Hôm nay,  

Hy Vọng Về Nhân Quyền Trong Mùa Hoa Anh Đào

22/04/200900:00:00(Xem: 5159)
Hy vọng về nhân quyền trong mùa Hoa Anh đào
Nguyễn-Viết Kim
Từ cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 4 năm nay (2009) là mùa Hoa Anh Đào nở, một lễ hội tưng bừng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Cách đây một thế kỷ, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có sự giao thương chính thức mở đầu với hiệp ước Yokohama. Chứng tỏ sự hiếu khách của dân tộc Nhật, vào năm 1912  vài ngàn cây Anh Đào được thành phố Tokyo gửi tặng thành phố Hoa Thịnh Đốn. Người dân thủ đô Mỹ rất sành điệu, rất trân qúy món quà này và khi Quân Đội Nhật bất thần tấn công Trân Châu Cảng, thành phố đã kêu gọi sự bình tĩnh của dân chúng và may mắn thay cũng chỉ có vài chục cây bị phá hoại trong số trên 3,000 cây được trồng ở thủ đô. Vào năm 1958 thành phố Yokohama trao tặng một tảng đá điêu khắc nặng 3,800 (pounds) Japanese Pagoda, được đặt ven hồ nơi đài kỷ niệm ông Jefferson (Jefferson Memorial), gần Japanese Lantern, nơi được thắp đèn để mở đầu mùa Hoa Anh Đào. Vì sự thay đổi thời tiết bất thường nên mỗi năm Nha Lâm Viên Quốc Gia và Nha Khí Tượng đều có môt bản dự đoán vào cuối tháng 2 để tiên liệu thời điểm lúc Hoa Anh Đào nở rộ. Khi mưa to gió lớn thì hoa rơi rụng ngay, vì thế phải may mắn mới có sự trùng hợp chính xác vào cao điểm lúc hoa nở, 2 tuần lễ  từ lúc có lễ nghi tại Tượng Đèn (Japanese Lantern) theo nghi thức Nhật Bản, rồi những buổi hòa nhạc ngoài trời  tại Jefferson Memorial, các buổi tiếp tân tại khách sạn và phòng khánh tiết của các Viện Bảo Tàng Văn Hóa, đôi khi có trình diễn nghệ thuật tại Kennedy Center và hội chợ tại trung tâm thành phố. Cuối tuần có diễn hành trên Constitution Avenue trước khi chính thức bế mạc. Du khách về rất đông , nhất là vào thời kỳ Spring Break cho các học sinh và sinh viên . Mọi người hòa chung  với  dân cư địa phương và dập dìu tài tử giai nhân, tung tăng dạo phố ngập hoa đào nở đẹp tươi trong mầu trắng pha hồng.
Hôm nay là thứ tư đầu tháng 4, mấy ngày trước trời nắng đẹp, hôm nay bỗng trở nên u sầu với những cơn mưa phùn trong bầu trời xám xịt, làm thành phố có một vẻ u buồn trầm mặc. Mỗi người Việt chúng ta hình như khi xa quê hương đều có trong lòng sự hoài niêm liên tưởng đến những biến cố khốc liệt xảy ra trong tháng 4 của dòng lịch sử cận đại, nay đã gần 34 năm. Trong khung cảnh và tâm trạng đó chúng tôi rời trạm Union Station và rảo bộ đi đến tòa nhà Cannon nằm trong khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ. Nơi đây đã có những cuộc họp báo và điều trần, khi thì cấp tốc vì thời gian tính tại tiền đình (Terrace) vào mùa hè cùng các dân biểu liên bang, khi thì có những cuộc hội họp điều trần phía bên trong về giáo dục, nhân quyền để đóng góp ý kiến với các nhà lập pháp .
Vào tuần đầu của tháng 5 (May 8, 2009), Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên họp khoáng đại tại thành phố Genève trên nước Thụy Sĩ tại Âu Châu. Việc này có ảnh hưởng sâu rộng và quan trọng đối với người Việt vì trong nghị trình có việc xem xét lại toàn bộ quá trình vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đây không phải là phiên họp cứu xét thường niên mà thông thường phải khoảng 4 năm mới dành cho quốc gia liên hệ một lần. Dựa theo nhưng câu hỏi, những thắc mắc và những câu trả lời, giải đáp của chính phủ liên hệ, Liên Hiệp Quốc sẽ có một phúc trình đúc kết để phổ biến trên toàn thế giới. Khi chúng ta vận động chính giới Hoa Kỳ qua lập pháp và hành pháp, và liên lạc với chính phủ của các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc để nêu ra những câu hỏi thích hợp và thỏa đáng thì chính phủ Hà Nội phải giải thích và bản tường trình sẽ trung thực hơn phản ảnh được phần nào tình trạng nhân quyền tại quê hương. Những cố gắng tranh đấu cho nhân quyền tại quê hương sẽ hữu  hiệu hơn khi được quảng bá trên toàn cầu, được lưu tâm cùng ủng hộ đúng mức, nhân loại trợ giúp chúng ta cùng tranh đấu cho mọi người được sống trong tự do với những quyền căn bản của con người như tự do tư tưởng  ...... đã được nêu rõ trong hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Hai nhân vật chính yếu trong Ban Tổ Chức buổi hội họp và điều trần quan trọng này  là bác sĩ Nguyễn Thể Bình , giáo sư đại học quân y của Quân Lực Hoa Kỳ, chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam (bác sĩ Nguyễn Đan Quế) và ông Scott Flipse, nhân viên cao cấp của Ủy Ban Quốc Gia (Hoa Ky) đặc trách về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF: US Commission for International Religious Freedom).
Có 4 nhóm chính yếu tham dự buổi hội họp và điều trần:

1- Phân bộ của Quốc Hội về nhân quyền tại Việt Nam với sự tham dự của các dân biểu liên bang Lofgren, Smith, Cao Quang Anh, và vào phút chót bà Loretta Sanchez phải đi công du khẩn cấp cho uỷ ban Nội An (Homeland Security) của Quốc Hội nên không đến đự được). Bà chủ tịch ủy ban USCIRF Felicia Geer. Nhân viên cao cấp Hans-Joachim Hogrefe thuộc tiểu ban Tom Lantos về nhân quyền trong ủy ban ngoại vụ (Foreign Affairs Committee). Các  viên chức về nhân quyền và Việt Nam thuộc bộ ngoại giao Hoa Kỳ là bà Leo và ông Brett Blackshaw. Nhân viên tư vấn của ủy ban quốc hội đặc trách Trung Hoa, bà Andrea Worden. Một số  nhân viên thuộc các văn phòng dân biểu liên bang.
2- Các hội đoàn của người Mỹ Gốc Việt : Nghị Hội; Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn, Virginia, Maryland; Boat People SOS; Việt Tân; Việt Nam Quốc Dân Đảng; Hội Võ Bị Quốc Gia; Hội Bảo Vệ Cờ Vàng; Khmers Kampuchea Krom Federation; một số tu sĩ Phật Giáo đến từ New Jersey và một số đồng hương cư ngụ tại địa phương, đặc biệt rất nhiều vị phụ nữ đã mặc áo dài thật duyên dáng và trang trọng.
3- Đại diện các tòa đại sứ các quốc gia : Áo Quốc (Austria), Lỗ Ma Ní (Romania), Estonia, Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Mễ Tây Cơ (Mexico), Hy Lạp (Greece), Ba Lan (Poland).
4- Đại diện các tổ chức và định chế quốc tế không thuộc hệ thống công quyền (NGO: Non-Government Organization) : bà  Sophie Richardson, giám đốc Á Châu Sự Vụ (Asia Director of Human Rights Watch);bà Lucie Morillon giám đốc văn phòng thủ đô (Washington Director of Reporters Without Border); bà Rebecca Vo , Chánh Sự Vu . (Program Officer of Freedom House) ; ông Jim Geheren, giám đốc điều hành (Executive Director of Initiatives for China); ông Maran Turner, giám đốc điều hành (Executive Director of Freedom Now).
Buổi họp bắt đầu lúc 2:10 chiều tại phòng 323 trong tòa nhà Cannon, tên một dân biểu liên bang có tiếng tăm. Bà Felicia Geer khai mạc với thuyết trình về các thủ tục hành chánh của Liên Hiệp Quốc và của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ tổ chức điều trần và cứu xét sự việc và dữ kiện về Nhân Quyền tại Việt Nam , 4 năm mới có một lần. Trong cử tọa có những câu hỏi để biết rõ thêm chi tiết như câu hỏi của ông Thomas Phạm và giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và vài vị khác.
Sau đó là phần phát biểu của chủ tọa đoàn gồm có các dân biểu liên bang, bà Zoe Lofgren, ông Chris Smith, và ông Cao Quang Ánh.  Có nhiều câu hỏi từ phía NGOs để hiểu rõ lập trường của các nhà lập pháp . Những vấn đề tự do tôn giáo, tự do thông tin điện toán (internet freedom)..... là những đề tài  được thảo luận rất sôi nổi . 
Tiếp theo là phần phát biểu của bác sĩ Nguyễn Thể Bình và  tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.  Từ phía  người tham dự có nhiều câu hỏi như của  bà Nguyễn Ngọc Giao và đại diện của phái đoàn KKKF . Có nhiều câu hỏi khác chứng tỏ là cử tọa rất lưu tâm và am tường đề tài nhân quyền .
Các dân biểu liên bang đã tiếp nhận các bài tham luận, đề nghị câu hỏi của nhiều người như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, ông Đỗ Thành Công, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, ban tổ chức và các tổ chức NGOs.
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình trong cuộc nói chuyện với giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh cho biết là sẽ vận động đề nghị Quốc Hội nhân danh lập pháp gửi một lá thư qua hành pháp tới Ngoại Trưởng Clinton, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Rice và trưởng phái đoàn Mỹ tại hội nghị Genève. Một lá thư khác sẽ được gửi tới các tòa đại sứ các quốc gia thành viên của  Liên Hiệp Quốc . Trong các lá thư này sẽ có những câu hỏi đề nghị , với những dữ kiện để Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ đặt các câu hỏi chi tiết và chính xác trong buổi họp vào ngày 8 tháng 5 năm 2009 của Liên Hiệp Quốc với nghị trình xét lại toàn bộ vấn đề nhân quyền tại Việt Nam .
Sự đóng góp của mọi đồng hương rất là quan trọng và xin liên lạc với bác sĩ Nguyễn Thể Bình qua điện thư binhnguyenmd@yahoọcom. Dân biểu liên bang Loretta Sanchez sẽ cố gắng tổ chức một buổi gặp gỡ với cộng đồng nam Cali để gom góp và đúc kết ý kiến của đồng hương tại Little Saigon .
Sau trên 90 phút , buổi họp đã kết thúc vào lúc 3:40 chiều. Có sự hiện diện của đài truyền hình SBTN và đài phát thanh RFA .
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2009 sẽ là Ngày Nhân Quyền Việt Nam, sự tham dự đông đảo của đồng hương ở mọi nơi tại Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ chứng tỏ sự quyết tâm tranh đấu của người Mỹ Gốc Việt cho Quê Hương Tiền Nhân, sẽ làm nức lòng cho cuộc tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam vì` các bạn đó biết rằng mình không cô đơn, đồng thời kêu gọi được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.