Hôm nay,  

Phê Bình Cái Gọi Là “Hiến Pháp” của Đảng CSVN

22/11/200700:00:00(Xem: 9761)

Trước khi đi vào mục tiêu chính của bài phân tích, tôi xin giải thích rõ một vài danh từ mà tôi xử dụng:

1) Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối cao, chi phối mọi họat động của một quốc gia và phải được các cơ quan công quyền (Hành Pháp, Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện), mọi công dân, mọi định chế xã hội (đảng phái, tôn giáo v.v.) tôn trọng. Khi một đất nước đã có hiến pháp thì không thể có một đạo luật nào, một đảng nào, một cá nhân nào nếu còn sống, còn sinh họat trong quốc gia đó - có thể vi phạm hiến pháp. Ở đây không những nó không được tôn trọng, chẳng hạn như những quy định về Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân nơi Chương V, mà còn bị chà đạp. Một sự vi phạm hiển nhiên nữa là trong “cái gọi là Hiến Pháp” này không có điều khỏan nào quy định quyền cai trị đất nước của Tổng Bí Thư Đảng CSVN. Quyền này đựơc trao phó cho Chủ Tịch Nước quy định nơi Chương VII, điều 101 “Chủ Tịch Nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CH/XHCN/VN để đối nội và đối ngọai”. Thế nhưng trong thực tế Chủ Tịch Nước không phải là người thay mặt nước CH/XHCN/VN để đối nội và đối ngọai. Công việc này được trao cho Tổng Bí Thư Đảng CSVN.

2) Tại sao không gọi Hiến Pháp của Nước CH/XNCH Việt Nam mà lại gọi là Hiến Pháp của Đảng CSVN" Bởi vì “cái gọi là hiến pháp” này không được sọan thảo theo ý chí và khát vọng của tòan dân, không được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, không được một quốc hội do tòan dân lựa chọn biểu quyết, mà do một nhóm người mạo danh “Quốc Hội” do Đảng CSVN chỉ định và ra lệnh biểu quyết. “Cái gọi là Hiến Pháp” này không phục vụ quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam mà nó chỉ khẳng định quyền hành cai trị của Đảng CSVN và vì lợi ích tối hậu của Đảng CSVN mà thôi. Do đó không thể gọi nó là bản hiếp pháp của đất nước Việt Nam, của tòan dân Việt Nam được.

Thú thực, trước đây tôi không bao giờ chú ý tới “cái gọi là hiến pháp” của cộng sản cả. Tôi nghĩ chính quyền Miền Nam trước đây cũng thế. Trong suốt cuộc đấu tranh chống cộng kéo dài 20 năm, chắc chắn không một nhà cầm quyền, nhà lãnh đạo Miền Nam nào chú ý đến bản hiến pháp của cộng sản Bắc Việt - mà họ chỉ chú tâm nghiên cứu các nghị quyết của các đại hội đảng và chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN mà thôi. Cộng sản ở đâu cũng thế, không bao giờ cai trị bằng hiến pháp, bằng luật lệ mà bằng chỉ thị và nghị quyết. Cho nên “cái gọi là hiến pháp” tại các xứ cộng sản chỉ là một thứ bình phong, một chậu cảnh, một tài liệu giả trá, một thứ giấy lộn, một thủ đọan lừa mị hoặc nói trắng ra nó là chiếc mặt nạ của tên cướp. Nó là một thứ pháp lệnh của Đảng Cộng Sản để kìm kẹp và cai trị dân. Ngòai ra thì nó không có một gía trị nào khác.

Thế nhưng ngày hôm nay, do nhu cầu đấu tranh dân chủ ở trong nước. Do một số đông các bạn trẻ đã bắt đầu chú ý đến nhu cầu dân chủ hóa đất nước cho nên việc tìm hiếu “Cái gọi là hiến pháp” của Đảng CSVN bây giờ rất cần thiết để giúp cho các bạn hiểu rõ về một văn kiện pháp lý hiện đang chi phối vận mệnh của 84 triệu dân Việt Nam. Do đó tôi sẽ không đứng trên quan điểm “chống cộng” để phân tích “cái gọi là hiến pháp” này - mà hòan tòan đứng trên quan điểm một người nghiên cứu Luật Hiến Pháp để những nhận định mang tính khách quan; để cho các bạn trẻ thấy những nhận xét này không phải phát xuất từ tư tưởng phản động, thù nghịch v.v.. Với những minh định như thế tôi xin đi vào tiến trình phân tích.

1) Trước hết về Lời Nói Đầu (Preamble): Thông thường trong Lời Mở Đầu của bất kỳ bản hiến pháp dân chủ nào trên thế giới đều nhắm mục đích nói rõ nguyên do tại sao phải thiết lập bản hiến pháp này. Mà nguyên do ở đây chính là cái khát vọng tha thiết nhất của một dân tộc. Lời Mở Đầu thường ngắn gọn, đanh thép, xác định rõ các nhu cầu tối thượng phải thiết lập cho đất nước, cho dân tộc và cho muôn đời con cháu mai sau. Nó không phải là một tài liệu văn chương hoa mỹ. Nó cũng không phải là một đỏan khúc tô vẽ lịch sử, thành tích của một đảng, một lãnh tụ nào. Tối kỵ nhất là đưa vào đó lời nói hoặc chủ thuyết của một nhân vật ngọai lai - dù đó là lời nói, lời dạy dỗ của ông Tây, Tàu, Mỹ, Nhật, Nga, dù đó là lời nói có tính “khuôn vàng thước ngọc” đi nữa. Vì khi đưa vào như thế thì đây không phải là hiến pháp của một quốc gia độc lập mà là của một đất nước nô lệ. Nó càng không phải là một văn kiện nói vu vơ về về chủ nghĩa, về giá trị đạo đức, về gía trị tôn giáo. Nó là những giá trị cần thiết cho mọi công dân, thiết thân trong cuộc sống mà mọi người có thể lĩnh hội, nhận thấy được, đều qúy trọng, bảo vệ, không gây tranh cãi chẳng hạn như: Công lý, quyền bình đẳng, bảo đảm tự do, tự do mưu cầu phúc lợi của người dân trong sự che chở yên bình của luật pháp, sự tòan vẹn lãnh thổ v.v.. Chắng hạn Lời Mở Đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ viết ngắn gọn như sau: “DDể thiết lập một liên bang hòan hảo hơn, thiết lập công lý, bảo đảm an ninh cho đất nước và bảo đảm sự thụ hưởng các quyền tự do và thịnh vượng của chính chúng ta, chúng tôi, tòan thể người dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra lệnh viết bản hiến pháp này.”

Còn lời mở đầu của bản hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa năm 1967 viết “ Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước. Ý thức rằng sau bao năm ngọai thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đòan kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm độc lập, tự do, dân chủ trong công bằng, bác ái cho thế hệ hiện tại và mai sau. Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến Pháp sau đây.” Rõ ràng Lời Mở Đầu của Hiến Pháp Đệ II Cộng Hòa không hề kêu gọi “chống cộng” vì chống cộng là chuyện nhất thời, không phải chuyện của muôn đời con cháu mai sau. Khi cộng sản chết rồi thì đâu còn chuyện “chống cộng”nữa. Chẳng lẽ lúc đó phải sửa lại hiến pháp hay sao"

Còn Lời Nói Đầu của “cái gọi là hiến pháp” của Đảng CSVN thì dài lòng thòng, khoe khoang thành tích của Ô. Hồ Chí Minh, của Đảng CSVN, rồi cột buộc cả nhân dân phải làm “Nghĩa vụ quốc tế” tức đem quân đi xâm lấn xứ người để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, khẳng định nguyên tắc “ddảng cộng sản lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”, mọi việc, mọi nếp suy nghĩ đều đựơc ”soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nhận xét:

Thứ nhất: Khi đưa chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường để “thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội…” thì chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là những nguyên tắc cao hơn cả bản hiếp pháp. Câu hỏi đặt ra là trong mớ bòng bong và rối rắm của chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh thì biết phải áp dụng cái nào" Đáng lý ra khi đưa những điều khỏan này vào bản hiến pháp, thì cái gọi là quốc hội cộng sản phải biểu quyết ngay một bản phụ đính trong đó nêu rõ những nguyên tắc nào, tư tưởng nào của chủ nghĩa Mác-Lê và của Hồ Chí Minh mà tòan dân, toàn đảng phải tuân theo để tránh tranh cãi về sau này. Chẳng hạn cương lĩnh “Tiến lên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” quy định nơi Điều 15 của Chương II có đi ngược với chủ nghĩa Mác-Lê, có trái với tư tưởng Hồ Chí Minh không"  Tức là có vi hiến không" Việc bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Hoa Kỳ và coi Hoa Kỳ là nhân tố ổn định và phát triển cần phải mở rộng và mở rộng hơn nữa (Lời tuyên bố của Nguyễn Minh Triết nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ mới đây) có phản lại chủ thuyết Mác-Lê là chống lại chủ nghĩa đế quốc vốn là kẻ thù của giai cấp vô sản, có phản lại quan hệ môi răng với các nước cộng sản anh em như Trung Quốc" Có đi ngược với lời dạy của Hồ Chí Minh nói rằng đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của lòai người tiến bộ không" Tức là có vi hiến không"

Thứ hai: Làm nghĩa vụ quốc tế là chiến lược ngọai giao của từng giai đọan, nó không phải là một nhu cầu sống còn, một phúc lợi lâu dài của dân tộc vậy tại sao phải long trọng đưa nó vào phần mở đầu của bản hiến pháp để biến nó thành một nhiệm vụ mà nhà nước (chính phủ) bắt buộc phải thi hành" Nghĩa vụ quốc tế bây giờ là cái gì" Và còn phải làm nghĩa vụ quôc tế - tức hy sinh xương máu Việt Nam cho chủ nghĩa cộng sản bao nhiêu năm nữa"

 Về Điều 4: Điều này quy định như sau “DDảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”

Cứ theo quy định của điều khỏan này thì Đảng CSVN là đảng duy nhất được phép sinh họat chính trị, và độc quyền lãnh đạo đất nước. Từ đó, những hệ luận của nó sẽ như sau:

Thứ nhất: Không thể có một đảng chính trị thứ hai tồn tại dưới chế độ hiện hành, tức không thể có chế độ đa đảng. Do đó các đảng phái khác nếu muốn sống sẽ phải họat động trong bóng tối như các đảng cách mạng, các hội kín  lật đổ chính quyền Thời Thực Dân Pháp.

Thứ hai: Vì Đảng CSVN là ”lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” cho nên nó mâu thuẫn với Điều 101 quy định quyền hạn của chủ tịch nước “Chủ Tịch Nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngọai.” Nguyên tắc của luật là không thể có điều khỏan này mâu thuẫn với điều khỏan kia. Do đó nếu muốn duy trì Điều 4 thì phải hủy bỏ Điều 101 và ngược lại. Hoặc giả Điều 101 phải tu chính như sau “Dưới sự cai trị trực tiếp của Đảng CSVN, chủ tịch nước là một chức vụ có tính cách nghi lễ và ngọai giao trong việc đại diện cho nước Cộng Hòa XHCN/VN. Chủ tịch  nước không tham dự và việc điều hành đất nước.”

Thứ ba: Từ cổ chí kim tôi chưa từng thấy một ông vua, một ông tổng thống, thủ tướng, một lãnh tụ nào ngang nhiên công bố mình có quyền lãnh đạo cả xã hội như Đảng CSVN ngày nay. Xã hội là một cấu trúc sinh sống quần tụ của con người trong đó nó bao gồm cả chính quyền. Chính quyền phải nằm xong một xã hội nào đó. Đảng phái chỉ là một sinh họat của một xã hội dân chủ. Cấu trúc xã hội bao gồm chính quyền, sinh họat tôn giáo, sinh họat gia đình, hôn nhân trai gái, sinh họat hội đòan, sinh họat văn hóa, sinh họat nghệ thuật, tư tưởng, sáng tác v.v..Nó bao gồm luôn cả truyền thống, tập tục như:  thờ cúng tổ tiên, kính lễ tiên hiền liệt sĩ, anh hùng dân tộc v.v.. Tất cả những sinh họat này không một chính quyền nào có quyền mó tới dù đó là ông vua ngày xưa. Câu “phép vua thua lệ làng” còn nằm sờ sờ trong dân gian và sách vở. Nếu như nhà cầm quyền muốn điển chế hóa các sinh họat xã hội thì chỉ cần ghi một câu ngắn gọn trong bản hiến pháp về quyền thành lập các hội đòan như sau: “Các sinh hoạt hội đòan, đòan thể phải diễn ra trong khuôn khổ luật pháp, không vi phạm thuần phong mỹ tục và không được kích thích bạo động, thù hận tôn giáo, chủng tộc.” Quy định như thế là đầy đủ. Khi xác định trong hiến pháp ” Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” tức là công khai bộc lộ ý đồ áp đặt một chế độ độc tài tòan trị còn ghê gớm hơn Tần Thủy Hoàng và Hitler ngày xưa.

3) Điều 6: Điều này nói về vai trò của Lập Pháp tức Quốc Hội như sau “Nhân dân xử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan khác của Nhà Nước đều tổ chức và họat động theo nguyên tắc dân chủ tập trung.” Nếu hiểu đúng ý nghĩa của Điều 6, sau khi người dân đã bầu xong Quốc Hội thì quyền hạn của người dân hòan tòan mất hết: Bởi vì sau khi các anh đã bầu chúng tôi lên, chúng tôi sẽ làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, tức là quyền thuộc về chúng tôi, các anh không được có ý kiến gì nữa. Kế đó, tại “cái gọi là Quốc Hội”, sau khi Quốc Hội đã được bầu lên, các vị gọi là đại biểu quốc hội cũng sẽ ngồi chơi sơi nước hoặc trở về địa phương mình làm vịệc khác, sáu tháng mới họp một lần. Việc điều hành Quốc Hội sẽ phó thác cho Ủy Ban Thường Vụ theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Cho nên “cái gọi là Quốc Hội” của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam là một quốc hội câm, nó là một cái nhà mồ vằng vẻ, đìu hiu cho nên Dân Oan có kéo đến biểu tình trước Quốc Hội thì chẳng thấy con ma nào ở đó. Nó không có dân biểu, thượng nghị sĩ tấp nập ra vô, với đạo quân báo chí đông nghẹt, với những nghị trình sinh họat bề bộn như tại các nước dân chủ khác trên thế giới. Có thể nói Điều 6 là điều khỏan quy định quyền hạn của Quốc Hội quái đản nhất trên thế giới.

4) Điều 12: Điều này quy định như sau “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.” Theo quan điểm luật học thì dường như ở Việt Nam hiện nay có hai thứ luật pháp. Một thứ luật pháp do Quốc Hội làm và một thứ nữa gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Vậy thì cái gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa” do ai ban hành" Có phải nó do Đảng CSVN ban hành dưới các mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết hay không" Chỉ nội một câu “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” ghi trong Điều 12 Chương I, tòan bộ bản hiến pháp hiện hành đều vô hiệu lực, vô giá trị. Bởi vì tất cả những gì ghi trong bản gọi là hiến pháp này đã là luật lệ tối cao rồi và không cần bất cứ một thứ pháp chế xã hội chủ nghĩa nào khác. Nếu có một thứ luật lệ tối cao thứ hai thì bản hiến pháp bị khai tử.

5) Điều 30 Chương III nói về Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Công Nghệ đã quy định như sau “Nhà nước và xã hội bảo tổn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc (các sắc tộc) Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…” Nếu một kẻ nào đó có một chút kiến thức luật pháp mà xúi bẩy hoặc tâng công bậy bạ với  Đảng CSVN để viết nên điều khỏan này thì - năm xưa phải đem chém đầu, còn bây giờ thì phải bắt quỳ gối trước sân chùa, sân đình để ăn năn sám hối. Bởi vì điều luật này sẽ tạo nên một sự tranh cãi rất gay go về gía trị văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam: Chỉ có Ô. Hồ Chí Minh là biểu tượng duy nhất về văn hóa, đạo đức cho dân tộc này hay sao" Còn các Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Phan Bội Châu v.v..các vua Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông v.v..đứng ở chỗ nào" Hay tất cả các vị này đều phải khoanh tay khép nép xếp hàng sau lưng Ô. Hồ Chí Minh" Ấy là chưa kể hiện nay cuộc đời của Ô. Hồ Chí Minh đang bị khai quật, đưa ra ánh sáng. Những thi ca, hò vè, ngạo báng, thóa mạ, chửi bới Ô. Hồ Chí Minh có thể gom lại thành một cuốn tự điển còn dày hơn là những tài liệu nói về tội ác của Tần Thủy Hoàng năm xưa. Vậy theo tôi, Đảng CSVN nên hủy bỏ điều luật này đi để linh hồn Ô. Hồ Chí Minh (nếu có) được thanh thản về gặp Cụ Mác, Cụ Lê theo đúng di chúc của ông. 

6) Điều 31 của Chương III cũng nói về Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Công Nghệ quy định như sau: “ Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển tòan diện….yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính….”

Nhận xét thứ nhất: Đây lại thêm một điều khỏan quái đản nữa. Chương V đã có những điều khỏan quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, như thế là đủ rồi. Tại các nước dân chủ, tự do không một ai có quyền buộc người dân phải theo, phải yêu, phải quý, một chủ thuyết hoặc một tôn giáo nào. Chuyện yêu chủ nghĩa, yêu lý tưởng, yêu lý thuyết, yêu tôn giáo này kia là chuyện riêng tư của mỗi cá nhân và được quyền bất khả xâm phạm. Không một ai có quyền vặn hỏi và không một chính quyền nào có quyền nhồi sọ, ép buộc người dân - vì tất cả những thứ này thuộc phạm trù tự do tư tưởng đã được long trọng ghi trong hiến pháp.

Nhận xét thứ hai: Thế nào là “tinh thần quốc tế chân chính”" Tại sao là công dân Việt Nam tôi lại phải có cái tinh thần gọi là “quốc tế chân chính”" Tôi có phải là một siêu cường hùng mạnh như Mỹ, Nga để can thiệp vào chuyện quốc tế không" Thế giới muôn đời là một vũ đài đầy tranh chấp, thù hận, xung đột, lấn chiếm, cá lớn nuốt cá bé, nay bạn mai thù. Nhiều khi tôi phải đứng ngòai những tranh chấp đó. Mặc kệ bố nó. Quyền lợi của đất nước tôi là tối thượng, mắc mớ gì tôi phải có tinh thần gọi là “quốc tế chân chính”" Chuyện này nếu có thì đó là trách nhiệm của Bộ Ngọai Giao hình thành chính sách đối ngọai khôn khéo cho đất nước, chứ tại sao lại phải đưa vào hiến pháp" Phải chăng mấy ông muốn nói “quốc tế vô sản chân chính” mà không dám nói thẳng ra mà chỉ úp úp, mở mở" Khi soạn thảo hiến pháp thì từng lời từng chữ trong hiến pháp phải minh bạch, rõ nghĩa. Văn tự trong hiến pháp không thể mù mờ, hiểu sai nghĩa, hiểu lầm, tối nghĩa, trùng lập, ngọai trừ đây là văn tự buôn bán  của bọn bất lương cố ý lừa gạt người lương thiện.

 7) Điều 36 Chương III quy định “Các đòan thể nhân dân, trước hết là Đòan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.” Khi đã quy định “các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” như thế là quá đầy đủ. Có như thế thì mới khuyến khích mọi tầng tư nhân  thành lập các đòan thể thanh thiếu niên để phụ giúp quốc gia trong vịêc giáo dục thanh-thiếu-niên. Thế nhưng lại thêm câu “trước hết là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh” thì coi như đòan thể này là tối thượng và có thể là duy nhất trong việc giáo dục thanh- thiếu- niên. Chính vì thế mà các đòan thể như Gia Đình Phật Tử, Thanh-Sinh-Công, Hướng Đạo Sinh, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội … họ phải chết thôi vì đây là những đoàn thể phản động không được “hiến pháp” công nhận như Đòan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Vậy thì Điều 36 Chương III là điều khỏan cực kỳ ác độc (nói theo ngôn ngữ cộng sản là cực kỳ phản động), triệt tiêu mọi nỗ lực của tòan dân góp phần của mình với quốc gia trong việc giáo dục thanh-thiếu-niên.

8) Điều 44 của Chương IV quy định việc bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa viết “ Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, tòan vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, an ninh quốc gia và trật tự an tòan xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng tòan dân xây dựng đất nước.” Điều khỏan này đặt ra rất nhiều khúc mắc:

Thứ nhất: Vì các lực lượng vũ trang nói ở đây vừa có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an tòan xã hội cho nên phải hiểu lực lượng vũ trang ở đây là quân đội và cảnh sát. Dù muốn dù không người lính hay nhân viên cảnh sát cũng là công dân của một nước. Do đó để quy định nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước của họ, chỉ cần một điều khỏan quy định quyền hạn và nghĩa vụ của công dân là đủ, chẳng hạn Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa 1967, Điều 25 viết như sau “ Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc và chánh thể cộng hòa”. Còn sau đó nhiệm vụ của quân nhân và cảnh sát phải làm gì thì ghi trong Bộ Quân Luật hay Sắc Lệnh thành lập ngành cảnh sát...chứ không bao giờ ghi vào hiến pháp cả. Ghi nhiệm vụ của quân đội và cảnh sát vào hiến pháp là không biết viết hiến pháp và biến hiến pháp thành một văn kiện tả- pìn-lù.

Thứ hai: Quân đội chỉ có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước chứ không có nhiệm vụ “giữ gìn trật tự, an tòan xã hội”. Đây là nhiệm vụ của cảnh sát. Khi quân đội phải đảm trách duy trì an ninh, trật tự xã hội thì đất nước hoặc lâm nguy, hoặc có đảo chánh, lật đổ hoặc lâm vào tình trạng khẩn cấp, hoặc xử dụng binh lực để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân .v.v..

Thứ ba: Nhiệm vụ bảo vệ đất nước thuộc quân đội. Nhiệm vụ thi hành luật pháp, giữ gìn an ninh xã hội thuộc cảnh sát. Nhiệm vụ xây dựng đất nước thuộc về thành phần còn lại của đất nước bao gồm mọi mặt như: kinh tế, tài chánh, thương mại, nông- ngư-nghiệp, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, an sinh xã hội, phát triển gia cư, bảo vệ môi trường, chỉnh trang đô thị, y tế công cộng, bảo hiểm sức khỏe cho công nhân .v.v.. Chỉ thấy các nước cộng sản, chưa thấy một quốc gia nào ghi vào hiến pháp để giao phó nhiệm vụ xây dựng đất nước cho quân đội và cảnh sát. Làm như thế là biến đất nước thành một trại lính và một nhà tù khổng lồ.

Thứ tư: Trong các nước dân chủ và tự do, quân đội và cảnh sát là hai thành phần của tòan dân, cho nên - họ cũng như người dân - có nhiệm vụ tôn trọng và bảo hiến pháp, trong đó thể chế chính trị mà họ đang sinh sống đặt trụ cột trên nền CỘNG HÒA. Cộng Hòa (Republic) là một thể chế có từ thời Cổ Hy Lạp trong đó người dân chọn lựa lãnh đạo thông qua những cuộc phổ thông đầu phiếu. Toàn dân cũng như quốc hội có thể tu chính hiến pháp nhưng không thể thay đổi nền cộng hòa. Sở dĩ phải ghi điều khỏan này trong hiến pháp là để tránh cho những thế lực đen tối muốn phá hủy nền cộng hòa để thiết lập chế độ quân chủ, chế độ độc tài, chế độ quân phiệt và nhất là chế độ cộng sản. Tuy nhiên tại các quốc gia dân chủ, tự do, không có điều khỏan nào bó buộc quân nhân và nhân viên cảnh sát trung thành với bất cứ chủ nghĩa nào. Chủ nghĩa thuộc phạm trù tư tưởng cho nên có nhiều tranh cãi, người thích chủ nghĩa này, người thích chủ nghĩa khác. Chủ nghĩa – cao điểm của nó có thể là món hàng thời trang - nhưng chỉ thời sau một thời gian ngắn đã lỗi thời, cho nên không thể áp đặt một chủ nghĩa lên bất cứ ai. Áp đặt một chủ nghĩa lên đầu người khác là triệt hủy quyền tự do tư tưởng của người ta. Vậy thì điều khoản buộc mọi người, buộc quân đội và cảnh sát trung thành với chủ nghĩa xã hội hay bất cứ chủ nghĩa nào khác và ghi nó vào trong hiến pháp là một tội ác, tội triệt hủy quyền tự do tư tưởng của con người.

 Thứ năm: Tại sao buộc quân đội và cảnh sát phải trung thành với “những thành quả cách mạng” " Câu hỏi đặt ra ở đây là thành quả cách mạng là cái gì" Có bao nhiêu thành quả cách mạng" Bảo vệ những thành quả cách mạng là bảo vệ cái gì" Chúng ta có thể tạm định nghĩa  thành quả cách mạng là một cuộc khởi nghĩa vũ trang, một cuộc binh biến, một cuộc cướp chính quyền, một cuộc đảo chính, một cuộc nổi dậy thành công, thay đổi hệ thống cai trị cũ và đưa đất nước vào một giai đoạn mới với một chính quyền mới, có thể là xấu hơn hoặc tốt hơn. Ví dụ BS Tôn Dật Tiên khởi nghĩa vũ trang lật đổ Triều Đình Mãn Thanh thành công và thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Sự thành lập một nước Trung Hoa mới này, phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa gọi là thành quả Cách Mạng Tân Hợi. Đảng CSVN lợi dụng lúc Nhật đầu hàng, cướp chính quyền quốc gia từ tay Cụ Trần Trọng Kim và gọi đó là Cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Sự thành  lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiền thân của chế độ cộng sản bây giờ và người cộng sản gọi đó là thành quả cách mạng. Bất cứ thành quả của cuộc cách mạng nào cũng nóng hổi lúc ban đầu, rồi khi thời gian qua đi, nó chỉ còn lại như một biến cố lịch sử ghi dấu bằng những ngày nghỉ lễ hoặc ngày quốc khánh. Vậy thì “trung thành với những thành quả cách mạng”  là trung thành với cái gì " Trung thành với một mớ kỷ niệm cũ" Trung thành với một biến cố lịch sử cũ" Trong thâm tâm, trong ký ức người cộng sản họ có quyền nuối tiếc vì đây là niềm hãnh diện, là tình cảm của họ. Thế nhưng khi viết hiến pháp thì phải nhìn về tương lai. Hiến pháp không phải là một tài liệu nuối tiếc dĩ vãng, dù là dĩ vãng vàng son. Người sọan thảo hiến pháp, không phải chỉ viết cho hiện tại mà cho muôn đời con cháu mai sau. Một bản hiếp pháp hoàn hảo là một bản hiến pháp không bị lạc hậu, bế tắc theo thời gian, chẳng hạn như hiến pháp Hoa Kỳ.  Hiến pháp là văn kiện thể hiện ý chí tòan dân, nó là mệnh lệnh tối cao của tòan dân chứ không phải của một tôn giáo, một đảng phái hay một tổ chức nào - cho nên nó không thể, và không được phép thiên vị thành tích của bất kỳ đảng phái, tôn giáo, phe phái nào. Cho nên ghi điều khỏan “trung thành với những thành quả cách mạng”  vào hiến pháp chỉ là một hình thức nuối tiếc dĩ vãng vàng son, không đúng chỗ, đúng nơi và cần phải hủy bỏ.

Vấn đề hủy bỏ Điều 4: Mấy lúc gần đây một số các nhà đấu tranh trong nước cũng như một vài tổ chức ở hải ngọai đã  làm kiến nghị thư yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ Điều 4 bản Hiến Pháp 1992 mà chúng ta đang phân tích đây. Theo quan điểm của các vị này, nếu như Điều 4 bị hủy bỏ thì sẽ tạo ra tiến trình dân chủ hóa nhịp nhàng, tức là Đảng CSVN không công khai, nhưng mặc nhiên từ bỏ  độc quyền yêu nước từ bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước. Và cứ theo Bản Hiến Pháp Không Điều 4 này thì các đảng phái đối lập sẽ được phép công khai sinh họat hay ít ra sẽ không còn bị đàn áp như trước nữa. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là dù cho Điều 4 có bị hủy bỏ, liệu tiến trình dân chủ có thể xảy ra, liệu các nhà dân chủ có thể sống yên ổn trong một chế độ mà những điều khỏan sau đây vẫn còn nằm chình ình trong bản hiến pháp"

1) Mọi nếp suy nghĩ của tòan dân đều đựơc soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Lời Nói Đầu)

2) Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. (Điều 12)

3) Cả nước phải noi theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Điều 30)

4) Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển tòan diện, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính…(Điều 31)

5) Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh vẫn tồn tại (Điều 36)

6) Quân đội và cảnh sát vẫn trung thành và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng. (Điều 44)

7) Mặt Trận Tổ Quốc vẫn tồn tại (Điều 111)

Do đó một câu hỏi nữa cần được đặt ra: Phải chăng cần phải vứt bỏ tòan bộ bản hiến pháp này để viết lại một bản hiến pháp mới cho dân tộc để hoa dân chủ có thể nở trên quê hương Việt Nam" Và khi một bản hiến pháp mới ra đời như thế thì đó là một cuộc cách mạng. Nhưng làm thế nào để có một cuộc cách mạng như vậy" Đây là trách nhiệm, trước hết của các nhà đấu tranh trong nước, kế đó là khối 3 triệu người lưu vong tại hải ngọai, của đại khối 84 triệu dân và sự thức tỉnh của những người cộng sản đang nắm quyền lực trong tay.

Kết Luận: Vào Tháng 7,1994 tôi có dịp tham dự cuộc hội thảo Đấu Tranh Dân Chủ, Tự Do cho Việt Nam do Liên Minh Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tổ chức tại Thành Phố Crystal, cạnh Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Nơi đây tôi có gặp Tiến Sĩ Walter Boek tác giả hai cuốn sách How to Establish a Democracy for the One You Now Have và cuốn The Evolution of A Democracy. Tiến Sĩ Walter Boek cho biết ông là người giúp các nước Đông Âu sọan thảo hiến pháp dân chủ khi chế độ cộng sản xụp đổ tại các quốc gia này. Điều đó cho thấy soạn thảo hiến pháp không phải chuyện dễ dàng, dù tại một quốc gia khá văn minh như các nước Đông Âu. Tôi không hiểu mấy ông trong Chính Trị Bộ Đảng CSVN nghĩ gì khi sọan thảo “cái gọi là hiến pháp” năm 1992 này" Đây là một văn kiện mù mờ, tối nghĩa, các điều khỏan trùng lập, người sọan thảo không phân biệt được đâu là những ý niệm căn bản về công lý quốc gia, họat động của quốc gia và đâu là đạo đức và sinh hoạt của cá nhân; không phân biệt đâu là những cơ chế hiến định và đâu là những tổ chức phụ thuộc của các cơ chế hiến định. Nó là một món tả-pín-lù không giống một bản hiến pháp nào, nếu các chuyên gia luật pháp thế giới đọc được, họ sẽ cười thối mũi. Nhưng hiển nhiên nó là một Bản Bố Cáo, Bản Yết Thị treo giữ Chợ Đồng Xuân cho bàn dân thiên hạ biết chế độ đang áp đặt trên dân tộc Viêt Nam hiện nay là một chế độ độc tài toàn trị dưới sự thống ngự của Đảng CSVN. Nếu quý ông trong Chính Trị Bộ vừa ngồi xổm vừa hút thuốc lào vừa nhắm rượu, ăn thịt chó để viết bản hiến pháp này thì  tôi không trách vì họ thuộc giai cấp bần cố nông răng đen mã tấu, vừa ngu dốt lại vừa tham lam, hung ác. Nhưng nếu họ được hỗ trợ bởi các luật gia “xã hội chủ nghĩa” thì các vị trí thức cộng sản này kém cỏi quá. Song cũng có thể các vị trí thức dưới chế độ cộng sản rất giỏi nhưng vì phục vụ cho một ông chủ ngu dốt và độc ác cho nên nó mới  đẻ ra một quái thai như thế. Sự tồn tại của “cái gọi là hiến pháp” này là một thảm họa cho dân tộc và chúng ta cầu mong nó sớm chết đi. Và khi nó đã chết đi, chắc chắn chúng ta - tôi muốn nói tòan dân - cần phải viết lại một bản hiến pháp mới cho đất nước. Tôi có thể cam đoan với quý vị, tại nơi hải ngọai này sẽ có cả trăm luật gia lưu vong lỗi lạc của Miền Nam trước đây, có khả năng phụ giúp các nhà lãnh đạo mới trong việc sọan thảo một bản hiến pháp hòan hảo, không phải cho thế hệ hiện tại mà cho nhiều thế hệ mai sau của đất nước Việt Nam.

 Sau hết, những gì tôi viết ra ngày hôm nay có thể làm đau lòng những người cộng sản. Thế nhưng vì tiền đồ của dân tộc, vì hạnh phúc của con người Việt Nam tôi phải viết. Nhưng tôi không viết bằng lòng thù hận và nuôi dưỡng thù hận. Để chứng tỏ điều đó tôi xin ghi lại ở đây bài thơ Trên Quê Hương Tôi - sáng tác năm 1980 tại Trại Tù Hà Tây:

Văn tôi không hay lời thơ tôi không đẹp.

Nhưng tình tôi chân thành tha thiết,

Của con tim và của năm tháng u buồn.

Ai hỏi tôi mong ước gì hơn"

Tôi chỉ muốn quê hương mình đẹp mãi.

*

Bao nhiêu năm chiến tranh hung tàn quá.

Phá tim người và phá cả quê ta.

Đạn bom bay trên khắp mọi nhà.

Tình đồng loại đồng ca trên xác chết !

*

Tôi muốn quên và quên cho hết.

Chỉ giữ gìn lại chút tin yêu.

Rằng đất nước này không phải của ai.

Của tất cả và của bốn ngàn năm lịch sử.

Rằng không một ai có quyền cướp nó.

Trả thương yêu và nhân ái lại cho đời.

Quê hương ta từ thuở xa xôi.

Đã đứng vững và ngày nay vẫn đẹp.

Hò ơi !

Ai qua đền Vạn Kiếp "

Ai xuôi nước Nhị Hà "

Ai về qua Sông Cửu "

Gánh lúa vàng nặng trĩu trên vai.

Hò lơ điệu hát buông dài.

Nhớ thương đất nước chẳng phai trong lòng!

Đào Văn Bình

(Viết trong Mùa Lễ Thanksgiving 2007  tại Hoa Kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
Nhà giàu, học giỏi, mà thành khủng bố tự sát" Sao không ứng cử tổng thống" Vụ khủng bố hụt tại London và phi trường Glasgow
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.