Hôm nay,  

Chống Khủng Bố Để Làm Khủng Bố

24/08/200700:00:00(Xem: 8138)

Mấy năm trước đây, khi Tổng-Thống Bush lên tiếng kêu gọi toàn cầu tiếp tay chống khủng-bố thì Việt-Nam là một trong những nước đã lên tiếng hưởng-ứng mau lẹ. Những nước khác thì sao không biết, riêng Việt-Nam, sự hưởng-ứng nầy không phải là một thiện-chí của bạo-quyền Cộng-sản mà là một thủ-đoạn chiến-thuật thời-cơ để mưu-đồ lường-lận hầu đạt được một số nhu-cầu kinh-tế, và điều quan-trọng hơn là dùng chiêu-bài chống khủng-bố để làm khủng-bố.

1.- Nhu-cầu kinh-tế:

Từ khi bắt đầu mở chiến-dịch cải-tổ kinh-tế để cứu nguy chế-độ đang bị lụn-bại nặng-nề trước liên-tiếp của 2 kế-hoạch ngủ niên (1975-1980 và 1980-1985) cũng chỉ vì thực-hành chánh-sách tập-trung kinh-tế của chủ-nghĩa Cộng-sản, một chánh-sách căn-bản của Cộng-sản mục-đích làm bần-cùng-hóa nhân-dân, và làm ngu-dân để dễ bề cai-trị. Điều nầy rất dễ hiểu, vì tất cả chúng ta đều thấy là người dân trong các nước theo chủ-nghĩa Cộng-sản trên thế-giới đều rất nghèo kể cả các nước Cộng-sản Đông-Âu, riêng ở Trung-Cộng và Việt-Nam Cộng-sản còn tệ-hại hơn, ngươi dân nghèo-khổ, cơ-cực đến tận bùn đen, đất đỏ! Bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam đã làm rất đúng theo giáo-điều Mác-Lê.

Nhưng sau 2 kế-hoạch ngũ niên đó, dân tình đói-khổ, gia-đình ly-tán, tài-sản tiêu-tan, người có chút ít tài-sản, nhà cửa thì bị chánh-quyền cướp tài-sản, cướp nhà cửa, người có ruộng đất thì bị chánh-quyền cướp ruộng đất, các tôn-giáo có cơ-sở để hành đạo, có đất đai để trồng hoa màu mưu-sinh thì đều bị chiếm hữu, từ đó, những mầm mống bất ổn có thể xảy ra làm nguy-hại đến chế-độ, trước mắt là sự bất mãn ngay trong nội-bộ của chúng với sự ra đời của nhóm Câu-Lạc-Bộ Kháng-Chiến của Trần-Văn-Trà, Nguyễn-Hộ, v.v...

Qua các chiến-dịch của bạo-quyền là trưng-dụng, là những lần đổi tiền, là những lần đánh tư-sản để cướp của, là những lần xua đuổi dân về vùng kinh-tế-mới để chiếm đất, chiếm nhà, là những lần lùa dân ra biển vượt-biên để hốt vàng. Sau đó, người dân đã bị trắng tay, bạo-quyền không còn gì để hốt. Tuy đã vinh-thân phì-da, nhưng lòng tham của bạo-quyền vẫn chưa được thỏa-mãn. Nhân-dân thì làm-lụng vô cùng vất-vã nhưng không đủ nuôi thân, ruộng lúa mất mùa vì kế-hoạch đào kinh tập-thể ngu-muội làm hư cả đất vườn lẫn đất ruộng, nên gạo không đủ ăn, hoa màu thu hoạch ít-ỏi, không đủ cung-ứng theo nhu-cầu.

Trước tình-trạng đó, cấp lãnh-đạo thì chưa thỏa-mãn được lòng tham, cấp địa-phương thừa-hành thì cố sức dọa-nạt dân để tham-nhũng, nhưng không còn gì để vơ-vét, cho nên bắt đầu có thái-độ tiêu-cực, lòng dân phẩn-hận vì luôn sống trong cảnh lầm-than, đói khổ, tương-lai mịt-mờ, đen tối triền-miên, không có một chút ánh sáng nào để hy-vọng, mầm mống của một sự lung-lay chế-độ bắt đầu manh-nha, một lẽ tự nhiên là "tức nước thì sẽ vỡ bờ". Vì thế, Đại-Hội đảng buộc phải duyệt xét lại tình-hình, và trân mình thử áp-dụng chánh-sách cởi mở kinh-tế, nhưng chỉ nửa vời, để dò-dẫm qua châm-ngôn "kinh-tế thị-trường theo định-hướng Xã-Hội Chủ-Nghĩa". Câu châm-ngôn nầy là đề tài để làm trò cười cho thiên-hạ vì Xã-Hội Chủ-Nghĩa làm gì có định-hướng cho nền kinh-tế thị-trường. Tuy nhiên, câu châm-ngôn nầy là một thông-điệp quan-trọng của đảng Cộng-sản để nhắc-nhở cho mọi cấp từ trung-ương cho đến địa-phương là chỉ mở rộng về kinh-tế mà thôi, chánh-trị vẫn giữ nguyên, trước sau như một, không có gì thay đổi.

Sau một thời-gian cởi mở kinh-tế, đầu-tư bên ngoài rót vào, các cấp lãnh-đạo ngồi không, ký tên để hốt của. Tài-sản quốc-gia do nhà nước quản-lý và đảng lãnh-đạo nên tha hồ mà chia-chác để tạo vi-cánh, cầm chân nhau bảo-vệ chế-độ, người ngoài không ai được quyền tò-mò hay biết đến. Từ đó, họ nhanh chóng trở thành những tay cự-phú tiền rừng, bạc biển. Người dân được làm ăn cá nhân cho nên cũng tạo được chút ít tài-sản và tự-do nhận tiền của thân-nhân từ các nước ngoài gởi vào, cho nên những cán-bộ địa-phương có đối-tượng để bốc-lột, tham-nhũng dưới sự bao-che của các cấp lớn bên trên để tạo vi-cánh.

Nhưng, chừng ấy vẫn chưa đủ, khi bước vào thế-giới kinh-tế thị-trường, người Cộng-sản Việt-Nam mới chóa mắt và nhận thấy rằng kho bạc vô-tận của thế-giới tự-do nằm ở đó, cho nên niềm mơ-ước của họ là làm sao cho cái túi của kho bạc nầy trút được vào Việt-Nam càng nhiều càng tốt, với cái chế-độ độc-tài hiện-hữu, họ tha-hồ ký tên nhận đầu-tư ngoại-quốc để hốt của.

Muốn đạt được giấc mộng nầy, họ phải bước qua 3 cửa ải quan-trọng đầy thách-thức là:

1.- Vào được Tổ-Chức Thương-Mại Thế-Giới (WTO).

2.- Được Mỹ cho hưởng Qui-Chế Tối-Huệ-Quốc (Bình-Thường-Hóa Quan-Hệ Thương-Mãi Vĩnh-Viễn, (PNTR).

3.- Được xóa tên trên danh sách Các Quốc-Gia Cần Quan-Tâm Về Đàn-Áp Tôn-Giáo (CPC)

Bằng mọi cách luồn-lõi, và khéo-léo "bọc nhung bàn tay sắt" của mình, bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam đã nhanh chóng hưởng-ứng lời kêu gọi Chống Khủng-Bố của Hoa-Kỳ, mở rộng đầu-tư để lấy lòng nước Mỹ và vào được WTO, hưởng được PNTR và sau cùng là việc lăng-xê các tôn-giáo Quốc-Doanh để được xóa tên trên danh-sách CPC.

2.- Dùng Chiêu-Bài Chống Khủng-Bố Để Làm Khủng-Bố:

Khủng-bố chính-thực là nghề ruột của người Cộng-sản. Từ thời toàn dân chống Pháp cho tới thời-kỳ 20 năm chiến-tranh 1954-1975, những việc đấu-tố ngoài Bắc và những việc bắt người trong Nam không theo chúng, đem đi mổ bụng dồn trấu thả trôi sông, đem đi "mò tôm", chặt đầu treo lên ngọn tre, hoặc tổ-chức ám-sát những viên-chức xã-ấp ở nông-thôn, và ngay cả những người ở trong thành-phố, v.v... Đó là lối khủng-bố cực-kỳ dã-man của người Cộng-sản. Trong thập niên 60, những cơ-sở ngoại-kiều ở Thủ-Đô Saigon, nhứt là cơ-sở đồn-trú của người Mỹ, thường xuyên bị Việt-cộng khủng-bố bằng mìn, bằng bom. Những việc nầy, ai trong chúng ta chắc vẫn còn nhớ rõ.

Sau cuộc chiến, nhân-dân bị cướp đất, bị cướp nhà, rủ nhau nộp đơn đi khiếu-kiện thì bị CSVN khủng-bố tinh-thần bằng những hăm-dọa đủ điều. Mấy năm trước đây, đồng-bào Thượng ở Cao-Nguyên biểu-tình đòi lại đất-đai đã bị bạo-quyền cướp đoạt, liền bị công-an và bộ-đội kéo đến đàn-áp và bắt-bớ, khủng-bố dữ-dội khiến cho nhiều người bị giết chết, nhiều người phải chạy tị-nạn ở một số nước láng-giềng mà đến ngày nay vẫn còn chưa được yên thân.

Các Tôn-Giáo đòi lại tài-sản và đất-đai đã bị bạo-quyền chiếm đoạt, đòi được quyền tự-do hành-đạo, nhưng chẳng những tài sản đất-đai không được trả, quyền hành-đạo không được công-nhận mà lại còn bị đàn-áp, khủng-bố một cách tàn-bạo cho đến ngày nay, đó là những trường hợp xãy ra đối với đạo Tin-Lành ở Cao-Nguyên, đạo Hòa-Hảo miền Tây, đạo Cao-Đài ở Tây-Ninh, Giáo-Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống-Nhứt trên toàn quốc, đạo Thiên-Chúa Giáo qua vụ Cha Lý bị bịt miệng trước tòa vừa mới đây, v.v...

Sôi-nổi nhứt là các vụ khiếu-kiện của đồng-bào bị cướp đất, cướp nhà, tụ hợp chờ đợi sự giải quyết của bạo quyền ở vườn hoa Mai-Xuân-Thưởng ngoài Bắc, và trước tiền đình Quốc-Hội 2 tại Saigon. Sự khiếu-kiện nầy đã bắt đầu từ nhiều năm nay, bạo-quyền các nơi chỉ hứa hẹn suông, rồi gạt gẫm, hù-dọa để mua thời-gian chớ không bao giờ giải-quyết. Trải qua biết bao nhiêu kinh-nghiệm, đồng-bào nghèo-khổ nhận chân được rằng, đối với bạo-quyền, chờ-đợi dù đến chết vẫn không thể nào có sự đáp-ứng, cho nên cùng kéo nhau đến "cơ-quan cao nhứt nước đại-diên cho dân" là trụ-sở Quốc-Hội 2 ở Saigon để trình đơn thỉnh-nguyện thư, nhờ đạo-đạt lên Chánh-Phủ.

Cuộc tập-hợp biểu-tình bất bạo-động kéo dài dai-dẳng từ ngày 22/6/07 đến ngày 18/7/07. Thay vì tiếp-xúc với dân để làm nhiệm-vụ của mình, trái lại, tất cả những tên Dân-Biểu Cộng-sản đều bỏ trốn, văn-phòng Quốc-Hội 2 đóng cửa và đóng cửa luôn những nhà vệ-sinh công-cộng, để cho công-an bao-vây, ngăn chận mọi sự tiếp-tế thực-phẩm, thuốc men, để người dân khiếu-kiện, đa số là những phụ-nữ, người già suốt bao nhiêu ngày phải chịu phơi thân ngoài mưa nắng, đói khát, bệnh-tật. Thật chưa thấy có một Quốc-Hội nào trên thế-giới vừa tàn-nhẫn, đê-hèn, vừa đốn-mạt với dân của họ như Quốc-Hội của bọn Cộng-sản Việt-Nam. Nhưng đó mới chỉ là màn "khai-vị" khủng-bố tinh-thần! Đến khuya ngày 18/7/2007, sau khi chuẩn-bị xe tăng, và bộ-đội bao-vây, bạo-quyền bắt đầu ra tay tấn-công thẳng vào nhóm người khiếu-kiện bằng xe vòi rồng, lựu-đạn cay, roi điện và bình chửa lửa cá-nhân.

Chúng ta cứ nhìn hình-ảnh những người dân nghèo-khổ gồm đa số là ông bà già, phụ-nữ, từ các tỉnh xa xôi về Saigon khiếu-kiện, với hai bàn tay trắng, không một tấc sắc trong tay, tụ-hợp biểu-tình bất bạo động trước trụ-sở Quốc-Hội 2, cơ-quan tối-cao của nhà nước đại-diện cho mình, để đòi lại những gì bị nhà nước tước-đoạt, đòi lại quyền sống của mình. Thì giữa đêm khuya, đang trong cảnh màn trời, chiếu đất thì thình-lình vòi rồng, roi điện, lựu-đạn cay, bình chửa lửa giáng xuống như một "trận pháo-kích" của Việt-Cộng vào một trường tiểu-học ở Cai-Lậy năm nào. Hành-động đó của bạo-quyền Việt-cộng, tiếng Việt-Nam nếu không gọi là đàn-áp để khủng-bố thì gọi là gì"

Bạo-quyền lúc nào cũng lo-sợ một ngày nào đó, nhân-dân quá phẫn-uất sẽ nổi-dậy lật-đổ chánh-quyền, cho nên lúc nào họ cũng chuẫn-bị để chụp mũ là "hành-động khủng-bố" đối với những cuộc tập-hợp hay những hành-động cá-nhân mà họ cho là nguy-hiểm, là đối-kháng với việc làm thất nhân-tâm của họ. Có chụp được chiếc mũ khủng-bố nầy trên đầu dân lành thì họ mới có lý-do để ra tay tiêu-diệt để bảo-vệ chiếc ngai-vàng của đảng mà dư-luận quốc-tế, nhứt là Mỹ có thể làm ngơ.

Việc rải truyền-đơn của Lý-Tống vào Saigon đâu phải là hành-động khủng-bố, nhưng bạo-quyền vẫn cáo-buộc là hành-động khủng-bố để đòi chánh-phủ Thái-Lan dẫn-độ Lý-Tống về Việt-Nam để khủng-bố bằng cách trị tội dằn mặt những người dám chống lại họ, đó là một trong những thí-dụ điển-hình về thủ-đoạn dùng chiêu-bài chống khủng-bố để làm khủng-bố. Hành-động nầy của bạo-quyền đã bị dư-luận nhìn thấy và đã bị chánh-phủ Thái-Lan thẳng-thắn bác bỏ vì không có lý-do chánh-đáng.

3.- Một vài suy-nghĩ:

Tuy đã bị các tổ-chức tranh-đấu, các Cộng-Đồng Người Việt Hải-Ngoại và những nhà tranh-đấu trong nước cũng như những tôn-giáo bị áp-bức liên-tục vạch-trần những mưu-mô xão-nguyệt của bạo-quyền để lòn-lõi vận-động, luồn-cuối xin xõ, nhưng Hoa-Kỳ và nhiều quốc-gia Tây-Phương vì quyền-lợi của quốc-gia họ nên đã ngoãnh mặt đối với những tang-thương của một dân-tộc đã chịu-đựng suốt hơn 30 năm dưới một chế-độ độc-tài bạo-ngược toàn-diện. Họ đã cổ-động dân-chủ, tự-do nhưng hình như chỉ để dành cho chính họ mà thôi, nên không ngần-ngại bắt tay với những kẻ độc-tài ở những quốc-gia khác, vì những kẻ làm độc-tài thì dễ sai bảo hơn.

Khi các nước Tây-Phương đặt vấn-đề nhân-quyền với bạo-quyền thì được giải-thích là quan-niệm về nhân-quyền của Việt-Nam và các nước Tây-Phương khác nhau, cho nên không thể dùng quan-niệm của Hoa-Kỳ và Tây-Phương để bắt-buộc Việt-Nam phải tuân-thủ được. Luận-điệu nầy giống hệt luận-điệu của Đặng-Tiểu-Bình và Giang-Trạch-Dân trước đây. Đúng là một bọn "nô-lệ tự-nguyện", chẳng những chỉ dâng đất, dâng biển cho Tàu mà ngay cả tư-tưởng, hành-động, tất cả đều biểu-lộ một sự nô-lệ vô cùng hèn-hạ. Vậy mà Hoa-Kỳ và các nước Tây-Phương vẫn chấp-nhận, mặc dầu Việt-Nam đã vào Liên-Hiệp-Quốc. Điều nầy cho thấy, vì quyền-lợi của mình mà các nước Tây-Phương đã không hành-xử đồng-nhứt những điều căn-bản của Liên-Hiệp-Quốc, chính vì thế mà họ đã ngoãnh mặt trước những tiếng kêu cứu tuyệt-vọng của những người cùng-khổ nhứt ở trên đất nước Việt-Nam chúng ta. Từ đó Việt-Nam Cộng-sản mới đạt được những mơ-ước của họ như đã trình-bày trên. Việc nầy, ta biết trách ai đây"

Tất cả mọi người trong chúng ta đều biết rằng tập-thể Người Việt Hải-Ngoại là một hậu-phương lớn-lao, có khả-năng cung-cấp những nguồn tài-trợ cả vật-chất, nhân-sự, lẫn tinh-thần cho công-cuộc tranh-đấu đòi tự-do, dân-chủ và phát-triễn đất nước. Tuy nhiên, muốn đạt được điều nầy, trước tiên là chúng ta phải tự tạo cho mình một sức mạnh và ý-chí phải vững, phải quyết tâm, bền chí.

Sau một thời gian sống ở hải-ngoại, cuộc sống của mọi người đã lần hồi ổn-định, chúng ta có những cộng-đồng, những tổ-chức, những phong-trào, những mặt-trận, những liên-minh ở khắp mọi nơi để góp mặt cho một trận-tuyến mới, một trận-tuyến không dựa trên sức mạnh của bạo-lực mà chỉ dựa trên những căn-bản pháp-lý của Liên-Hiệp-Quốc để đòi lại quyền sống công-bằng và hợp-lý của con người, một loại quyền mà lẽ ra tự-nhiên phải có, nhưng ở đất nước Việt-Nam, những quyền sống nầy đã bị tước-đoạt một cách tàn-nhẫn từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 luôn ở miền Nam. Nếu những cộng-đồng và những tổ-chức tranh-đấu của chúng ta ở hải-ngoại đủ mạnh, đủ quyết-tâm và bền chí như Do-Thái, như Đài-Loan để tác-dụng lên chánh-quyền Mỹ và các nước Tây-Phương thì có lẽ bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam không dễ gì qua nổi 3 cửa-ải trên như chúng mong muốn. Khi không đạt được những tham-vọng, những ước-mơ vì trở-lực của khối người tị-nạn, bạo-quyền có thể phải gượng-gạo"xuống nước", từ đó, với sự yễm-trợ hữu-hiệu từ hải-ngoại, nhân-dân trong nước có thể đứng lên một cách mạnh-mẽ để đẩy lui bạo-quyền và làm nên những trang lịch-sử mới.

Như vừa mới đây, vụ nhân-dân khiếu-kiện tại Saigon, nếu tập-thể chúng ta vững mạnh, tất cả cùng một lòng và yễm-trợ nhanh chóng cả vật-chất lẫn vận-động quốc-tế thì phong-trào chắc-chắn là sẽ bộc-phát, chẳng những lớn mạnh tại Saigon mà ngay cả tại Hà-nội, cùng một lúc các tổ-chức đòi nhân-quyền, các tổ-chức Tôn-Giáo, đồng-bào Thượng, v.v... đều phát-động thì liệu bạo-quyền có thể đàn-áp nổi không" Sau hai mươi mấy ngày khiếu-kiện, đồng-bào rất cô-đơn, chỉ nhận được sự trợ giúp của Hòa-thượng Thích-Quảng-Độ, và một số nhân-sự rời-rạc ở hải-ngoại, chỉ đủ tạm cứu đói chớ không đủ sức để tạo thành giông-bão.

Lý do vì sự yểm-trợ quá chậm, nên hoàn-cảnh thê-thãm của đồng-bào khiếu-kiện lúc đó chưa có đủ hấp-lực để lôi-cuốn những tập-thể khác của quần-chúng nhập cuộc cho nên chưa kịp đáp-ứng được nhu-cầu thời-cơ, lợi-dụng đó, bạo-quyền nhanh tay khủng-bố, đàn-áp và dẹp tan.

Từ đó, chúng ta có thể rút ra những kinh-nghiệm là Hậu-Phương Hải-Ngoại cần nên có những chuẩn-bị để lúc nào cũng phải ở tư- thế sẳn-sàng, cả nhân-sự trong và ngoài nước và cả những tài-vật, đừng để đến khi có biến-động rồi mới lên tiếng kêu gọi thì đã quá trể.

Những vị anh-hùng trong quân-đội Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa và những đoàn-thể ở hải-ngoại nào còn có thể giữ vững được đội ngũ và vị-trí tranh-đấu trong Tập-Thể Người Việt Quốc-Gia, cần thiết phải có những đoàn-kết gắn-bó, ít nhứt trong hàng ngũ riêng của mình để quyết-tâm tìm ra những giải-pháp khả-thi, đáp-ứng kịp thời khi trong nước xảy ra những biến-động.

4.- Thay lời kết-luận

Trước những mưu-mô dùng chiêu-bài Chống Khủng-Bố để làm Khủng-Bố của bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam, thì nếu nữ luật-sư Lê-Thị Công-Nhân là một trang nữ-kiệt, dám lên tiếng kêu gọi mọi người Việt-Nam ở hải-ngoại đừng du-lịch về Việt-Nam và hạn-chế việc gởi tiền về cho thân-nhân nếu không vì vấn-đề cấp-bách, để rồi sau đó chịu tù-tội trong hỏa-ngục của bạo-quyền, thì chắc-chắn sẽ có những đáp-ứng vì trong tập-thể Người Việt Quốc-Gia cũng không thiếu những vị anh-hùng và những trang sử hào-kiệt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.