Hôm nay,  

Việt Nam: 30-4 Cháy Nhà Ra Mặt Gì?

04/05/200700:00:00(Xem: 8164)

  Hạ viện Mỹ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ đòi đặt VN vào các nước Đáng Quan Tâm...

Hoa Thịnh Đốn.- Hạ Nghị Viện  và Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (the US Commission on International Religion Freedom)  đã  đồng thanh yêu cầu  Chính quyền của Tổng thống George W, Bush  đưa Việt Nam trở lại danh sách Các Nước Đáng Quan Tâm (Countries of Particular Concern) vì Hà Nội đã có những hành động  đàn áp nhân quyền nghiêm trọng và  tiếp tục xiết chặt tự do tôn giao trong thời gian qua.

Nghị quyết của Hạ Viện, do Dân biểu Chris Smith, đảng Cộng hoà, Tiểu bang New Jersey cùng với 8 Dân biểu khác đề nghị đã được tất cả 404 Dân biểu hiện diện chấp thuận  trong phiên họp chiều thứ Tư, 2-5 (07). Nghị quyết cũng  đòi  nhà cầm quyền Việt Nam  ngay lập tức trả tự do  vô điều kiện  cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và  những tù nhân lương tâm, chính trị  khác.

Linh mục Lý đã bị án tù 8 năm trong phiên xử  bị “bịt miệng” tại Huế ngày 30-3 trong khi 2 Luật sư Đài và Công Nhân thuộc khối đấu tranh Dân chủ  8406 sẽ bị đem ra tòa ngày 11 tháng này (11/05/07).

Trước hành động của các Hạ Nghị Sỹ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ  ra  Tuyên bố nói rằng, kể từ khi Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách Các Nước Đáng Quan Tâm vào tháng 11 năm 2006 và được gia nhập Tổ thức Thương mại Thế giới (WTO) thì những tiến bộ về Tự do Tôn giáo hầu như  bị ngưng lại.

Theo lời Ủy ban thì họ rất thất vọng về việc Việt Nam tiếp tục bắt bớ, giam giữ và hạn chế  quyền tự do tôn giáo đối với những người theo đạo Tin Lành và Phật giáo.

Mặc dù có ghi nhận một số  tiến bộ về tự do tôn giáo của đảng Cộng sản như đã trả tự do cho ít người tù tôn giáo nổi tiếng và chấm dứt hành động cưỡng bách bỏ đạo, nhưng Ủy ban nói : “Hãy còn qúa sớm để quyết định xem việc được bảo vệ hợp pháp có  vĩnh viễn   hay có vượt qua  khỏi giai đoạn Việt Nam được gia nhập WTO hay không.”

Thủ lãnh của Nghị quyết 243, Dân biểu Smith nói rằng hành động của các Dân biểu là nhằm gửi một thông điệp quan trọng  và cấp thời cho Chính phủ Việt Nam để họ biết rằng những vi phạm các quyền căn bản về nhân quyền  không thể chấp nhận được và đã chứng tỏ sự thiếu thành thật của nhà cầm quyền Việt Nam. 

Ông nhấn mạnh: “Các vi phạm về nhân quyền không thể bị làm ngơ hoặc tiếp tục mà không chịu hậu  qủa nào.”

Dân biểu Smith còn lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã mau chóng quên đi thiện chí của Chính phủ và Quốc hội Mỹ khi quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách Các Nước Đáng Quan Tâm (13/11/2006) và chấp nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO để tái diễn hành động đán áp, bắt bớ và bỏ tù dài hạn những người chỉ có tội duy nhất là mưu cầu dân chủ và đòi  tôn trọng nhân quyền ngay trên quê hương của mình.

Hai sự  việc quan trọng này  xẩy ra không đầy 72 tiếng đông hồ, sau khi đảng CSVN say sưa kỷ niệm lần thứ 32 của  ngày 30-4 đã nói lên một điều : Nhân dân Việt Nam, dưới quyền cai trị độc tài của đảng Cộng sản, dù  đã có hòa bình nhưng vẫn không có tự do, dân chủ như đảng tuyên truyền. Ngược lại, người dân đã mất quyền làm chủ đất nước ngay trên  quê hương của mình, kể cả quyền tự do ngôn luận.  Bằng chứng rõ ràng nhất là nhân dân chưa bao giờ được quyền  tự quyết định  lấy vận mệnh chính trị cho mình, trong khi đảng lại tự cho mình được quyền lãnh đạo đất nước bằng cách  dùng Quốc hội của đảng lập ra để ghi quyền này vào Điều 4  Hiến pháp.

Hậu qủa là trong suốt 32 năm qua, dù có trăm mưu nghìn kế, đảng CSVN vẫn chưa đoàn kết được dân tộc. Những căn bệnh chia rẽ, hận thù, kỳ thị địa phương, tôn giáo, chủng tộc trong thời chiến vẫn còn nguyên vẹn.

Thái độ tự mãn, trịch thượng của kẻ thắng trận Cộng sản vẫn  phủ lên  đầu các thế hệ người miền Nam từ  sau năm 1975.  Những thứ ngôn ngữ hỗn xược như “ngụy quân, ngụy quyền Sàigòn, bọn phản động người Việt ở nước ngoài” vẫn xuất hiện nhan nhản trên báo chí trong nước vào dịp 30 tháng 4 năm 2007. 

Người Cộng sản kêu gọi “hòa hợp” dân tộc nhưng  họ lại chia rẽ trong hành động.  Nhà nước từng mong  có nhiều trong số trên 300 ngàn trí thức, chuyên viên Việt hải ngoại về giúp nước nhưng  lại chỉ muốn họ về để “phục vụ” đảng thì đến bao giờ mới nhìn ra ánh sáng ở cuối đường hầm"

Hơn thế nữa, cho đến bây giờ, sau 16 năm nước Nga không còn chính quyền Cộng sản mà đảng CSVN vẫn chưa nhận ra Chủ nghĩa Mác-Lênin chưa bao giờ là cứu tinh của các dân tộc bị áp bức thì làm sao ngóc đầu lên được"

Vì vậy, sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam vẫn là một trong số quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Nhân dân thì chậm tiến, thanh niên mất định hướng trong khi các tệ nạn xã hội và nạn tham nhũng ngày một cao như núi khó vượt qua.

BẰNG CHỨNG

Trong bài viết trên Báo Điện tử của đảng ngày 30-4 (07), Đào Duy Quát, Phó Trưởng Ban Tư tường – Văn hóa Trung ương  nhìn nhận: “Trên cơ sở phân tích sâu sắc về cục diện của đất nước, những điều kiện tiền đề được tạo ra do những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới toàn diện, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định nhiệm vụ lịch sử của đất nước ta trong thời kỳ mới: Phát triển nhanh mạnh, bền vững, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2010 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”

“Mục tiêu, nhiệm vụ trên đây yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời là khát vọng lớn của toàn dân tộc đòi hỏi đất nước phải phát triển với tốc độ khá cao. Định lượng, định tính phát triển nhanh đã được xác định là từ nay - từ năm 2007 đến 2010, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm phải đạt trên 8,5%! Chỉ có tăng trưởng GDP ở mức này một cách liên tục thì chúng ta mới thực hiện được tiêu chí cơ bản: ra khỏi danh sách nước nghèo kém phát triển trước năm 2010. Trước năm 2010 tức là năm 2009, bình quân GDP đầu người của nước ta phải đạt 1000 USD.”

Phải đợi đến 34 năm sau ngày 30-4-1975, người dân Việt Nam mới hy vọng đạt được  thu nhập 1000 Mỹ kim thì qủa là gian nan. Không biết  đến lúc đó thì mức chênh lệch giàu nghèo 9/1 hiện nay sẽ giãn ra  bao nhiêu  lần nữa"

Theo Quát thì: “Để phát triển nhanh, Đảng và Nhà nước đã và đang đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế: đổi mới thể chế kinh tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện các thị trường cơ bản: thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường tiền tệ - chứng khoán, thị trường bất động sản; thị trường khoa học công nghệ; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Hướng tới xoá bỏ cơ chế Bộ chủ quản; Các Bộ sẽ quản lý hành chính kinh tế chứ không trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do các Bộ sẽ quản lý đa ngành đa lĩnh vực; tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá để đến năm 2010 nông nghiệp vẫn tăng tuyệt đối hàng năm trên dưới 5% nhưng tỷ trọng trong GDP sẽ giảm từ 36% hiện nay xuống 25%; đổi mới mạnh mẽ cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động qua đào tạo và nhất là đến năm 2020 lao động trong nông nghiệp sẽ giảm xuống dưới 50% tổng số lao động.”

“Toàn bộ các hoạt động đổi mới kinh tế này đều nhằm mục tiêu giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế, giải phóng mọi tiềm năng, nguồn lực kinh tế. Tất cả đảm bảo cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ khá cao và liên tục.”

Nhưng liệu những kế họach này có xuôi buồm thuận gío không, hay chúng sẽ dậm chân tại chỗ như chủ trương chống tham nhũng, lãng phí và cải tổ hành chính từ bấy lâu nay"

Có lẽ đã lường trước được những bất trắc nên Đào Duy Quát đã cảnh giác: “Điều rất cần quan tâm là, trong 5 năm, 15 năm tới nền kinh tế của nước ta phải tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao nhưng phải là sự tăng trưởng bền vững.”

Quát nhìn nhận: “Thời gian qua nền kinh tế nước ta phát triển liên tục với tốc độ khá cao nhưng là sự phát triển chưa bền vững. Thực trạng chưa bền vững của nền kinh tế thể hiện trên 1 số vấn đề chủ yếu sau:

- Hiệu quả kinh tế ngày một giảm. Nếu tính theo hiệu quả đầu tư hàng năm của cả nước thì năm 1995: đầu tư 3 đồng lãi 1 đồng, còn năm 2005 phải đầu tư gần 5 đồng mới lãi 1 đồng. Xu hướng tụt hậu về kinh tế so với một số nước trong khu vực lại tiếp tục gia tăng.

- Phân hoá xã hội, phân cực giàu nghèo ngày càng lớn. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang doãng ra. Điều đáng chú ý là sự phân hoá phân cực không bình thường chủ yếu do tham nhũng, lãng phí. Sự phân hoá phân cực này đã và đang tiềm ẩn những hậu quả xã hội nghiêm trọng.

- Tội phạm xã hội, tệ nạn xã hội tiếp tục gia tăng. Số lượng và tính chất nghiêm trọng của tội phạm xã hội, của tệ nạn mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, tiêm chích cùng với sự gia tăng nghiêm trọng của đại dịch HIV/AIDS.

- Tai nạn giao thông đã trở thành một thảm hoạ: trong mấy năm lại đây, hàng ngày có trên dưới 35 người chết và gần 100 người bị thương do tai nạn giao thông.

- Ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng nghiêm trọng.

Nguyên nhân căn bản của tình trạng này chính là sự suy thoái văn hoá, đạo đức trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân.”

Nhưng tại sao lại có tình trạng  “suy thoái văn hoá, đạo đức trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân”" Chẳng nhẽ chúng là “mặt trái của kinh tế thị trường”, là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với Việt Nam  hay chính do bản thân của chế độ"

(05/02)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.