TẢN MẠN VỀ CHUYỆN GIÀU NGHÈOThước đo giàu nghèo là vàng, đô la...
Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
Phàm ở đời có ai mà muốn nghèo đâu. Ai cũng muốn mình được giàu có mà càng giàu chừng nào thì càng tốt chừng đó.
Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho nhau những câu “làm ăn phát tài”, “tiền vô như nước”, v.v...
Giàu hay nghèo cũng chỉ là những ý niệm tương đối mà thôi
Ý niệm giàu nghèo cũng rất tương đối, và thay đổi tùy theo cái nhìn và cảm nghĩ của mỗi người ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Không có cái gì vĩnh cữu hết! Mọi sự việc, mọi sự vật cũng như mọi cách suy nghĩ của chúng ta đều có thể biến đổi theo thời gian, không gian và theo hoàn cảnh sống đương thời.
Bởi vậy hồi nhỏ mình nghĩ theo một cách nầy, nhưng về già thì mình có thể nghĩ theo một cách khác hơn nữa.Thông thường thì sự giàu sang được đánh giá qua khả năng mua sắm, tiền bạc và sự tích tụ tài sản của cải vật chất, v.v...
Bên cạnh cái giàu bên ngoài còn có cái giàu bên trong, hay gọi là cái giàu về tinh thần...
Đó là sự hiểu biết, tri thức cộng với sự chuyên cần, nhẫn nại, hy sinh cũng như sự khoan dung, lòng nhân ái đối với tất cả đồng loại và thiên nhiên...cùng mối giao hảo tốt với gia đình và xã hội.
Ngoài ra còn có cái giàu về sức khỏe, để chỉ những người lúc nào cũng khỏe cũng mạnh, không bao giờ có bệnh tật gì hết, nghĩa là có một sức khỏe thật sung mãn dồi dào.
Nếu so với Bill Gates, thì một người Mỹ trung lưu được xem là rất nghèo.
Tuy nhiên, nếu nhìn về khía cạnh tiện nghi vật chất và khoa học kỹ thuật của thế kỷ 21 mà người Mỹ bình thường nầy đang thụ hưởng trong đời sống hằng ngày, thì có thể nói rằng anh ta còn giàu hơn cả Tổng Thống George Washington 230 năm về trước.
Đây chỉ là một cách nhìn, một cách nói mà thôi!
Còn cái ngạch mức nghèo (seuil de pauvreté) do nhà nước tư bản ấn định cho người dân của xứ họ là một chuyện khác. Chánh phủ đặt ra ba cái vụ nầy không ngoài mục đích chánh trị, mà cũng còn có mục đích để thu thuế nữa.
Năm 2008, nếu lợi tức hằng năm của một người dân Canada thấp hơn 17.800$, thì người nầy được xếp vào hạng nghèo.
Trong thực tế, số người có lợi tức thấp dưới ngạch mức nghèo tại Canada không phải là ít, trong số nầy có rất nhiều đồng hương Việt Nam mình.
Người Việt có cái hay là biết sống tằn tiện, quen cực khổ từ lâu cho nên tuy làm ít lương hoặc lãnh trợ cấp xã hội không bao nhiêu tiền, nhưng họ vẫn có thể cứ mỗi đôi ba năm lại về thăm quê hương một lần để du hí và le lói trong đôi ba tuần cho bạn bè bên đó lé mắt và nể mặt chơi.
Tiền bạc có đem lại hạnh phúc hay không"
Thoạt nhìn thì tiền bạc gắn liền một cách mật thiết với hạnh phúc, nhưng trong thực tế có biết bao nhiêu là kẻ giàu có nhưng vẫn phải triền miên lo nghĩ, đối phó hết việc nầy đến việc kia, tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng bất an...
http://www.thedailybeast.com/blogs-and-stories/2008-11-21/why-rich-people-are-so-miserable/
Bên cạnh người giàu có thì cũng có rất nhiều kẻ nghèo khó tận mạng, nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bệnh hoạn không thuốc chữa, cùng với trăm ngàn cái khổ chớ chẳng phải sung sướng gì...
Vậy, có thể nói tiền bạc chỉ là điều kiện cần chớ chưa phải đủ để có được hạnh phúc.
Chung qui cũng chỉ do cách chúng ta suy nghĩ thế nào là hạnh phúc mà thôi!
http://www.vantuyen.net/index.php"view=story&subjectid=23005
Nhưng dù sao đi nữa, thì có tiền có bạc và có sức khỏe vẫn sướng hơn là vừa nghèo mạt rệp lại còn vừa bị bệnh hoạn triền miên nữa.
Người ta thường hay nói đã nghèo còn mắc cái eo!
Đây là một câu rất đúng, rất là chân lý nhưng cũng rất vô duyên và huề vốn mà người bản xứ bên Canada thường hay nói: “Mieux vaut être riche et en bonne santé que pauvre et malade”.