Hôm nay,  

Tản Mạn Ngọn Nguồn

16/08/200700:00:00(Xem: 8813)

Đêm nay, bổng nhiên trong lòng tôi trằn trọc không sao dỗ an giấc ngủ, tôi có cảm giác rạo rực, day dứt, nôn nao. Sau khi, tôi thống kê danh sách hiện  gần 150 người tù nhân Chính trị và Tôn giáo trong nước đang còn bị giam giữ. Ngoài số ấy, còn nhiều trường hợp chưa có điều kiện thống kê hết, có dịp sẽ bổ sung thêm. Danh sách nầy có thể được gởi sớm đến các tổ chức Nhân quyền trên thế giới để nhờ can thiệp. Đáp ứng nhu cầu của quốc tế. Vì không ngủ được, tôi bật mình ngồi dậy nhìn xung quanh phòng vội với lấy quyển sách nhưng chẳng muốn đọc chữ nào! Không để phí hoang thời giờ, tôi bèn lấy bút giấy ra và cũng chẳng biết viết gì! Cho nên, nhớ gì ghi nấy, xin gởi đến quý thân hữu gần xa, nếu có gì khuất tất xin hoan hỷ niệm tình lượng thứ, và mong được giúp ý.

Tôi muốn nhận xét khách quan đầu đuôi mọi việc một cách tỉ mỉ, những điều khá chướng tai gay mắt. Nhưng ý tứ không được chặt chẽ, lời văn không gắn bó liên hệ mật thiết nhau của từng sự kiện, tư tưởng không mấy tập trung, chẳng phải vì gặp chút khó khăn trong mấy tháng vừa qua, tôi đã bị sờn lòng nản chí, chỉ có vài tháng mà có nghĩa gì so với 26 năm triền miên trong ngục thất.Cho nên không phải vì thế mà vắng tiếng nói hay đã nguội lòng hoặc tinh thần chí khí bị rúng rính, lung lay. Hôm nay, viết bài lấy tựa đề “Tản mạn ngọn nguồn” thoạt mới nghe qua 2 chữ ngọn nguồn, mọi người tưởng như muốn trình bày sự việc gì khá cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ của căn nguyên! Sao mà lại dùng thêm hai từ “tản mạn” tức là trình bày vấn đề còn rời rạc, riêng rẽ, không gắn kết….Thôi đành! Biết sao thưa vậy! Nhớ bao nhiêu tường thuật lại bấy nhiêu" Trước nhất, là nhà Sư tôi trình bày những việc liên quan đến tôn giáo, những gì tôi đã nghe và thấy được.

 Hiện nay, tại thành phố Sài gòn nói chung và một số tỉnh nói riêng, khi vị Tăng nào trong Giáo hội Phật giáo nhà nước muốn bổ nhiệm về trụ trì một ngôi chùa, hầu như đại đa số các vị Tăng ấy đều phải chi phí một số tiền ngoại giao, biết đối xử như người ngoài đời, tức là phải chi ít nhất 5-10 triệu đồng cho đến vài mươi triệu, hoặc hơn thế nữa làm lễ vật dâng biếu Ông Trưởng Ban Tri Sự hay vị quan chức Tăng Sự tỉnh, thành thì mới được các ngài phê duyệt, ký giấy thuyên chuyển bổ nhiệm và như thế ắt nhiên là sẽ được hợp pháp xúc tiến hoàn tất thủ tục pháp lý với chính quyền. Chưa nói Sư với Sư bây giờ cũng kinh doanh Chùa nữa! Chùa bây giờ không phải cúng hiến, cung thỉnh Chư Tôn thiền Đức tăng như ngày xưa, mà tính giá trị ngôi chùa bằng bao nhiêu cây vàng để sang tay qua chủ khác, mới nghe qua câu chuyện tưởng lạ mà là điều có thật, dường như việc trao đổi mua bán thường xuyên đã trở thành quen, cho nên chẳng ai để tâm làm gì! Ông bà xưa thường nói: “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn tới 3 ngày đường, nên dần dần loan xa đến tận Bạc Liêu. Bởi ai bây giờ cũng cho rằng thời buổi kinh tế thị trường mà! Đã là thị trường tức có kẻ mua người bán, cái gì cũng bán……Chùa cũng bán, đất chùa cũng bán v.v…Thậm chí cho đến các ông Sư đã lập thệ với hạnh nguyện xuất gia, danh lợi chẳng màng, tìm cầu đạo giải thoát, thượng hoằng phật đạo, hạ hóa chúng sinh, hiểu rành kinh kệ. suốt biết lẽ sinh tử là vô thường, am tường luật luân hồi nhân quả mà còn bán mình cho quỷ sứ nữa, huống chi là bán chùa hay bán đất chùa"Mặc dù, buôn bán chùa nhưng giấy tờ phải dùng từ ngữ hiến cúng cho hợp lệ, vừa tránh được thuế, vừa nghe có vẻ trân trọng rất hợp đạo, hợp lý, hợp tình trên cương vị của bậc tu hành, chứ bên trong thì có khác……Sẵn đây, tôi xin đề cập một bài viết được truyền tải khắp nơi trên mạng, tác giả là Hoàng Chương một Phật Tử thuộc GH Phật Giáo nhà nước với tựa đề:

Từ chức, một việc làm cần thiết trong GHPGVN.
Từ chức là việc một người chủ động (self) không giữ chức vụ hiện tại nữa. Ngày nay việc từ chức đã trở thành phổ biến, cho nên việc từ chức bổng nhiên biến thành một nét văn hoá - gọi là “văn hoá từ chức”.

Vậy, trong xã hội hiện nay, những ai là đối tượng có quyền từ chức" đó là Quan chức, Viên chức, những người đang đảm nhiệm một chức vụ nào đó trong các Tổ chức, Cơ quan, Hội đoàn, Hội chúng...

Và, khi nào thì những đối tượng trên cần phải từ chức, hoặc “bị buộc phải từ chức”" khi những đối tượng này, trong một thời gian dài không hoàn thành tốt công việc mà các Tổ chức, Cơ quan, Hội đoàn, Hội chúng. . . tin tưởng giao phó, hoặc với cương vị, chức vụ của mình, những đối tượng này không còn đủ năng lực, trí tuệ để điều hành và thúc đẩy sự tiến triển của Tổ chức, Cơ quan, Hội đoàn, Hội chúng nữa. Lúc này, những đối tượng này cần phải tự động rời chức vụ của mình để người khác có năng lực, trí tuệ hơn lên đảm nhiệm, hoặc tự động hoặc “buộc phải” từ chức để được làm rỏ trách nhiệm cá nhân của mình.

Khi một người tự giác nhận ra mình không còn phù hợp với chức vụ đang đảm nhiệm nữa và tự động rời “cái ghế” đó, tạo điều kiện cho người khác lên đảm nhiệm nhằm lợi ích chung của Tập thể - khi đó, chúng ta nói, người này sống và làm việc có văn hoá, “văn hoá từ chức”. Mới nghe thì ngỡ là bình thường, nhưng thực tế, người biết ứng xử theo “văn hoá từ chức” là một người rất cao cả, có trách nhiệm với bản thân và tập thể.

Thực tế trong xã hội VN ngày nay, những người, quan chức có văn hoá từ chức là rất hiếm. Nhưng vì một tương lai, một xã hội, một đất nước văn minh chúng ta cần phải hướng đến một nền văn hoá như vậy, nhất là những quan chức.

Thế tục là vậy, trong Đạo Phật thì sao"
Qua 27 năm điều hành GHPGVN, quý Quan chức GH hầu như không thể hiện được năng lực, trí tuệ, đạo hạnh của mình. Những gì quý vị để lại là - sự trì trệ, thụ động, và hàng khối vụ việc tiêu cực. Hệ quả, PGVN dần dần không còn là Đạo Phật đúng nghĩa nữa, hoạt động của các Chùa thì ngập tràn mê tín dị đoan, đội ngũ lợi dụng cửa Phật để kiếm một cuốc sống an nhàn ngày càng đông từ đó đội ngũ tu sĩ phạm giới ngày càng nhan nhản.

Từ sự trì trệ của GH dẫn đến tệ nạn, tiêu cực trên từng cây số trong nội bộ PGVN, dần dần người dân xem Đạo Phật như một tôn giáo hữu thần đầy mê tín.

Trong khi các tôn giáo khác có hàng loạt chiến lược, kế hoạch truyền đạo, thu phục, quyến dụ tín đồ một cách quy mô, PGVN lại ngày càng lún sâu vào con đường trì trệ trong TRUYỀN BÁ GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT, hoạt động của các Chùa chủ yếu là ma chay, tán tụng phục vụ người chết.

Theo dư luận từ cư sĩ Phật tử hiểu biết, có quan tâm đến sự tồn vong của PGVN, quý vị quan chức GHPGVN hiện nay đã quá già về tuổi tác, quá thiếu năng lực quản lý điều hành, đạo hạnh cũng có nhiều vấn đề. Vì vậy, để thể hiện tính văn hoá trong cuộc sống, chúng tôi kêu gọi quý vị quan chức GH hãy can đảm từ chức, tạo điều kiện cho quý vị khác có năng lực hơn lên tiếp tục lèo lái con thuyền GH một cách vững chãi hơn.

Vì sự cao siêu của Phật Pháp, vì tương lai của Đạo Phật, vì tương lai của một Tôn giáo truyền thống dân tộc Việt Nam, quý vị quan chức trong bộ máy điều hành GHPGVN từ trung ương đến địa phương hãy bỏ chút thời giờ tự phán xét bản thân và suy ngẫm về “VĂN HOÁ TỪ CHỨC”.

Hoàng Chương.
Thuận Khảo là một trong Ngũ ma khảo theo giáo lý nhà Phật. Không kể người xuất gia hay tại gia. Nói chung người đời luôn gặp phải Thuận khảo, các bậc tu hành, những nhà hoạt động chính trị, xã hội, các quan chức thì đối diện thường xuyên,để đo lường về các mặt: Minh, Cang, Liêm, Khiết, Trí, Dũng, Tín, Thành, Đức, Hạnh, Trung, Trinh  v.v… ( Minh khảo, Ám khảo, Trừng khảo, Nghịch khảo và Thuận khảo), Thuận Khảo là nguy hiểm nhất, dễ bị cám dỗ nhất, vì thuận khảo là mua chuộc, cám dỗ, xúi dục những điều hư sai hoặc thấy việc sai khách thể càng ủng hộ cho sai thêm để đối tượng bị nhúng chàm đắm nhiễm về tài, sắc, danh, thực, thùy. Nên dễ bị cuốn hút vì nó rất nhẹ nhàng, êm ái bằng mưu tính quỷ quyệt đưa mình xuống vũng bùn tội lỗi lúc nào không hay để sai xử, khi hiểu ra thì đã vào tròng và không còn đường thoát! Nên chỉ biết cúi mình tuân phục, thấy sai chẳng dám phản biện, lệnh sao tuân vậy! quan sát, ở Việt Nam thì thấy rõ! Do dó, như Hoàng Chương đã nói, thực tế ngày nay, có nhiều Sư trong Phật giáo nhà nước uống rượu say xỉn… chẳng thua gì người đời! Mỗi khi say xỉn lại có xe đời mới của cơ quan Mặt trận hay Tôn giáo vận thậm chí xe của công an đưa về tận cổng chùa! Nói như thế cũng không dám vô lễ quơ đũa cả nắm, dẫu sao cũng còn các vị chân tu đáng kính, cho dù tham gia giáo hội Phật giáo nhà nước nhưng tâm hồn luôn hướng về nhị vị Đại lão Hòa Thượng và GHPGVNTN, một số vị cũng tỏ ra có nhiều quyến luyến GH nên thường lui tới thăm viếng quý ôn, thường xuyên gặp gỡ trao đổi chuyện trò rất thân tình với các thành viên GHPGVNTN, một số vị muốn công khai quay về Giáo hội nhưng còn do dự vì quan ngại bị chính quyền thúc bách, uy hiếp gây khó khăn, nên chưa mạnh dạn.Tuy nhiên, hiện thời đã có hằng trăm Chư tôn đức Tăng Ni đã ngầm hứa hẹn với GHPGVNTN sẽ quay về cội nguồn nếu có cơ hội thuận tiện. Ngoài ra, lúc nầy trong giáo hội nhà nước đi tu cũng phải có phe cánh mới tiến thân được. Trong Đạo còn thế đừng trách chi người Đời. Cho nên bên trong giáo hội từ trên xuống dưới luôn có nhiều phe phái, nếu có ăn cánh với nhau mới được cất nhắc, nâng đỡ. Nội bộ có nhiều chuyện khuất tất rất khó nói, lại đối xử bất bình đẳng và các ông Quan tôn giáo quan liêu còn hơn các Quan nhà nước nên đã khiến không ít vị Sư từ giã Giáo hội Phật giáo nhà nước trở về địa phương cất am, cốc và tìm kế sinh nhai, hoàn cảnh ấy đã làm cho nhiều Tu Sĩ nghiễm nhiên trở thành thầy đám (thầy tụng) để có tiền tiêu và “Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn” là điều không thể tránh. Cũng như nhà cầm quyền Việt Nam quản chế tù tôn giáo khi được trả tự do tại gia đình thế tục cũng nhằm mục đích nói trên! Âm mưu làm cho hoại đạo, nhiễm đời, tục hóa nhà Sư! Nếu vị Sư không đứng vững trên đôi chân của mình và nghiêm trì luật tạng thì cuộc đời sẽ đi vào ngõ cụt của chốn trần lao… Nếu đi sâu và tìm hiểu sự thực trạng của đạo phật Việt Nam ngày nay, nhiều lúc cũng cảm thấy đau lòng. Hãy nhìn xem nhiều vị Sư của nhà nước có quyền chức, có dư tiền mua đất, có nhà riêng, có người nâng khăn sửa túi… Đồng bào phật tử thì nghèo xác nghèo sơ còn các Sư lại giàu" Giàu nhưng không ra tay cứu giúp dân oan, thấy dân khổ chẳng dám lên tiếng! Chư Tăng có chức phẫm trong Giáo Hội nhà nuớc giàu thật. Nhưng không phải giàu lòng đạo đức, từ bi, trí tuệ mà giàu hằng sản, tiền bạc và đất đai..v.v…Ôi lạ thật!
Những ngày lễ Vu Lan, hay Phật Đản hầu hết các Ban trị sự các tỉnh phối hợp với Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc sắp xếp lịch theo thứ tự để các chùa tiến hành làm lễ, đồng thời cử thư ký đến ghi tiền cúng dường, tiền hộ cúng được quy định bao nhiêu phần trăm, truất ra một số đem về tỉnh, bao nhiêu sẽ để lại chùa!Còn những ngày kiết hạ An Cư hầu hết được tổ chức tại trụ sở Ban trị Sự GH Phật giáo tỉnh và quy định rõ mỗi tháng mỗi chùa phải cúng dường cho Tăng chúng học hạ 2 ngày trai phạn đượcquy ra tiền. Mọi việc điều hành tùy từng địa phương tỉnh quyết định.

Các Sư bây giờ muốn xuất gia đi tu phải có 2 năm nghĩa vụ quân sự hoặc 2 năm nghĩa vụ công ích về mặt lao động, có giấy chứng nhận của Phường đội hay Xã đội trưởng bằng trái lại gọi là tu chui thì sẽ bị chính quyền đến gây khó khăn, nếu muốn cho yên thì phải có phong bì biết điều, vài tháng một đôi lần.. Có một dịp nọ Hòa Thượng Thích Nhật Ban Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Đồng Nai cùng tôi và 2 phật tử đến thăm tịnh xá Ngọc Liên tỉnh Bạc Liêu. Chư Phật tử nơi tịnh xá cho biết mỗi lần chính quyền đến hỏi giấy tờ tùy thân của các vị Sư trẻ nơi đây, vì không có giấy hoàn thành nghĩa vụ nên gặp nhiều cảnh khó khăn. Đồng bào phật tử xung quanh thấy vậy, lót vào phong bì 200 ngàn đồng biếu cho các Quan làng thì mọi việc mới êm xuôi.
 Ngoài ra, tôi còn nhớ những ngày đầu sau khi tôi được trả tự do, một hôm có Ông Trung Tá Đại, phó phòng PA38( Bảo vệ chính Trị) Sở Công an tỉnh Bạc Liêu và Ông Thiếu tá Trần Quang Minh, Cán bộ PA38 đến tận nhà tôi để thuyết phục tư tưởng, Ông Đại có cho biết nhà nước Việt Nam quy định trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo hội của nhà nước) mỗi vị Sư muốn thụ giới tỳ kheo để trở thành bậc Đại Đức và Giáo hội Thiên Chúa quý Thầy muốn thụ phong Linh Mục phải có ít nhất 2 năm học chủ nghĩa Mác-LêNin và 4 năm Phật học hoặc 4-5 năm Thần học, nghe nói, cấp phẩm đại đức phải do UBND tỉnh chứng nhận, cấp Thượng Tọa hay Hòa Thượng do Thủ Tướng phê duyệt. Ông Đại là một người công an chuyên ngành có học vị cử nhân tôn giáo học của Học Viện Chính trị Quốc gia, ông hỏi tôi như sau “Một nhà Sư theo Luật Đạo mỗi năm phải trưng tập về một thiền đường để “An cư kiết hạ” thúc liểm thân tâm, ở một nơi cấm túc trong thời gian 3 tháng từ tháng tư đến tháng bảy, mới được tính một tuổi Đạo hay gọi là tuổi Hạ, như vậy 26 năm tù Thầy có nhập Hạ bao nhiêu đâu mà được ai phong lên hàng thượng tọa”" Tôi biết anh Đại có qua trường lớp hoặc có người cố vấn nên đã nêu câu hỏi nói trên. Tôi vui vẻ trả lời, “ Ông hỏi đúng nhưng chỉ đúng một phần, vì An Cư có nhiều phép như: Phép thượng tọa đối thú An cư, phép Đại chúng An cư, phép Tiền An cư, hậu An cư và Tâm niệm An cư. Có những trường hợp vì bận việc tam bảo, hoặc trông nom người bệnh, đôi khi thọ tang thầy tổ, pháp quyến, phụ mẫu nên không kịp tham dự Tiền An cư vào ngày 16-4 al được thì có thể tham dự Hậu An cư, luật cho phép kể từ ngày 17-4 đến 16-5 thời gian trong vòng một tháng. Giảm chế, nếu trường hợp trụ sứ không gần đại chúng để An cư thì Luật vẫn được cho phép Tâm niệm An Cư một mình và chỉ cần đứng trước Tam bảo, một gốc cây hay một phiến đá chấp tay tâm niệm cũng được, các vị Sư độc giác trong rừng núi, nơi ấy đâu có tịnh xá, thiền đường hay đại chúng thì sao" Chưa nói có những trường hợp biệt lệ vì Nạn xứ, vì chiến tranh hoặc cảnh lao tù… vẫn được Chư Phật hoan hỷ vậy!   Ngoài xã hội, Chư Tăng chỉ cấm túc An Cư 3 tháng, ăn uống có người cúng dường, có đầy đủ thực phẩm, y cụ, thuốc men v.v…. Còn trong nhà tù một năm tôi bị cấm túc 12 tháng (gần như 12 tháng An cư)  ăn cơm bằng nước muối thậm chí ăn loại cỏ của trâu bò ăn. Lao động khổ sai từ sáng đến chiều, bản thân tôi buổi sáng gánh 120 đôi nước tưới rau lên đồi xa 70-80 mét, buổi chiều 80-90 đôi, trong khi ăn uống đói khát, người ăn chay tu hành mà thời gian dài gần 6 năm không biết miếng đậu hủ hay tương chao là gì" Như vậy, nếu căn cứ phép Tâm Niệm An Cư thì một năm tôi không những có 4 lần Hạ hay 4 tuổi Đạo, các ông thử tính nhân cho 26 năm tù tôi bao nhiêu Hạ lạp hay pháp lạp, tôi chỉ nói để phản biện về vấn nạn của ông muốn bắt bí tôi thôi! chứ tôi cũng tự biết mình xưa kia cũng gây đoan nhiều nghiệp quả mới lâm cảnh tù đày, vì thiếu phước ít tu, phước mỏng nghiệp dầy, căn cơ hạ liệt. mụi tánh tối tăm, chướng sâu huệ cạn nên lúc nào tôi cũng cầu học và hạ mình với các bậc tôn túc có kiến thức tinh thông, trí tuệ mẫn tiệp, tâm hồn cao nhã, hay các bậc hiền minh thánh trí. Từ ngày tôi ra tù, được Chư tôn đức giới thiệu đề bạt, đôi phen từ khước vì biết phận mình, tri bỉ tri kỷ, tài hèn đức mọn, tri thức cạn cợt nếu đảm nhận đôi khi hành trì thối thất hoặc kiến giải tầm thường e bất xứng danh xưng. Nhưng vì nhu cầu của Giáo Hội và nên cuối cùng chỉ biết Y giáo Phung hành.”

Tôi tự hào về sự nhiệt tình và lòng trung thành của mình nhưng lòng trung thành và nhiệt tình của tôi chỉ là kẻ “Dũng thừa trí thấp” khó đảm đương những nhiệm vụ trên giao. GHPGVNTN chúng tôi đang cần phải là những vị có trí lực dũng mãnh, tôi muốn nói có dũng phải có trí và còn hữu duyên đa phúc,có bản lảnh siêu việt, bậc thượng trí tài năng mới đảm trách công việc Phật sự vô cùng khó khăn hiện nay, cho nên tôi luôn nguyện trong lòng, chỉ cầu mong Giáo hội sớm phục hoạt từng bước đến trung hưng, tôi sẽ xin từ nhiệm để trở về quê xưa chốn cũ và xin trân trọng giao nhiệm vụ hiện tại của mình cho các bậc Tăng tài, đa văn quảng kiến, tư tưởng cao thâm góp phần xiển dương chính pháp và Hưng long Phật đạo”.

Tôi nói đến đó ông Đại đỏ mặt cười xòa rồi từ giã ra về và chỉ gặp một lần duy nhất kể từ ngày ra tù tới nay không còn gặp lại, nghe nói dường như ông Trung Tá Đại đã chuyển về làm Phó hay Trưởng Công An Huyện Hòa Bình, vừa mới thành lập tại tỉnh Bạc Liêu

Để tản mạn đôi dòng sang chuỵện khác, sau hơn 2 năm ra tù tôi chứng kiến. Ngoài xã hội, các thầy tụng đám bây giờ làm ăn khấm khá, dễ kiếm tiền, nên nghề thợ tụng ngày càng phát triển. Chỉ cần thuộc vài câu kinh ngắn rồi  ê  a biến thái theo kiểu mới, ngâm nga như một bài ca lên bổng xuống trầm cho ăn nhịp với kèn trống đã được luyện tập sẵn..nghe inh ỏi cho rậm đám, dân chúng biết vậy mà không thể thiếu khi có người thân qua đời, gần như là một tục lệ thông thường kể cả những đám tang của các quan chức về hưu hay Bà mẹ Việt Nam anh hùng, không những thế mà người ta còn chạy đua rước cả đội nhạc lễ có kèn Tây, những bản nhạc bị cấm ngày xưa nay đựợc sử dụng làm nhạc nền cho đám tang, nghe rất vui tai, đám tống táng được nhiều người đến xem, văng vẳng ban đêm nghe nhạc trầm bổng, xập xình, thậm chí mấy ông cán bộ cộng sản đương chức cấp bậc khá cao đến đám táng phúng điếu chia buồn, ngồi nghe tiếng kèn cũng buột miệng thốt lên “ Nhạc Ngụy sao mà hay thật” người ngồi kề bên cũng họa thêm “Ồ hay thiệt!”

 Thời buổi nầy gia đình có tang sự (có người chết) trông thấy cũng vui, chứ không còn buồn như ngày xưa với những tiếng đàn cò âm điệu ưu bi vô cùng xúc cảm nữa! Hiện nay, tại Việt Nam gia đình khá giả một chút mỗi khi có đám táng mà thiếu đội kèn Tây thì tự thấy quá sơ sài nhẹ thể! Vừa sợ miệng đời dị nghị dèm pha! Nên cũng xuê xoa rước Ban nhạc một vài đêm. Ngoài xã hội lúc nầy phú quý sinh lễ nghĩa, quyền lực đi đôi với sự giàu sang, kẻ có quyền lực rất ít người nghèo, lễ ngày xưa là sự tôn kính, trân trọng, lịch sự , lễ phép là lĩnh vực tinh thần…..lễ ngày nay là tiền bạc, quà biếu là vật chất.Biếu càng nhiều vật phẩm tiền bạc càng được đãi trọng.

Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, còn nhiều điều chưa khám phá hết. Hình ảnh Anh du kích cách đây 30 năm, với chiếc mũ tai bèo và đôi dép râu không còn nữa, thay vào đó bộ côm lê, thắt cà vạt, quần áo sang trọng ngồi lái xe du lịch đời mới, bóng loáng một cách thư thả tự nhiên, nhiều quan chức cá độ hay ngồi vào song bạc, như PMU 18, một lần các độ lên đến hàng triệu Dollar, nếu số tiền ấy hỗ trợ để xây dựng những căn nhà tình thương giúp cho những người không có nhà ở, mỗi ngôi nhà chỉ cần 4-5 triệu đồng thì ít ra cũng được cả ngàn ngôi nhà cho đồng bào nghèo. Đó là chỉ một vài trường hợp điển hình mới phát hiện, con số tiểm ẩn chắc còn nhiều gấp bội phần. Giờ đây, nhiều viên chức ngồi trên máy computer, internet, sử dụng các máy móc thành thạo, biết hát Karaoke, nhảy đầm, tắm hơi, và tiêu pha đủ mọi thứ xa xí hoang đàng, chưa nói hầu hết những người có chức quyền đều muốn gởi gắm con cái đi du học, đặc biệt, là nước Mỹ. Nhiều người đương chức họ nói: “Nếu có thay đổi đến một xã hội tự do dân chủ nào đi nữa thì con cái chúng tôi cũng có vị thế lớn trong xã hội vì chúng được du học và đã có vốn liếng”. Ngoài ra, chính quyền bây giờ muốn tổ chức một cuộc tuần hành hay mít tinh, thông thường mỗi người dân đến tham dự buổi lễ, tùy theo địa phương người dân có thể được trả 20 ngàn đồng, nếu đi xe mô tô sẽ trả thêm 5 ngàn nữa tiền Xăng là 25.000$. Từ ngày được trả tự do và tiếp tục tham gia GHPGVNTN, tôi được nghe tận tai, và thấy tận mắt nhiều điều chưa từng biết.


Tôi long trọng xác tín rằng “nhờ có GHPG nhà nước, nhờ có chế độ độc tài toàn trị, của đảng CSVN, nhờ có những người CS bảo thủ, (tôi xin phân biệt rõ là “BẢO THỦ” ).Và nhờ thiếu vắng tự do, dân chủ, nhân quyền trên quê hương Việt Nam mà tôi thấy con đường của tôi, của các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà ly khai khỏi đảng đã và đang đi là đúng hướng và GHPGVNTN càng thêm chính nghĩa.Tôi rất thông cảm và trân trọng những người CS thức giác, có tầm nhìn quan viễn, nhất là các Cụ lão thành, trí thức, nhà văn, nhà báo, kỹ sư, Luật Sư, Bác Sĩ, học giả, các bậc sĩ phu, các vị đã từng xuất thân từ chế độ CS, một khi nhận chân chế độ CS có nhiều sai lầm vì hắc ám chủ nghĩa, quý vị nhất quyết kháng chí bất khuất đứng lên , bức phá tìm lối mới giải nguy cho đất nước, chứ không chấp nhận xu phụ thời cuộc để ngồi nhìn đồng bào mà đau lòng, hỗ thẹn với cái cảnh “họa bính sung cơ” (vẽ bánh để nhìn cho đỡ đói) Và từ trong lòng chế độ, trong vòng hiểm nguy ấy. Nhận xét theo phật giáo, quý vị phải là người có hùng tâm, nhuệ khí và kiên dũng và thực sự có tấm lòng vì nước, vì dân, thống tâm vì dân tộc, có bản lĩnh lắm mới can đảm lên tiếng nói mạnh mẽ thẳng thắn phê phán chế độ với những cao luận sâu sắc cùng những kiến giải hiểu biết từ trong ruột của Đảng và nhiệt tình vận động cho tiến trình dân chủ tại Việt Nam, hầu mong góp phần hiển sinh cho Dân tộc. Bởi ai dấn thân đều phải tự tri, tự lượng trước mắt là chết chóc, tù đày hoặc quản chế khắt khe; không ai trong nội bộ CS đứng lên đối kháng chế độ CS mà tránh khỏi bị quy kết cho là phản bội. Mỗi khi bị quy kết chắc chắn phải đương đầu với mọi sựkhó khăn. Chưa nói còn bị nhiều nghi nan, phẩm bình của búa rìu dư luận, bởi tôi từng ở chung cảnh tù với nhiều vị, dẫu sao, nhân vô thập toàn không ai hoàn hảo hay toàn bích cả. Nên tôi rất hoài mộ. Thực ra công cuộc đấu tranh của toàn dân với Bộ chính trị đảng CSVN chưa ai có thể đoán chắc sự nghiệp nầy bao giờ đến thắng lợi" Nhưng nếu hiển lộ sức mạnh tổng lực, toàn diện, toàn dân, có cả tả hữu ôn hòa, đủ mọi thành phần của cả hai miền Nam –Bắc tham gia, đây cũng là hạnh vận cho đất nước, cho đại cuộc lắm rồi! Tuy nhiên, trong lúc đang còn tranh tối tranh sáng, vàng thau lẫn lộn của xã hội chứa nhiều ẩn số, ắt hẳn không tránh khỏi có sự phân thân từ Đảng CS, hay các đoàn thể, tổ chức đôi khi khó phân biệt chân giả khôn lường, mà quần chúng nhân dân có quyền tĩnh, giác, phòng, nghi nhưng tri phải cho thông và hành cẩn vậy! Riêng GHPGVNTN.Đại Lão HT. Thích Quảng Độ đã hy hiến vô úy, Ngài chủ trương phục hoạt GH và giữ thái độ chính trị đấu tranh dân chủ ôn hòa, bất bạo động, là điều vô cùng hợp lý, tối ưu. Tôi thấy cao kiến của HT thật tuyệt vời và:
Tương lai Việt Nam, tương lai dân chủ
Sẽ tự do và chắc chắn được tự do
Có nhân quyền chắc chắn có nhân quyền
Dân thực sự sống ấm no hạnh phúc

Có điều đáng quan ngại là nhiều tổ chức đối lập chính trị ra đời trong ngoài nước. Từ quốc nội thì tiềm lực quần chúng chưa cao, các vị có uy tính quốc nội và quốc tế tuy có nhưng luôn bị cô lập, cách ly hoàn toàn với xã hội, đón nhận tin tức bằng mọi phương tiện có thể được để theo dõi diễn biến tình hình, chứ rất khó khăn chứng thực bằng tai nghe mắt thấy, những vị có uy tín nầy thường cư ngụ cách xa nhau nên hiếm khi có dịp tiếp cận, hàn huyên, đàm luận, nếu trao đổi chỉ là ngoại giao liên hệ bằng điện thoại hay có được internet thông qua Email thăm viếng…thi"nh thoảng đôi khi một vài vị trong một vài tổ chức bị ảnh hưởng vì lợi, vì quyền hoặc quá khích hay cực đoan và có người còn thích những từ đao to búa lớn….Quý nhau có quý, thông cảm nhau cùng đồng hành có thông cảm, mà chung nhau thành một khối dường như chưa có ai đủ trọng lực tiếng nói để tập hợp, trình độ dân trí có hạn và thông tin một chiều, không phải người dân nào cũng biết được truy cập mạng hoặc có thì giờ mở Radio nghe tin tức thời sự quốc tế vì đầu tắt mặt tối, vất vả trăm phương nghìn kế để sinh nhai. Nếu không có phương hướng chung để cùng bình đẳng, đồng đẳng trong một cao trào hay phong trào hoặc một tập hợp cho nền dân chủ Việt Nam, mang tính thống nhất trong ngoài nước,thì tiến trình vận động dân chủ vẫn còn chậm, cần phải có một tập hợp lớn mạnh hay phong trào chung để các đảng phái, tổ chức riêng tư cùng vào ngôi nhà chung ấy, ngôi nhà chung mà không ai thống soái, chỉ huy ai, cái riêng mọi người có quyền giữ và có quyền tiếp nhận người tham gia. Hong có ngôi nhà chung mới cho thấy tính Đại khối để tiếng nói mới tác động mạnh Quốc tế và vận động đối lập quốc nội mới xứng tầm vóc và ngang cơ.Vì thế, không thể thiếu ngôi nhà chung, thống nhất cho dù, nhiều hàng phân số, có các tử số khác nhau nhưng cùng chung mẫu số!…..Đồng bào và những nhà ly khai 2 miền khi biết các tổ chức đối kháng đã nhìn về một hướng chung, nên không ngần ngại hòa nhịp tham gia phong trào. Trước tình hình hiện nay các đoàn thể phải biết tận dụng thời cơ hòa nhập để điều hướng các tầng lớp Công Nông, đừng quên dân oan khiếu kiện có đến hàng trăm nghìn người! và có thể lên đến hàng triệu, nếu tính nhân sự toàn gia đình hay tính cả thân bằng quyến thuộc của họ. Điều cần làm trước mắt là dân khổ nên cứu khổ, dân đói nên cứu đói, hãy thể hiện tình thương, gieo vào lòng người dân oan nghiệt những nguồn an ủi chia sẻ thiết thực, đó là động lực tăng thêm sức mạnh khắp cả nước giúp cho phong trào dân chủ việt Nam có hậu thuẫn quần chúng vững chắc, điều cần yếu là phải có sự hy sinh, cởi trói sự ôm ấp riêng tư, vả lại dân chủ là phải có mặt hành động thiết thực, chứ không phải chỉ ngồi đợi thời cơ chín mùi để ra hưởng quả! Nhiều bài viết, kêu gọi tập họp, đoàn kết nhưng trong lòng lúc nào cũng muốn tổ chức mình trở thành trung tâm điểm mà không biết kết hợp, hy sinh thì chỉ làm phong trào càng suy yếu tiềm lực đi mà không hay biết! Đồng bào và phong trào hải ngoại là nhân tố vô cùng quan trọng trên các mặt hỗ trợ phát triển về truyền thông, vận động quốc tế và phương tiện tài chính. Phong trào trong nước cần hiện diện cho thấy cái chung, đặc biệt là những người có đầy đủ uy tín. Sự từ nan đôi khi cho thấy không phải là sợ hải chính quyền mà là vì bảo thủ cái của mình vốn có và luôn nghĩ nó là số một, không ai bằng ta cả! hoặc cũng có khi vì quá dè dặt cẩn phòng hay đã từng bị vào thế hố trong một thời gian nào đó nên rút kinh nghiệm, thế rồi, thời gian trôi, cứ trôi ta cũng chẳng mạnh chút nào" Người Việt Nam trong ngoài nước mong muốn đổi thay chế độ để dân sinh được tự do, đất nước có cơ may phát triển, Dân Việt được trùng phùng.Còn các nước phương tây, các nhà tư bản , trông mong Việt Nam thay đổi để nhảy vào đầu tư, để xâm nhập thị trường và đem về lợi nhuận. Theo thiển ý của tôi các tổ chức nên có một danh xưng chung phù hợp với xu thế mới và tình hình mới thì hay biết mấy! Đây là vấn để vô cùng tế nhị, tôi không phải là nhà chính trị nên chỉ để lòng ưu tư và chẳng dám luận nhiều.

Tiếp tục tản mạn thêm, ngoài những điều trình bày trên, xin quay về GHPGVNTN một chút. Có một sự kiện giữa chính quyền và GHPGVNTN, theo nhiều ý kiến khách quan của nhiều người nhận định có một cơ hội tốt cho Việt Nam, đừng bỏ lỡ đó là:
Theo thông cáo báo chí của phòng thông tin phật giáo quốc tế tại Paris, sáng ngày 2.7.2007, ông Kjell Storlkken Đại sứ Na Uy tại Hà Nội và ông Fredrik Steen, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Na Uy đặc trách Chính trị và Kinh tế, đến vấn an Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon.

Cuộc thăm viếng và trao đổi xẩy ra trong vòng một tiếng rưởi đồng hồ, từ 9 giờ sáng đến 10 giờ 30. Sau đó qua điện đàm, Hòa thượng đã cho ông Võ Văn Ái biết nội dung cuộc gặp gỡ và trao đổi như sau : Thoạt tiên Hòa thượng Thích Quảng Độ trình bày sơ lược về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh sinh thế Phật giáo trên các lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội trước năm 1975 và tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp, không cho hoạt động kể từ sau ngày 30.4.1975. Trong cuộc trao đổi nói trên, có lúc ông Đại sứ Na Uy đưa ra câu hỏi mà cũng là mong cầu của ông được thấy Phật giáo Việt Nam thống nhất, chứ không như hiện trạng có hai Giáo hội tranh chấp ngày nay. Ông thỉnh ý Hòa thượng làm sao thực hiện việc thống nhất Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thích tính phức tạp của vấn đề trước hiện tình chính trị và đưa ra phương án bốn điểm để thực hiện : Hòa thượng cho biết Phật giáo không bao giờ tự phân đôi. Sự kiện phân đôi Giáo hội luôn luôn đến từ những thế lực chính trị nhằm khống chế Phật giáo, và biến tướng giáo lý từ bi, cứu khổ của Đạo Phật thành công cụ chính trị giai đoạn cho chế độ. Hòa thượng đưa ra hai ví dụ điển hình dưới chế độ Cộng sản Việt Nam.
Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt Việt Nam thành hai thể chế chính trị. Năm 1955 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chính Minh cầm đầu về tiếp quản Hà Nội, thì hai năm sau Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1), bị giải thể. Nhà nước Cộng sản cho ra đời "Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam" làm công cụ chính trị cho Đảng. Sau ngày Cộng sản xâm chiếm toàn quốc năm 1975, thì chủ trương đối với Phật giáo miền Bắc trước kia liền được áp dụng tại miền Nam. Năm 1955, nhà cầm quyền Cộng sản bỏ ra 2 năm để tiêu diệt Tổng hội Phật giáo Việt Nam, thì sau năm 1975, nhà cầm quyền Cộng sản bỏ ra 6 năm để giải thể Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khi cho thành lập một Giáo hội Phật giáo công cụ vào năm 1981, tức cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.

Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng giải thích cho Đại sứ Na Uy hiểu rằng, công cuộc đàn áp nhằm tiêu diệt tôn giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng, diễn ra trên hai phương án. Một mặt đàn áp, khủng bố, vu khống, miệt thị, bắt bớ, giam tù và quản chế, nếu không là thảm sát, hàng giáo phẩm Phật giáo. Mặt khác đem lợi danh, thoa vuốt, hoặc đe dọa, khủng bố, lôi kéo một số Tăng sĩ làm tay sai cho nhà cầm quyền trong việc chính trị hóa Phật giáo, thông qua các tổ chức Phật giáo Nhà nước để kiểm soát quần chúng Phật tử.

Hiện nay, ở thời điểm cần hội nhập cộng đồng thế giới trên lĩnh vực kinh tế và chính trị, nhà cầm quyền Cộng sản không thể khủng bố trắng bằng những cuộc thảm sát hay bắt bớ đại quy mô như trước. Nên nhà cầm quyền Hà Nội làm cho quần chúng sợ hãi và dư luận quốc tế e dè, bằng thủ thuật vu cáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất "làm chính trị", "âm mưu lật đổ chính quyền", v.v... Mặt khác, thổi kèn đánh trống cho chủ trương "thống nhất hai Giáo hội". Thực tế nhằm thanh toán sự hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lập lại mô thức Giáo hội Phật giáo Nhà nước của năm 1981. Vì nếu thực tâm, nhà cầm quyền Cộng sản hãy để cho Phật giáo toàn quyền lo chuyện nội bộ của mình. Do đó, Hòa thượng Thích Quảng Độ tuyên bố lập trường thống nhất Phật giáo Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như sau :

"Giáo hội chúng tôi luôn chủ trương hòa hợp trên cơ sở bình đẳng và đồng đẳng. Không chấp nhận chính trị hóa tôn giáo. Bốn điều kiện cơ bản và bất khả phân để thống nhất Phật giáo Việt Nam là :
"Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;

"Thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Đức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo ;

"Thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ quốc ; và

"Thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978". Ý chí thống nhất Phật giáo để phục vụ dân tộc và kiến thiết đất nước thông qua lập trường 4 điểm nói trên đã được Giáo hội đề đạt qua công văn hay công khai tuyên bố qua các cuộc phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông, báo, đài quốc tế.

(1) Theo sử liệu, Tăng đoàn Phật giáo thống nhất thành giáo hội từ thời Đinh. Đại Việt Sử ký toàn thư, Kỷ Nhà Đinh viết "năm Tân Mùi (Tây lịch 971), Tống Khai Bảo năm thứ 4, vua quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt Đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục". Tăng thống là chức triều Đinh phong cho người đứng đầu và lãnh đạo giáo đoàn Phật giáo, Tăng lục là chức quan trông coi Phật giáo dưới Tăng thống. Dưới thời Pháp thuộc, văn hóa và đạo lý Việt bị suy đồi, nên vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, các bậc Cao tăng và Cư sĩ đứng lên Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Nhờ vậy, năm 1931, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học ra đời tại Saigon, rồi Hội An Nam Phật học ở Huế (1932) và Hội Phật giáo Bắc Kỳ ở Hà Nội (1934), v.v... Ngày 6.5.1951, 6 tập đoàn Tăng Ni và Cư sĩ ba miền Bắc Nam Trung họp Hội nghị Phật giáo Toàn quốc ở Huế và cho ra đời Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Nguyên do dưới thời Pháp thuộc, Dụ số 10 không công nhận Phật giáo như một giáo hội và buộc phải sinh hoạt theo quy chế hội đoàn. Sau cuộc tranh đấu cho tự do tín ngưỡng của Phật giáo thành công năm 1963, sang năm 1964 Dụ số 10 mới bị hủy bỏ, nên từ đây Phật giáo mới có danh xưng Giáo hội, gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chú).

Qua cuộc gặp gỡ với những câu hỏi rất thiết yếu có nhiều dư luận thắc mắc không biết những câu hỏi được đề cập trong buổi thăm viếng nói trên do chính sự quan tâm của Đại Sứ Na-Uy hay do Hà Nội ngỏ ý muốn nhờ Ông Đại Sứ Na-Uy làm trung gian để thăm dò nhằm tìm phương hướng đối sách hay đối phó với GHPGVNTN" Mong rằng, mọi việc được thuận buồm xuôi gió, một khi giới cầm quyền tỉnh thức….Chứ GHPGVNTN cũng là dân oan khiếu kiện từ suốt 30 năm qua. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đến giờ vẫn chưa giải quyết mà còn đáp trả bằng cách bắt bớ, giam cầm. quản thúc, tù đày hàng giáo phẫm cao cấp và các thành viên trung kiên của Giáo hội, cũng như chưa can đảm công nhận quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, chính quyền địa phương lúc nào cũng tuyên truyền là GHPGVNTN hoạt động bất hợp pháp. Nổi oan ức của giáo hội cao ngút. Nên, từ đó GHPGVNTN rất đồng cảm với đồng bào dân oan khiếu kiện hiện nay! Giáo Hội luôn kham nhẫn vì người Phật giáo thấm nhuần định luật vô thường không có gì tồn tại vĩnh cữu, cho dù lòng tham của con người vô tận muôn bám lấy mãi, nhưng đến một lúc nào đó cũng đành bất lực tự buông xuôi! Các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam ngày xưa hưng thịnh và tồn tại lâu dài nhất là đời Lý, trải qua 8 đời vua trị vì 215 năm, kế là Đời Trần 175 năm, lúc ấy thần dân đều tung hô vạn tuế, các triều đại gần đây như Cụ Diệm, Cụ Hồ cũng được tung hô muôn năm, nhưng có được bấy nhiêu năm" Còn Đạo Phật có bao giờ nói mụôn năm đâu mà Phật lịch đến nay đã 2551 năm rồi!

Hiện giờ dân oan khắp mọi miền đất nước, tự lòng dân bột phát vùng dậy, đấu tranh đòi công lý, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của đồng bào, các cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động diễn ra toàn quốc đủ thấy chính quyền quá sai lầm, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân.

 Nói đến đây, tôi còn nhớ Hòa Thượng Thích Huệ Đăng, Thế danh: Nguyễn Ngọc Đạt, thời gian bị tù án 20 năm, giam giữ tại trại Z30A, Xuân Lộc- Đồng Nai, một hôm nhân dịp Tết Ban giám thị trại cùng đoàn tùy tùng quan chức biểu tỏ hình thức đến tận phòng chúc Xuân có Ông Lại Thanh Hùng, hiện là Phó trưởng trại, hai bên vui vẻ nói chuyện, Hòa Thượng Huệ Đăng nói “ Phật giáo chúng tôi và người Cộng Sản có 4 điểm gặp nhau”:

1/ Trong thời kỳ chiến tranh, lúc nguy cơ tính mạng, hay bị thương người Cộng Sản chạy vào chùa ẩn trốn, hoặc giả dạng tu hành hoạt động CS nên gặp nhau.

2/ Lúc chết nhờ các Sư đến đọc kinh, người thân mang lư hương vào chùa nhờ cầu siêu độ, hoặc mang hình ảnh vào chùa để thờ vong linh nên gặp nhau.

3/ Khi sau 30-4-75, người Cộng Sản cưỡng chiếm, chùa chiền, sung công đất đai bắt hàng loạt Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni và Đồng Bào Phật tử giam cầm, điển hình như tôi hiện giờ nên gặp nhau.

4/ Nếu cầm quyền không được lòng dân, làm dân oán hận ắt có ngày dân nổi lên chống lại, cuối cùng người CS cũng chạy vào chùa cầu cứu các nhà Sư nên gặp nhau.
Và thực tế các cuộc biểu tình đấu tranh vừa qua cho thấy, có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, cán bộ về hưu, gia đình có công đứng lên trước tiên phản kháng…Sau đó, dân chúng không có thế lực đến theo….Có nhiều nơi dân chúng nói thẳng với chính quyền rằng: “các ông thường nói lấy dân làm gốc, không vun phân, tưới nước gốc mà còn chặt rể. Nên gốc đứng lên chống lại các ông đấy!”
Tôi còn nhớ Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, khi tôi và Hòa Thượng Thích Nhật Ban cùng Bác Quế bị cách ly trong khu giam riêng Bác Sĩ thường xuyên giải thích vể đường lối của Cao trào Xã Hội Nhân Bản Tiến Bộ, về mô hình một trật tự kinh tế quốc tế mới ở tương lai và sự biến đổi của thế giới ngày nay, trong 7 điểm căn bản: (Định, Tính, Hình, Phương, Giai, Bác, Kết) Bác Sĩ Quế luôn nhắc 4 phương pháp chiến đấu ôn hòa.
Trong đó tôi còn nhớ điểm 3: “Bất bạo động, tích cực tiến nhanh trên mặt trận Kinh tế, đòi hỏi 3 quyền lợi thiết thực đó là Nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp”
Bác giải thích, người nông dân phải thực sự làm chủ đất đai, hoa mầu của mình, người dân phải có tài quyền, bảo vệ cho được quyền tư hữu, tài sản, nhà cửa, đất đai. Công nhân phải đòi hỏi cho được mọi quyền lợi , dần dần tiến tới làm chủ sản phẩm, Bác Quế nói rất nhiều nhưng khẳng định 3 quyền lợi nầy sẽ làm rung chuyển chế độ và đoán trước người Nông dân sẽ có lúc nào đó nổi lên đòi đất đai, khiếu kiện sự việc vang tiếng cả thế giới, vì người Nông Dân không phải là giai cấp Vô sản mà Tư hữu, họ bám vào ruộng vườn xem như là huyết mạch. Người Công nhân chắc chắn sẽ đình công, biểu tình khi có cơ hội, vì hai giai cấp nầy đã bị lợi dụng danh nghĩa từ lâu  để giới cầm quyền ngày nay ăn trên ngồi tróc, đè đầu cưỡi cổ lại nhân dân, đàn áp, bóc lột lại giai cấp mà mình đội lốt. Ngày hôm nay,sự việc diễn ra đúng như lời dự đoán cách đây 12 năm của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.

  Qua hoàn cảnh bi thống của dân oan trong các cuộc biểu tình công khai đông đảo chưa từng có tại thành phố. Dưới sự uy dũng và thánh hạnh vô úy của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Ngài tiên phuông mở lối cùng chư Đại Tăng thuộc GHPGVNTN, đã ra tay cứu trợ trên 1500 dân oan khiếu kiện của 19 tỉnh và 6 quận đô thành, trong khi đó Giáo Hội PGVN của nhà nước, hàng vạn Chư Tăng, chùa cao phật lớn, xe cộ nhộn nhịp lại vô cảm tọa thị chẳng chút động não, động lòng. Chứng kiến thực cảnh và đoán biết tình trạng dân oan khiếu kiện ngày càng lan rộng từ Nam chí Bắc. Nên vào ngày 10/08/2007 Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo công khai kêu gọi vận động “Quỹ Cứu tế Dân Oan” Hòa Thượng cũng thông báo trước nội bộ thường trực VHDD chắc chắn không tránh khỏi mọi lời gièm pha, bêu rếu, bôi tro trát trấu của các thế lực vô minh, hàm hồ miệt thị Ngài và GHPGVNTN .Nhưng, Ngài tuyệt đối tin tưởng sự sáng suốt của đồng bào Việt Nam trong ngoài nuớc và quốc tế vì ba mươi mấy năm trải qua chế độ nầy ai mà chẳng thấu, đó chỉ là bản chất thâm căn cố đế đã ăn sâu vào xương tủy nên không cần thiết phải lưu tâm. Thời gian gần đây bao nhiêu bài viết nặc danh bôi nhọ được đăng tải trên mạng, tuyên truyền xuống tận các địa phương, dùng danh xưng là Phật Giáo Vì Dân Tộc. Mà lại tung lời Chỉ trích những người ra tay cứu giúp Dân oan, họ muốn để cho dân đói" Dân chết" Thì nhân danh là dân tộc chỗ nào" Xin thưa, GHPGVNTN luôn bằng lòng nhiệm lao nhiệm oán, vui vẻ gánh vác khó nhọc, chấp nhận trách oán, thực lòng làm việc, thể hiện thiện tâm, huân tu thiện pháp và thực hành thiện hạnh, Cho dù, không được nhà nước Việt Nam can đảm công khai công nhận quyền sinh hoạt pháp lý Giáo Hội. Nên chưa phát triển tự do, canh tân chỉnh đốn.  Nhưng nếu một ngày nào đó không xa ai đó chạy vào chùa gặp GHPGVNTN để cầu cứu thì sao" Lòng từ bi đâu nỡ! Ý bi nguyện sao đành! Tánh vong kỷ duy tha! Xin những người đương quyền, đừng xuân phong đắc ý! hãy cạn tỏ nghĩ suy!

Mong sao những người đương quyền thấu biết, sớm tỉnh giác,từ bỏ ma chướng, ác duyên, bừng khai trí tuệ, đốn ngộ tri kiến Phật nhìn thấy đồng bào điêu linh thống khổ mà thương tâm cảm mục dừng tay lại đừng gây thêm họa quốc ương dân! Bởi bấy lâu nay đam mê quyền lực, làm giàu bằng ghế đã nhiều năm rồi và tài tụ tắc dân tán mà thôi! Vì muôn đời chế độ công hửu chỉ đưa con người đến chỗ tranh giành quyền lực và phe phái, mỗi khi con người bị tước đoạt cả 2 mặt tinh thần và vật chất thì họ không còn gì để mất nữa, ắt họ phải đứng lên tranh đấu cho công lý, công bằng tức là dân chủ vậy!

Ngày 15/08/2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.