xuống biển trên đường về Letung.
Trong lúc cánh thứ nhất "hành quân" trên đồi, hai nhóm thứ nhì và thứ ba (do anh Trưởng đoàn dẫn đầu, gồm hai gia đình Trung - Minh - Thanh và David Lý - Hồ Tắc cùng các anh chị em khác trong đoàn) "tảo thanh" các khu mộ địa phía dưới. Họ quyết định đi chung với nhau thay vì tách làm hai, vì cùng theo một hướng.
Đường ra khu mộ khá vất vả. Họ phải băng ngang một con suối nhỏ, mực nước khoảng lưng chừng ống quyển. Chàng nào muốn làm "người hùng cõng giai nhân qua bờ suối" cũng không được, vì chính bản thân mình còn lo chưa xong. Giày vớ bị ướt là... chuyện nhỏ. Hôm nay là ngày thứ nhì ở Kuku, thân thể còn không kể số gì thì giày vớ đâu thuộc vào diện... ưu tiên bảo toàn. Lên dốc con suối hơi khó vì bờ suối đứng thẳng và cao hơn một mét. Vài người địa phương băng qua trước và họ vịn cây, nắm tay kéo lên... từng em một, vì dù bạn có mang loại giày thể thao tốt nhất của siêu cường Mỹ cũng không thể bám vào vách đất như bàn chân trần của họ được.
Ra tới khu nghĩa trang nơi có mộ của mẹ David, chúng tôi thấy người địa phương đã phát quang một khoảng trống chừng trăm mét vuông. Trong khi chờ mọi người tới đủ, Trần Lão Gia đi một vòng chụp hình. Không có mộ nào có hình dạng một ngôi mộ bình thường như người ta vẫn nhìn thấy. Tất cả chỉ là những gộp đá có đánh dấu trên đầu ngôi mộ, chúng tôi nghĩ như thế, vì có cục đá còn dấu sơn đỏ. Một ngôi mộ kế bên có vẻ như bị sụp vì giữa mộ bị lõm xuống chừng 3 - 4 tấc.
Cả nhóm quây quần góp tay bày biện lễ phẩm cúng tế trên đầu ngôi mộ mẹ của David. Trước khi xướng kinh cầu nguyện, anh Trưởng đoàn cùng bác Hồ Tắc kiểm lại lần cuối các chi tiết trên tấm bia. Bia ghi bằng Hán tự tên họ và ngày tháng qua đời là Trịnh Đinh Hằng, chết ngày 31.07.1979 (lúc ấy 44 - 45 tuổi). Như vậy, tính đến ngày tìm thấy ngôi mộ, bà đã được an táng gần đúng 30 năm.


Sau khi khẳng định đúng với mọi chi tiết là mẹ của David, anh Trưởng đoàn khấn vái vong linh người quá vãng: "Thưa chị, tôi là Trần Đông, Giám đốc Văn khố Thuyền nhân Việt Nam, cùng các anh chị em đến đây để tìm kiếm mộ phần của thuyền nhân và thăm lại di tích của người tỵ nạn VN. Cùng đi trong đoàn có David, ở tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ, là con của chị. Cháu lặn lội đường xa ngàn dặm đến đây tìm mộ phần mẹ để đưa di hài của chị về Hoa Kỳ. Thay mặt cho tất cả anh em trong đoàn, tôi xin khấn báo với chị và xin phép được rước hài cốt chị lên để hỏa táng và đưa về đoàn tụ với gia đình. Kính cầu nguyện vong linh của chị và cầu nguyện ơn trên gia hộ cho chị được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Xin chị gia hộ cho đoàn được yên ổn và tìm được nhiều mộ phần thuyền nhân VN như mong ước."
Sau tuần nhang khấn báo và đốt giấy vàng bạc theo nghi thức của người Hoa, David cầm cuốc khai mộ với ba nhát cuốc đầu tiên trước khi các phu mộ địa phương tiếp tay anh thực hiện việc khai quật. Họ đào chỉ hơn năm tấc thì tìm thấy quần áo. Thêm chút nữa thấy những lớp đất đổi màu đen. Theo kinh nghiệm của các phu mộ, đó có thể là phần tan rửa của di hài. Họ tiếp tuc đào sâu thêm hơn một mét và mở rộng lòng huyệt đến hai mét nhưng vẫn không tìm thấy được chút xương nào.
Tuy cực nhọc - lúc ấy, trời lại đổ cơn mưa lớn - nhưng những người địa phương đã tỏ ra hết sức tận tụy với công việc. Họ không ngại ướt lạnh hoặc nhớp nháp mà chỉ cố làm cho được việc vì cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của một đứa con và tình nghĩa đồng bào của người Việt Nam.
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Chúng tôi phải căng một chiếc bạt lớn để che tạm trong lúc David và các phu mộ vẫn dầm mưa tiếp tục công việc. Giờ trưa, mọi người ngồi ăn trong lều. Buổi ăn trưa đơn giản nơi hoang dã, chỉ mì xào và nước lọc. Anh Trưởng đoàn nới đùa với mọi người: "Thật hoàn toàn không thể tin nổi có những người bỏ hàng ngàn đô-la đi nửa vòng trái đất vào nơi cùng trời cuối đất này, đội mưa ăn cơm tay cầm như thế này, mà lại còn đòi tổ chức để đi nữa!"
Mọi người đều cười: "Như vậy mới có nhiều kỷ niệm!"
Cuối cùng David đành phải đầu hàng hoàn cảnh. Anh tự an ủi rằng mẹ mình ở đây lâu quá, con cái không biết chỗ và không ngờ mình lại tìm được đường đến đây. Bà có bạn bè ở đây nhiều và chắc đã quen chỗ nên nên không muốn "định cư" ở đâu nữa. David gom lại mấy mảnh áo của mẹ ra biển giặt rửa rồi đem hỏa táng, trong chiếc hố thứ nhì tại bãi biển, bên cạnh nơi vừa hỏa thiêu hài cốt của chị Thu Minh. Ngôi mộ mẹ của David được đắp đất trở lại và tấm bia được dựng lên ngay vị trí cũ.
Khi cuộc khai mộ mẹ của David bắt đầu, một toán 6 người khác lên đường đi tìm mộ Ba của Trung - Minh ở cách đó không xa. Cùng đi với toán này có 3 người địa phương dẫn đường. Nhóm này đi từ mé bên trái của nền chùa, nhìn ra hướng bãi biển nơi Trung và Minh chắc chắn là khu vực mộ phần của Ba mình ngày trước. Cả hai anh đều khẳng định nơi đây là vị trí ngôi mộ của cha, vì chính họ đã tự tay xây mộ và thăm viếng hàng ngày trong mấy tháng ở đảo. Nhóm Trung - Minh tìm quanh cả tiếng đồng hồ nhưng tuyệt nhiên không thấy một chút dấu tích nào của một ngôi mộ xi măng. Từ trước khi khởi hành chuyến đi, ai cũng tin rằng ngôi mộ của Nhà họ Huỳnh có nhiều hy vọng tìm thấy nhất vì mọi chi tiết về vị trí và dấu tích đều rất rõ ràng nhưng, có lẽ do ước muốn của người quá cố, chúng tôi đành đốt nén nhang từ biệt và hẹn sẽ có cơ hội trở lại tìm kiếm thêm một lần nữa.
Như dự định, cả đoàn tập trung tại bãi biển vào quãng ba giờ chiều khi mọi việc cũng vừa hoàn tất. Chúng tôi tận dụng thời gian còn lại tản ra chung quanh khu vực văn phòng Cao ủy và bệnh viện cũ để tìm kiếm di vật thuyền nhân với ước vọng sẽ thành lập một viện bảo tàng (hoặc nơi lưu giữ những chứng tích đó) cho các nhà viết sử hoặc cho những thế hệ sau. Tuy thời gian đã xóa nhòa gần hết dấu vết của người tỵ nạn trên hòn đảo này nhưng chúng tôi cũng còn tìm được những đoạn giây neo, vài chiếc dép nhựa và những mảnh chén bát còn sót lại trong các dãy barrack ngày xưa...
Chiếc ca-nô đưa chúng tôi quay về Letung khi trời đã bắt đầu xế chiều. Dù vậy, để "kiếm chút lời", nhóm từ Âu châu lại "vòi" thêm phần bonus: ghé ngang qua bãi Kuku 2 để... nhúng mình năm phút. Chả là họ đã từng sống một khoảng thời gian đáng nhớ ở bãi này nên tận dụng cơ hội... ba mươi năm một lần để sống lại giai đoạn đầy kỷ niệm đó. Mọi người ô-kê cái rụp và viên tài công cũng cười toét miệng gật đầu. Làn nước trong xanh mát rượi và tiếng cười đùa vui vẻ của chúng tôi như truyền nhiễm và làm lay động đến cả những cây dừa cao ngất cô đơn còn sót lại trên bãi...
Hoàng hôn xuống thật nhanh trên biển. Chúng tôi về lại Letung khi trời đã sẫm tối. Cứ như các hướng đạo sinh đi "trại chạy", mọi người chỉ kịp dội qua loa vài gáo nước lạnh cho trôi lớp muối biển trên thân thể trước khi tập họp tại "quán đầu ngõ" cho buổi cơm tối. Đêm nay, chúng tôi có những người khách đặc biệt: viên cảnh sát trưởng Letung, vị sĩ quan chỉ huy lực lượng quân sự trên đảo, xếp bến tàu "Mặt Đen" (cũng được mời... cho phải phép) và Adnan Nala, một người mà thực tình cho đến lúc đó chúng tôi cũng chưa biết ông đang làm gì.
Buổi ăn tối trong chiếc quán bình dân rộn ràng tiếng nói cười nhưng cũng đậm đà tình cảm với Nala (ông muốn chúng tôi gọi tên như thế cho thân mật). Chúng tôi ôn lại những kỷ niệm cũ ở các trại Air Raya, Kuku, Galang... như thể các câu chuyện đó vừa xảy ra hôm qua. Những tên cảnh, tên người một thời từng là niềm an ủi, là nguồn hy vọng của người tỵ nạn cũng được ưu ái nhắc đến dù họ vắng mặt; như các nhân viên định cư người Nam Dương của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR): chàng Martin tóc quăn tốt bụng hút thuốc như khói tàu (được tin đã qua đời cách đây 3 năm vì bệnh gan), cô Chandra tròn trĩnh thường phát kẹo cho con nít (nghe rằng đang là một nhà ngoại giao ở tận Dubai), ông George mập vui tính luôn tình nguyện báo tin mừng cho những người "bị đá" (cũng được biết đang là một công chức cao cấp ở thủ đô Jakarta) v.v...
Cả một trời quá khứ hiện về trong chiếc quán ấm cúng ở ngôi làng chài này. Nó hiển hiện trước mắt trong giọng kể bùi ngùi của Adnan Nala, người từng sống một cuộc đời đẹp hơn bất cứ quyển tiểu thuyết nào mà bạn đã đọc. Đêm nay, người đàn ông có khuôn mặt dày dạn phong sương với nụ cười hồn nhiên như trẻ thơ đó đang ngồi cạnh chúng tôi...
Hơn 30 năm trước, Nala là một sinh viên trẻ trung yêu đời ở thủ đô Jakarka với cả chân trời tương lai rộng mở trước mặt, nhưng không ngờ cuộc đời anh rẽ sang một hướng hoàn toàn không định trước bởi một mẩu tin nhắn từ người dì ruột ở hòn đảo Letung xa xôi tít mù này.
"Cháu ơi, nhân dịp mấy tuần nghỉ hè, hãy về đây... Gấp lắm cháu ạ, hàng ngày có cả chục, cả trăm người chết... xác tấp vào bờ hoang, xác trôi bập bềnh giữa biển, xác nằm vắt trên ghe... thảm lắm! Họ là những người chạy nạn từ Việt Nam, bỏ hết tất cả, bất chấp bão tố biển khơi và đói khát để tìm một cuộc sống tự do... Dì cũng đang giúp đỡ, an ủi họ... Sắp xếp về ngay cháu nhé, gấp lắm! Dì mong cháu sẽ góp tay xoa dịu phần nào nỗi đau khổ này..."
Với chiếc túi vải đựng bộ đồ đi đường và vài ba quyển sách, Nala rời căn phòng trọ êm ấm ở thủ đô để đáp tàu về quê ngoại ngay hôm sau. Chàng sinh viên ăm ắp lý tưởng nhân văn ngày đó chỉ tưởng "công tác nhân đạo tình nguyện" trong vài tuần nghỉ hè nhưng cuối cùng anh đã dành trọn cả tuổi thanh xuân của mình - suốt gần 20 năm trời chứ ít gì - để góp phần làm vơi bớt nỗi khổ đau thăm thẳm của thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam.
"Ngày rời Jakarta tôi không mang theo gì cả, vì đâu có ngờ mình sẽ không bao giờ trở lại căn phòng trọ sinh viên độc thân rất vui vẻ đó... Sau mấy tuần hè, tôi không thể nào đành lòng trở lại học hành khi mỗi ngày vẫn còn thấy thảm kịch con người tiếp diễn trước mắt, ở ngay Letung này chứ đâu xa - và những hòn đảo kế cận như Air Raya, Air Biru, Berhala, Keramut... Trong mấy năm đầu, mỗi ngày tôi bế trên tay mình ít nhất một người chết vì kiệt sức hoặc bệnh tật trên đảo, hoặc những xác thuyền nhân trôi giạt vào bờ. Cứ như thế, thời gian vẫn vô tình trôi qua với những chuyện dồn dập từng ngày. Một tháng, rồi một năm, rồi vài ba năm... cho đến khi giai đoạn cao điểm tạm lắng xuống, đầu tôi chỉ còn vài cụm tóc lưa thưa. Trong thời gian đó, tôi học tiếng Việt và được tuyển dụng làm nhân viên cứu trợ khẩn cấp của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Tôi là người đầu tiên khánh thành văn phòng UNHCR ở Tanjung Penang và cũng là người cuối cùng đóng cửa cơ quan này hơn 20 năm sau...
"Không... Tôi không kể câu chuyện này để gợi lại những đau thương mất mát quá lớn của người tỵ nạn Việt Nam thời đó, nhưng thực sự tôi đã khóc vì vui mừng khi gặp lại các bạn sáng nay. Hẳn là linh hồn của những người nằm lại ở đây sẽ được an ủi rất nhiều vì các bạn đã không quên họ... Nếu được sống một cuộc đời khác, tôi chỉ xin giữ lại thời gian đáng nhớ và đầy tình người đó..."
Với một giọng kể đầm ấm và thân mật, Nala cười vui tiếp:
"Nhưng cũng nhờ cơ duyên làm việc cho người tỵ nạn, tôi mới bị... 'kẹt luôn' ở đây. Tôi kết hôn với một cô giáo làng Letung ngoan hiền và xinh đẹp. Chúng tôi sống hạnh phúc với nhau gần 20 năm qua. Hôm nay, tôi về đây thăm gia đình và tình cờ gặp lại các bạn. Có lẽ, cái duyên của tôi với người Việt Nam chưa dứt!"
Cái duyên đó, ngay trong buổi tái ngộ trên hòn đảo Letung này, chúng tôi hân hoan đón nhận một tin vui cũng hết sức bất ngờ: trong lúc chúng tôi còn tất bật khai quật và hỏa thiêu hài cốt ở Kuku, Adnan Nala được chính thức xác nhận đã đắc cử dân biểu của Quốc hội bang Tanjung Pinang! Thảo nào, ông đã nén lại sự sốt ruột sùng sục khi đến thăm chúng tôi ở cầu tàu vào buổi sáng. Chúng tôi càng cảm kích nghĩa tình đó khi biết tối hôm nay, ông đã phải từ chối nhiều lời mời mọc liên hoan khác để đến dự buổi cơm thân mật với chúng tôi trong một quán bình dân bên đường, kể lại chuyện tỵ nạn - bằng tiếng Việt rặc giọng miền Nam và rất đúng văn phạm - mà tròng mắt đỏ hoe... 
(Cuộc hạnh ngộ với Nala khiến tôi bùi ngùi nhớ đến Alcoh Wong, một đại ân nhân khác của người tỵ nạn Việt Nam ở Mã Lai và cũng là một người đỡ đần rất nhiều cho công tác của Văn khố Thuyền nhân Việt Nam. Là một sử gia gốc Hoa ở Terrenganu, ông Wong cũng đã dành gần trọn cuộc đời trưởng thành của mình cho việc cứu giúp, chôn cất và ghi chép thảm kịch con người này trong gần ba thập niên, từ khi thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đặt chân lên trại tỵ nạn Bidong năm 1977 cho đến khi ông qua đời vì một cơn bạo bệnh cách đây hơn ba năm...
Trong suốt thời gian dài dặc đó, ông Wong đã bôn ba khắp nơi để gõ cửa xin các cơ quan từ thiện cứu trợ cho người tỵ nạn, đã lặn lội đến mọi bãi biển ở Mã Lai mỗi khi nghe tin có xác thuyền nhân Việt Nam trôi dạt vào bờ, đã ghi chép bất cứ chi tiết nào có được của người xấu số để chôn cất, lập bia và in sách cho thân nhân tìm kiếm về sau... Ông đã làm tất cả những việc đó trong âm thầm, bằng thời giờ và tiền túi của mình, mà không mảy may mong chờ một sự đền đáp. Bây giờ, Alcoh Wong đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chắc chắn hình ảnh của ông vẫn sống mãi trong lòng những người từng thọ ơn ông...)
Buổi cơm tối với liều lượng vitamin tình cảm tràn đầy cùng Nala đã gội rửa sạch sẽ  hai ngày dãi dầu mưa nắng ở Kuku. Chúng tôi hầu như đã gửi lại trên hòn đảo ấy những niềm vui nỗi buồn của thời long đong tỵ nạn, để chỉ còn trân trọng nâng niu giờ phút quý giá bên nhau giữa những người tuy không cùng nguồn gốc chủng tộc - văn hóa nhưng lại vô cùng gần gũi trong tình người và lẽ sống.
Tối nay, anh Trưởng đoàn tuyên bố... xả giới nghiêm, mọi người có thể tha hồ "chơi xả láng, sáng dậy... trễ", vì ngày mai là một chương trình hoàn toàn tự do để thư giãn và... phục hồi công lực. Khỏi cần nói, xếp ơi! Thấy ông bận bịu quá nên tụi tui đã tự động chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi. Út Hùng ra chợ đẩy về một xe cút kít đầy... bia Tiger. Bác Hồ Tắc vào bếp trổ tài nấu cà-ri cá đuối làm mồi. Bạn Văn Nam lòng vòng kiếm được một chiếc guitar từ thời Suharto mới lên cầm quyền. Cô nương Mimi rảo trong xóm rủ rê các em thiếu nhi đi xem "văn nghệ quốc tế". Ông nhà báo Lựu Đạn đóng vai chủ xị, ai lạng quạng là phạt... chết liền! Và toàn thể anh chị em trong đoàn - không chừa người nào - đều trở thành "ngôi sao một đêm" của xóm chài Letung, nơi chúng tôi so sánh một cách lãng mạn (có kẻ xấu miệng lại bảo là lãng... xẹt!) như một Venice của Á châu.
Sân khấu (kiêm bàn nhậu) là phần sàn gỗ trước căn nhà trọ "tổng hành dinh" của đoàn. (Bây giờ nghĩ lại mới thấy... ớn. Rủi bửa đó có chàng nào xỉn xỉn mà 'ôm trăng đánh giấc' dưới nước như nhà thơ Lý Bạch thì khôn!). Hai hàng ghế dài bày ra, lổn ngổn ở giữa là... bánh phồng cá, cà-ri cá và những thứ đồ nhậu không tên khác. Mọi người cứ "tự nhiên như ruồi" chứ chẳng có màn... nhà hàng hết lòng phụ vụ quý khách đâu nghen!
Khán thính giả bao gồm cả các vị "đại diện" (dịch nôm na là... tai to mặt lớn) chính quyền và quân đội trên đảo - kể cả "Thằng Mặt Đen" bây giờ cũng nhập sòng và đã góp phần trình diễn vài bài hát khá hay - và... một bầy tang tình con nít! Thành phần "diễn viên và ca sĩ chủ lực" không ai khác hơn là... tụi tui, dù chẳng mạng nào qua trường lớp ca hát đâu cả nhưng đã "xuất thần" chẳng kém các thí sinh chung kết của American Idols! Nếu có ai muốn đánh đổi buổi văn nghệ ngẫu hứng đó bằng bất kỳ chiếc vé đại nhạc hội thượng hạng nào trong các hí viện "hoành tráng" nhất ở Úc, Đức, Pháp hay Mỹ với sự hiện diện của các siêu sao "vào cầu rực lửa" lừng danh thế giới, tôi chắc rằng chẳng ai trong đoàn... thèm vào!
Vì dễ gì bạn nghe "Khúc hát Air Raya" (một trong những nhạc phẩm đầu tiên được viết bởi chính người tỵ nạn VN ở hải ngoại) từng được sáng tác ở ngay trên hòn đảo này hơn 30 năm trước, dễ gì có cảm xúc bồi hồi "Trở về mái nhà xưa" bởi giọng ca rè của cựu ca truởng Ca đoàn (V)ô nhiễm Nguyễn Triệu, dễ gì được quằn quại cùng "Nửa hồn thương đau" với Oanh Oanh, dễ gì có cơ hội được thưởng thức các "tài năng trẻ" mới vừa "xuất khẩu" từ trong nước (không theo Nghị quyết 36) của Tài và Tước... Rồi được cười lộn ruột với những vũ điệu sút quần của cựu cán bộ nông thôn Hồ Tắc, với những mẩu chuyện tiếu lâm mặn hơn nước biển của ông già làm báo. Và những "mầm non văn nghệ" ở tuổi... tri thiên mệnh; như Đình Chung, Ngọc Thúy, Kim Vân...
Nhưng xuất sắc nhất vẫn là những giọng ca hồn nhiên trong sáng của các em nhỏ Letung trong những bài dân ca Nam Dương tuyệt vời. Chỉ nhìn các em say sưa đánh đàn gõ trống (trên chiếc can nhựa đựng nước) với tất cả sự nhiệt tình và ngây thơ của tuổi trẻ, đám người lớn chỉ biết... lắc đầu chào thua. "Thôi tiếc mà chi, than mà chi..." Thời của các bác, các chú, các cô đã qua rồi! Giấc mơ trở thành ca sĩ xin vui vẻ nhường lại từ đây...
Rồi buổi tiệc cũng tàn. Chiến trường la liệt xác... quân ta. Làng chài yên ắng trở lại. Khi thu dọn "sân khấu về khuya", tôi đã nghe tiếng gà gáy sáng và lác đác đã có người đẩy ghe ra biển, bắt đầu một ngày mới cho cuộc sống bình dị của người dân địa phương như từ bao đời nay...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.