Hôm nay,  

Trung Quốc Và Quan Hệ Hoa Kỳ - Việt Nam

31/05/200700:00:00(Xem: 8536)

Cuối năm 2006, các quan sát viên trên thế giới về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam ghi nhận có một sự cải tiến quan hệ rõ ràng giữa hai quốc gia. Một số sự việc diễn ra.

Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, tổng thống Bush đi Hà Nội tham dự hội nghị các nước ven Thái bình dương (APEC), quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR, Việt Nam được trở thành hội viên WTO. Tại Hà Nội tổng thống Bush đã không tuyên bố một điều gì có thể làm phật lòng Hà Nội ngoài việc tiết lộ (có tính toán) rằng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có con đang học tại Hoa Kỳ. Sau APEC, hai thủ đô Việt, Mỹ bắt đầu bận rộn chuẩn bị chuyến thăm viếng chính thức của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ dự trù vào cuối tháng 6/2007.

Các quan sát viên, trong đó có giáo sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam tại Úc cho rằng chỉ có một thỏa thuận chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới có thể tạo ra những “tan băng” ngoạn mục như vậy.

Quan hệ chiến lược này là quan hệ gi" Thật khó giải đoán trong lúc này. Nhưng nếu không có một giao ước thì khó giải thích được tại sao sau khi vào WTO, sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC và được các nước trên thế giới ca ngợi sự thành công về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam bỗng ra tay với những người đấu tranh dân chủ trong nước với những phiên tòa, tuy có để cho phóng viên nước ngoài tham dự qua trực tiếp truyền hình (close circuit TV), nhưng hoàn toàn hình thức với những cái án định sẵn để khóa miệng phong trào dân chủ, và chính phủ Hoa Kỳ thoạt tiên không có phản ứng gì trước các cuộc đàn áp thô bạo này.

Nhưng một sự cố ngoại giao đã xẩy ra. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi Bắc Kinh gặp các nhà lãnh đạo Trung quốc giữa tháng 5, một tháng trước chuyến công du Hoa Kỳ. Chuyến đi Bắc Kinh bất ngờ của ông Nguyễn Minh Triết cho thấy Việt Nam chịu áp lực mạnh mẽ của Trung quốc, và Trung quốc quyết dùng áp lực này để phá thế chiến lược Việt Nam vừa mới hình thành với Hoa Kỳ. Điều này chứng tỏ một sự việc quan trọng là, Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có một sự chia rẽ trầm trọng và phe thân Bắc Kinh (nắm giữ quân đội và công an) đang ở thế thượng phong, và phe này nhất định dùng thế của mình để không cho phép Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ. Trung quốc đang chuẩn bị đại hội đảng thứ 17 và ông Hồ Cẩm Đào, được bầu làm Tổng bí thư đảng tại đại hội 16 không muốn để lộ ra một dấu hiệu yếu kém nào đối với Hoa Kỳ.

Chính phủ Hoa Kỳ tỏ ra khá bực bội trước hành động của Hà Nội và đã đặt lại vấn đề thăm viếng của ông Triết, nhất là sau khi Liên hiệp Âu châu, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, các tổ chức đấu tranh cho dân chủ tại hải ngoại đồng loạt lên tiếng trước thái độ đàn áp của Hà Nội, điển hình là tấm hình công an bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án.

Trước hết là nguồn tin Hoa Kỳ sẽ chỉ đón tiếp chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết theo nghi lễ một chuyến thăm viếng làm việc (working visit), nghĩa là không có nghi lễ đón tiếp quốc trưởng (state visit - gồm súng bắn chào, đại yến, trú tại nhà khách quốc gia, và diễn văn trước lưỡng viện quốc hội), và sau đó có tin có thể chuyến đi sẽ được hoãn lại.

Cuối cùng có lẽ chuyến đi của ông Triết sẽ diễn ra sau khi Hà Nội hứa thỏa mãn một số điều kiện của Hoa Kỳ như (ít nhất") trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình như bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hứa với bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice mấy tháng trước. Ngoài ra trước thái độ thiếu ngoại giao của Hà Nội, Hoa Kỳ đã làm một hành động chưa từng có trong 32 năm qua kể từ ngày miền Nam sụp đổ.

Hôm Thứ Ba 29/5/2007 đích thân tổng thống Bush gặp đại diện một số tổ chức đấu tranh tại hải ngoại một cách trang trọng tại phòng làm việc của tổng thống (nơi ông sẽ tiếp ông Triết) với sự hiện diện đầy đủ các cố vấn cao cấp của tổng thống. Mục đích của cuộc gặp gỡ trao đổi này trước hết để hóa giải sự im lặng của ông trước đây khi tới Hà Nội dự hội nghị APEC, nhưng chính yếu là để gián tiếp cảnh giác Hà Nội rằng Hoa Kỳ vẫn còn một tích sản (asset) chưa xử dụng.

Hoa Kỳ không muốn hủy bỏ chuyến đi của chủ tịch nhà nước Nguyễn  Minh Triết vì những quyền lợi chiến lược của mình, và Hà Nội sau khi tỏ ra thần phục Bắc Kinh cũng không muốn hủy bỏ chuyến đi, dù Hoa Kỳ xuống cấp cuộc tiếp đón và tiếp đón đại diện các tổ chức đấu tranh. Điều này chứng tỏ Hoa Kỳ và Việt Nam vần còn xem giao ước chiến lược giữa hai nước vẫn còn là một giao ước có lợi cho cả hai bên, nhất là phía Hoa Kỳ, dù thế nào cũng không thể bỏ Việt Nam rơi vào đôi cánh tay đang mở rộng của Trung quốc.

Dù không nói ra Hoa Kỳ cũng biết rằng địch thủ chính của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là Trung quốc. Nhưng Trung quốc khéo léo không để lộ mục tiêu chiến lược của mình. Sách lược của Trung quốc là làm vui lòng Hoa Kỳ những việc không quan trọng, nhưng không nhượng bộ Hoa Kỳ trước những góc cạnh chiến lược lớn như quan hệ giữ Hoa Kỳ và Việt Nam.

Hai năm qua Trung quốc tỏ ra rất mềm dẻo với Hoa Kỳ, và giúp Hoa Kỳ giải quyết căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, nhưng Hoa Kỳ biết Trung quốc vẫn âm thầm chuẩn bị thế lực cho một cuộc đụng độ với Hoa Kỳ trong tương lai, nếu không phải do vấn đề Đài Loan thì cũng do một đụng chạm quyền lợi nào đó không tiên liệu được. Năm 2005 ông nguyên bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld đã cảnh giác sự việc này trước hội nghị bộ trưởng các nước Á châu.

Từ tháng Giêng 2007 vừa qua sau khi Trung quốc phóng hỏa tiễn bắn một vệ tinh nhân tạo của mình đang bay trên quỹ đạo quanh quả đất, Hoa Kỳ tỏ ra rất lo âu (1) vì nó chứng tỏ rằng trong trường hợp chiến tranh Trung quốc có khả năng bắn hạ các vệ tinh truyền tin của Hoa Kỳ, chẳng những làm tê liệt hệ thống liên lạc quân sự của Hoa Kỳ mà còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt kinh tế toàn cầu. 

Đồng thời, theo báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ gởi đến quốc hội phổ biến hôm 25/5/2007 (2) giới quốc phòng Hoa Kỳ ghi nhận rằng Trung quốc có những chuẩn bị chiến tranh ngoài tầm vóc một biến cố đối với Đài Loan. Trung quốc tăng cường lực lượng hải quân để có khả năng tấn công các mục tiêu trên Thái bình dương và bảo vệ các thủy lộ cung cấp dầu hỏa cho Trung quốc. Trong năm qua Trung quốc tăng số hỏa tiễn nhắm vào Đài Loan từ 800 lên 900 , và đồn trú 400.000 quân nhân (trong tổng số 1.400.000 quân) trong bốn quân khu dọc bờ biển đối diện với Đài Loan. Trung quốc nâng tổng số ngân sách quốc phòng lên 125 tỉ mỹ kim tức bằng ba lần con số 45 tỉ như Trung quốc chính thức công bố. Bản báo cáo ghi nhận rằng Trung quốc phát triển khả năng quân sự để có thể tấn công các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Thái bình dương trong trường hợp Trung quốc tấn công Đài Loan và Hoa Kỳ quyết định đưa quân đến cứu.

 Ngoài ra Trung quốc “di động hóa” hệ thống nguyên tử tầm xa bằng cách lấy đạn nguyên tử ra khỏi các vị trí cố định và đặt trên các tiềm thủy đỉnh hay các dàn phóng lưu động.

Để tránh sự lo âu quá đáng của quốc hội, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói ông không cho các chuẩn bị này của Trung quốc có tính cách đe dọa Hoa Kỳ. Trong bản báo cáo nói trên ông ghi nhận rằng để phát triển kinh tế Trung quốc cần dầu mỏ, do đó Trung quốc có nhu cầu phát triển hải quân để bảo vệ các đường tiếp tề dầu, nhưng Trung quốc khó có khả năng bảo đảm nhiệm vụ này nếu  Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận. Theo đô đốc hồi hưu Dennis Blair, cựu tư lệnh quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương hải quân Hoa Kỳ có khả năng kiểm soát và bảo vệ các hải đạo huyết mạch trên thế  giới (3)

Nhưng điều này không có nghĩa sẽ có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong một tương lai có thể thấy được. Bởi lẽ Trung quốc cần ít nhất vài chục năm nữa may ra mới có thế đương đầu với Hoa Kỳ. 

Nhưng trên con đường tăng cường thế lực Trung quốc sẽ củng cố những vùng đã chiếm như Mãn châu ở mạn bắc, Tây Tạng ở mạn tây và bành trướng ở mạn nam. Việt Nam nằm ngay trên con đường cần bành trướng của Trung quốc.

Trong tình huống hiện tại Việt Nam chỉ có khả năng bảo vệ đất nước nếu có hai điều kiện: thứ nhất là một bộ máy lãnh đạo đoàn kết quyết tâm bảo vệ bờ cỏi. Thứ hai là tìm một thế liên minh chiến lược với siêu cường nào đồng quyền lợi.

Qua chuyến công du Hoa Kỳ gặp nhiều trục trặc của chủ tích nước Nguyễn Minh Triết, chúng ta thấy bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ trầm trọng bởi thành phần thân Trung quốc trong Bộ chính trị và Trung quốc đang làm bất cứ gì có thể để khơi sâu thêm sự chia rẽ này để phá vỡ bất cứ thế liên minh nào giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trần Bình Nam

May 31, 2007

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Tài liệu tham khảo:

(1)   “China’s Space Odyssey” của Bates Gill & Martin Kleiber – tạp chí   Foreign Affairs số tháng 5 & tháng 6, 2007

(2)  Los Angeles Times May 26, 2007, by Peter Spigel

(3) “Smooth Sailing: The World’s Shipping Lanes Are Safe” by Dennis Blair & Kenneth Lieberthal - tạp chí Foreign Affairs số tháng 5 & g 6, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.