Hôm nay,  

Iraq Tới Đâu Rồi?

25/03/200800:00:00(Xem: 7509)

Tuần vừa qua, cách đây đúng năm năm, TT Bush lấy quyết định đánh Iraq.

Cách đây đúng một năm, Iraq qua báo chí Mỹ là một biển máu. Mỗi tháng, trung bình có khoảng 2.000 thường dân Iraq và 200 lính Mỹ bị chết, qua những vụ đánh bom tự sát hay những trận đánh quy mô giữa quân Mỹ và quân khủng bố hay các nhóm chống đối Sunnis.

Trong năm năm chiến tranh Iraq, con số tử vong lên tới gần 4.000. Trong năm năm Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ mất hơn 400.000 quân. Trong chín năm chiến tranh Việt Nam, Mỹ mất 58.000 quân nhân. Nói như vậy thì người ta mới thấy con số tử vong trong cuộc chiến Iraq thật ra không nhiều, dù không ai phủ nhận được mất một mạng người vẫn là quá nhiều.

Trước những con số tử vong mà báo chí Mỹ cho là khủng khiếp như vậy, dân Mỹ -cũng như cả thế giới- đặt vấn đề với Tổng Thống Bush: tại sao, và làm gì bây giờ"

TT Bush không có câu trả lời thỏa đáng, và dân Mỹ quyết định trao Quốc hội cho phe đối lập. Đảng Dân Chủ đại thắng trong cuộc bầu cử tháng Mười Một năm 2006, với lời hứa hẹn rút quân Mỹ về trong vòng vài tháng.

Nhưng hơn một năm sau, phe đa số Dân Chủ trong quốc hội hoàn toàn thất bại không rút được một người lính nào về. Chẳng những vậy lại còn phải chấp nhận cho ông Bush đôn quân thêm. Trong chính trị, nói và làm khác nhau xa. Và phe Dân Chủ chấm dứt chuyện khua chiêng gõ trống múa lân cực kỳ ồn ào của những ngày cuối năm 2006.

Ngày nay, tin tức Iraq tự nhiên biến mất khỏi các cuộc tranh luận tại quốc hội và mặt báo. Chỉ trong tuần qua, để kỷ niệm sinh nhật năm năm cậu quý tử Iraq, người ta mới được nghe lai rai lại chuyện Iraq. Chuyện gì đã xẩy ra trong cả năm qua" Iraq biến đâu mất trong cả năm qua"

Thật sự Iraq vẫn còn đó.

Sau quyết định đôn quân của TT Bush, những cuộc đụng độ đẫm máu vẫn xẩy ra chứ chưa chấm dứt. Những cuộc đánh bom tự sát vẫn còn. Nhưng cường độ rõ ràng đã giảm mạnh mẽ. Con số thường dân Iraq tử vong đã giảm xuống mức 500 một tháng (một phần tư so với năm ngoái), trong khi lính Mỹ tử vong hạ xuống còn 40 một tháng (một phần năm so với năm ngoái).

Đúng ra thì báo chí Mỹ vẫn có thể đăng tin Iraq. Nhưng đăng thì cũng được mà chỉ trích thì khó hơn, vì tuy số tử vong còn lớn nhưng đã giảm rất nhiều, chứng tỏ kế hoạch đôn quân của TT Bush có kết quả tốt. Mà điểm sau này là điểm mà giới cấp tiến không thể chấp nhận được. Không thể nào nhìn nhận Bush đã làm được một cái gì tốt hay thành công cả.

Cuộc chiến Iraq, từ khởi đầu đã là một cuộc chiến “tự vệ chính đáng vì an ninh Mỹ” theo TT Bush, nhưng “bất hợp pháp” dưới con mắt của phe phản chiến trong đảng Dân Chủ và trong giới truyền thông cấp tiến.

Người ta có thể tiếp tục tranh cãi đến đời con đời cháu về quyết định đánh Iraq của TT Bush. Đó là chuyện của các sử gia, các nhà học giả (nhiều hơn là những nhà học thiệt).

Trên 150,000 quân nhân Mỹ đang hiện diện tại Iraq. Đó là thực tế mà nước Mỹ phải trực diện. Vấn đề quan trọng bây giờ là làm gì"

TT Bush và phe Cộng Hòa cứng rắn thì cho rằng bây giờ là lúc Mỹ đã có được một chiến lược có thể mang lại “chiến thắng” (victory), do đó phải tiếp tục y như cũ cho đến ngày thành công. Tiếp tục truy lùng quân khủng bố và tăng cường thế lực của quân đội và chính phủ Iraq.

Làm cho chúng ta lại nhớ mang máng về chính sách Việt Nam hóa.

Ngày xưa, ta thắc mắc Mỹ Việt Nam hóa chiến tranh để làm gì" Để phe quốc gia chúng ta có thể đánh bại cuộc xâm lăng của Bắc Việt và đuổi mấy anh cán ngố về Bắc" Hay xa hơn nữa, để chúng ta có đủ sức mạnh sau đó Bắc tíến, giải phóng miền Bắc và thống nhất Việt Nam dưới lá cờ vàng" Thật ra mục đích chỉ nhỏ bé và rất ngắn hạn: cho quân đội VNCH chúng ta đủ sức che bọc hậu cho quân đội Mỹ rút dù êm thắm và … “trong danh dự”.

Ngày nay, trong tình trạng cả nước đang chống chiến tranh Iraq, người ta không thể không nghĩ đến bài học Việt Nam và đặt câu hỏi: Bush đôn quân để làm gì, và hiện nay đang muốn làm gì" Cũng chỉ để xây dựng một quân đội Iraq đủ mạnh để đóng vai trò bọc hậu cho quân Mỹ ca khúc khải hoàn về nước" Hay để mang lại chiến thắng"

Nhưng vấn đề là hình như chưa ai định nghĩa rõ ràng thế nào là “chiến thắng”.

Nếu chiến thắng có nghĩa là loại bỏ được Saddam Hussein và ngăn ngừa được việc phát triển và sử dụng vũ khí tàn sát tập thể thì rõ ràng là Mỹ đã “chiến thắng” rồi. Mục đích đạt được rồi" Sao chưa tuyên bố “mission accomplished” rồi rút quân về, còn ngồi ở đó làm gì"

Nếu chiến thắng có nghĩa là xây dựng một chế độ dân chủ ổn định, một chính quyền mạnh kiểm soát được cả nước, một sự thống nhất thực sự chấm dứt cảnh giết nhau vì phân chia sắc tộc tôn giáo thì đây quả là một dự án khổng lồ vô giới hạn.

Chúng ta đang thấy những thành quả rõ ràng. Ví dụ dưới thời Saddam, cả nước chẳng bao giờ có bầu bán gì để cho người dân có tiếng nói. Bây giờ, đã có ba bốn lần bầu cử, có tổng thống, thủ tướng, quốc hội, tất cả đều được dân bầu đàng hoàng. Trước đây cả nước chỉ có một đài phát thanh và vài ba tờ báo quốc doanh. Bây giờ có trên năm chục đài phát thanh tư nhân và gần ba trăm tờ báo tư, chẳng ai kiểm duyệt gì hết. Những vụ giết nhau giữa Kurds, Sunnis và Shiites cũng đang giảm cường độ nhanh chóng.

Như vậy đã đủ tự do, dân chủ, và ổn định chưa" Nếu đủ rồi thì ở lại làm gì nữa" Sao chưa rút quân về" Nếu chưa thì chừng nào mới là đủ"

Đó là những câu hỏi quan trọng và chính đáng mà TT Bush vẫn loay hoay chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Về phía ứng viên Cộng Hòa John McCain thì tình hình đang biến chuyển thuận lợi cho ông, nếu không muốn nói là ông đã đắc cử làm đại diện cho đảng Cộng Hòa chính nhờ vào những biến chuyển này.

Ông chủ trương đánh đến cùng và đánh mạnh. Ông đã từng chỉ trích Bush là vừa đánh vừa run, không dám đánh mạnh, bây giờ nhờ đánh mạnh nên đã có kết quả khả quan ngay.

Cử tri Mỹ sẵn sàng chấp nhận ông McCain là người có nhiều kinh nghiệm quân sự nhất và tin tưởng ông là người có khả năng giải quyết vấn đề Iraq nhất. Nhưng dù sao vẫn chưa đủ. Ông vẫn cần phải định nghĩa cho rõ thế nào là “chiến thắng” mà ông trông đợi, và khi nào thì lính Mỹ được về nhà.

Giống như Bush, McCain vẩn chưa trả lời được câu hỏi này.

Về phe Dân Chủ thì câu trả lời này đã có rồi. Một cách rất rõ ràng, cả bà Clinton lẫn ông Obama đều hò hét phải rút quân về ngay.

Nhưng trong chính trị, nhiều khi “coi dzậy mà hổng phải dzậy”! Mấy ông bà chính trị gia nói chuyện, nếu ta không chú ý nghe cho rõ thì sẽ lầm to.

Bà Clinton thì nhất quyết rút quân về “càng sớm càng tốt, bắt đầu trong vòng 60 ngày sau khi bà nhậm chức”, nhưng sẽ “duy trì một số quân tối thiểu để bảo đảm ổn định và ngăn ngừa các phe nhóm giết nhau”. Như vậy nghĩa là gì" Thế nào là tối thiểu" Đến bao lâu" Đó chẳng phải là lập trường của Bush và McCain sao" Có khác nhau chăng chỉ là số lượng quân hay sao" Như vậy có nghĩa là các chiến lược Bush-McCain-Clinton chỉ là một, chỉ khác chuyện chi tiết ứng dụng, số lượng và ngày giờ rút quân thôi.

Ông Obama thì hùng hổ hơn: sẽ rút hết quân Mỹ về trong vòng một năm, chỉ duy trì một hai tiểu đội giữ an ninh cho tòa đại sứ Mỹ thôi. Nghe thì rõ ràng lắm. Nhưng có cái gì không ổn.

Trả lời một câu hỏi của một ký giả Âu Châu, bà Samantha Powers, giáo sư chính trị học đại học Harvard và cố vấn chính sách đối ngoại cho Obama, đã khẳng định “Obama tuyên bố sẽ rút hết quân ngay, nhưng chuyện này không có gì chắc chắn, còn phải tùy thuộc vào biến chuyển của tình hình an ninh chung”.

Thế thì cũng như không! Lập trường của Bush hay McCain cũng vậy thôi, cũng muốn rút hết quân về nếu tình hình an ninh chung cho phép.

Chính ông Obama cũng còn ẫm ờ trong vấn đề rút quân này.

Một ký giả đặt câu hỏi nếu sau khi rút quân về mà Iraq biến thành cứ địa của Al Qaeda, hay biến thành biển máu vì các phe nhóm giết nhau thì sao" Ông Obama trả lời là sẽ “giành quyền” (reserve the right) mang lính Mỹ trở lại Iraq. Thế thì lại cũng như không thôi! Bush hay McCain muốn giữ quân tại Iraq cũng chỉ vì không muốn cho Al Qaeda biến Iraq thành căn cứ địa và cũng để bảo vệ nhóm thiểu số Kurds và Sunnis khỏi bị nhóm đa số Shiites thanh toán hết. Chẳng lẽ Obama nhất quyết mang lính Mỹ về Hawaii nghỉ xả hơi vài tuần rồi lại mang qua Iraq sao"

Phe Dân Chủ, bà Clinton và ông Obama, tuy vẫn cứng rắn chủ trương rút quân về càng sớm càng tốt, nhưng trước sự thành công -tuy nhất thời- của chiến lược đôn quân, họ quay qua một khiá cạnh khác: tiền.

Họ bắt đầu chỉa mũi dùi vào kinh phí chiến tranh Iraq: 550 tỷ Mỹ kim tính cho đến ngày nay. Họ hô hào chấm dứt chiến tranh Iraq để tiết kiệm được mỗi tháng khoảng 12 tỷ Mỹ kim. Tờ báo cấp tiến New York Times đã tìm ra cách gây chấn động còn “ấn tượng” hơn: ghi nhận chi phí cho Iraq là 5.000 đô mỗi giây đồng hồ.

Nghe mà hết hồn. Nhưng một lần nữa, vấn đề “coi dzậy mà vẫn hổng phải dzậy”.

Chúng ta không thể có được dữ kiện chính xác, nhưng hiển nhiên nếu chấm dứt chiến tranh Iraq, không thể nào nước Mỹ tiết kiệm được 12 tỷ mỗi tháng. Trong con số khổng lồ đó, theo cách chiết tính kế toán bình thường, có cả tiền lương quân nhân, tiền chế tạo và bảo trì cũng như khấu hao cho biết bao nhiêu xe tăng, tàu chiến, máy bay, súng ống, quân trang, quân dụng, xăng nhớt...

Một phần lớn những số chi này, chính phủ Mỹ lúc nào cũng vẫn phải chi như thường, cho dù có hay không có chiến tranh Iraq. Chấm dứt chiến tranh Iraq không có nghĩa là 150.000 quân Mỹ sẽ được giải ngũ ngay, tất cả quân trang, quân dụng, vũ khí, xe tăng, tàu bay sẽ được bán “liquidation sale” hết. Và Nhà Nước Mỹ sẽ tiết kiệm ngay được cả chục tỷ! 

Đó là chưa kể chuyện cả bà Hillary lẫn ông Obama đều không ai dám đả động đến những hậu quả khác sau khi Mỹ vội vã rút quân về.

Mọi phe Kurds, Sunnis và Shiites sẽ hòa hoãn, vui vẻ ngồi lại với nhau" Al Qaeda cũng sẽ rút quân khỏi Iraq để tôn trọng chủ quyền xứ này" Iraq và cả vùng Trung Đông sẽ có hòa bình và ổn định" Quân khủng bố sẽ không coi Mỹ là kẻ thù nữa"

Những chuyện này coi như chỉ là chuyện mộng mị thôi. Sự thật thì có nhiều hy vọng sẽ có đại loạn tại Iraq và có thể cả vùng Trung Đông luôn. Những nhóm phản chiến vẫn như đà điểu chui đầu dưới cát, chỉ đòi rút mà không ai dám nhắc đến vấn đề hậu quả của việc rút quân chính là vì không dám đối diện với câu hỏi nếu có đại loạn thì sẽ ảnh hưởng đến Mỹ như thế nào, và Mỹ sẽ phải làm gì.

Khoan nói đến chuyện quân khủng bố sẽ tiếp tục tìm cách đánh Mỹ.

Hãy thử tưởng tượng đại loạn trong vùng Trung Đông. Chắc chắc hậu quả đầu tiên là giá dầu thô sẽ tăng ngay. Có thể dễ dàng từ 100 đô bây giờ vọt lên trên 200 đô một thùng. Và giá xăng tại Mỹ sẽ vọt lên từ dưới 4 đô tới 8 đô một ga-lông, phải tốn 200 đô để có thể đổ đầy bình xăng một chiếc SUV. Tiền điện ở nhà sẽ nhẩy lên từ 200 đô trung bình mỗi tháng lên 400-500 đô. Kinh tế Mỹ chẳng biết đang suy trầm hay suy thoái hay suy phát gì, nhưng chắc chắc sẽ… suy mạnh. Thất nghiệp sẽ lan rộng. Dân Mỹ sẽ phản ứng như thế nào" Có chấp nhận như đó là cái giá phải trả cho việc rút quân không"

Tiết kiệm 12 tỷ một tháng có đủ để bù đắp những gia tăng này không" Nước Mỹ hiện nay có hơn 300 triệu chiếc xe hơi đang chạy. Tính đổ đồng mỗi xe cần tối thiểu một ga-lông xăng một ngày thôi thì mỗi tháng cũng cần tiêu thụ 9 tỷ ga-lông xăng. Nếu mỗi ga-lông tăng giá 4 đô như dự báo thì mỗi tháng dân Mỹ sẽ tốn thêm 36 tỷ tiền xăng. Lỗ to rồ! Hơn gấp ba số tiền 12 tỷ nói là tiết kiệm được nhờ rút quân khỏi Iraq!

Đó là chưa kể xăng dầu sử dụng tại các nhà máy điện, các hãng xưởng kỹ nghệ, tàu hàng hải, máy bay phản lực, các máy lạnh tại nhà hay tại shopping malls, …

Ông Obama đang tố cáo vì Iraq mà giá xăng lên ùn ùn. Nhưng lại không nói nếu rút lính Mỹ về và vùng Trung Đông có đại loạn thì giá xăng sẽ tăng thêm như thế nào.

Dĩ nhiên là sớm muộn gì Mỹ cũng phải rút. Vấn đề là rút trong danh dự và trong tinh thần trách nhiệm, hay rút kiểu phủi tay “sống chết mặc bay” theo mô thức Việt Nam năm 1975. Cuộc tháo chạy năm đó chỉ có dân Mít ta chết và đi tù. Bây giờ rút khỏi Iraq mà không tính kỹ thì cả nước Mỹ sẽ lãnh hậu quả, về chính trị, an ninh cũng như kinh tế.

Tóm lại chiến tranh Iraq đã giảm cường độ và chiến lược của TT Bush đã mang lại vài thành quả tốt đẹp. Nhưng ánh sáng cuối đường hầm thì vẫn chưa ai nhìn thấy, cho dù tiếp tục chiến lược của Bush, hay thay đổi theo chiến lược của McCain, Obama, hay Hillary (23-3-08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau nhiều tháng bị chụp mũ, Hội Thân Hữu Già Lam đã chính thức phổ biến một bản văn giải" thích về hoạt động của Hội.
Quân khu 2 chiếm 2 phần 3 diện tích toàn quốc, dân cư thưa thớt khoảng 3 triệu người trong đó 20% là đồng bào Thượng
Từ ngữ “Lá cải”  được dùng trong tiếng Việt bắt đầu từ khi giới báo chí Pháp dùng chữ tương tự là  “feuille de chou”  để nói về cách làm báo nhảm nhí
Có thể cải tổ luật pháp để tiến tới dân chủ từng bước hay không" Đó là một quan tâm của Luật Sư Trần Thanh Hiệp
Sau khi Giáo Sư Võ Văn Ái gửi bản Giáo Chỉ ký tên Hòa Thượng Thích Huyền Quang, ra lệnh xóa sổ toàn bộ các cơ chế Giáo Hội PGVNTN ở Hoa Kỳ, Canada
Tương lai của nền học vấn nước nhà sẽ ra sao, khi mà cả "Thầy" và "Trò" đều là nạn nhân của một chế độ xã hội lạc hậu, làm hủy hoại các giá trị truyền thống
Ngày 6 tháng 8 năm 2007, thêm một nhà máy giấy ở Việt Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim
Tuần tới, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ triệu tập Đại hội toàn đảng khóa 17, một biến cố năm năm mới có một lần, để hoạch định đường lối và đề cử lãnh đạo
Khi nghe tiếng khoá lách cách bên ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Dù sắp phải đối phó với những màn ép cung mà một lời nói sơ suất có thể mang lại
Ông Alan Greenspan là một người Mỹ độc đáo, do sự nghiệp đưa đẩy. Ông được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào chức vụ Thống đốc Ngân hàng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.