Hôm nay,  

Vaylc 2009: Đã Kết Thúc Trong Vòng Tay Cộng-đồng

28/05/200900:00:00(Xem: 3922)

VAYLC 2009: ĐÃ KẾT THÚC TRONG VÒNG TAY CỘNG-ĐỒNG

Tâm Việt
Khoá huấn luyện tuổi trẻ của Nghị-hội, có tên là “Vê Lách” (các đọc mấy chữ VAYLC, tắt cho Vietnamese American Youth Leadership Conference) đã bắt đầu vào chiều thứ Tư, 20/5, tại trụ-sở của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People S.O.S., Inc.) trên đường Leesburg Pike (số 7) ở Falls Church, Virginia.
Gần 30 em lứa tuổi 17-25 đã về từ một số tiểu-bang như Oregon, Minnesota, Michigan, New York, Maryland và Virginia, v.v. để dự “Vê Lách” năm nay.  Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, các em đã dễ dàng làm thân và chả mấy lúc sự trao đổi trở nên sôi nổi khi bàn đến những chuyện như “căn-cước văn-hoá” của mình (“Ta là Mỹ hay Việt"”), “một căn-cước văn-hoá cá-nhân hay tập-thể,” và nhất là khi đi vào những con số thống-kê liên-quan đến cộng-đồng người Mỹ gốc Việt (về lợi-tức, giáo-dục, sức mạnh chính-trị, v.v.).  Nhiều quan-điểm được đưa ra, đặc-biệt sau khi có pizza nóng hổi được đem đến làm cho buổi họp càng vui nhộn hơn.  Có người đã đùa: “Có thực mới vực được đạo.”  Dịp này, các em được giới-thiệu sơ qua về các tổ-chức đỡ đầu cho VAYLC năm nay, trong đó có Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, Nghị-hội (Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ), MAUVSA (Liên-hội các Hội SVVN miền Mid-Atlantic), và VVA (Voice of Vietnamese Americans).  Cũng nhân dịp này, các em còn được trao đổi với ông Nguyễn Duy An, Phó-Chủ-tịch Thâm-niên (Senior VP) của tổ-chức National Geographic.
Vào Toà Bạch Ốc
Sáng thứ Năm, 21/5, phái-đoàn VAYLC đã vào Toà Bạch Ốc để được nghe thuyết-trình về một số vấn-đề như:
Sáng-kiến APIA (tức Asian Pacific Islander American Initiative) của Tổng-thống Obama, sẽ đưa ra trong tuần tới, nhân tháng 5 là Tháng Di-sản Á-châu Thái-bình-dương (Asian Pacific American Heritage Month), nhằm thu dụng thêm người Mỹ gốc Á-châu Thái-bình-dương vào trong chính-quyền mới, do cô Candice Chen thuộc Văn-phòng Quản-lý Nhân-viên (OPM, tức Office of Personnel Management) trình bầy.
Chính-sách của chính-quyền Obama đối với 11 quốc-gia ở Đông-Nam-Á, đặc-biệt tập trung vào chính-sách đối với In-đô-nê-xya và Việt-nam.  Phần này do cô Elizabeth Phú, người có phận-sự theo dõi các quốc-gia Đông-Nam-Á thuộc Hội-đồng An-ninh Quốc-gia, thuyết-trình.
Và cuối cùng là bà Preeta Sansal, Cố vấn pháp-luật thuộc Văn-phòng Quản-trị và Ngân-sách (OMB, Office of Management and Budget), nói về cách nào Tổng-thống làm việc với Quốc-hội để cho quốc gia này có luật và để cho những luật đó được biến thành sự thực.
Tuy thời-gian không có nhiều mà các đề-tài thì bao quát nên các em cũng chỉ hỏi được có một số câu hỏi giới-hạn.  Mặc dầu vậy, em Vân-Anh (mới ra trường ở UVa) cũng đã hỏi được về chưong-trình tập sự (“internships”) ở trong White House, và cô Chen cho biết là nếu muốn được nhận tập sự vào mùa Thu này thì phải gấp gấp nộp đơn ngay (theo như những chỉ-dẫn trên website WhiteHouse.gov) vì tuần này là hạn chót (những em tập sự mùa Hè thì đã chọn xong cả rồi nên không còn nhận thêm nữa).
Cô Elizabeth Phú, trả lời một câu hỏi của anh Trần Công Danh, nói đùa: “Chồng tôi là cái Blackberry.”  Cô cho biết cô sinh ở Sài-gòn, năm 1979 làm thuyền-nhân cùng với gia-đình rời VN sang Mã-lai, vào làm ở Bộ Quốc-phòng sau khi học xong Cao-học, và cảm thấy rất vinh-dự giờ đây được làm việc trong Toà Bạch Ốc về chính-sách đối với Đông-Nam-Á, trong đó có Việt-nam.  Cô cho biết chính-sách của Mỹ đối với VN lúc này là một chính-sách thân-thiện, hoà-bình, khuyến khích VN đi vào con đường dân-chủ.  Để đạt được mục-đích đó, Hoa-kỳ đang có chính-sách nâng đỡ VN về mặt học-bổng, nhất là ở bậc đại-học và cao-học.  Trả lời câu hỏi của em Steven Lý, cô cho biết Hoa-kỳ biết rất rõ những vấn-đề như nạn buôn người ra ngoại-quốc ở VN, hay các vấn-đề tranh chấp ở Biển Đông nhưng chủ-trương của Mỹ là không đứng về phe nào mà cố gắng thúc đẩy những giải-pháp hoà-bình qua thương lượng.  Được hỏi Mỹ có quan tâm đến sức mạnh quân-sự của Trung-Cộng ở Biển Đông không, cô nói: “Hàng năm Bộ Quốc-phòng đều có bản tường-trình đánh giá sức mạnh quân-sự của Bắc-kinh, nhất là về mặt hải-quân, và hiển-nhiên là Mỹ rất quan tâm đến việc các công-ty Mỹ phải được làm ăn buôn bán với các quốc-gia trong vùng mà không bị đe doạ.”  Khi có người hỏi, Vậy thì cô đánh giá làm sao các vấn-đề Biển Đông, phải chăng đó chỉ là vấn-đề giữa Trung-Cộng và từng nước một trong vùng, hay đó là vấn-đề vùng, thậm chí còn là vấn-đề của quốc-tế nữa, cô cho biết: “Tất cả những vấn-đề đó cộng lại.”  Không may là khi có người tính hỏi về vấn-đề Trung-Cộng được sang khai thác bốc-xít ở Tây-nguyên thì cô xin được phép ngưng vì đã quá giờ.  Dẫu sao, cuộc đối-thoại cũng được xem là khá thẳng thắn và bổ ích.
Sang Quốc-hội
Từ Toà Bạch Ốc, phái-đoàn được hướng dẫn đi sang Quốc-hội.  Đi bằng Metro (xe điện ngầm) đối với rất nhiều em cũng là một kinh-nghiệm mới mẻ vì hoặc ở địa-phương nơi các em sinh sống không có Metro hoặc các em có thể ở ngay Washington nhưng thường đi lại bằng xe nhà, không có mấy dịp dùng phương-tiện chuyên chở công-cộng.  (Chính điều này nói lên sự cách-biệt của các em, phần lớn thuộc các gia-đình trung-lưu khá giả, nên không có kinh-nghiệm và khó thông-cảm với những người suốt đời chỉ có đi lại bằng xe buýt hay Metro.)
Sang Quốc-hội, phái-đoàn dừng lại dùng cơm trưa trong cafeteria của toà nhà Longworth, một trong ba toà nhà văn-phòng Hạ-viện.  Từ đó, các em sang toà nhà chính của Quốc-hội để chuẩn-bị gặp gỡ các dân-biểu vào chiều cùng ngày, từ 2 giờ đến 4 giờ.  Khác với mọi năm, năm nay chính văn-phòng bà Chủ-tịch Hạ-viện, Dân-biểu Nancy Pelosi, đã can-thiệp để cho buổi gặp gỡ với Dân-biểu xảy ra ngay trong toà nhà chính (mang tên Capitol Building) để tiện cho các dân-biểu, nếu có họp ở tầng trên, có thể xuống ngay nói chuyện và trao đổi với các em.  Có lẽ cũng vì thế mà, với sự tiếp tay tận tình của anh Ricky Lê, cố vấn chính-sách (“policy advisor”) của bà Dân-biểu Zoe Lofgren, bốn vị dân-biểu đã bỏ thời giờ ra để đến với phái-đoàn VAYLC, một kỷ-lục so với từ trước tới giờ.  Đó là các dân-biểu Lofgren (Đảng DC-San Jose), Chris Smith (CH-New Jersey), Cao Quang Ánh (CH-Louisiana) và Ed Royce (CH-Quận Cam Cali).
Bà Lofgren chia xẻ: Ông của bà là một thanh-niên 16 không một xu dính túi, trên mình có đúng một bộ quần áo, vậy mà dám liều lĩnh sang Mỹ.  Hai thân-phụ của bà cũng là những người rất khiêm tốn, bố lái xe buýt, mẹ đi nấu ăn.  Mặc dầu vậy, họ cũng đã nuôi con được cho đến nên người, cuối cùng bà đã thành luật-sư rồi đi vào chính-trị để thành dân-biểu.  Tuy Quốc-hội Hoa-kỳ không có quyền hành gì đối với chính-phủ VN, theo bà, một dân-biểu như bà vẫn có thể lên tiếng thay cho những tiếng nói bị áp bức.  Bà đưa ra trường-hợp ông Đỗ Thành Công, một công-dân Mỹ nằm trong khu-vực của bà (San Jose), về VN bị bắt; bà vợ ông Công đến kêu cứu với bà, bà đã lập-tức can-thiệp với Bộ Ngoại-giao và Toà Đại-sứ Mỹ ở Hà-nội; Toà Đại-sứ đòi gặp ông Công vì họ có phận-sự bảo-vệ người công-dân Mỹ; cuối cùng Hà-nội phải thả ông Công ra dù như họ đã tố-cáo ông Công là “thành-phần khủng-bố” (nhưng không chứng minh được).


Lạ lùng nhất là trường-hợp ông Chris Smith.  Là dân-biểu ở New Jersey, nơi vùng ông không có bao nhiêu cử tri người Việt, vậy mà chỉ một năm sau khi ông được thành dân-biểu (1980) ông đã mau chóng trở thành một người vô địch về tranh đấu cho nhân-quyền VN, chủ-yếu chỉ vì ông có một tấm lòng từ bi và không muốn trông thấy những bất công phi lý mà nhà cầm quyền Hà-nội dành cho những người như L.M. Nguyễn Văn Lý hay hai luật-sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.  Ông đã tiếp tay cứu vớt được gần 20,000 người tỵ nạn VN bị cưỡng bách hồi hương nhờ đạo luật ROVR (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees).  Nhưng nổi tiếng nhất là ông đã từng là một trong mấy người chính thúc đẩy được 3 đạo luật về nhân-quyền VN (lần nào cũng với đa-số thật lớn) qua Hạ-viện.  Cũng như Dân-biểu Frank Wolf, ông đặc-biệt quan tâm đến tự do tôn-giáo mà ông cho là ngày càng tồi tệ ở VN.  Do đó nên năm nay, ông cũng lại vừa cùng một số đồng-viện khác đưa ra dự-luật H.R. 8406 về Nhân-quyền cho VN mà, theo ông, chắc chắn sẽ được thông qua dễ dàng ở Hạ-viện.  Ông kêu gọi các em có mặt hãy tiếp tay ông bằng cách vận-động với các nghị-sĩ nơi tiểu-bang của mình để cho dự-luật này, khi lên Thượng-viện, sẽ được thông qua dễ dàng, khác với những lần trước khi Thượng-viện lại ngăn chặn không cho đem đạo luật đó ra bàn cãi ở khoáng-đại Thượng-viện.
Đến phiên Dân-biểu Cao Quang Ánh vì là người Việt đầu tiên được bầu làm Dân-biểu liên-bang ở xứ này và có lẽ cũng vì tuổi hãy còn trẻ nên rất được các em ngưỡng mộ, hỏi han nhiều điều (như trong trường-hợp ông, cần bao nhiêu tiền để ra tranh cử, làm sao ông thắng, ai dồn phiếu cho ông nếu đối-thủ là một người da đen trong một đơn-vị mà đa-số là người da đen, v.v.).  Mặc dầu vậy, ông cũng chịu khó bỏ thì giờ ra trả lời cặn kẽ mọi câu hỏi nên có thể điều này sẽ khuyến khích một số em trong tương-lai ra tranh cử.
Ông Ed Royce, dân-biểu cuối cùng đến nói chuyện với các em, thì kể lại liên-hệ của ông với cộng-đồng người Mỹ gốc Việt, bắt đầu từ sự quen biết và nâng đỡ dân-biểu tiểu-bang Trần Thái Văn ở Cali.  Ông cho biết, Dân-biểu TB Trần Thái Văn đã tuyên-bố sẽ ra tranh cử chức Dân-biểu Liên-bang với bà Loretta Sanchez, một dân-biểu nhiều nhiệm-kỳ thuộc đảng Dân-chủ, một người rất quen thuộc trong cộng-đồng VN vùng Nam Cali.  Ông Royce cũng nói là ông ủng-hộ Đài Á-châu Tự do ngay từ đầu và giờ đây, ông vẫn tiếp-tục tranh đấu cho tự do ngôn-luận ở VN, đưa ra dự-luật tranh đấu cho tự do phát biểu trên mạng Internet mà không phải lo bị bắt bớ hay khoá miệng.  Ông Royce cho biết, cũng như nhiều người trong Hạ-viện Hoa-kỳ, ông ủng-hộ việc đưa VN trở lại trong danh-sách “các quốc-gia đáng quan tâm đặc-biệt” (CPC List, tức Countries of Particular Concern) vì tình-trạng tự do tôn-giáo rất bết bát, không có bao nhiêu tiến-bộ ở VN.
Không chỉ có các dân-biểu đến với phái-đoàn VAYLC, anh Ricky Lê còn giới-thiệu mấy nhân-viên gốc Việt hiện đang giữ những trọng-trách đáng kể trong hệ-thống Quốc-hội ở Hoa-kỳ.  Đó là cô Catherine L. Trần, làm tới chức “Giám-đốc Chính-sách” (“Policy Director”) của Democratic Caucus, Khối Dân-chủ trong Hạ-viện, phụ-tá cho ông Chủ-tịch John B. Larson, và cô Tonia N. Bùi, phụ-tá cho ông Phó-chủ-tịch Democratic Caucus Xavier Becerra.  Ngoài ra, cũng còn có một anh lai Mỹ-Việt mới về làm phụ-tá cho ông Dân-biểu Mike Honda ở vùng Santa Clara, Cali.  Cuối buổi, anh Ricky Lê cũng xin chia tay với VAYLC, một sinh-hoạt mà anh rất yêu mến vì đã có cơ-hội làm việc chung trong mấy năm qua.  Sở dĩ vậy là vì đây là tuần cuối anh làm việc ở Washington, sau đó anh sẽ lên đường về Cali để tham-gia vào ban tham-mưu của ứng-viên Dân-chủ sẽ ra tranh cử thống-đốc Tiểu-bang với ông Arnold Schwarzenegger.
Một ngày học và… chơi
Thứ Sáu, 22/5, dành phần đầu thời-gian cho việc học hỏi về “quản-lý tài-chánh cá-nhân” để chuẩn-bị cho các em ra đời, có kiến-thức và trách-nhiệm trong việc dùng đồng tiền mình làm ra.  Phần này do anh Ty Nguyễn, một “agent” của hãng bảo hiểm State Farm, trình bầy chung với sự phụ giúp của cô Anh Nguyễn, một “agent” khác sắp mở văn-phòng ở Alexandria.  State Farm là một công-ty đặt rất nhiều niềm tin vào tuổi trẻ và đã nâng đỡ sinh-hoạt VAYLC đều đặn từ nhiều năm nay.
Sau đó, các em được nghe về chương-trình CAMSA của Boat People S.O.S. nhằm “bài trừ tệ nô lệ mới ở Á Châu.”  Người trình bầy là Ngọc-Trâm (“Tracey”) Lê, một sinh-viên vừa tốt nghiệp ở Michigan, hiện đang tập sự ở BPSOS để mai mốt sang Mã-lai-á nhằm bảo vệ cho những quyền lợi chính-đáng của người “lao động xuất khẩu” của VN bị gửi sang bên đó rồi bị bỏ rơi như một thứ “đem con bỏ chợ.”
Victor Quang là diễn-giả tiếp nối nói về vấn-đề “nối kết” sao cho thành công trong công việc.  Đây là một lối suy nghĩ rất mới dựa trên những hiểu biết vừa về tâm-lý vừa về tin-học mà anh đã đem ra áp-dụng trong thời-gian gần 5 năm anh được giao trọng-trách tiếp thị trong tất cả các đại-học của Hoa-kỳ (“college marketing”) cho hãng Red Bull.  Câu chuyện của anh, trong đó có cả việc làm phim và tổ-chức “air show” (cho máy bay quần lộn trên không), đã làm say mê các tham-dự-viên không ít.
Sang phần “Service Learning,” tức nói về “kinh-nghiệm học hỏi được trong khi ra giúp cộng-đồng,” diễn-giả Nguyễn Ngọc Bích đã nêu ra những kinh-nghiệm sống của ông như tham-gia dựng nên cuộc triển lãm lưu-động “Exit Saigon, Enter Little Saigon” của hệ-thống bảo tàng Smithsonian, hoặc gần đây một số hội-đoàn trong vùng đã tổ-chức chung với Thư-viện Quốc-hội một ngày hội-luận rất thành công mang tên “Hành-trình đi tìm Tự do: Nhìn lại Kinh-nghiệm Thuyền-nhân” (hôm 2/5/2009) v.v.  Ông còn đề nghị với các em nên tìm cách đẻ ra những dự-án hữu ích khi về địa-phương của mình, tỷ như làm một dự-án “Oral History” phỏng vấn những người thân trong gia-đình để giữ được lịch-sử của chính gia-đình mình và mai kia góp vào lịch-sử của người Việt trên đất Mỹ.
Cuối ngày, các em được nghe về những cơ-hội việc làm từ các đại diện Bộ Ngoại-giao (ông Josue M. Barrera), Nha Kiểm-kê Dân-số Hoa-kỳ (ông Phillip Vidal), Nha Thuế-vụ Liên-bang (bà Thuý-Chi McGraw, đến từ Portland, OR) và Thám-tử Lâm Nguyễn (ông nói rất vui) thuộc Sở Cảnh-sát Quận Fairfax, VA.  Những sự trình bầy này đã gây khá nhiều hứng thú nơi các em vì một số hoặc ra trường đại-học năm nay hoặc sắp ra trường trong 1-2 năm tới.
Đêm thứ Sáu, tại một bữa tiệc chung vui với cộng-đồng và chuẩn-bị chia tay ngày hôm sau tại nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, các em đã được giới-thiệu với quan-khách cũng như được nghe tổng-kết về mấy ngày hội-nghị.  Nói chung, Cộng-đồng VN vùng DC-Maryland-Virginia thấy rất phấn khởi là Nghị-hội đã có sinh-hoạt VAYLC tính đến nay là năm thứ 8 nhằm tập cho các em ra đời với tinh-thần phục-vụ cộng-đồng và tha-nhân.  Cuối buổi, sau mấy màn văn nghệ do “người lớn” đóng góp (như Tuyết Mai, Kiều Nga và ca-sĩ Trường Thanh), các em (Phan Thuỳ Lan, Vel Hernandez, Steven Lý) cũng tỏ ra điêu luyện không kém trong mấy màn karaoke để kết thúc bằng một màn khiêu vũ thật vui nhộn và sống động.
Ngày cuối tổng-kết
Sang thứ Bảy, 23/5, các em được nghe Luật-sư Tuyết G. Dương thuộc Trung-tâm Công-lý Người Mỹ gốc Á-châu (Asian American Justice Center) nói về công việc làm tại Trung-tâm cũng như mô-tả những ngành nghề ta có thể đi vào bằng con đường học luật.  Luật-sư Tuyết Dương cũng còn là chủ-tịch Ban Quản-trị Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển.  Sau đó, anh Hoan Đặng, chủ-tịch Ban Quản trị Hội Người Việt Tương-trợ Maryland, cũng đã nhân danh hội VVA (Voice of Vietnamese Americans) nói về các hình-thức tổ-chức công-quyền cũng như của tư-nhân, đặc-biệt là những hội thiện-nguyện, được dựng lên để phục-vụ cộng-đồng, xã-hội và nhân-quần nhằm khuyến khích các em đi vào con đường này.
Cùng lúc, vì đây là ngày cuối nên các em cũng đã bỏ một lúc ra để làm tổng-kết hội-nghị và đánh giá những thành-quả đã đạt được trong ba ngày rưỡi.  Sự thành công của khoá huấn luyện có thể thấy trong sự bịn rịn lúc chia tay, các em chụp hình, trao đổi địa-chỉ, số ĐT và điện-thư, “bước đi một bước dây dây lại dừng” trong một tình lưu luyến vô hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.