Hôm nay,  

Việt Nam: Chưa Ra Khỏi Hầm Tối?

23/04/200900:00:00(Xem: 7068)

Việt Nam: Chưa Ra Khỏi Hầm Tối"

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...nhiều nhà đầu tư bắt đầu ngộp nợ và cạn tiền mặt...
Nói chuyện với giới đầu tư quốc tế tại Hong Kong, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 5,5% trong năm nay. Con số tương đối khả quan này vượt quá nhiều dự báo của các định chế hay doanh nghiệp quốc tế. Qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ cùng tìm hiểu về khác biệt ấy trong cách đánh giá triển vọng kinh tế của Việt Nam. Chương trình sẽ do Việt Long thực hiện sau đây. 
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong dịp gặp gỡ các nhà đầu tư quốc tế tại Hong Kong hôm Thứ Ba 21 tháng này, Thủ tướng Hà Nội là Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết rằng sản lượng kinh tế của Việt Nam có thể tăng đến 5,5% trong cả năm nay. Mặc dù đây là con số thấp hơn chỉ tiêu đã được Việt Nam đưa ra trước đây, mức tăng trưởng 5,5% này vẫn có thể là lạc quan nếu so với nhiều dự báo khác. Chương trình chuyên đề kỳ này vì vậy sẽ tìm hiểu về những triển vọng và rủi ro của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay. Thưa ông, câu hỏi trước tiên là vì sao lại có nhiều dự báo khác biệt đó"
- Trước hết, kinh tế học không hẳn là một khoa học chính xác, dự báo kinh tế vì vậy càng không có độ chuẩn xác và trong hoàn cảnh đầy bất thường như hiện nay, những cơ quan có thẩm quyền nhất vẫn thường phải điều chỉnh những dự phóng của họ. Đó là tình trạng chung của các nước. Trước đây, nếu Hà Nội đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng là 6,5% rồi hơn 6%, cuối tháng trước là 5% và ba tuần sau là 5,5%... thì ta không nên ngạc nhiên.
- Riêng tại Việt Nam, khả năng thu thập dữ kiện và khảo sát thực tế thật ra chưa đủ tinh vi và quán triệt nên cơ sở của dự đoán có thể mỗi nơi mỗi khác. Thí dụ như gần đây nhóm nghiên cứu Ecomomic Intelligence Unit trong hệ thống của tạp chí The Economist đã đưa ra dự báo tăng trưởng năm nay của Việt Nam là 0,3%. Trong khi ấy, tập đoàn đầu tư của ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ thì dự phóng 2%; bên ngân hàng Standard Chartered của Anh quốc lại đưa ra dự báo cao hơn gấp đôi, là 4,2%, một con số rất gần với tỷ lệ 4,8% do Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự phóng cho Việt Nam. Lạc quan hơn cả là dự phóng của Ngân hàng Thế giới, là Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5%, hơn bình quân của Đông Á là 5,3% chừng 0,2%. Có thể là ông Thủ tướng của Hà Nội chọn số ấy và viện dẫn lý do là các biện pháp kích thích kinh tế hay giảm lãi suất ngân hàng.
Việt Long: Nhưng ông nhận định ra sao về hy vọng tăng trưởng ấy nếu so với nhiều xứ khác"
- Tốc độ tăng trưởng ấy cao hơn bình quân của các nước đang phát triển và tất nhiên là rất cao nếu so với sự sa sút sản lượng của nhiều nước công nghiệp hoá. Nhưng ta không quên rằng đà tăng trưởng của Việt Nam trong quý một vừa kết thúc chỉ vỏn vẹn là 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho nên, nếu muốn đạt bình quân của toàn năm là 5,5% thì kinh tế Việt Nam phải gia tăng vượt bực trong ba quý còn lại, là điều tôi thiển nghĩ rằng hơi khó.
Việt Long: Bây giờ, ta đi vào cụ thể là vì sao lại có những dự đoán khác biệt như vậy giữa các thành phần kinh tế" Theo dõi tình hình Việt Nam, ông giải thích thế nào về những khác biệt ấy"
- Tôi trộm nghĩ là những người có trách nhiệm về kinh tế tại Việt Nam vẫn có nhu cầu trấn an và họ thiên về những dự phóng lạc quan vì tin tưởng vào hiệu ứng của chính sách quản lý, của các biện pháp kích thích. Kế tiếp, doanh giới Việt Nam cũng biết là tình hình có khó khăn hơn, nhưng vẫn tin vào triển vọng sinh lời tương đối khả quan trong thời gian tới. Ở một cấp khác là các nhà đầu tư nước ngoài thì họ rút tỉa kết luận bi quan hơn vì thực tế là họ đã rút vốn ra đi. Trong khi đó, một cách khách quan thì ta biết rằng Việt Nam tất nhiên phải bị hiệu ứng của nạn sa sút kinh tế toàn cầu mà nhiều người trong cuộc tại Việt Nam có thể vẫn chưa thấy hết.
Việt Long: Ông có thể nêu vài thí dụ cụ thể về những khác biệt ấy không"
- Với dân số 86 triệu và sản lượng chừng 100 tỷ, Việt Nam có thị trường nội địa đủ lớn để phần nào tạo ra nhu cầu bù đắp cho sự suy trầm của các thị trường bên ngoài, vì vậy một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tin tưởng hơn nhiều cơ sở khác. Thứ hai, ba bốn năm qua, Việt Nam có lực đẩy song hành của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, của xuất khẩu và của lượng tiền bên ngoài trút vào trong nước. Nhờ nguồn nhập lượng đó, Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lớn hơn và đã lên tới mức kỷ lục là gần 27 tỷ vào cùng kỳ này của năm ngoái. Ngần ấy yếu tố tích cực khiến nhiều người lạc quan và các cuộc khảo sát cũng ít nhiều phản ảnh sự lạc quan đó.
- Nhưng, hiệu ứng suy trầm nay bắt đầu thấm sâu hơn vì đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh. Tiền giải ngân để thực hiện trong quý một vừa qua đã mất phân nửa, tính bằng đô la chỉ còn hơn năm tỷ rưỡi so với 11 tỷ rưỡi năm ngoái. Tiền đầu tư của ngoại quốc vào thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt còn nặng hơn: tháng Ba vừa rồi chỉ có 11 triệu rưởi so với một tỷ bảy của tháng Tư năm ngoái. Hậu quả chưa thấy mà sẽ xảy ra của nạn rút vốn là sản lượng kinh tế sẽ giảm mạnh. 


Việt Long: Nhưng dù sao thì Việt Nam cũng mới thông báo là kinh tế đã đạt xuất siêu, tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, ít ra là gần hai tỷ đô la trong quý một vừa rồi.
- Hiện tượng ấy cũng không khác những gì đã xảy ra tại Trung Quốc mà chúng ta đã đề cập tới cách nay đúng hai tháng. Người ta đạt thặng dư mậu dịch không phải vì xuất khẩu tăng so với trước đấy. Ngược lại, trị giá xuất khẩu đã giảm nặng và còn giảm nữa vì các thị trường mua hàng đều co cụm. Trong khi ấy, và đây mới là vấn đề, người ta nhập hàng ít hơn vì yêu cầu về nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất đều giảm. Cho nên, hiện tượng xuất siêu này báo hiệu một sản lượng kinh tế còn thấp hơn nữa trong những quý tới, với tỷ lệ thất nghiệp cũng cao hơn.
Việt Long: Bước sang một phần khác thì đâu là những rủi ro đang chờ đợi kinh tế Việt Nam"
- Thứ nhất là rủi ro trong hệ thống ngân hàng với các khoản nợ khó đòi và sẽ mất, loại tín dụng không sinh lời như người ta thường nói. Thứ hai, và trực tiếp liên hệ đến chuyện thu nợ là sự sụt giá bất động sản. Chúng ta đều biết rằng tiền thuê phòng ốc thương mại tại Sàigon đã giảm mạnh, có khi tới 30%. Trong khi ấy, diện tích khả dụng - và đang bị ế - thì vẫn tăng, có thể còn tăng phân nửa trong năm nay. Vì vậy, giới đầu tư về địa ốc tiếp tục hạ giá, cho nên doanh lợi và hiện kim của họ sẽ còn sa sút nữa.
Việt Long: theo ông thì chuyện địa ốc ấy sẽ ảnh hưởng thế nào đến các ngân hàng, vốn đang được khuyến khích cho vay nhiều hơn với lãi suất hạ"
- Ta không quên rằng ngân hàng đã cấp phát tín dụng rất mạnh trong hai năm liền trước khi lạm phát bùng nổ đầu năm ngoái. Gần một nửa các khoản nợ tồn đọng hiện nay của các ngân hàng là tín dụng cấp phát từ thời ấy. Đấy là ta chưa nói đến phần đầu tư gián tiếp mà ngụy trang của các ngân hàng hay doanh nghiệp vào lĩnh vực địa ốc. Bây giờ, lĩnh vực ấy sa sút và ngân hàng khó thu lại nợ.
Trên lý thuyết thì các ngân hàng tại Việt Nam đều thận trọng định giá địa ốc rất thấp và thực tế chỉ tài trợ chừng một phần ba giá thị trường của các tài sản địa ốc mà thôi. Nhưng trong thực tế, thì giới đầu tư địa ốc vừa đi vay ngân hàng, vừa bỏ vốn riêng và chưa xây song đã mong bán được để lấy tiền xây nốt. Tình trạng ấy đã hết và nhiều nhà đầu tư bắt đầu ngộp nợ và cạn tiền mặt. Cho nên gánh nợ thối có thể cao hơn mệnh giá của sổ sách ngân hàng và nhiều cơ sở ngân hàng sẽ gặp khó khăn bất ngờ trong thời gian tới.
Việt Long: Có thể là vì vậy mà Việt Nam mới cấm các ngân hàng không tài trợ đầu tư chứng khoán và địa ốc, nhưng đồng thời chính quyền Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp ứng phó, theo ông thì liệu việc đó có đẩy lui được nguy cơ suy trầm như ông Thủ tướng của Việt Nam vừa trình bày tại Hong Kong không"
- Việt Nam có nhiều cách ứng phó, từ tín dụng đến ngoại hối và ngân sách. Về tín dụng thì từ tháng Chín năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam đã sáu lần giảm lãi suất cơ bản, tổng cộng là 700 điểm tức là 7%; cách đây 10 hôm cũng hạ lãi suất tái tài trợ và lãi suất thế chấp thêm 100 điểm. Nhưng, biện pháp tiền tệ ấy chưa chắc đã khuyến khích ngân hàng giảm lãi suất cho vay như nhà nước trông đợi vì sẽ khiến các trương chủ ký thác tìm nơi khác gửi tiền để có lời cao hơn. 
- Về chính sách ngoại hối, Việt Nam đã mở rộng biên độ giao dịch của đồng bạc từ trên dưới 3% lên 5% và đấy là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, lãnh đạo của Việt Nam vẫn còn ngại chưa dám phá giá thêm đồng bạc vì sợ dân chúng hốt hoảng dù trong thực tế, đồng bạc Việt Nam vẫn có thể mất giá ít ra là 7% vì lạm phát. Do đó, có lẽ Việt Nam vẫn còn khả năng xoay trở và nếu có phá giá một cách tiệm tiến, chậm rãi, chừng 6-7% từ nay đến cuối năm thì vẫn còn được. Nhưng, Ngân hàng Trung ương Việt Nam thì vẫn còn sợ phản ứng đầu cơ đô la của dân chúng nên tuần qua đã dọa ngược là nhà nước có thừa đô la để tung ra thị trường hầu nâng giá đồng bạc. Tôi không biết là thị trường có tin vào lời hăm dọa đó hay không!
Việt Long: Còn biện pháp ngân sách, thí dụ như ngân khoản tương đương với tám tỷ đô la để kích cầu đã được thông báo, trong đó có một tỷ để trợ cấp lãi suất, biện pháp ấy có công hiệu không"
- Ngoài ngân khoản tương đương với một tỷ đô la để trợ giúp dân nghèo, bù lãi suất hay giảm thuế và hoãn thuế, v.v... chúng ta chưa biết được các mục tiêu tài trợ của ngân khoản sáu tỷ đã thông báo hay tám tỷ vừa mới hứa hẹn, cho nên chưa thể nói đến sức công hiệu cao hay thấp, nhanh hay chậm.
- Nhưng, nếu nhìn vào cái gốc thì bội chi ngân sách tại Việt Nam năm nay có thể vượt 8% của tổng sản lượng nội địa GDP, so với chưa đầy 5% của năm ngoái. Đấy là một bài toán không nhỏ vì sẽ giới hạn khả năng xoay trở của Việt Nam.
- Lý do là việc tài trợ khoản tăng chi này qua phát hành công khố phiếu đã không có kết quả như ý mà chúng ta vừa thấy, cho nên người ta không thể lạc quan. Muốn huy động tiết kiệm của dân cho mục tiêu kích cầu đó, nhà nước phải trả phân lời cao hơn và như vậy lại thu vét mất một số tài nguyên đầu tư của thị trường tư nhân. Vì ngần ấy lý do, chúng ta nên hoài nghi khả năng tăng trưởng tới 5% hay 5,5% như Hà Nội trình bày. Kinh tế Việt Nam vẫn chưa ra khỏi đường hầm và nếu không may thì có thể gặp lại sự đình trệ đen tối của mấy chục năm về trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.