Hôm nay,  

John McCain Đứng Ở Đâu?

02/02/200800:00:00(Xem: 12185)

...Đảng Cộng Hoà sắp tự bắn vào chân…

Sau khi đảng Dân Chủ tự vả vào mồm, với cựu Tổng thống Bill Clinton nhảy vào cuộc để bênh vợ và gián tiếp đem vấn đề màu da vào cuộc tranh cử tổng thống, đến lượt đảng Cộng Hoà đang hăm hở nhắm bắn vào chân mình, qua cuộc tranh luận về lập trường chính trị của Nghị sĩ John McCain, ứng viên sáng giá nhất của đảng - cho tới tuần này.

Nếu đảng Dân chủ mà chọn một ứng cử viên khác hơn là Nghị sĩ John Kerry trong cuộc tranh cử năm 2004, có khi Tổng thống George W. Bush sẽ lại giống thân phụ, là làm Tổng thống chỉ một nhiệm kỳ. Bộ máy tranh cử của John Kerry có quá nhiều nhược điểm và bản thân ông quá nhiều tỳ vết, nên ông là ứng cử viên bết bát nhất.

Đấy là một giả thuyết - một phỏng đoán giả định.

Nhưng, nếu đảng Cộng Hoà không khéo nhoài mình ra ngoài vào năm 2004 đó, chắc chắn là ông Bush đã thất cử. Năm đó, khi Đại hội đảng khai mạc tại New York vào cuối tháng Tám, tính trung bình, ông Bush chỉ dẫn trước John Kerry có 0,4%! Và đảng Cộng Hoà bèn dàn ra tại Đại Hội năm diễn giả dõng dạc ủng hộ ông Bush. Cả năm người đều không thuộc dòng chính lưu của đảng, thậm chí không là đảng viên Cộng Hoà! Mười ngày sau, ông Bush vượt lên gần 8 điểm và tiến mãi cho tới tháng 11.

Nổi bật nhất trong năm diễn giả này là Nghị sĩ Zell Miller của Georgia, nhân vật bảo thủ của đảng Dân chủ, và là người đả kích ứng viên Dân Chủ nặng nhất vì thiếu ý chí bảo vệ an ninh quốc gia. Một diễn giả hùng hồn phát biểu hôm 30 tháng Tám 2004 là đương kim Thị trưởng Michael Bloomberg của New York, nhân vật ôn hoà, gốc từ đảng Dân Chủ. Với đảng viên Cộng Hoà thuần thành, ông là người "đáng nghi" và quả nhiên năm nay đã đứng ra ngoài như một chính khách độc lập. Đã có lúc còn lăm le ra tranh cử tổng thống như lực lượng thứ ba!

Ba diễn giả còn lại mới đáng chú ý hơn nữa.

Đó là nguyên Thị trưởng New York Rudy Giuliani, anh hùng sau vụ khủng bố 9-11 nhưng có lập trường thiên tả về nội chính, rất gần với đảng Dân Chủ về quyền phá thai hay bảo vệ người đồng tính. Kế tiếp là Thống đốc Arnold Schwarzenegger của tiểu bang California, chẳng những là con rể nhà Kennedy mà còn có nhiều sáng kiến rất Californian, cấp tiến, hoảng tiều và… gần với đảng Dân Chủ. Nghĩa là rất khả nghi.

Diễn giả cuối cùng, cựu đối thủ của ông Bush năm 2000 và một quái chiêu của đảng Cộng Hoà, là Nghị sĩ John McCain. Ông là người có lập trường cực kỳ độc lập, sẵn sàng đứng ra ngoài đảng và bắt tay với đảng Dân Chủ trong một số vấn đề nhạy cảm với thành phần bảo thủ truyền thống của Cộng Hoà.

Nếu nhớ lại thì năm 2004 đó, đảng Cộng Hoà đã phải mở rộng thành phần ủng hộ ra vùng biên tế để huy động hậu thuẫn của cử tri độc lập, ôn hoà, cả cả đảng viên Dân Chủ. Và ông Busah tái đắc cử.

Lần này, từ hai cõi Đông và Tây, hai ngôi sao sáng Giuliani và Schwarzengger trong vùng biên tế cùng đứng ra ủng hộ Nghị sĩ McCain, một nhân vật đang bị khuynh hướng bảo thủ nhất trong đảng đánh cho tơi tả sau khi ông thắng lớn trong chặng Florida. (Khi Thống đốc California nhập cuộc, ta phải suy luận là Thị trưởng Bloomberg sẽ không ra tranh cử như một nhân vật độc lập - hai người vốn đồng quan điểm và thường liên lạc với nhau - và có khi McCain sẽ được sự ủng hộ của Bloomberg. Nghĩa là càng khiến phe bảo thủ trong đảng Cộng Hoà nổi đoá.)

Nổi đoá tới độ tự bắn vào chân và sẽ thất cử! Sôi nổi và om xòm nhất là trường hợp của Ann Coulter, nữ bỉnh bút cực hữu, thông minh và đanh đá. Nàng thậm ghét McCain tới độ đòi ra vận động tranh cử cho Hillary Clinton!

John McCain là một anh hùng thời chiến của Mỹ và là nghị sĩ dày dạn kinh nghiệm của một tiểu bang bảo thủ miền Nam, có bà vợ rất đẹp. Năm 1996, đảng Cộng Hoà cũng đưa ra một nhân vật tương tự là Nghị sĩ Bob Dole; khi ông Clinton đọc bài diễn văn tái nhậm chức đầu năm 1997 thì ông Dole đi quảng cáo thuốc Viagra! Đáng lẽ khách hàng đầu tiên của ông đã phải là Bill Clinton, người một có định nghĩa rất linh hoạt về động từ "có quan hệ tình dục" vào năm 1998.

Đảng Cộng Hoà không thể không quên bài học này. Và nên tìm lại một định nghĩa về chữ "bảo thủ". Chúng ta trở lại trường hợp chính, lý lịch của John McCain.

Từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, bảo thủ có thể được định nghĩa khá linh động như sau.

Về kinh tế, bảo thủ là người đề cao quy luật thị trường, chú trọng tới phát triển kinh tế và nâng đỡ giới sản xuất (hơn là bơm tiền cho giới tiêu thụ). Vì triết lý chính trị ấy, họ chủ trương phát triển tự do mậu dịch (ngoại thương), hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, giản lược bộ máy hành chánh và thuế khoá, cụ thể là bớt kiểm soát và giảm thuế. Từ quan niệm ấy, người ta có thể đi từ trái qua phải, coi chính quyền là vấn đề hơn là giải pháp, hay hạ thuế nhưng phải quân bình ngân sách, tức là có giảm thuế thì cũng phải hạn chế tăng chi để khỏi bị bội chi ngân sách… Nghĩa là bảo thủ về kinh tế cũng có nhiều loại!

John McCain đồng ý giảm thuế như phải hạn chế công chi, nếu không thì đừng giảm! Ông không coi bộ máy nhà nước là vấn đề mà còn cho rằng đôi khi nhà nước phải can thiệp vào thị trường và cả đời sống dân chúng để hạn chế thế lực của các thiểu số khuynh đảo. Về kinh tế đối ngoại, ông chủ trương tự do mậu dịch, trái ngược với lập trường của Hillary Clinton. McCain là người bảo thủ về căn bản, nhưng không cực đoan và với phe bảo thủ thì ông mắc tội thiếu triệt để.

Về xã hội, bảo thủ là người sùng đạo, đề cao luân lý và kỷ cương gia đình nên chống lại mọi chánh sách có hậu quả "đoạt quyền Thượng đế", như nghiên cứu hay khai thác phôi bào, yểm trợ việc sản sinh vô tính. Họ đặc biệt chống phá thai hay hôn nhân giữa người đồng tính và chủ trương đề cử các thẩm phán có lập trường suy diễn hiến pháp và luật lệ theo quan điểm "vô vi", ít can thiệp vào sinh hoạt của xã hội.

Nhưng, cũng về mặt xã hội, họ chủ trương nhà nước không thể hạn chế quyền tự do của công dân như quyền mua súng hay quyền tự do ngôn luận, tự do quyên góp cho hoạt động chính trị. Khi nhà nước can thiệp để giới hạn hôn nhân đồng tính chẳng hạn, thì cũng xâm phạm vào quyền tự do của công dân. Nghĩa là chủ trương bảo thủ về xã hội thực ra cũng có nhiều cách diễn giải khác nhau.

Và McCain hay Giuliani là những người đứng ở sát lề!

Về đối ngoại, bảo thủ là những người quyết liệt bảo vệ quyền lợi và sức mạnh của Hoa Kỳ, nếu cần thì đánh hơn đàm, dụng binh hơn dụng lễ. Và triệt để trừng phạt di dân nhập lậu! McCain là người lãnh huy chương vàng về bảo vệ an ninh, nhưng có tội nặng vì chủ trương nhân nhượng với di dân nhập lậu - y hệt như Tổng thống Bush! Đã thế, còn quyết liệt chống lại những biện pháp nặng tay với đặc công khủng bố - một định nghĩa khác của "tra tấn".

Khi tranh luận về lập trường bảo thủ hay không của McCain, nhiều người trong đảng Cộng Hoà đã lấy Ronald Reagan làm thước đo. Đấy là đơn giản hoá vấn đề. Nếu muốn bới lông tìm vết, ta thấy Reagan cũng có quyết định ân xá di dân nhập lậu năm 1986 - một nguyên do của khủng hoảng thời nay, và tháo chạy khỏi Trung Đông năm 1983 sau khi Thủy quân Lục chiến Mỹ bị khủng bố tại Beirut! Khi cần thiết, không phải là Reagan không biết tăng thuế! Và Ronald Reagan là tổng thống nổi tiếng nhất vì đã vươn ra ngoài để tranh thủ lá phiếu của cử tri ngoài đảng, chẳng khác gì McCain ngày nay.

Ngược lại, George W. Bush mới thực sự làm cho ba khuynh hướng bảo thủ trong đảng Cộng Hoà bị vỡ đôi - thành sáu mảnh! Thành phần bảo thủ về tôn giáo coi là ông đã phản bội họ, thành phần bảo thủ về kinh tế thì không quên thành tích bội chi của ông, thành phần bảo thủ về xã hội giận ông vì đề nghị ân xá di dân - và cho chìm xuồng đề nghị cải tổ chế độ di dân của ông vào năm ngoái. Thành phần bảo thủ về an ninh cho rằng ông đã phạm sai lầm lớn tại Iraq từ 2003 đến 2006, là quan điểm của McCain, người chủ trương là phải cách chức Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và dồn quân đánh tới, cho đến chiến thắng thì thôi!

Đáng lẽ McCain đã rơi vào lãng quên từ mùa Thu năm ngoái nếu chiến lược dồn quân của Bush không đem lại kết quả và bà Benazir Bhutto không bị ám sát tại Pakistan.

Tình hình khả quan hơn tại Iraq và những bất trắc tại Pakistan - tiếp giáp với chiến trường Afghanistan của Mỹ - khiến dư luận nhìn lại. Và thấy McCain chẳng những có lý mà còn sẵn sàng hy sinh sự nghiệp chính trị của mình chứ không xoay chuyển lập trường. Trong vụ khủng hoảng tại Pakistan, ông là người duy nhất trên cả chính trường Hoa Kỳ đã dám lên tiếng biện hộ cho Tổng thống Pervez Musharraf! Việc tình báo Pakistan, một hệ thống bị xu hướng Hồi giáo quá khích xâm nhập rất sâu, lại hợp tác với Mỹ để đạt thành tích không nhỏ được thông báo hôm 31 vừa qua là bắn hạ Abu Laith al-Libi - một thủ lãnh al-Qaeda có thể là đứng hạng thứ ba - ngay trong lãnh thổ Pakistan là một yếu tố phụ trội vào tuần này cho thấy viễn kiến của McCain.

Chính là ưu thế quả cảm ấy về đối ngoại của John McCain khiến dân Mỹ nhìn lại. Và đưa ông ra vùng ánh sáng. Nhưng vì nhìn lại, nhiều người mới soi kính hiển vi xem ứng cử viên này bảo thủ cỡ nào, và có xứng đáng là đại diện đảng Cộng Hoà hay chăng.

Sự nghiệp nghị sĩ của McCain được tổ chức bảo thủ American Conservative Union đánh giá là bảo thủ tới 83%. Nhưng nhiều người chỉ chú trọng tới 17% còn lại! Nếu đảng Cộng Hoà không kịp trưởng thành mà nhìn ra khả năng huy động lá phiếu ôn hoà ở ngoài đảng, ưu thế của McCain, Giuliani và Schwarnegger, thì đảng này không đáng lãnh đạo nước Mỹ. Đã đành là sẽ thua tại Quốc hội mà cũng mất luôn Hành pháp.

Tổng thống George W. Bush là người đã phạm nhiều sai lầm nhưng lại không tháo chạy khỏi Iraq và có lẽ ngay từ năm 2005 đã sớm nhìn ra sự thể. Dư luận chỉ nhớ rằng ông đã chểnh mảng khi trận bão lụt Katrina xảy ra muà Thu năm đó. Nhưng vào tuần ấy, ông đã ôm bánh tới mừng sinh nhật Nghị sĩ John McCain! Chính quyền của ông bị thất thế nên cố tránh không gieo họa cho các ứng cử viên Cộng Hoà bằng bất cứ một lời ủng hộ nào, nhưng thật ra, Bush đã chọn lựa.

Nếu đảng Cộng Hoà quá bết thì thà Hillary Clinton thắng cử còn hơn, miễn là đảng Dân chủ vượt qua được trận nội chiến về màu da. Nhưng nay McCain đã trở lại, và đang leo qua rào cản của phe bảo thủ… Biết đâu chừng!

Vì vậy, đảng Dân chủ đang tự xoa má sau khi đã để Bill Clinton tự vả vào miệng, chúng ta có thể bình thản theo dõi trận nội chiến kế tiếp trong đảng Cộng Hoà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.