Hôm nay,  

Câu Chuyện Trại Tù Guantanamo

03/06/200900:00:00(Xem: 6829)

Câu Chuyện Trại Tù Guantanamo
Vũ Linh

...nhốt ở đâu, và nhốt vì tội gì, theo luật lệ nào"...
Trong thời gian qua, chuyện đóng cửa hay không đóng cửa trại tù Guantanamo đã là đề tài hàng đầu của tin tức chính trị Mỹ. Thiên hạ xôn xao góp ý.
Sau vụ tai biến 9/11, TT Bush ra lệnh đánh Afghanistan để diệt tận gốc nạn khủng bố Al Qaeda. Cuộc hành quân tại Afghanistan đã bắt được một số lãnh tụ cũng như đảng viên Al Qaeda, và một số lớn quân khủng bố đang được huấn luyện tại các trại của Al Qaeda. Những tay khủng bố hạng thấp không quan trọng được thả ra hay trao cho quân đội Afghanistan giam giữ. Những tay chủ chốt thì bị quân đội Mỹ giữ.
Vấn đề là bây giờ chúng phải bị nhốt ở đâu, và nhốt vì tội gì, theo luật lệ nào"
Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, chưa từng xẩy ra, do đó nước Mỹ cũng không có luật lệ  gì rõ ràng. Cái thế kẹt của Mỹ là xứ này là xứ thượng tôn luật pháp, mà bây giờ gặp phải một vấn đề không có trong luật hiện hành. Làm gì bây giờ"
Năm 1993, Al Qaeda đặt bom hai cao ốc World Trade Center tại Nữu Ước, nhưng chỉ gây tai hại nhỏ. TT Clinton coi đó như là một vấn đề an ninh trật tự công cộng. Cho cảnh sát điều tra và bắt được một số thủ phạm tại Mỹ và đưa ra tòa. Vấn đề trong tầm mức đó có vẻ giản dị.
Nhưng qua đến tầm mức 9/11 thì sự thể thay đổi. Không thể coi các cuộc tấn công quy mô ngày đó như là chuyện trật tự nhỏ nữa.
TT Bush tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố là “chiến tranh” -war. Không phải là một vấn đề an ninh trật tự công cộng, do cảnh sát trách nhiệm, và phải theo đúng thủ tục pháp lý hiện hành. Không phải là chuyện vài ba tên cướp vặt phá rối trị an, mà là cả một tổ chức có tầm vóc quốc tế, võ trang đầy đủ (có thể cả vũ khí hoá học và vũ khí nguyên tử), tấn công thẳng vào các trung tâm quyền lực chính trị, quân sự, và tài chánh Mỹ. Và chỉ trong một cuộc tấn công thôi, đã giết được ba ngàn người dân vô tội.
Nếu đúng là chiến tranh thì sẽ phải áp dụng công ước quốc tế Geneva về việc giam giữ tù binh. Theo quy ước này, thì các tù binh chẳng có tội gì hết vì họ chỉ là quân nhân tuân lệnh cấp trên. Họ bị giam giữ nhưng phải được đối xử tử tế, không có chuyện hành hạ, hay lấy khẩu cung gì hết. Cũng không bị truy tố về tội gì hết, mà chỉ bị giữ đến khi nào hết chiến tranh thì sẽ được trả về nguyên quán.
Nhưng hiển nhiên những tù Al Qaeda này không giống các quân nhân bình thường chút nào. Họ không có tổ chức quân đội, không có quân phục, đơn vị, hệ thống quân giai, cũng chẳng tôn trọng một thứ quy luật chiến tranh nào, chẳng đánh một đơn vị quân đội Mỹ nào, mà chỉ đánh giết thường dân vô tội. Như vậy thì làm sao áp dụng công ước Geneva"
Trong tình huống ấy, TT Bush lấy những quyết định vá víu, tạm thời, trong khi đi tìm giải pháp lâu dài. Ông sợ mang tù về Mỹ nhốt trong các tù thường, dân sự hay quân sự cũng vậy, sẽ không ổn, vì phải theo luật lệ hiện hành, và như vậy, có nhiều hy vọng những tên tù nguy hiểm này sẽ được trả tự do vì luật hiện hành không dự trù trường hợp chiến tranh khủng bố như vậy.
Lúc đầu, ông nhốt tù nhân trên các chiến hạm Mỹ, nhưng con số tù ngày càng lớn, chiến hạm cũng không trang bị để trở thành nhà tù, và các hạm trưởng cũng không đồng ý.
Sau đó, ông quyết định mang tù về nhốt tại Guantanamo. Đây là một căn cứ quân sự của Mỹ nằm trên lãnh thổ Cuba, nhưng đã được Mỹ thuê khoán 100 năm cách đây hơn nửa thế kỷ. Quy chế đặc biệt của căn cứ này khiến chính phủ không bị gò bó bởi luật lệ hiện hành. Có khoảng 750 tù thuộc loại nguy hiểm nhất bị mang về nhốt  tại đó. Hơn 500 đã được thả, hay chuyển qua các nước khác, còn lại 240 tù (trước đây là 241, nhưng TT Obama đã thuyết phục được Pháp nhận một tù nhân, tên này được đưa qua Pháp, và ngay sau đó, Pháp mau mắn thả hắn ra cho khỏi rắc rối).
Lúc đầu việc giam giữ này không có vấn đề gì.
Cả nước chấp nhận. Quốc hội, truyền thông, đảng đối lập Dân Chủ, không ai phản đối, vì không ai có sáng kiến nào khác.
Nhưng rồi dư luận bắt đầu chuyển hướng do việc phổ biến hai hình ảnh.
Hình ảnh thứ nhất là các “cũi” kẽm gai. Thứ nhất vì lý do an toàn, trại tù được xây cất rất kiên cố, hoàn toàn bị bao bọc bởi rừng kẽm gai bao vây chung quanh và bao phủ trên đầu, nhìn bên ngoài thì như nhũng cũi kẽm gai. Ngay sân đá banh cũng bít bùng kẽm gai. Rồi các tù thì đi đâu cũng bị phủ bao bố vào đầu, còng tay, xích chân, được ít nhất là hai quân cảnh Mỹ kèm hai bên. Thế giới nhìn những hình ảnh đó với con mắt kinh hoàng. Không phải là trại của người nữa, mà là trại giam ác thú thì đúng hơn.
Chuyện đáng nói là những hình ảnh ngược đãi đó được phổ biến khắp thế giới, trong khi những chuyện biệt đãi khác, ôn hoà hơn thì lại bị truyền thông dấu nhẹm. Như các tù được ăn uống đầy đủ dưỡng sinh, ngày ba bữa, kiêng cử thịt heo theo đúng tôn giáo của họ, mỗi ngày được rửa mặt, rửa tay và chân kỹ càng năm lần trước khi đọc kinh, đúng giờ giấc, và lính Mỹ bị cấm không được đụng vào kinh Coran,…
Hình ảnh thứ hai là của trại tù Abu Ghraib bên Iraq, tuy chỉ thể hiện những trò tinh nghịch ngu xuẩn của đám lính gác trẻ, nhưng được phe đối lập làm rùm beng khai thác như là bằng chứng của sự tàn ác của chính quyền Bush. Từ đấy, người ta cũng nghi ngờ luôn cách cư xử đối với tù tại Guantanamo.
Những nghi ngờ được xác nhận bởi tin tức về một số tù bị trấn nước. Dù là trong số hơn 750 tù, chỉ có ba tên bị trấn nước, trong một thời gian ngắn (báo chí mới tiết lộ Abu Zubaydah, tư lệnh quân sự Al Qaeda, bị trấn nước tổng cộng 34 giây đồng hồ), và mặc dù hình thức này cũng như mọi hình thức tra tấn khác đã bị TT Bush cấm chỉ từ năm 2004, nhưng tất cả những khua gõ của truyền thông đã tạo ra một hình ảnh của Guantanamo như là một trại tù khủng khiếp không thua gì các trại giam của Hitler hay Staline ngày xưa.
Và dĩ nhiên, đây là chuyện làm dân Mỹ bực mình nhất. Họ không thể tưởng tượng được một dân tộc văn minh như Mỹ, là thành trì của tự do, dân chủ, nhân quyền, lại có thể có những trại tù kiểu Đức Quốc Xã hay Xô Viết được.
Và hình ảnh của Guantanamo trở thành biểu tượng cho một cách cư xử dã man mà họ không chấp nhận, lại là hậu quả của một cuộc chiến thiếu chính danh.


Rất thông minh và nhạy bén chính trị, ứng viên tổng thống Barack Obama, đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác, hứa hẹn đóng cửa trại tù. Đối với Obama và phe cấp tiến thiên tả, việc đóng cửa trại Guantanamo trở thành biểu tượng cho một thay đổi chính sách.
Hai ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, TT Obama hấp tấp ký lệnh sẽ đóng cửa Guantanamo trong vòng một năm.
Trong cái hấp tấp đó, ông bác bỏ chuyện chính TT Bush đã muốn và tìm cách đóng cửa trại này từ gần bốn năm qua, cứ làm như TT Bush thiếu thành thật và cố gắng. TT Bush cũng ý thức rõ ràng hình ảnh Guantanamo đã bóp méo vấn đề, biến thái cuộc chiến chống khủng bố và giúp cho phe đối lập trong nước cũng như ngoài nước có được một khí giới nặng ký để đánh cá nhân ông và toàn bộ chính sách của ông. Nhưng ông loay hoay trong bốn năm trời mà không đóng cửa được. Chỉ vì đóng cửa thì dễ, mang tù nhân đi đâu thì lại là cái gân gà không có giải pháp.
Mang vào Mỹ thì sẽ vấp phải những vấn đề pháp lý phức tạp, và còn nguy hiểm vì có nguy cơ chúng được thả ra đường. Chưa kể các chính quyền tiểu bang và địa phương đều muốn tránh trái bom nổ chậm này.
Trao các tên khủng bố này cho các đồng minh Tây Phương thì không ai nhận. Đưa chúng cho các xứ nguyên quán Ả Rập, Afghanistan hay Pakistan, hay Tàu, thì sợ chúng sẽ bị tra tấn thật, trừng phạt nặng hoặc bị giết, khiến Mỹ mang tiếng đồng lõa giết người.
TT Obama hấp tấp lấy quyết định vì lý do chính trị, nhưng cũng vì tự tin quá mức.
Trung tuần tháng Năm vừa qua, Thượng Viện tiếp theo Hạ Viện, biểu quyết với 90 phiếu chống trên 6, không chuẩn phê ngân khoản 80 triệu đô do TT Obama xin để đóng cửa trại. Đồng thời cấm luôn không cho mang tù khủng bố nhốt vào đất Mỹ.
Phe ta Dân Chủ chống không phải vì không muốn đóng cửa trại, chỉ vì Obama xin tiền khơi khơi mà không kèm theo một kế hoạch gì hết. Chẳng ai biết TT Obama tính giải quyết như thế nào, xài tiền vào đâu. Một thái độ vội vã và kiêu căng khiến cho ngay cả các dân biểu nghị sĩ phe ta cũng thấy quá đáng.
Phe bảo thủ Cộng Hòa cũng lớn tiếng chống đối việc đóng cửa trại tù. Họ đưa ra chiêu bài là Obama sẽ mang các tù khủng bố nhốt tại “vườn sau nhà” -our backyard- để dọa dân chúng. Dĩ nhiên đây chỉ là một tiểu xảo chính trị của phe Cộng Hòa nhằm gây tâm lý sợ hãi để phá Obama. Lý luận ngớ ngẩn của mấy ông Cộng Hòa này đã được TT Obama đáp ứng bằng một trấn an ngớ ngẩn không kém: ông bảo đảm với dân Mỹ các nhà tù Mỹ chắc chắn lắm. Không sợ tù vượt ngục!
Cái nguy hiểm không phải ở chỗ đó. Không ai tin rằng 240 tù mang về Mỹ nhốt hôm trước thì hôm sau sẽ vượt ngục hết và có cơ hội đặt bom giết dân Mỹ khắp nơi.
Nguy hiểm là ở chỗ nước Mỹ hiện chưa có luật lệ rõ ràng về khủng bố, và phần lớn những tên khủng bố này chưa phạm tội gì rõ ràng đối với Mỹ. Do đó, một ông tòa cấp tiến bị ảnh hưởng của các tổ chức tự xưng phản chiến hoặc cấp tiến cực đoan như MoveOn.org hay ACLU, có thể sẽ thả chúng ra hết. Với các tổ chức cực đoan này, hình như mạng sống và “nhân quyền” của mấy tên khủng bố lại quan trọng hơn mạng sống của các nạn nhân vô tội. Lý luận của họ là luật pháp Mỹ dựa trên căn bản “chưa có tội nếu chưa bị chứng minh là có tội” (not guilty until proven guilty). Có nghĩa là mấy tên khủng bố chưa giết ai thì chưa thể bị bắt. Họ không cần biết rằng đợi cho có người bị chết rồi mới kết tội thì quá muộn.
Nỗi lo sợ là mấy tên khủng bố được trả tự do là lý do chính khiến Chính quyền Bush không dám mang chúng về Mỹ nhốt hay đưa ra tòa dân sự Mỹ. Lo sợ này không phải là chuyện giả tưởng.
Gần thì có chuyện một ông tòa đã ra lệnh mang 17 người tù Uighurs đang bị nhốt tại Guantanamo về Hoa Thịnh Đốn để lập tức trả tự do. Trong sắc dân Uighurs (tên Hán-Việt là Duy Ngô Nhĩ) có một nhóm khủng bố Hồi giáo hoạt động tại vùng Tân Cương ở miền cực tây Trung Quốc giáp ranh Afghanistan-Pakistan. Họ đấu tranh bạo động chống Bắc Kinh cho quyền tự trị để được ly khai và tổ chức của họ bị Hoa Kỳ liệt vào hàng ngũ khủng bố. Bộ Tư Pháp của TT Obama đã kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện và cũng giống như TT Bush, đang kêu gọi Tối Cao Pháp Viện đừng thả chúng ra.
Xa và xưa thì có chuyện Mỹ đã trao một số tù khủng bố tại Guantanamo cho Saudi Arabia. Những tên tù này được chính quyền Saudi "cải huấn" lại và thả. Ít lâu sau, binh lính Mỹ lại bắt được mấy "cố nhân" ấy tại Yemen hoặc từ Saudi tìm về A Phú Hãn để gia nhập căn cứ Al Qaeda với nhiều kinh nghiệm mới về tù đầy tại Guantanamo và Saudi Arabia cho các đồng chí cùng thao dượt. Ở tại Mỹ, có khi những tay tù này còn được thả sớm hơn và là "anh hùng" trong các nhóm Hồi giáo cực đoan đang sinh sống nơi đây. Việc FBI có bắt được trong tháng trước mấy tên dự bị khủng bố - mà toàn những người có quốc tịch Mỹ - là một nhắc nhở về nỗi lo ấy.
Nhưng cuộc tranh luận về chuyện đóng cửa hay không đóng cửa Guantanamo càng ngày càng biến thái, mất tính cách nghiêm túc, mà trở thành một cuộc đấu khẩu nhầm mục đích tuyên truyền chính trị, bỏ ra ngoài yếu tố an ninh quốc gia.
Trên thực tế, đóng cửa trại tù Guanatanamo là một chuyện cần thiết, chỉ vì những hình ảnh, tính biểu tượng bất lợi to lớn trên thế giới cho cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Cần phải đóng cửa, càng sớm càng tốt. Những lập luận lưu giữ trại này không còn lý gì vững chắc hết.
Vấn đề là trước khi đóng cửa trại, TT Obama phải có biện pháp cụ thể và hữu hiệu để không cho tù khủng bố có cơ hội tự do hành động trong tương lai. Đóng cửa hấp tấp, khơi khơi như TT Obama tính thì sẽ là thảm họa.
Cuối cùng thì trại này rồi cũng sẽ bị đóng cửa, và các tù khủng bố sẽ được mang vào Mỹ nhốt thôi. Vấn đề là TT Obama sẽ phải sửa đổi luật ra sao, chuẩn bị giải thích cho dân Mỹ như thế nào, và mất bao lâu thôi.
Đối với chúng ta, nhốt tù khủng bố ở đâu không quan trọng. Chỉ cần đừng vì lý do bảo vệ nhân quyền vớ vẩn rồi trả tự do cho chúng, đợi cho chúng giết hàng trăm hàng ngàn người rồi mới gọi là có tội rồi bắt. Lúc đó đã quá muộn.
Nghĩ lại cho cùng, nghe thì có vẻ ma giáo, nhưng biết đâu cứ để cho ông tòa thả vài tên, rồi vài trăm dân Mỹ bị chết, may ra phe cấp tiến và truyền thông mới tỉnh ngủ" (31-5-09)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.