Hôm nay,  

Phong Thủy Triều Đại Cũ:ngôi Đất Kết Nhà Tiền Lê

23/05/200900:00:00(Xem: 8124)
Phong Thủy Triều Đại Cũ:NGÔI ĐẤT KẾT NHÀ TIỀN LÊ
Song Lộc      
"Nhất hổ trục quần dương
Tiên Vi Tướng, hậu vi vương."
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một là một tướng tài đã phò trợ Đinh Tiên Hoàng dẹp tan thập nhị sứ quân, thống nhất đất nước, mở đầu trang sử mới, đưa đất nước thoát vòng đô hộ của phương Bắc.
Khi Đinh Tiên Hoàng bị gian thần hãm hại, kẻ thù phương Bắc lăm le tái chiếm nước ta. Thình thế vô cùng khó khăn, vì thiếu quân còn nhỏ, triều đình nhà Đinh khó bề ứng phó. Trước tình hình đó, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua. Ngài đích thân cầm quân chống giặc bảo vệ bờ cõi và giữ an nội trị, đáng được muôn dân đời đời kính ngưỡng. Tương truyền rằng, ngôi đất kết tam đại "nhất hổ trục quần dương" đã giúp minh quân xuất thế. Huyền sử lưu truyền như sau:
Gần bến đò Đoạn Vĩ, cách độ ba dặm đường, có một ngôi chùa cổ, sư trưởng trụ trì đã cao tuổi, vốn là một kiếm khách chán cảnh hồng trần, chọn nơi đây để sống ẩn dật, tu hành, quên đi mọi chuyện. Trong chùa,ngoài vị sư trưởng, chỉ có vài chú tiểu và một số môn đồ tục gia, giúp săn sóc cảnh chùa.Trong số đó, môn sinh Lê Thụ là người được sư trưởng và bạn đồng môn yêu mến hơn cả, vì đức hạnh, võ công và tài trí. Cha của Lê Thụ làm lái đò, nhà nghèo thanh bạch nhưng hay cứu khốn, phò nguy, giúp đỡ các người sa cơ thất thế, nên luôn được sư trưởng và mọi người coi trọng. Năm 18 tuổi. Lê Thụ không những giỏi về văn chương, thi phú mà còn là một cao thủ về nôi,ngoại khoa và thập bát ban võ nghệ. Sư trưởng khuyên anh nẹn rèn chí, lập thân làm rạng danh cha mẹ và sư phụ. Cha mẹ anh cũng khuyên con tạm quên tình nhà để góp công sức cho non sông đất nước. chắc vì có thiên duyên, nên năm 20 tuổi anh gặp tướng Đinh Công Trứ và đến đầu quân tại Hoan Châu. Sau kỳ khảo hạch về tài trí và võ công, Lê Thụ được phong "Bách nhân trưởng" vài năm sau là "Thiên Nhân trưởng" rồi trở thành cánh tay mặt của tướng quân họ Đinh, và kết duyên với một nữ kiếm khách, đang hành hiệp giang hồ. Mấy năm sau, mặc dù khi từ giã lên đường anh đã gửi gấm cha mẹ cho sư trưởng, các bạn đồng môn và thân hữu xóm làng, anh vẫn đưa người vợ mới cưới về săn sóc phụng dưỡng cha mẹ già. Rất may, hai vợ chồng đều có tâm ý như nhau, nên anh rất yên tâm và cho rằng mình là người tốt phúc. Ít lâu sau, cha anh lên núi hái thuốc, lúc về mệt mỏi, ông ngồi "tọa"gốc cây trên gò đất mà tạo hóa. Chiều đến, con dâu và mọi người đổ đi tìm thì thấy  mối đã lên ngang ngực. Ai nấy đều ngạc nhiên không biết xử trí ra sao, họ đi tìm vị sư trưởng. Sư trưởng đến quan sát, rồi an ủi gia đình người quá cố. Ông nói:  "Đây là Thiêng táng, ngàn năm mới có. Chỉ có người có phúc mới được hưởng, không nên lo buồn, vì trong tương lai dòng họ Lê sẽ phát, có đủ quyên uy và tương lai phú quý. Khi ngôi mộ kết mối xong, quan sát thấy gò đất có hình một con cọp ở giữa những gò nhỏ hơn như những con dê. Cách này phong thủy gọi là "Nhất hổ trục quần dương" (một con hổ đuổi một đàn dê). Khi kết phát, cháu con sẽ là bá chủ sơn hà. Vài hôm sau, sư trưởng lại đi quan sát kỹ càng và khi Lê Thụ về chịu tang, ông dặn kỹ rằng: Thế đất này rất lớn nhưng còn có vài điểm cần lưu ý: Đất kết, linh khí phát sinh sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện của một hồ tinh trong vùng. Sau cùng phải tinh ý, tùy cơ duyên đối phó. Khiếm khuyết ở huyền vũ, minh đường và tay long tay hổ, cần được lưu ý chấn chỉnh và trấn giải. Thêm vào đó, phải chú tâm đề phòng sự yểm trấn của trẻ thù và phải luôn tính phúc. Gia đình cần phải bình tĩnh trước các việc phải xảy ra, thì mới có được ngày tươi đẹp. Chưa đầy bốn năm sau, khi Lê  phu nhân đang mang thai gần đến ngày nở nhụy khai hoa thì tướng Lê Thụ bị tuẫn nạn tại Hoan Châu, sư trưởng khuyên Lê phu nhân nên đưa mẹ về ẩn cư tại quê nhà. Trên đường về, dù có xảy ra các chuyện lạ thường cứ bình tâm ứng phó. Và khi đứa trẻ đã cứng cáp, thì hãy tìm về linh địa Hoa Lư, thiên hạ sẽ đại loạn chờ có minh quân xuất thế. Nhớ đừng tiết lộ thiên cơ. Nghe lời sư trưởng, hai mẹ con thu xếp hành trang về quê cũ là làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tình Hà Nam. Qua mấy ngày đường, họ đã đến đầu làng Bảo Thái và sắp gặp lại các người thân quen nơi quê nhà. Rất dễ nhận ra làng cũ, vì đầu làng Bảo Thái có một cây đa cổ thụ và một tòa miếu Long Thần. Miếu này rất linh thiêng. Hai mẹ con vào miếu lấy vật phải bày lên, thắp nhang khấn vái, chưa kịp khấu đầu làm lễ, thì ở bên  ngoài trời mây kéo đen  nghịt, sấm chớp ầm ầm, như long trời lỡ đất, còn ở bên trong miếu, Lê phu nhân trở dạ và nở nhụy khai hoa. Trời đang mưa như trút nước, nhưng khi tiếng khóc oe oe của trẻ sơ sinh thì mưa lại ngừng hẳn. Hai mẹ con vừa mừng vừa lo, mừng vì mẹ tròn con vuông, nhưng lo vì có thể làm ô uế nơi tôn  nghiêm này. Họ vừa thu xếp xong thì đã nghe tiếng trống chiêng ầm ĩ. Các vị kỳ lão khăn đóng áo dài, nghiêm trang đi vào miếu, họ đồng thanh khẩn cầu: Kính  mời quý vị lên kiệu về làng. Họ cho biết: Đêm qua các kỳ lão được long thần báo mộng là hôm nay phải chuẩn bị sẵn kiệu và ngay sau cơn mưa, phải ra miếu đón quý nhân. Từ đấy miếu Long thần hết linh, cả làng tin  Long thần đã thác sinh vào cậu bé nên đều tôn sùng mẹ con cậu bé. Lê phu nhân cẩn thận nhắc các vị kỳ mục và dân làng giữ kín chuyện này. Cậu bé được đặt tên là Lê Hoàn. Thấy chuyện xảy ra như vậy, Lê phu nhân bàn với mẹ chồng gấp lên đường vào Hoa Lư họp mặt để có được sự đùm bọc che chở và hướng dẫn của các bạn bè cố cựu của tướng quân Lê Thụ.
Hồi đó, khi Ngô Vương Quyền mất, quốc cựu là Dương Tam Kha (em vợ) tiến ngôi. Các Châu Quận, Khê, động bất phục nổi lên chống đối. Thập nhị sứ quân mỗi người hùng cứ một phương. Người biết thời thế, thông viên văn và địa lý, đều kéo về linh địa Hoa Lư chờ thời khuông phò minh chúa. Lúc này, Dương Tam Kha đã bị hậu Ngô Vương lật đổ, một phần gia đình bị bắt, một phần bị cuốn chạy vào Hoa Lư, trong đó có cô gái út là Dương Vân Nga.

Hoa Lư bây giờ là nơi ngọa hổ tàng long, quy tụ nhiều kỳ nhân dị sĩ. Các thanh niên đều theo nghiệp đèn sách kiếm Cung, các thiếu nữ thì thêu thùa canh củi. Khí thế bừng bừng. Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn được các danh sư chân truyền về võ nghệ và kỳ môn độn giáp cũng như rèn luyện các bí kíp võ công của môn phái. Khi Dương Vân Nga vừa tròn đôi tám, nàng trổ mã xinh đẹp tuyện trần, xuất sắc về cầm, kỳ, thi họa. Nàng được cả hai để ý, kín đáo tỏ tình. Lê Hoàn là người đến trước nhưng nàng đủ khôn khéo chọn đúng người trao thân gửi phận, nhưng có lẽ vẫn còn e ấp tình xưa nên đã lầm lỡ gây ra miệng sau này, nơi cung cấm. Có thể đó là duyên nghiệp và cũng có thể do Hồ tinh cố tình rửa hận.
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hai thanh niên tài trí đã sớm kết thân và đi chung một hướng. Do đó, khi Đinh Bộ Lĩnh dậy binh, rồi khuông phò sứ quân Trần Lãm, Lê Hoàn đều theo phò ở trong quân, lập được nhiều kỳ công, giúp tướng quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan các sứ quân thống nhất đất nước và lên ngôi Hoàng Đế. Lê Hoàn được phong là thập đạo tướng quân (tổng tư lệnh)
Nhưng chẳng bao lâu, lịch sử lại sang trang ngôi đất kết Long Mã của nhà Đinh bị kẻ thủ yểm trấn bằng Kim Kiếm, long mạch bị cắt đứt dẫn đến việc "Đổ thích thí Đinh-Đinh" (loạn  thần thái giám Đỗ Thích lập mưu ám hại Đinh Tiên Hoàng và thái  tử Đinh Liễn) và, ngôi đất kết:
"Nhất hổ trục quần dương
Tiên vị tướng hậu vi vương"
(một con hổ đuổi một đàn dê. Lúc đầu là tướng sau sẽ là vua) đã đến thời điểm kết phát, đưa thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, thành công rồi quên đi các lời dặn ngày xưa, không lo giữ gìn tô bồi và trấn giải huyệt mộ, hoặc do Hồ tinh tác họa, vì nữ sắc mà tạo nghiệp quả, mang tiếng đời đời. Vua Lê Đại Hành oai dũng, tiếc thay lại mê đắm sắc dục, kế vị là Lê Long Đĩnh lại tham dâm tàn bạo mà mất đi đế nghiệp.
Chuyện xưa thì như thế, còn mấy chục năm mới đây, năm 1975 khi bị CS đưa đi tù ở ngoài Bắc, tôi được nghe một lão nhân sĩ bị quản thúc ở đây, kể lại chuyện yểm trấn một ngôi đất kết ở Sơn Tây- Bắc Việt của dòng họ Nguyễn.
Tổng thể cuộc đất, gần như ngôi đất kết nhàTiền Lê:
"Nhất hổ trục quần đường
Tiền vi tướng, hậu vi vương"
Đầu thập niên 1960, ngôi đất đi vào thời kỳ kết phát, nên dòng họ Nguyễn trong Nam cũng như ngoài Bắc đều có một thành viên vươn cao và nổi bật trên chính trường. Tại Miền Nam, vào thời điểm 1965-1967, tướng Nguyễn hầu như nắm trọn công quyền. Với chức vụ thủ tướng, đầy quyền hành, ông có thể dễ dàng trở thành tổng thống của nền đệ nhị cộng hòa và trong tương lai không xa, ông còn có thể thống nhất đất nước và ngồi vào vương vị nữa. Nhưng chỉ một sớm một chiều, ông mất hẳn quyền lực, gây ngạc nhiên cho chính giới trong và ngoài nước đương thời. Nhiều người cho rằng ông bị áp lực của người Mỹ, nên phải nhượng quyền cho ông Thiệu. Nhưng trong hồi ký "con cầu tự" của ông gần đây, ông tiết lộ việc nhượng quyền do ông chủ động, vì muốn  có sự đoàn kết các cấp chỉ huy trong quân đội lúc đó, chính ông cũng không rõ tại sao mình lại có quyết định đó và hiện nay ông vẫn còn hối hận về chuyện "nhường ngôi". Vậy sự thật như thế nào" Theo vị lão nhân sĩ, rất tinh thông về phong thủy, bị quản thúc tại Hoàng Liên Sơn thì việc tướng Nguyễn mất hết quyền lực là do ngôi đất tổ họ Nguyễn bị yểm trấn. Như ta đã biết, sau khi lên nắm trọn quyền tại miền Nam, tướng Nguyễn có nhiều kẻ thù dấu mặt. có thể họ đã liên kết với nhau để có cùng kế sách là yểm trấn ngôi đất trên hầu vô hiệu hóa quyền lực của ông. Kết quả là ông suýt bị nguy hiểm đến tính mạng vì trực thăng Mỹ bắn lầm trong dịp Tết Mậu Thân và sau đó thì bị đẩy lùi khỏi chính trường miền Nam. Rất may cho ông là, có thể thầy địa lý còn non tay và có sự bảo vệ ngầm của một người dòng họ Nguyễn có thế lực tại miền Bắc, nên sự trấn giải chỉ làm cho cọp bị sút móng, mà linh mạch không bị triệt tuyệt. Vì nếu linh mạch bị "trấn trảm" hoàn toàn thì cũng sẽ ảnh hướng đến cả dòng họ Nguyễn. Thế đất bị triệt phá một phần, cọp bị sút móng, nên sau đó tướng Nguyễn bị mất hết hết quyền hành mà không hiểu tại sao. Đến nay, có thể ông đã hiểu được sự việc nên mới chủ trương "dĩ hòa vi quý" với hy vọng có cơ hội phục hồi lại linh mạch của cuộc đất dòng họ Nguyễn, có lợi tức thời cho bản thân và cho tương lai của cháu con kế nghiệp. Cầu chúc ông thành công và tránh được nhiều cạm bẫy từ mọi phía.
Trờ lại chuyện ngôi đất kết nhà Tiền Lê, có thể nói từ thời Bắc Thuộc và xuyến suốt lịch sử, kẻ thù phương Bắc đã đem phong thủy vào cuộc chiến, phá hủy để toàn chiếm đất nước ta. Các ác nhân VN cũng theo gương đó, học Cao Biền, Mạc Cửu…phá các địa linh và các nơi đất kết, hầu làm thui chết các danh tài, mất đi các vận hội tốt của đất nước. Mặt khác, bí mật bảo toàn huyệt mộ riên tư, để luôn ăn trên ngồi trước, nắm đầu bách tính, dìm nhân dân vào khổ hải, khó mà ngóc đầu lên được. Làm như thế là có tội với dân nước, họ và cháu con sẽ khó mà bền vững. Với khí thiêng của núi Tản, sông Đà, của Thất sơn hùng vĩ, hùng khí của dân ta sẽ trấn áp mọi hành động đê hèn của chúng.
Chúng ta thường nghe nói: "Địa linh-nhân kiệt". Từ linh địa, từ các ngôi đất kết và từ các dương cơ màu nhiệm sẽ là nơi xuất thế của bậc thánh nhân, hiền tài luôn cứu khốn phò nguy, trừ gian diệt bạo, tranh bá đồ vương, nhưng khi đã đạt đến tột đỉnh cao sang, quyền khuynh thiên hạ…mà mê đắm tài sắc, quên tích phúc, không chú tâm "tu thân" "tề gia" thì sao mà bền vững mà có đủ hùng tài phục chúng, để "trị quốc" và "bình thiên hạ".
Ở nước ta, qua các triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và Đệ nhất cùng đệ nhị Cộng Hòa đã có nhiều bài học lịch sử cần cho các "người hùng" do thời thế tạo nên, suy học, may ra có thể trở nên người hùng tạo nên thời thế, cứu nước an dân, mang lại tự do, dân chủ và độc lập phú cường cho nước Việt mến yêu, lưu danh muôn thuở.
Trong cuộc sống hiện tại, ai có ước mơ "vượt vũ môn" xin nhớ câu "Tiên Tích đức, hậu tầm long"kẻ igan tham, tàn ác…thì dù hiện có quyền cao chức trọng, gia tài vạn ức…mà không có "đức" cũng sẽ như "nước chảy qua cầu" tham lam vô ích.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.