Hôm nay,  

Valentine: Nói Chuyện Tình Yêu

10/02/200800:00:00(Xem: 6556)

- Tuyết Mai

Cứ vào Tháng Hai thì các cửa hàng ở Mỹ bày bán rất nhiều thứ làm quà như kẹo, chocolate đựng trong hộp hình trái tim, hoa tươi, vàng vòng , kim cương có hình trái tim  để những cặp tình nhân hay vợ chồng mua trao tặng nhau nhân ngày tình yêu, có tên là ngày Valentine.

Ngày Valentine là 14 Tháng Hai là ngày mất của Ông Thánh Valentine. Theo truyền thuyết thì ông là người có trái tim nhân  ái, anh hùng và lãng mạn.  Đang lúc nước có chiến tranh,  Hoàng Đế Claudius II cho rằng những ai có vợ con sẽ không có tinh thần hăng say chiến đấu vì có nhiều lo

 âu cho gia đình,  vì vậy ông ra lệnh cấm tất cả trai tráng lấy vợ. Ông Valentine đã âm thầm chống lại lệnh của Hoàng Đế,  bí mật cử hành hôn lễ cho nhiều đôi tình nhân trẻ, ông bị bắt và bị xử tử ngày 14 Tháng Hai năm 269 sau Công Nguyên.

Để tưởng niệm ông,  người bấy giờ quyết định lấy ngày 14 Tháng 2 làm ngày hẹn hò và đính ước. Dần dần có nhiều thay  đổi,  nay ngày này được coi là  ngày của tình yêu, những người yêu nhau chọn những món quà độc đáo, lãng mạn tặng cho người yêu để biểu lộ tình yêu và cũng để sưởi ấm tình nồng.

Có truyền thuyết cho là lúc Ông Valentine bị giam trong ngục, ông  đã đem lòng yêu cô con gái của người bắt giam ông. Khi ra pháp trường ngày 14 Tháng Hai ông viết một lá thư cho người yêu rồi ký tên “From your Valentine” . Từ đấy ngày 14 Tháng Hai trở thành  ngày của tình yêu. Lá thư nhỏ của Ông Thánh Valentine đã trở thành tục lệ trao đổi thiệp cho nhau trong ngày này.

Điều quan trọng nhất là ngày này không phải là ngày chỉ dành riêng cho những người đang yêu nhau mà cũng là ngày của tình bạn, của tình người.

 Tình Yêu là niềm giao cảm kỳ diệu, là  những rung động bất tận của những trái tim đa cảm … cho đến nay tình yêu vẫn còn  là những hiện tượng còn đầy bí ẩn mà loài người vẫn chưa tìm hiểu được cho thấu đáo. Thi ca VN là một dàn đại hợp xướng , kết hợp bằng những giai điệu tuyệt vời, những âm hưởng du dương và lãng mạn, tình yêu trong thi ca VN đã trở thành một đề tài lớn, một nghệ thuật rực rỡ và vĩnh cữu của nền văn hóa dân tộc.

Xuân Diệu, một nhà  thơ  lớn của thi ca VN,  dỗi hờn với người yêu:

“Được giận  hờn nhau ! sung sướng biết bao nhiêu

Anh một mình nghe tất cả buổi chiều

Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh”

(Tương Tư Chiều)

Với  Xuân Diệu tình yêu  không thể ngầm hiểu nhau mà phải nói lên thật nhiều lần:

“Yêu tha thiết , thế vẫn còn chưa đủ

Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần

Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm Xuân

Đem chim bướm thả trong vườn tình ái”

(Phải nói).

Nguyễn Nhược Pháp diễn tả trâm trạng yêu ngất ngây của cô gái tuổi mười lăm đi Chùa Hương gặp chàng trai trẻ:

“Làn gió thổi hây hây

Em nghe tà áo bay

Em tìm hơi chàng thở

Chàng ơi chàng có hay

*

Đường đây kia lên trời

Ta bước tựa vai cười

Yêu nhau , yêu nhau mãi!

Đi, ta đi, chàng ơi!

*

Ngun ngút khói huơng vàng

Say trong giấc mơ màng

Em cầu xin  Giời Phật

Sau cho em lấy đựơc chàng”

(Chùa Hương)

Đỗ Huy Nhiệm nũng nịu “Bắt Đền” người yêu:

”Hôm nay em đến bắt đền anh

Đã để cho em ngủ một mình

Trong giấc mơ màng bao sợ hãi

Quờ tay chỉ thấy bóng trăng thanh!

*

Phòng vắng sương gieo, gió lạnh vào

Tìm chăn, chăn đã biến nơi nao

Lạnh lùng em muốn anh ôm ấp

Để cõi lòng em ấm  chút nào

*

Em giận con gà gáy sáng ran

Làm em trót tỉnh giấc mơ tan

Anh ơi khẽ kéo rèm the lại

Nối lại cho em giấc mộng vàng”.

Nguyễn Bính thì dối lòng,  không dám nhận mình yêu:

”Cô chẳng bao giờ biết đến tôi,

Mà tôi dan díu mấy đêm rồi

Mấy đêm dan díu người trong mộng

Mộng tỉnh canh tàn châu lệ rơi

*

Chòm hoa dâm bụt bên bờ giếng

Nở đỏ như muôn mản  lụa điều

Tôi dối lòng tôi nên chẳng dám

Nhận là  mình đã bắt đầu yêu”

(Nhạc Nắng)

Thanh Tịnh bâng khuâng … tình yêu như áng mây chiều:

Còn nhớ hôm xưa độ tháng này

Cánh đồng xào xạc gió đùa cây

Vô tình  thiếu nữ cùng ta ngắm

Một đoạn tơ trời lững thững bay

*

Tơ trời theo gió vướng mình ta,

Mối khác bên nàng nhẹ bỏ qua

Nghiêng nón  nàng cười đôi má thắm

Ta nhìn vơ vẫn áng mây xa”

(Tơ trời với tơ lòng)

Hồ Dzếnh Ngập ngừng… xin em cứ hẹn nhưng đừng đến nhé:

“ Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu

Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu"

Thủa ái ân mong manh như nắng lụa,

Hoa bướm  ngập ngừng, cỏ cây lần nữa,

Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi

Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!”

Nếu  trót đi em hãy gắng quay về,

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề

Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ

Cho nghìn sau…lở lửng…với ngàn xưa”

(Ngập Ngừng).

Hàn mạc Tử thích đi vào cõi mộng:

“Mà anh  hay em trong tim đều rạn

Đều chôn sâu hình ảnh một người thơ

Bây giờ đây quấn quít hiện bây giờ

Chỉ biết có đôi ta là đang sống

*

Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng

Cố làm lơ không biết đến thời  gian

Đến bông hoa tàn tạ với trăng ngàn

Đến những tình duyên xung quanh thất vọng

Nhiều hành tinh tan đi vì đã lỏng

Ôi muôn năm! Giác mộng đả đời chưa"”

(Đôi ta).

 Nguyên Sa đắm đuối  trong tình yêu:

“Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống

Trời không mưa em có lạy trời mưa

Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về

Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

*

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng

Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa Xuân

Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân

Vì anh gọi tên em là nhan sắc

*

Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc

Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi

Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai

Anh sẽ nhớ suốt đời mưa  Tháng Sáu.”

Những dòng thơ trữ tình trên đây đã nói lên khát vọng thiết tha  với tình yêu của thi nhân, còn đọng lại trong bầu trời thi ca VN, tạo nên  những cung  bậc , mà người yêu thơ càng đọc,  càng cảm thấy ngọt ngào,  say đắm.

Chính những khát vọng mãnh liệt này đã mang đến  cho thi ca VN một sắc thái quyến rũ lạ lùng và tình yêu là vô tội, đẹp như hương yêu say dậy với trăng rằm.  Kính chúc mọi người một Valentine tràn đầy thương yêu, hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.